Giới Thiệu

Blog Luật của Sự Thật là một trang blog đăng tải các tin tức bài vỡ liên quan đến những sự kiện bất công, lạm dụng luật pháp hiện đang xảy ra tại Việt Nam.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 1

Xin nhấn vào đây để đọc tập 1 về quyền biểu tình.

Chân dung ông Nguyễn Đức Kiên

Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy nửa năm, Sacombank đã nằm gọn trong tay của nhóm “bố già” Nguyễn Đức Kiên.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 2

Xin nhấn vào đây để đọc tập 2 về quyền hội họp, lập hội, lập đảng.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 3

Xin nhấn vào đây để đọc tập 3 về quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin.

30/11/11

5 năm nữa chúng ta sống bằng gì đây, các em?

Đó là câu mà TS Nguyễn Thành Nam đem ra để hỏi mỗi khi có cơ hội nói chuyện với sinh viên về ảo tưởng nhân công giá rẻ ở Việt Nam. Đất nước đang dần hết mỏ để đào, hết tài nguyên để bán nhưng nhân lực chất lượng cao thì vẫn ùn ùn đổ vào các ngành sản xuất phi vật chất.



TS Nguyễn Thành Nam kể lại: "Trong buổi nói chuyện với sinh viên ĐH đầu năm học vừa rồi, tôi chia sinh viên chia thành từng nhóm theo ngành yêu thích. Nhóm thì thích làm kinh doanh, nhóm thích quản trị, quảng cáo, marketing, bán hàng, ngân hàng…tuyệt nhiên không có ngành nào liên quan đến sản xuất vật chất. Nguyên nhân phổ biến nhất là những ngành này dễ kiếm tiền và ra trường có thể kiếm tiền được ngay. Tôi bàng hoàng hỏi lại: Thế thì vài năm nữa chúng ta sống bằng gì đây các em? Đất nước không còn mỏ để đào, không còn tiền để vay nữa?”

Theo anh, thế hệ trẻ vẫn cả tin vì nhiều năm qua, nền kinh tế vẫn phát triển theo kiểu bong bóng xà phòng. Tài nguyên đào lên rất nhiều , tiền kiếm được rất dễ. Hoạt động tạo ra của cải vật chất thực sự không liên quan nhiều mà những hoạt động sinh lợi lớn nhất là quan hệ, ngoại giao, buôn bán, phân phối…

Thế hệ trẻ ngồi ở trường đại học không yên tâm để học cái gì cả. Chúng thấy kỹ sư ra trường lương quá thấp. Bác sĩ học 5,7 năm rồi có khi cũng chết đói. Đó là những ngành rất khó. Ngành sản xuất vật chất nào cũng lỗ, người nông dân vẫn nghèo. Trong khi người ta chẳng học hành gì đi kinh doanh này nọ cũng kiếm được khối tiền.

Nhiều blogger Sài Gòn yêu cầu công an thả bà Bùi Thị Minh Hằng

Trưa nay, một số blogger và những người yêu công lý-sự thật đã hẹn nhau ở công viên ngay ngã ba đường Phạm Ngũ Lão- Đề Thám, Q.1 vào lúc 11 giờ để đi đòi người.


Một blogger nổi tiếng ở Hà Nội viết: “Gửi Anh em SG: Hiện nay chị Bùi Hằng vẫn chưa được thả. Chưa biết giờ này sống chết ra sao. Tôi đề nghị anh chị em và thân hữu – nhất là các anh chị em theo đạo Công giáo nên dẫn đầu, đến nhà thờ Kỳ Đồng xin hiệp thông cầu nguyện nữa cho chị. Ở Hà Nội, việc này cũng sẽ hiệp thông tại Thái Hà”.

Tin từ Facebook cho biết: “Chúng tôi rất lo ngại về việc bắt người trái với pháp luật của Công an Tp HCM. Nếu CA TP.HCM vẫn tiếp tục bắt giữ người yêu nước vô tội Bùi Hằng một cách vô cớ, không cho người nhà của Bùi Hằng rõ về tin tức của cô. Anh chị em bạn bè của Bùi Hằng, trong nước và cả bạn bè Quốc tế sẽ không ngại đường xa mà tiến về Sài Gòn để đòi người, yêu cầu trả tự do cho người vô tội”.

29/11/11

Những trở ngại trong việc xây dựng Luật biểu tình tại Việt Nam

Ngày 26/11/2011, trong phiên họp bế mạc kỳ họp thứ 2 khóa XIII, Quốc hội Việt Nam đã thông qua quyết định đưa Luật biểu tình vào chương trình làm luật của nhiệm kỳ này. Đây là động thái được một bộ phận công luận trong và ngoài nước đánh giá là tích cực.

Ngày hôm qua Chủ nhật 27/11, tại Hà Nội, đã diễn ra một cuộc tập hợp ở Hồ Gươm, được một số phương tiện truyền thông đánh giá là khá thầm lặng, với mục tiêu « ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Quốc Hội Việt Nam ra luật biểu tình », theo lời kêu gọi trên một số trang mạng. Cuộc tập hợp với khá ít người tham gia này, ngay lập tức, đã bị công an trấn áp.

Như vậy, trong hiện tại, quyết tâm của quốc hội Việt Nam ra Luật biểu tình để tạo điều kiện cho các công dân thực thi quyền tự do được ghi trong Hiến pháp không đồng nghĩa với việc quyền này được tôn trọng trên thực tế. Để tìm hiểu về những trở ngại cho việc ra đời một bộ Luật biểu tình đảm bảo được quyền hiến định của công dân Việt Nam, RFI đặt câu hỏi với Tiến sĩ Nguyễn Quang A từ Hà Nội.

RFI : Thưa anh, như anh biết, tại Hà Nội, Chủ nhật vừa qua, có diễn ra một cuộc biểu tình bên Hồ Gươm, với mục tiêu là ủng hộ Quốc hội và Thủ tướng quyết định ra Luật biểu tình, nhưng cuộc biểu tình này đã bị trấn áp. Trước hết, xin anh cho biết suy nghĩ của anh về cuộc biểu tình này và các hành xử từ phía chính quyền, diễn ra trong thời điểm rất đặc biệt này ?

Luật Sư Nguyễn Văn Đài viết nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền


Luật của Sự Thật xin được gửi đến cùng quý bạn lá thư của Luật Sư Nguyễn Văn Đài viết từ Hà Nội nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền sắp đến đây, 10/12/2011. Luật sư Đài đã nêu cao giá trị nhân quyền của những người dám viết, dám nói và dám làm những điều xuất phát từ lương tâm và trách nhiệm. Nhưng đặc biệt hơn hết là ông đã đề cao giá trị và những vi phạm nhân quyền không chỉ cho chính những người tù mà ngay cả những thân nhân của họ. Những người vợ, người con, người cha, người mẹ đã âm thầm hy sinh và bị tước đoạt các quyền căn bản của họ. Phụ bản tiếng Anh bên dưới đính kèm.

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2011.
Thưa Quí vị,
Mỗi năm khi đến ngày quốc tế nhân quyền, người ta thường nhắc đến và tôn vinh những người đấu tranh cho nhân quyền, những người tù lương tâm đang bị giam giữ trong các nhà tù. Trong bài viết và cũng là lá thư này, tôi nhắc đến vợ, con, bố mẹ của những người tù lương tâm ở Việt Nam. Tại sao tôi gọi họ là những người tù lương tâm bởi những gì họ nói, họ viết, họ làm đều xuất phát từ lương tâm và trách nhiệm của họ với nhân dân và đất nước. Họ không có các mục đích cá nhân hay mục đích chính trị trong lời nói, bài viết hay việc làm của họ. Những gì họ nói, họ viết, họ làm đều là các quyền con người về chính trị được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992. Được Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ghi nhận và bảo vệ. Được chính phủ Việt Nam thường xuyên tuyên bố tôn trọng và bảo đảm thực thi trong cuộc sống.

Ý nghĩa bức ảnh “pọc nô” “Nhất Hổ Bát nhũ” của Ngải Vị Vị

Chính quyền cộng sản Trung Quốc bị Ngải Vị Vị đẩy vào một tình trạng khó xử: Không thể để Ngải tiếp tục dùng tiếng nói của mình trên Mạng để đòi dân chủ dân quyền, chống tham nhũng, đòi công lí cho những nạn nhân, nhất là các em học sinh bị chết oan trong trận động đất ở Tứ Xuyên. Nhưng làm sao vô hiệu hóa được một nghệ sĩ được toàn cầu biết tiếng, có tranh ảnh triển lãm ở nhiều thủ đô trên thế giới, một kiến trúc sư đã góp phần thiết kế sân vận động “Tổ chim”  Thế vận hội  Bắc Kinh, làm rạng danh nghệ thuật Trung Hoa đương đại, một “hoàng tử  đỏ”, con của nhà đại thi sĩ Ngải Thanh giường cột của chế độ?

Phương kế được coi là tốt nhất để bịt miệng Ngải là viện lí do Ngải trốn thuế để bắt giam Ngải. Lẽ tất nhiên là trong thời gian Ngải bị giam cầm đã có một sự mặc cả: Nếu chịu câm miệng ra nước ngoài sống sung sướng với tiền bán tranh của mình như Ngải đã sống 12 năm ở New York thì sẽ được thả. Còn không thì muốn được tại ngoại phải nộp số tiền thế chân khổng lồ tương đương với gần một triệu euro trong một thời gian rất  ngắn ngủi. Chính quyền CSTQ yên chí là không bao giờ Ngải gom góp được số tiền đó nên sẽ chịu khuất phục. Không ngờ là Ngải quyết định thà ở tù chứ không chịu câm miệng. Nhưng cái làm  ĐCSTQ đau điếng là đúng một ngày trước khi hết hạn tối hậu thư, hơn 30 ngàn người Trung Quốc  đã tự động góp đủ số tiền thế chân để chuộc Ngải ra khỏi nhà tù.

28/11/11

Công an Thanh Hóa tạm dừng 'độc chiêu'


Công an Thanh Hóa tạm dừng 'sáng kiến' dùng lưới đánh cá để chặn người vi phạm giao thông sau khi có quá nhiều tranh cãi trong dư luận.

Tin này đã được ông Trần Văn Thực, Chánh văn phòng Công an tỉnh Thanh Hóa, thông báo cho báo giới trong nước vào cuối tuần.

Tuy nhiên ông nói công an Thanh Hóa đang tham vấn các cơ quan ban ngành để tiếp tục thực hiện 'độc chiêu' này.

Ông Thực được dẫn lời nói: "Công an tỉnh và Công an thành phố đang làm báo cáo luận chứng để đánh giá rút kinh nghiệm, đồng thời báo cáo Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia và các ngành chức năng về những kết quả đạt được".
"Sau đó, chúng tôi sẽ xin ý kiến để tiếp tục thực hiện."

Công an tỉnh được nói đang yêu cầu các nhà khoa học vào cuộc với mục tiêu "sáng chế ra một loại súng bắn lưới để biện pháp này đạt độ chính xác tuyệt đối và an toàn cho những người tham gia giao thông".

CA đàn áp, bắt giữ hàng chục người biểu tình


Lúc 11h, trưa ngày 28/11/2011, bạn Châu Văn Thi (tức blogger Yeu Nuoc Viet) đã được thả ra sau một đêm bị giữ tại đồn công an mà không có bất kỳ giấy tờ có liên quan nào. Dưới áp lực của công an, sắp tới đây, công ty mà Thi đang làm việc sẽ chính thức cho bạn thôi việc. Đến thời điểm hiện tại vẫn không có tin tức gì về bạn Linh Phan, Lee Nguyen chị Bùi Hằng.

* Ảnh chụp đêm qua tại trụ sở CA Phường Bến Nghé - nơi giam giữ trái phép chị Bùi Thị Minh Hằng cùng các blogger.

Liên quan đến những Blogger bị bắt giữ phi pháp tại Sài Gòn, tin tức mới nhất sáng nay, 28/11, cho biết 3 Blogger là : An Đổ Nguyễn (Nguyễn Hoàng Vi), Gió Lang Thang (Trịnh Anh Tuấn), Vô Thường (Trần Hoài Bảo) đã rời khỏi trụ sở CA vào rạng sáng hôm nay, 28/11/2011. Thời điểm mà cả ba blogger này được thả ra khỏi đồn CA diễn ra vào khoảng từ 2 đến 3 giờ sáng.

Chị Bùi Thị Minh Hằng cùng những blogger : Lee Nguyen, Yêu Nước Việt, Vinh Lê, Linh Phan... hiện tại vẫn chưa có thông tin gì. Nhiều khả năng những người này đã bị CA giam giữ trái phép qua đêm.

Bạn bè, người thân của chị Bùi Thị Minh Hằng bày tỏ lo ngại : rất có thể cơ quan CA đã dùng bạo lực để thu giữ điện thoại của chị. 
Cập nhật : Khuya hôm nay, một số bạn bè, người thân đến công an phường Bến Nghé hỏi tin tức những người bị bắt giữ, nhưng đại diện Ca Phường đã trả lời là họ không giam giữ ai hết (?!)

27/11/11

Tin Nóng Biểu Tình hôm nay tại Hà Nội

Và đây là những bức ảnh đầu tiên do TS Nguyễn Xuân Diện gửi đến từ Bờ Hồ. Chưa rõ những chiếc xe bus này có phải dành để hốt người biểu tình “ủng hộ Thủ tướng”?


8h50′ – Bờ Hồ yên ắng. Công an chủ yếu tập trung quanh khuôn viên tượng Lý Thái Tổ. Lác đác một số “biểu tình viên” quanh Hồ.

9h – Biểu tình bắt đầu … Xe cảnh sát hú còi, loa inh ỏi. Một xe bus hốt người biểu tình đang đi ngược chiều đường Đinh Tiên Hoàng …
Có xe bus đợi sẵn

9h30′ – Có tin đã có 16 người bị bắt, trong đó Người Buôn Gió, Lê Dũng, Lã Dũng … Nghệ sĩ đường phố Trí Hải suýt bị tóm lên xe nhưng đã được giải thoát.

Nhìn xứ người mà lòng nhói đau

TP Seoul Hàn Quốc được công nhận là thành phố "thông minh" nhất thế giới. (Tiếng nói nước Nga 24.11.2011). “Seoul xếp thứ Nhất trong bảng xếp hạng thành phố "thông minh" của thế giới, được soạn thảo bởi hãng Ericsson, hợp tác với công ty tư vấn Arthur D. Little". Hôm thứ Năm 10/11/2011, các phương tiện truyền thông Hàn Quốc đã đưa tin này.

Thành phố Seoul
Đứng sau thủ đô Hàn Quốc là Singapore. Ngoài ra trong Top-10 thành phố hàng đầu có Stockholm, New York, London, Tokyo, Paris, Bắc Kinh, Los Angeles và Thượng Hải. Các tiêu chí chính là tốc độ và chất lượng áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào cấu trúc đô thị. Seoul thắng cuộc vì đã thực hiện đầy đủ các chương trình môi trường, y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Singapore cũng áp dụng thành công sáng kiến ​​trong lĩnh này ”. 
Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006. Kể từ 1954 (sau chiến tranh Triều Tiên) kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng. Từ một trong những nước nghèo nhất thế giới, (nền kinh tế thua kém Sài Gòn miền Nam VN trong giai đoạn này) khắp nơi trong điêu tàn đổ nát, bởi cày qua xát lại của nội chiến Bắc, Nam, không đủ lương thực cho người dân (1955) Nhưng hai thập niên sau trở thành một trong những nước giàu nhất, sau Nhật Bản ở Đông Á. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhẩy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châ Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn quốc như là "Huyền thoại sông Hàn” đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục. Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm - một phân tích gần đây nhất bởi Goldman Sachs năm 2007 đã chỉ ra Hàn Quốc sẽ trở thành nước giầu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 với GDP bình quân đầu người là 52.000 USD và nếu ổn định tiếp 25 năm sau nữa Hàn Quốc sẽ vượt qua tất cả các nước ngoại trừ Hoa Kỳ để trở thành nước giầu thứ hai trên thế giới, với GDP bình quân đầu người là 81.000 USD Mà một Bắc Triều Tiên CS sẽ mất hàng thế kỷ cũng không có cơ may bắt kịp.

25/11/11

Miến Điện thông qua luật biểu tình

Trong khi ở Việt Nam vẫn còn tranh cãi với nhau là nên hay không nên có luật biểu tình, thì tại Miến Điện, Quốc hội nước này vừa thông qua luật cho phép người dân biểu tình ôn hòa, tiến thêm một bước trên con đường dân chủ hóa.


Hôm nay, 24/11/2011, Quốc hội Miến Điện đã thông qua Luật biểu tình, cho phép người dân kể từ nay được biểu tình ôn hòa. Luật này quy định là những người biểu tình phải báo cho chính quyền trước 5 ngày và không được phép tập hợp trước các trụ sở chính phủ, trường học, bệnh viện và các tòa đại sứ. Theo lời một dân biểu Miến Điện được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, một điều khoản cấm người biểu tình hô khẩu hiệu cuối cùng đã bị bác.

Luật Biểu tình hiện còn chờ được Tổng thống Thein Sein ký phê chuẩn để có hiệu lực. Theo nhận định của trang thông tin của người Miến Điện lưu vong Tiếng nói Dân chủ Miến Điện (DVB), nếu luật này được ban hành, như vậy là lần đầu tiên từ một thế kỷ qua tại Miến Điện, các cuộc biểu tình được hợp pháp hóa.

Việt Nam: Thay đổi với bàn tay sắt

Phóng viên Ben Bland của tờ Financial Times tại Hà Nội vừa có bài nhận định về vấn đề sử dụng người tài trong bối cảnh chính trị độc đảng ở Việt Nam.

Tác giả mở đầu bằng câu chuyện bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị, 35 tuổi, con trai của thủ tướng Dũng, thành thứ trưởng trẻ nhất của Việt Nam gần đây đã gây sửng sốt tại một chế độ đang phải chật vật thu hút nhân tài cần có để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế sâu rộng.
Ông Nguyễn Thanh Nghị và TT Nguyễn Tấn Dũng
 Đây là chuyện thật ngán ngẩm nhưng cũng quen tai và diễn ra chỉ vài ngày sau khi một công ty đầu tư do bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái của thủ tướng, làm chủ đã lấn sang mảng ngân hàng với sự hậu thuẫn của một trong những ngân hàng quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam.

"Đây là những bước đi trơ trẽn," một người thuộc lớp lão thành của Đảng Cộng sản Việt Nam nói.
Người này cũng bất bình với thực trạng của thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi chính trị phe nhóm đang thay thế hệ thống chính trị trước đây vốn tìm kiếm sự đồng thuận nhiều hơn.
Giới ngoại giao nước ngoài và giới chỉ trích trong Đảng tin rằng ông Dũng đã củng cố vị trí của mình sau khi giành chiến lợi cho nhiệm kỳ thứ hai làm Thủ tướng trong năm nay bằng cách áp sát hơn giới an ninh nội vụ.
Đánh giá này cũng giống như nhận định của rất nhiều nhà báo Việt Nam và các nhà hoạt động xã hội dân sự, họ đổ lỗi cho phe cánh này đã trấn áp tự do ngôn luận và những tranh luận công khai tại một thời khắc hết sức quan trọng cho sự phát triển của đất nước.

Trong bối cảnh nhiều vấn đề tiếp tục chồng chất, những quan chức ưa nói thẳng đã phá lệ bằng cách biện luận rằng Đảng Cộng sản cầm quyền phải thay đổi để giải quyết những thách thức phức tạp của thế kỷ 21, cũng như thách thức của nền kinh tế đã hội nhập với toàn cầu.

24/11/11

BIỂU TÌNH NGÀY CHỦ NHẬT 27.11.2011

VỀ CUỘC BIỂU TÌNH NGÀY CHỦ NHẬT 27.11.2011
Cuộc biểu tình ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất và Quốc hội ban hành Luật Biểu tình:

Thời gian: 09h00 ngày Chủ Nhật  27.11.2011

Địa điểm tập trungDưới chân tượng đài Lý Thái Tổ, Khu vực HỒ GƯƠM

Trân trọng đề nghị các lực lượng an ninh bố trí lực lượng giúp phân luồng giao thông và bảo vệ an ninh cho đoàn biểu tình. 

Đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí và truyền thông trong nước và quốc tế đưa phóng viên tới để ghi nhận và phản ánh đầy đủ và chân thực cuộc biểu tình này.

 http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/11/ve-cuoc-bieu-tinh-ngay-chu-nhat.html

Biểu tình là ý thức tự nhiên trước đồng loại

Ngày 17.11, khi thảo luận về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XIII, dù nằm trong danh mục “chương trình chuẩn bị” (chứ không phải chính thức), nhưng một số đại biểu đã tranh luận khá gay gắt về luật biểu tình, về nguồn gốc, bản chất của hoạt động này, nhu cầu xã hội hiện nay cần – không cần một luật điều chỉnh về nó. Sài Gòn Tiếp Thị xin giới thiệu bài viết của TS Nguyễn Sỹ Phương, cung cấp những thông tin nền tảng về vấn đề này.



Biểu tình khác bạo động

Trước hết cần phân biệt khái niệm biểu tình với thực tế biểu tình muôn hình vạn trạng, nếu không, sẽ như thầy bói xem voi, sờ thực tế cái tai định nghĩa ngay voi là cái quạt. Ngoại diên của khái niệm biểu tình là nhiều người tập trung lại theo nghĩa tập họp, tụ tập. Nhưng khác với tụ tập để lao động trong nhà máy vì mưu sinh, hay hội hè để vui chơi, đám ma đám cưới chia sẻ tình cảm gia đình, bán buôn trong chợ búa kiếm lời, hoặc bị tống tù do phạm tội, tụ tập biểu tình có nội hàm: xuất phát từ tâm, cùng nhau biểu thị tình cảm (biểu tình), thái độ, quan điểm của mình.

Như vậy, có ba dấu hiệu để phân biệt biểu tình với các khái niệm khác có cùng ngoại diên tụ tập: 1- Biểu thị, 2- Tự nguyện, 3- Xuất phát từ tâm.

Căn cứ ba dấu hiệu trên, có thể xác định khi nào thì được gọi là biểu tình.

Nếu tụ tập nhưng có sử dụng bạo lực, hoặc có hành vi xâm phạm lợi ích người khác, thì đó là bạo động, chứ không phải biểu tình. Giải thích tại sao nhiều cuộc biểu tình ở các nước hiện đại, đoạn chót bị đàn áp, cưỡng chế giải tán, do bị biến thành bạo động; đàn áp lúc đó là đàn áp bạo động chứ không phải đàn áp biểu tình.

CÔNG BỐ BÌNH CHỌN: "NGƯỜI PHỤ NỮ CỦA NĂM 2011"



Phát biểu của Chủ tịch Hội đồng Bình chọn danh hiệu:
 
NGƯỜI PHỤ NỮ CỦA NĂM 2011

Tôi xin chúc mừng Bà Bùi Thị Minh Hằng đã được Hội đồng bình chọn danh hiệu “Người Phụ nữ của năm 2011” chọn lựa và tôn vinh.

Bà Bùi Thị Minh Hằng có mặt ở hầu hết các cuộc biểu tình ái quốc chống Trung Quốc xâm lược, nhiều lần bị bắt giam bất hợp pháp, trong đó chỉ trong vòng vài tháng đã hai lần trở thành tù nhân của Nhà tù Hỏa Lò mà không có bản án nào được đưa ra.

Người phụ nữ này đã trở thành biểu tượng của lòng ái quốc của người Việt Nam hiện đại. Bà rất nổi tiếng – nổi tiếng một cách tự nhiên, được những người yêu nước mến mộ. Quốc tế cũng biết đến tên bà rất nhiều!

Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn cư dân mạng đã ủng hộ đề nghị của tôi, tại đây. Những người bạn của Bà Bùi Thị Minh Hằng cũng phải được cám ơn và tôn vinh xứng đáng với tấm lòng đồng đội của các bạn. Danh hiệu chỉ có một, chúng ta sẽ dành cho nhau trong một dịp khác vậy.

Một lần nữa, chúc mừng Bà Bùi Thị Minh Hằng. Và xin cảm ơn Hội đồng Bình chọn danh hiệu “Người Phụ nữ của năm 2011”.

Ngô Đức Thọ

Hơn 100 giáo dân Thái Hà biểu tình trước UBND quận Đống Đa

Chiều nay, 23.11.2011 hơn 100 giáo dân giáo xứ Thái Hà đã tuần hành đến ủy ban nhân dân quận Đống Đa, để phản đối việc dân phòng quận Đống Đa đã xông vào nhà thờ đúng hôm lễ trọng Chủ Nhật, lễ Chúa Kitô Vua, một lễ rất trọng của người Công Giáo.

Ông dân phòng quận Đống Đa xông lên cung thánh lăng mạ linh mục chủ tế, gọi linh mục chính xứ bằng thằng trước mặt hàng nghìn giáo dân, đặc biệt là nhiều thiếu nhi. Khi xông lên cung thánh, ông dân phòng quận Đống Đa tay nắm chặt dùi cui điện, tay cầm thuốc lá vung vẩy, chỉ trỏ vào mặt linh mục chủ tế, lúc 16:20, ngày 20.11.2011 vừa qua, tại nhà thờ Thái Hà.

Quận Đống Đa huy động nhiều công an, an ninh ra ngăn cản không cho người dân vào UBND. Những người giáo dân đã sang bên tiếp dân cách đó một đoạn để kiến nghị.

Từ hôm xảy ra sự việc dân phòng quận Đống Đa phá rối buổi lễ đến nay, mặc dù sự việc này cực kỳ nhạy cảm và nghiêm trọng, thế nhưng phía chính quyền tỏ ra như không hề biết gì.

23/11/11

Các blogger Trung Quốc đăng ảnh khỏa thân để ủng hộ Ngải Vị Vị

Công luận Trung Quốc tung ra một sáng kiến mới phản đối chính quyền ức chế nghệ sĩ Ngải Vị Vị. Hàng chục blogger đưa ảnh khỏa thân của chính họ lên mạng xã hội bày tỏ tình đoàn kết với nhà tranh đấu dân chủ nổi tiếng.


Nghệ sĩ Ngải Vị Vị bị chính quyền Trung Quốc lần lược quy buộc hai tội : trốn thuế và chụp ảnh khiêu dâm.

Bất bình thái độ chính quyền Trung Quốc liên tục trả thù một nghệ sĩ tài hoa dám tố cáo chế độ tham nhũng, người dân Trung Quốc không thiếu sáng kiến đoàn kết với ông Ngải Vị Vị, sau đợt quyên góp tiền cho nạn nhân thế chân kháng cáo.

Theo AFP, trên blog mang tên : « Nghe đây chính quyền trung Quốc : khỏa thân không phải là khiêu dâm », hàng chục người ủng hộ Ngải Vị Vị đã đưa hình khỏa thân của chính họ lên mạng. Có người còn chụp cận cảnh như để thách thức.

Mặc Áo Dài Đi Yêu Nước


Thân mến tặng các hoa hậu áo dài biểu tình yêu nước: 
Minh Hằng, Phương Bích, Kim Tiến

Khi chảy qua Hà Nội, sông Hồng mặc áo dài hồng đào đi tết biển Đông. Nước ta trên bản đồ thon dài, nửa như cánh võng mắc trên bờ Thái Bình Dương, nửa như một tia chớp trên bầu trời nhân loại. Nước ta dài như thế nên các sông cũng rất dài. Thời gian một nghìn năm bị mất nước của dân tộc ta cũng rất dài. Các cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược của nhân dân ta từ chống Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh , bành trướng Bắc Kinh…cũng là trường kỳ kháng chiến, nghĩa là rất dài.

Con chim Lạc trên trống đồng biểu tượng dân tộc Việt có cái cổ kiêu sa đầy thẩm mỹ rất dài. Bên cạnh tứ tuyệt thất ngôn bát cú, cha ông ta xưa kia còn sáng tác nhiều truyện thơ Nôm rất dài, vũ khí là nỏ thần và ngọn giáo dài, những cọc nhọn cắm sông của Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo rất dài. Người Việt ra biển đi cà kheo làm chân rất dài. Những điệu hò đêm trên sông nước như mái nhì, ví dặm, hò khoan thường cũng rất dài; với tâm thức của triết lý nhân sinh : "Thức lâu mới biết đêm dài"... Nếu phải ngồi điểm danh về các món "dài học", thì kẻ học trò dài lưng tốn vải này có thể kể ra hàng nghìn dẫn chứng. Chừng như hồn vía của thẩm mỹ dài đất nước nghìn năm cùng dồn tụ trong mùa xuân mưa bụi thả vạt áo đài đi tết trời xanh ?...

Tùy bút áo dài của tôi xin mở đầu với khởi nguồn văn hóa dai ấy. Áo dài làm phụ nữ Việt Nam kéo dài sự trẻ trung, duyên dáng, kéo dài sắc đẹp ra tới vô cùng trời đất. Áo dài làm người phụ nữ đi mà như bay, đứng mà như liệng, vừa kín đáo lại phô bày, vừa đoan trang vừa quyến rũ...

22/11/11

Thượng úy công an chửi bới người dân

Không chỉ xưng "mày", "tao" với người đi xe máy không gương, thượng úy công an ở Hà Nội còn liên tục văng những câu chửi tục tĩu và đòi "vả vỡ mồm" người vi phạm chỉ vì dám lên tiếng đề nghị được xử phạt tại chỗ.

Hai ngày qua, đoạn ghi âm công an phường vừa xử phạt vừa chửi bới người vi phạm giao thông tại Hà Nội đã gây bức xúc cho các thành viên trên nhiều diễn đàn mạng.

Theo anh Thắng, nhân vật trong đoạn ghi âm, chiều 20/11 anh đi xe máy chở vợ và con nhỏ từ Bắc Ninh về Hà Nội, với 15 kg gạo và chiếc balo đựng quần áo trẻ em để phía trước xe. Khi vừa xuống khỏi cầu Thanh Trì (quận Hoàng Mai, Hà Nội) được một đoạn thì anh bị dân phòng và công an phường Yên Sở lao ra đường chặn lại.

Trưởng công an xã bị tố đánh dân đa chấn thương

Rời phòng trưởng công an xã khoảng 50m, anh Đua ói ra máu, nằm bất tỉnh do đa chấn thương ở đầu và vùng ngực.


Chiều 21/11, ông La Phúc Thành (Chủ tịch UBND huyện Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) cho biết đã ra quyết định đình chỉ công tác với ông Trương Văn Lộc (Trưởng công an xã Phú Diên) để phục vụ điều tra việc bị tố cáo đánh dân ngay tại trụ sở công an xã. Người đứng đầu huyện Phú Vang giao Công an huyện điều tra làm rõ việc này, báo cáo trong 15 ngày tới.

“Quan điểm của chúng tôi là sai phạm đến đâu xử lý đến đó và tùy theo lỗi của trưởng công an xã cũng như tổn hại sức khỏe người bị hại”, Chủ tịch Thành nói.

Theo đơn tố cáo của anh Trần Đua (33 tuổi, trú thôn Thanh Mỹ, xã Phú Diên), sáng 2/11 khi được mời đến trụ sở công an xã để giải quyết do liên quan một vụ xô xát, anh bị ông Lộc hành hung. Vị trưởng công an xã dùng tay đánh vào ngực và đầu của anh Đua. Sau cả ngày bị giữ lại ở đây, đến tối người đàn ông 33 tuổi mới được ra về.

21/11/11

Những cánh én của mùa xuân dân tộc

Trần Trung Đạo - Tặng Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy, Trịnh Kim Tiến
 
Một khẩu hiệu bằng chữ nổi gắn phía trên trụ sở Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội “Tất cả vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Dưới đường là ba phụ nữ đang đứng chờ công bằng, dân chủ, văn minh. 
Minh Hạnh, Thục Vy và Kim Tiến
 
Thật mỉa mai thay! Tôi không nghĩ ba người cố tình chọn chỗ đứng để chứng minh một hoàn cảnh tương phản của xã hội Việt Nam. Nhưng, như người ta thường nói, một tấm ảnh giá trị bằng ngàn chữ, một lần nữa họ nhắc nhở một sự thật chua chát giữa khẩu hiệu gian dối lọc lừa và thực tế đau lòng của đất nước.
 
Hơn bảy tháng qua, ba người phụ nữ vẫn âm thầm ôm nỗi chờ mong công lý như thế trong cô đơn, thầm lặng. Họ gồm chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền và mẹ chồng từ Bình Dương ra tận Hà Nội đòi công lý cho anh Nguyễn Công Nhựt bị công an Bến Cát đánh chết ngày 25 tháng 4 năm 2011. Và người con gái đầu còn chít khăn tang là Trịnh Kim Tiến đi tìm công lý cho cha, ông Trịnh Xuân Tùng, bị công an đánh gãy cỗ hôm 28/2/2011 và chết sau đó vào ngày 8/3/2011.
 

Xót đau cho nghị sĩ nước mình!

Đọc thông tin về đại biểu QH Hoàng Hữu Phước mà đau và chán đến tận cổ. Làm sao có thể có một nghị sĩ vừa kém cỏi về kiến thức lại vừa ngông nghênh khinh dân – thậm chí đã vi hiến khi ngang nhiên chống lại Hiến pháp?
ĐB Hoàng Hữu Phước

Chẳng hiểu ông Nghị Phước học từ đâu mà nói rằng cuộc biểu tình đầu tiên của loài người là  ở Ấn Độ, năm 1913? Nói như thế có nghĩa là ông chả biết cái quái gì về hai từ cách mạng. Mọi cuộc cách mạng trên thế giới đều bắt đầu từ bạo lực vũ trang hoặc biểu tình. Những cuộc biểu tình sớm nhất  đã xảy ra từ thời La Mã cổ đại khi những người bình dân (plebs) đấu tranh chống lại quý tộc, kết quả là giai cấp quý tộc phải nhượng bộ, chấp nhận cho bình dân có 5 đại biểu (trong tổng số 10) tham gia vào Hội đồng soạn thảo Bộ luật 12 bảng đồng suốt 2 năm và chính thức ban hành năm 449 B.C.

Tranh luận của các Đại biểu về Luật biểu tình

Đại biểu tự ứng cử ở TP. HCM Hoàng Hữu Phước cho rằng nếu lấy ý kiến, đa số dân sẽ không đồng ý ban hành Luật biểu tình, song theo ông Dương Trung Quốc, phát biểu như vậy là xúc phạm đến dân.
ĐB Dương Trung Quốc

Thảo luận hội trường sáng nay (17/11) về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nhiều đại biểu đã tranh thủ diễn đàn để bày tỏ quan điểm về việc cần hay không Luật biểu tình.

“Đa số công dân sẽ không ủng hộ”

Đại biểu Hoàng Hữu Phước (TP.HCM) gây chú ý với câu mở đầu bài phát biểu: “Đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật”.

17/11/11

Còn nhiều bất cập trong việc bồi thường oan sai

Việc tiến hành bồi thường cho người bị oan do các cơ quan tiến hành tố tụng gây ra còn chậm trễ, mất thời gian công sức; số tiền được bồi thường không tương xứng với thiệt hại thực tế mà người bị oan phải chịu.

Có bồi thường nhưng chưa có hoàn trả


Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước mới ban hành chưa khắc phục được những tồn tại, bất cập… Đó là những vấn đề được đưa ra tại hội thảo “Đưa Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước vào cuộc sống” do Bộ Tư pháp tổ chức mới đây.

Theo báo cáo của Cục Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp), tính đến tháng 7-2011, cả nước có gần 400 vụ việc yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, trong đó khoảng 300 vụ việc đã được thụ lý giải quyết (chưa bao gồm các việc yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi quản lý hành chính trong thủ tục giải quyết vụ án hành chính). Trong đó, hoạt động phát sinh yêu cầu bồi thường nhiều nhất là trong lĩnh vực thuế, hải quan, xử phạt vi phạm hành chính và thi hành án dân sự. Phần lớn các yêu cầu bồi thường này được thực hiện tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường, chỉ một số trường hợp người bị thiệt hại phải khởi kiện ra Tòa.

Vợ nhà báo Hoàng Hùng bị truy tố tới khung tử hình

TAND tỉnh Long An đã nhận được cáo trạng và hồ sơ vụ án bà Trần Thúy Liễu phóng hỏa giết chồng là nhà báo Hoàng Hùng. Dự kiến phiên xét xử sẽ diễn ra trong tháng 12.
Bà Trần Thúy Liễu

Theo cáo trạng, do có mâu thuẫn, bà Liễu (40 tuổi, phường 6, thành phố Tân An, Long An) nảy sinh ý định phóng hỏa đốt chồng.
Rạng sáng ngày 19/1, thấy ông Hùng ngủ say tại phòng làm việc ở tầng một, bà Liễu ra lan can thả sợi dây dù xuống đất tạo hiện trường giả có người cột dây để đột nhập vào nhà. Vài phút sau, bà ném bịch xăng cùng tờ báo đang cháy vào nơi chồng ngủ.

15/11/11

Việt Nam chưa đủ khả năng quản lý nhiều nhà máy hạt nhân

Sau thảm hoạ hạt nhân ở Fukushima, Nhật Bản, do mối lo ngại của công luận về sự an toàn của các nhà máy điện hạt nhân, một số nước Đông Nam Á đã xét lại các dự án nhà máy này . Thái Lan đã đình chỉ vĩnh viễn kế hoạch xây 5 nhà máy điện hạt nhân trước năm 2025. Malaysia, quốc gia dự trù xây nhà máy hạt nhân đầu tiên trước năm 2021 nay cũng do dự, tương tự như Indonesia, cũng có kế hoạch xây 4 nhà máy điện hạt nhân truớc năm 2025. Singapore thì đặc biệt rất thận trọng, hiện giờ chỉ mới quyết định tiến hành nghiên cứu khả thi về việc sử dụng điện nguyên tử.


Chỉ có riêng Việt Nam là vẫn không thay đổi lập trường, nhất quyết thực hiện kế hoạch xây dựng tổng cộng đến 8 nhà máy điện hạt nhân và như vậy là sẽ trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên có điện hạt nhân. Nhà máy đầu tiên sẽ do Nga xây dựng và theo dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2020. Nhà máy thứ hai sẽ sử dụng công nghệ của Nhật Bản.

Một góc nhìn khác về điều 88 Bộ luật hình sự

Có rất nhiều lý do để xóa bỏ điều 88 Bộ luật hình sự Việt nam hiện hành. Dư luận cũng như các chuyên gia pháp lý đã chỉ ra rất nhiều điểm bất cập và sự vô lý của điều luật này. Đặt biệt ai ai cũng dễ dàng nhận ra đây là điều luật vi hiến. Điều luật này là một trong những cản trở lớn nhất đối với nhiều người đấu tranh đòi dân chủ ở Việt nam.


Trong bài viết này tôi xin được trình bày một cách tiếp cận khác về điều 88 Bộ luật hình sự Việt nam.

Trước hết, nói đến hệ thống pháp luật là nói đến một hệ thống các giá trị chuẩn mực bảo đảm cho một trật tự xã hội phát triển dựa trên nền tảng của sự công bằng. Sự công bằng không những phải được thể hiện ở nội dung điều luật, mà còn phải thể hiện rõ ở mọi khâu áp dụng pháp luật. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật đó là lẽ công bằng khi áp dụng một điều luật vào trong thực tiễn. Mọi hành vi vi phạm pháp luật hình sự đều phải được điều tra, truy tố và xét xử. Cùng có hành vi vi phạm thì không thể xử người này mà không xử người khác, đó là lẽ công bằng khi áp dụng pháp luật.

13/11/11

Tường thuật vụ CA hành hung, bắt người trái phép


Tình hình là sáng nay khoảng 11h, khi truy cập vào Facebook thì đọc được tin những anh em từng đi biểu tình yêu nước đang bị sách nhiễu tại cafe số 8 Quang Trung. Tôi phi vội con ngựa sắt lên đến nơi xem sao.
Chứng kiến sự việc diễn ra trước mắt mình tôi thấy lạ lùng vô cùng. Những người bình thường rủ nhau đi uống cafe mà có gần 100 anh an ninh đứng canh bên ngoài.

Không thể vô được quán vì bị đuổi ra, tôi đành chọn góc khuất ngồi. Nhìn cách các anh công an cư xử với người dân mình sao thấy chua xót quá.

Những người đã tham gia biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước của mình đã có mặt ở quan để uống cafe từ sáng sớm, nay tự nhiên bị bắt về đồn làm việc với lý do là nghi ngờ đã gây ra tai nạn. Khi bị mọi người phản đối thì lực lượng công an đã cưỡng chế họ rất thô bạo.

11/11/11

Công an sách nhiễu thầy giáo Vũ Hùng



Khoảng 2 giờ chiều ngày 10/11/2011, thầy giáo Vũ Hùng đã bị an ninh, mật vụ sách nhiễu & bắt giữ khi đang gặp gỡ bạn bè. Theo ghi nhận, phía CA đã có những hành động rất thô bạo trong quá trình bắt giữ thầy Hùng như : bóp cổ, xô đẩy, lôi kéo... khiến thầy té ngã. Sau đó, họ tiếp tục cưỡng ép và lôi thầy Hùng lên xe chở về trụ sở CA phường Bách Khoa.

Tại cơ quan công an, thầy giáo Vũ Hùng tuyên bố bất hợp tác, không làm việc. Phía công an lập biên bản với cáo buộc thầy Hùng vi phạm lệnh quản chế sau khi mãn hạn tù, tuy nhiên, thầy Hùng không đồng ý ký vào biên bản.

Sau đó, thầy Hùng tiếp tục bị áp giải về trụ sở CA phường Kiến Hưng, quận Hà Đông - khu vực mà thầy đang bị quản chế. Tại đây, họ tiếp tục lập biên bản lần hai.

Một lần nữa, thầy Hùng lập lại quan điểm của mình : Bản thân tôi không chấp nhận bản án ba năm tù giam, cho nên lệnh quản chế này là vô giá trị !

Trong cả hai lần, thầy giáo Vũ Hùng không ký kết bất cứ văn bản nào của phía cơ quan công an.

Đến khoảng 7 giờ tối, cơ quan CA yêu cầu cô Mai - vợ thầy giáo Vũ Hùng phải đến để bảo lãnh. Vì thương chồng sức khỏe yếu, lại đang bị giam giữ nên cô Mai đảnh đến trụ sở công an xin bảo lãnh đón chồng về.
Phiên tòa xử thầy giáo Vũ Hùng năm 2009

Trao đổi với danlambao, thầy giáo Vũ Hùng cho biết cảm thấy buồn vì nhân phẩm, nhân quyền bị xúc phạm. Tại trụ sở CA, một viên an ninh chỉ đáng tuổi con, cháu của thầy nhưng đã có những lời nói xúc phạm rất vô văn hóa. "Thể chế độc tài này đã tạo ra những con người như vậy"

Tuy vậy, thầy giáo Vũ Hùng vẫn luôn khẳng định lòng yêu nước trong sáng của mình, đồng thời cho biết sẽ quyết tâm tranh đấu, đòi lại dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam.

Thầy giáo Vũ Hùng nguyên là giáo viên môn Vật Lý tại trường THCS Bích Hòa – Thanh Oai – Hà Tây. Vì tham gia đấu tranh đòi Dân Chủ, treo biểu ngữ chống tham nhũng, chống TQ xâm lược, năm 2008 thầy Hùng bị bắt và kết án 3 năm tù giam. Người cùng bị bắt với thầy Hùng trong vụ án này là nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đang bị kết án 6 năm tù giam, tin cho biết hiện nay sức khỏe của ông Nghĩa đang rất kém.

Tháng 09/2011, thầy giáo Vũ Hùng mãn hạn tù, tiếp tục bị đưa về quản chế tại địa phương.

10/11/11

Công an sách nhiễu gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn

Gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn ở Tam Kỳ, Quảng Nam, bị công an sách nhiễu suốt hôm 08/11, tịch thu nhiều máy móc


Tịch thu tài sản cá nhân

Theo ông Huỳnh Ngọc Tuấn, từng ở tù 10 năm vì tranh đấu cho tự do dân chủ, thì ông và 2 con là Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Ngọc Hiếu – 2 cây bút và bloggers nổi tiếng, là đối tượng bị hạch hỏi trong vụ đàn áp mới nhất này.

Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, ông Huỳnh Ngọc Tuấn kể lại:

9/11/11

Sổ phong quỷ : Tay sai côn đồ Nguyễn Thị Lý - Phó chủ tịch hội phụ nữ phường Quang Trung.




Sáng ngày 08/11/2011, ông Lu-i Vũ Quốc Dũng - một giáo dân trung kiên của Thái Hà đã bị người đàn bà côn đồ tên Nguyễn Thị Lý gây sự, chửi bới. Ngay sau đó, mụ Lý đã trả thù bằng cách dàn cảnh gọi điện thoại cho CA tiến hành bắt giữ phi pháp ông Vũ Quốc Dũng.

Nguyễn Thị Lý cũng chính là người đàn bà côn đồ đã xông vào nhà thờ Thái Hà để thực hiện hành vi khủng bố & mạt sát tu sĩ vào hôm 3/11 vừa qua.

Dựa trên những video tư liệu, Nguyễn Thị Lý đã cho thấy vai trò tay sai đắc lực của mình thông qua những hành vi chửi bới rất hung hăng & côn đồ tại khuôn viên nhà thờ Thái Hà.

Theo hồ sơ ghi nhận từ website Nữ Vương Công Lý, bà Nguyễn Thị Lý sinh năm 1955, quê tại Nam Định. Địa chỉ : Nhà 7, ngách 56, ngõ 100 Tây Sơn.

Vinashin chính thức bị kiện


Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Vinashin cùng hơn 20 tổng công ty, công ty con tại Việt Nam vừa bị khởi kiện tại tòa ở London.
Đơn kiện được Tòa Thương mại, Chi nhánh Queen’s Bench thuộc Tòa Thượng thẩm nhận và mở hồ sơ ngày 01/11/2011, một viên chức tại tòa xác nhận với BBC Việt ngữ sáng ngày 08/11.
Viên chức này cho biết thêm nội dung chi tiết đơn kiện đang ở dạng được giữ kín và sẽ được công bố chi tiết ngay khi Vinashin xác nhận việc bị khởi kiện.
Phần tóm lược đơn kiện số 11-1296 mà BBC Việt ngữ đọc được cho thấy bên nguyên đơn khởi kiện là công ty Elliott VIN (Hà Lan) B.V. và bị đơn gồm 22 công ty với Vinashin đứng đầu danh sách bên bị.
Hàng loạt tổng công ty công nghiệp tàu thủy thuộc diện công ty con của Vinashin như Bạch Đằng, Nam Triệu, Phà Rừng, Hạ Long, Dung Quất, Nha Trang ... đều có tên trong đơn kiện.
Giới quan sát cho rằng đơn kiện liên quan tới khoản 600 triệu đôla Vinashin đi vay các chủ nợ nước ngoài qua trái phiếu, với khoản trả lần đầu 60 triệu đôla đã đáo hạn hồi tháng 12 năm ngoái mà Vinashin chưa thanh toán.
Mặc dù tài sản của Vinashin nằm tại Việt Nam, đơn kiện được gửi tới tòa tại Anh vì khoản cho vay được khống chế theo luật Anh.
Vào ngày 17/10/2011, debtwire.com, trang chuyên về tin tức và phân tích về thị trường nợ có bài nhận định việc một trong các chủ nợ của Vinashin có động thái khởi kiện có thể tạo thêm khủng khoảng cho nỗ lực tái cơ cấu nợ của tập đoàn này.

Thẩm phán bị điều tra 'chạy án' nửa tỷ đồng


Vừa được bổ nhiệm và phân công về TAND quận 12 (TP HCM), thẩm phán Phan Mạnh Hùng ra Đà Nẵng chơi và không quay lại cơ quan. Ngay sau đó có người tố cáo đã đưa cho ông Hùng 500 triệu đồng để "chạy án".
Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản để điều tra về hành vi "chạy án" 500 triệu đồng của ông Hùng.

Trước khi được bổ nhiệm là thẩm phán TAND quận 12 vào đầu năm 2011, ông Hùng là thư ký của TAND quận Tân Bình (TP HCM). Quá trình làm việc, ông này quen với chị em bà Nguyễn (liên quan vụ tranh chấp hợp đồng mua bán nhà tại xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn) và hứa hẹn "sẽ giúp đỡ".

Sau khi nhận hơn 500 triệu đồng từ chị em bà Nguyên, ông Hùng "mất tích" khỏi địa phương.


Từ tháng 3, không thấy ông Hùng đi làm, tòa án quận 12 tìm hiểu sự việc và được biết ông này đi Đà Nẵng chơi. Nhưng từ đó đến nay, ông Hùng quay lại nơi làm việc. Lãnh đạo cơ quan đã ra quyết định kỷ luật, xong không thể giao quyết định vì không gặp được ông này.
Trao đổi với VnExpress.net, Phó chánh án TAND TP HCM Nguyễn Văn Châu cho biết có nghe chuyện ông Hùng vay mượn tiền của ai đó và bị tố cáo. Việc ông này có hành vi lừa chạy án hay không còn phải chờ kết quả điều tra của cơ quan chức năng.


Hải Duyên


http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/11/tham-phan-bi-dieu-tra-chay-an-nua-ty-dong/

8/11/11

Cán bộ sở tư pháp nhận hối lộ 6,5 tỷ đồng

Sau một năm điều tra, Công an Cần Thơ đề nghị truy tố Phạm Thanh Dũng (Phó Trưởng Phòng Hành chính tư pháp, Sở Tư pháp TP Cần Thơ) tội “nhận hối hộ” với số tiền 6,5 tỷ đồng.

Chiều 7/11, Viện Kiểm sát nhân dân TP Cần Thơ tiếp nhận kết luận điều tra của Công an TP Cần Thơ đề nghị truy tố 9 bị can trong đường dây đưa, nhận hối lộ quy mô lớn ở miền Tây.

Đối tượng chủ mưu là Phạm Thanh Dũng (59 tuổi, Phó Trưởng Phòng Hành chính tư pháp, Sở Tư pháp TP Cần Thơ) bị đề nghị truy tố tội “nhận hối lộ” với tổng số tiền 6,5 tỷ đồng. Bị can này còn bị đề nghị truy tố tội “tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng” theo Điều 230 Bộ luật hình sự.

7/11/11

Linh mục-luật gia Phạm Minh Triệu: Nếu xã hội còn có pháp luật thì ngay lập tức phải tiến hành điều tra đám người này!


Linh mục Giuse Phạm Minh Triệu hiện ở Giáo xứ Bảo Long, Nam Định, người đã từng nhiều lần đứng lên bảo vệ Công lý – Sự thật ở Giáo hội và Xã hội.

Xuất thân từ một Luật sư, ngài đã nhiều lần đấu tranh cho sự thật, công lý bằng chính pháp luật và luật pháp.
LM Phạm Minh Triệu
Xin giới thiệu bài phỏng vấn Linh mục Giuse Phạm Minh Triệu về biến cố vừa xảy ra tại Thái Hà vừa qua.
  1. 1. Kính thưa Cha Phạm Minh Triệu gần đây có những sự kiện xảy ra với Giáo Xứ Thái Hà Hà Nội,  Cha ở giáo xứ Bảo long này thì Cha có được những thông tin gì và cảm nhận của Cha về việc đó như thế nào ?

6/11/11

Giáo xứ Thái Hà bị khủng bố - Linh mục, giáo dân bị đánh đập


Lúc 15 giờ chiều nay, 03/11/2011, chính quyền TP Hà Nội đã chỉ đạo hàng trăm tên côn đồ, dưới sự yểm trợ của công an, dân phòng, chó nghiệp vụ kéo đến đập phá Nhà thờ Thái Hà.

Nhóm "quần chúng tự phát" được sự bảo kê của CA, chính quyền đã tỏ ra cực kỳ hung hãn và côn đồ. Nhóm người này sau khi leo hàng rào, phá bung cửa nhà thờ liền xông vào đập phá đồ đạc, đánh đập nhiều linh mục, giáo dân. Ngoài ra, phía chính quyền còn mang theo nhiều máy quay phim, chụp hình nhằm mục đích khiêu khích, dựng chuyện bôi nhọ như trước đây họ đã từng làm.

5/11/11

Chơi trội như Quốc hội!

Có vài chuyện mới nghe tưởng chừng là nhỏ nhưng khi ngẫm nghĩ lại thì chúng không nhỏ chút nào.
Chuyện thứ nhất: điện giật chết một lúc 6 công nhân đang chôn trụ điện khi dòng điện cao thế không được cắt nên sự bất cẩn đã gây nên những cái chết thương tâm cho sáu gia đình nạn nhân. Sáu người chết có thể là con số nhỏ so với mấy chục người bị giết trong vụ chìm tàu Dìn Ký, nhưng nhìn kỹ ra thì đây là một vấn đề lớn của xã hội khi còn quá nhiều công ty chưa thực hiện đầy đủ các quy định an toàn lao động, nhất là trong các lĩnh vực xây dựng và sản xuất công nghiệp.

Sự bất lực của trung ương, sự vô hiệu của các thiết chế dân chủ ở địa phương và hệ lụy



1.

Thời gian gần đây, khi thực trạng đầu tư công tràn lan từ trung ương đến địa phương được nhận diện là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng lạm phát cao và sản xuất đình đốn hiện nay, người ta mới bắt đầu nêu lên những bất cập trong khâu phân cấp quản lý, trong đó có quản lý đầu tư, giữa trung ương và địa phương.

Phân cấp quản lý là một đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển, khi chính quyền trung ương không đủ khả năng bao quát hết những khía cạnh đặc thù của từng địa phương để đưa ra các quyết định quản lý hiệu quả và giám sát việc thực hiện chúng. Ở Việt Nam, quá trình phân cấp quản lý trong suốt thời gian qua diễn ra song song với quá trình “đổi mới” từ năm 1986 đến nay, chuyển từ chế độ kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, do bản chất của cuộc “đổi mới” ở Việt Nam là một sự thay đổi thụ động và nửa vời, xuất phát từ sự thúc bách của tình thế, chứ không phải là một sự thay đổi chủ động, một cuộc “lột xác” theo đúng nghĩa (thể hiện qua cái đuôi “định hướng XHCN”), nên nó đã và đang bộc lộ nhiều vấn đề nan giải.

Trong một bài viết cách đây hai năm, tác giả đã bàn qua về tình trạng bất lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng như sự vô hiệu của các thiết chế dân chủ ở địa phương, một thực tế khiến cho quá trình phân cấp quản lý trở nên thiếu hiệu quả và gây ra nhiều hệ luỵ kinh tế – xã hội sâu rộng [1]. Và xem ra tình hình hiện vẫn đang diễn ra theo chiều hướng ngày một xấu hơn.

Trước hết, quý vị độc giả có thể hình dung ra phần nào bức tranh đầu tư công ở Việt Nam qua những con số sau đây từ chương trình Đối thoại chính sách: Tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả đầu tư, phát trên VTV1 vào hồi 22h20 ngày 26/10/2011:

Nghị định số 111/2005/NĐ-CP

CHÍNH PHỦ
Số: 72/2011/NĐ-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 2011                          

NGHỊ ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định
số 11/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 và Nghị định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2007
của Chính phủ về hoạt động in các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm
_________________________________

CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xuất bản ngày 03 tháng 12 năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 11/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ
1. Khoản 2 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Tổ chức khác được thành lập nhà xuất bản, bao gồm:
a) Tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp ở Trung ương trực tiếp sáng tạo và công bố tác phẩm;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập ở Trung ương, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở Trung ương trực tiếp sáng tạo và công bố tác phẩm được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản sau khi có ý kiến đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.”

Facebook Twitter Stumbleupon More