Giới Thiệu

Blog Luật của Sự Thật là một trang blog đăng tải các tin tức bài vỡ liên quan đến những sự kiện bất công, lạm dụng luật pháp hiện đang xảy ra tại Việt Nam.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 1

Xin nhấn vào đây để đọc tập 1 về quyền biểu tình.

Chân dung ông Nguyễn Đức Kiên

Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy nửa năm, Sacombank đã nằm gọn trong tay của nhóm “bố già” Nguyễn Đức Kiên.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 2

Xin nhấn vào đây để đọc tập 2 về quyền hội họp, lập hội, lập đảng.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 3

Xin nhấn vào đây để đọc tập 3 về quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin.

29/2/12

Việt Nam phải thay đổi! Thời gian không thể chờ đợi!

Trần Lâm (Danlambao) - Việt Nam đang vô cùng bức bối trước sự o ép của Trung Quốc. Mỹ trở lại Châu Á, một chút hy vọng nhen nhóm. Tình hình khu vực mỗi ngày một thay đổi, hy vọng lớn dần. Bản thân Việt Nam dù chậm chạp nhưng phong trào cũng đã nhích dần. Các thay đổi dù nhỏ nhưng ngày ngày vẫn tăng. Đã đến lúc cần xem lại mọi vấn đề một cách rộng rãi hơn trong việc đoán định tương lai, con đường đi lên, tiến tới độc lập tự cường và ứng phó kịp thời trước mọi khó khăn. Tình hình khu vực, quốc tế đã xuất hiện nhiều yếu tố mới đòi hỏi phải có sự xem xét thấu đáo.

BÀI HỌC MYANMA

Myanma quằn quại dưới ách thống trị của giới quân sự cầm quyền. Trung Quốc là người đỡ đầu giới cầm quyền này. Thật bất ngờ, Tổng Thống Thein Sein ra lệnh ngừng xây dựng đập thuỷ điện 4 tỉ USD của Trung Quốc trong khi Trung Quốc viện trợ cho Myanma 14 tỉ USD, ông tuyên bố xanh rờn “làm theo ý dân”. Trong năm qua ông còn ra quyết định theo hướng dân chủ: Thả tù chính trị, để phe đối lập tham gia ứng cử, bầu cử. Bà San Sun Kyi, lãnh tụ phe đối lập, con gái nhà yêu nước Aungsan, giải thưởng Nobel hoà bình đã bị giam lỏng hơn 10 năm đã tham gia tranh cử với tư cách đại diện của phe đối lập. Bà thừa nhận các thay đổi này là từ thực lòng của giới cầm quyền.

Có dư luận là Tổng Thống tiền nhiệm là ông Than Shwe đã dàn dựng sự thay đổi, đưa ông Tổng Thống đương nhiệm lên cầm quyền để thực thi đường lối này. Ông Than Shwe được mệnh danh là “Chuyên gia chiến tranh tâm lý” từ lâu. Cũng còn dư luận, giới quân sự im lặng là để tình hình diễn biến êm đẹp, vì đã chứng kiến quá nhiều đau thương, tang tóc do mình gây ra, nay ý thức được mình đã già, muốn được thanh thản, an bình.

Người dân thì vui mừng vì cùng một lúc thấy thoát được 2 cái nạn: Phương Tây cấm vận, Trung Quốc o ép. Mỹ ký kết hiệp ước nhiều mặt với Myanma. Trung Quốc thì tuyên bố: Myanma thay đổi là tốt, không có ảnh hưởng tiêu cực nào tới Trung Quốc. Thực ra, Trung Quốc mất rất nhiều, thời cuộc nay đã thay đổi, nên đành phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Tác giả - Luật sư Trần Lâm (trái) chụp ảnh cùng Nguyễn Tiến Trung (phải). Luật sư Trần Lâm sinh năm 1925, nguyên là Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, Vụ phó Ủy Ban Kế Hoạch Nhà nước. LS Trần Lâm cũng là người tham gia bào chữa trong rất nhiều vụ án chính trị nổi tiếng 

TRUNG QUỐC KHÔNG MẠNH NHƯ TA TƯỞNG 

28/2/12

Khả năng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam sẽ chống Đảng?

Lê Văn - Báo Quân Ðội Nhân Dân điện tử CSVN - BQDND - số ngày Chủ Nhật, 05 tháng 02, 2012 đã công khai báo động điều mà tờ báo gọi là (Ðảng phải) 'Chuẩn bị khả năng đề kháng của quân nhân' hay nói cách khác là Ðảng phải chuẩn bị khả năng Quân đội nhân dân 'chống lại Ðảng' biểu hiện qua hiện tượng mà tờ báo gọi là “tự diễn biến” đang ngày càng lan rộng ... ngay cả trong tập thể quân nhân, tình trạng “rỉ tai” những câu chuyện trong và ngoài đơn vị cũng vô hình trung tạo tâm lý hoài nghi giữa các quân nhân với nhau và giữa quân với dân. 

Ðây quả thực là điều rất hiếm thấy vì chắc hẳn là tình trạng khả năng quân đội 'chống lại Ðảng' có thể đã quá trầm trọng và KHÔNG CÒN có thể che dấu được nữạ Một câu hỏi lớn được đặt ra là 'Quân đội nhân dân có phải đã Ý THỨC được rằng nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ Tổ Quốc chứ KHÔNG phải để bảo vệ Ðảng và khi Ðảng KHÔNG bảo vệ Tổ Quốc thì Quân đội sẽ CHỐNG lại Ðảng !!!

Một điều đáng chú ý khác là điều mà tờ báo lo ngại hơn là 'tâm lý hoài nghi giữa các quân nhân với nhau và giữa quân với dân' ... Tại sao có sự nghi kỵ giữa quân nhân với nhau ... có phải vì một bộ phận quân đội chỉ lo bảo vệ Ðảng, bảo vệ quan tham của Ðảng áp bức, chống lại nhân dân đáng lẽ phải đứng về phía nhân dân, bảo vệ nhân dân đúng nnghĩa với tên gọi quân đội nhân dân. 

Và một điều đặc biệt khác mà tờ báo KHÔNG dám đề cập tới là 'tâm lý hoài nghi giữa các quân nhân với Công an và giữa Công an với dân' Tác động của chiến lược “Diễn biến hòa bình” đã và đang hoành hành mạnh mẽ trong nội bộ quân đội, trong nội bộ Ðảng CS, giữa quân đội với quân đội, giữa quân đội và Công an tham nhũng lộng hành, giữa quân đội và Ðảng cho thấy áp lực ngày càng mạnh mẽ trong quân đội, trong DCS nhằm xác định đúng đắn vai trò của Quân Ðội Nhân Dân trước sự lấn lướt của Trung Cộng cùng thái độ yếu đuối của DCS đang gây ra phản ứng ngay chính trong giới Quân Ðội. 

Thái độ ngày càng xấc xược của Trung Cộng trong vấn đề tranh chấp ở biển Ðông và chiến lược trở lại Á châu để bảo vệ các quyền lợi chiến lược của Hoa Kỳ cùng các đồng minh đang gây tác động bao trùm lên nội bộ CSVN cộng thêm biến cố lớn lao tại Miến Ðiện khi giới Quân Ðội xứ nầy tự đứng lên chủ động thực hiện tiến trình Dân Chủ hóa đất nước có nghĩa là Quân Ðội Miến Ðiện dám nói không với Trung Cộng- làm cho nội bộ CSVN ngày càng trở nên ác hóa, nếu tình trạng nầy kéo dài sẽ làm cho nội bộ CSVN càng phân hóa, các khó khăn kinh tế, trật tự xã hội vốn đã chứa đựng nhiều bất trắc sẽ càng khó giải quyết do nội bộ mâu thuẫn, sự phẫn nộ của quần chúng vốn đã bị dồn nén quá lâu sẽ có cơ hội bùng nổ mà hậu quả thật khó lường. 

Dấu hiệu của khả năng phản kháng của quân đội nhứt là trong nước độc tài cộng sản nó báo hiệu cho một biến cố lớn lao đang gần kề. 



Blogger VN được đề cử công dân mạng




Blogger Lê Văn Sơn đang bị giam giữ vì cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Blogger Lê Văn Sơn vừa được Tổ chức Nhà báo không biên giới (RSF) đưa vào danh sách ứng cử viên cho giải công dân mạng thế giới năm 2012.

Đây là giải thưởng được trao hàng năm cho các blogger, các nhà báo mạng và những người bất đồng chính kiến trên mạng – những người giúp thúc đẩy quyền tự do bày tỏ ý kiến trên mạng Internet.

Trong thông báo về danh sách đề cử của mình, RSF, có trụ sở tại Paris, mô tả blogger 26 tuổi Lê Văn Sơn, còn được biết với tên Paulus Lê Sơn, là một người chuyên viết về các vấn đề chính trị và xã hội, nhất là các vấn đề tôn giáo và nhân quyền.

Anh cũng viết về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và cách hành xử bạo lực của công an.

Cây bút này cũng viết bài cộng tác cho trang tin Baokhongle và Truyền Thông Chúa Cứu Thế, và tổ chức các buổi hội thảo và huấn luyện cho các blogger trong nước.

Lê Văn Sơn bị bắt vào ngày 3/8 năm ngoái, chỉ một ngày sau khi anh đưa tin về phiên xử phúc thẩm của Cù Huy Hà Vũ.

Hiện tại anh đang bị giam tại nhà tù B14 ở Hà Nội với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 Bộ Luật hình sự Việt Nam.

RSF cho biết Lê Văn Sơn là một trong 22 công dân mạng hiện đang bị giam giữ ở Việt Nam vì đã bày tỏ ý kiến trên mạng Internet.

Các ứng viên khác

Cùng được đề cử với blogger Sơn là năm ứng cử viên khác đến từ những điểm nóng về bạo lực và nhân quyền trên thế giới.

"Cuộc chiến đấu vì quyền tự do ngôn luận trên mạng đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết."

Tổ chức Nhà báo không biên giới


Đại diện cho Syria là Trung tâm báo chí của Ủy ban điều phối địa phương (LCC) – một mạng lưới các nhà báo thường dân và các nhà hoạt động nhân quyền có vai trò quan trọng trong việc đưa thông tin về Syria đến với thế giới bên ngoài.

Kontum: Ai tổ chức đánh đập cha Lui Nguyễn Quang Hoa?

Chuyện một linh mục của giáo hội Cao Nguyên Trung phần Việt Nam bị đánh đập tàn nhẫn tại rừng cao su, trên đường đi dâng lễ về đã làm dư luận trong và ngoài nước “nóng” mấy hôm nay. Không một ai lên tiếng chịu trách nhiệm vụ đánh đập linh mục. Kể từ lúc bị nạn đến nay là 4 ngày rồi, những vết thương bầm tím đầy đau đớn trên người của linh mục Luy Nguyễn Quang Hoa đã và đang để lại nhiều suy nghĩ và cảm giác xót xa cho mọi người ở khắp nơi.



Sự việc diễn ra rất nhanh, đại khái thế này: “Sau khi Cha Hoa đi dâng lễ an táng ở làng Kon Hnong, xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum về đến rừng cao su, cách quốc lộ 14 khoảng 3 km, ngài đang vừa đi vừa thì thầm bài thánh ca trong lễ an táng sáng nay thì nghe tiếng xe chạy gần, rồi bỗng một tiếng bộp ở sau lưng, đau đến quắn người. Ngài choáng váng, chưa kịp phản ứng gì thì liên tiếp bị 2 thanh sắt 3 vuông (sắt vuông 3 cm) lần lượt đánh vào người một cách tới tấp. Ngài đau đến nỗi không thể rú ga nhanh hơn được, tưởng chừng như bị té, thì bị ba tên thanh niên đuổi lên chặn đầu lại, đánh tiếp. Ngài té xuống xe và đưa hai tay lên che đầu, sợ bị bể đầu thì chết. Chúng có 3 người, một người chạy xe, còn hai người cầm 2 thanh 3 sắt ba vuông đánh liên tiếp vào đầu, tay, vai, lưng, bụng khiến ngài quỵ xuống bên chiếc xe gắn máy. Chúng nó đánh một cái trúng ngay chiếc đồng hồ đeo tay, chiếc đồng hồ bể nát văng ra, kéo cổ tay ngài bị rách một đường. Liên tiếp những cú đòn kinh ác, ngài thấy máu từ trên tay chảy xuống và trong người chảy ra ướt cả ảo. Ngài bỏ chạy vào rừng, chúng đuổi theo đánh tiếp. Ngài chạy xuống một triền giốc, cảm thấy không ổn, ngài lại chạy lên giốc cao, bọn chúng đuổi theo tiếp. Nhưng thật may mắn cho ngài, sau khi bị đánh bầm dập như thế, ngài vẫn còn tỉnh và nghĩ đến việc thủ thân. Ngài quay lại, chúng nó từ dưới chạy lên, thấy ngài chuẩn bị phản công, bắt đầu chúng “thấy sợ”, tức thì rút lui. “Đánh thế là đủ rồi”. Khi quay lại hiện trường, cha hoa thấy xe gắn máy bị đánh bể nát, còn chếc đồng hồ thì chúng nó ném vào hồ nước gần đó.

Nguyên nhân dẫn đến sự việc trên chưa ai biết và cũng chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm. Hậu quả là một linh mục bị đánh bầm dập toàn thân, bác sỹ khám cho ngài khẳng định: ngài bị dập phổi.

27/2/12

Linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Ofm: “Sống dưới chế độ độc tài toàn trị, ý chí người dân bị tê liệt vì sợ hãi”



Tối 26/2, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp 38 Kỳ Đồng, trong thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình, cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Ofm. đã chia sẻ những suy tư và cả những ưu tư của mình về cách thức sống một mùa chay thánh ý nghĩa.

Bằng cung giọng mạnh mẽ vẫn thường thấy, sau khi cho thấy Kinh thánh nói gì về việc ăn chay và ăn chay sao cho đẹp lòng Chúa, bằng những minh chứng cụ thể, ngài kết luận: “Là tín hữu Chúa Ki-tô, bước vào Mùa Chay nếu ta đặt câu hỏi : ta phải làm gì đây, phải cố gắng sống thế nào cho đẹp lòng Chúa, thì quan ngôn sứ I-sai-a, Chúa đã cho chúng ta câu trả lời. Không những thế, Chúa còn cho ta những tấm gương sống động như đã nói trên đây, và còn biết bao nhiêu tấm gương khác nữa. Tất cả đang trả giá để bày tỏ lòng yêu nước trước hiểm hoạ xâm lăng, để nói lên khát vọng tự do dân chủ, để đấu tranh cho công lý, cho hoà bình. Họ không phải là những người ngồi trước bàn phím ung dung đặt câu hỏi : phải lên tiếng hay không lên tiếng. Họ cũng không dừng lại nơi những kiến thức thâu thập được từ những buổi tập huấn về học thuyết xã hội của Giáo Hội Công Giáo, và cứ coi như học thuộc bài để trả cho thầy là xong.’

Chúng tôi trân trọng gửi tới quý độc giả nội dung bài chia sẻ này.

Cầu nguyện cho Công Lý & Hoà Bình

Cũng như trong các thánh lễ 8 giờ tối Chúa nhật cuối mỗi tháng tại nhà thờ Kỳ Đồng này từ ít lâu nay, hôm nay chúng ta cầu nguyện cho Công Lý & Hoà Bình. Việc đạo đức này đặc biệt thích hợp trong Mùa Chay như chúng ta sẽ thấy.

Cao điểm của Năm Phụng Vụ chính là Tam Nhật Vượt Qua trong đó Hội Thánh họp mừng Chúa Ki-tô chết và phục sinh để hoàn tất công trình cứu độ. Và để chuẩn bị mừng biến cố trọng đại đó, chúng ta có đến 40 ngày, đó là Mùa Chay bắt đầu từ thứ Tư lễ Tro vừa rồi. Hai chữ “Mùa Chay” trong tiếng Việt chúng ta thì ngắn gọn, tiện dụng, nhưng lại nghèo về ý nghĩa, trong khi tiếng gốc La-tinh chỉ có nghĩa là Mùa 40. Con số này nhắc ta nhớ đến cuộc hành trình 40 năm của dân Do-thái từ nơi lưu đày về đất hứa, từ nô lệ đến tự do. Con số 40 cũng làm ta liên tưởng đến cuộc hành trình của ngôn sứ Ê-li-a lên đường đi gặp Chúa. Cuối cùng và đặc biệt hơn nữa con số 40 làm ta liên tưởng đến 40 ngày Đức Giê-su sống trong hoang địa để chịu ma quỷ cám dỗ như ta vừa thấy trong bài Tin Mừng hôm nay.

Thế nào là ăn chay ?


Trong bài Tin Mừng ngày thứ Tư lễ Tro Hội Thánh muốn chúng ta nghe chính Chúa Giê-su đề ra cho chúng ta những mục tiêu cần cố gắng đạt tới, đó là ăn chay, cầu nguyện và làm việc bác ái. Không những thế, Chúa Giê-su còn chỉ cho thấy người môn đệ của Ngài phải thực thi các việc đó như thế nào, theo tinh thần nào, mới đích thực là môn đệ của Ngài.

Linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh trong thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình tối 26/2/2012, tại nhà thờ Kỳ Đông

Rồi tiếp theo sau những lời giáo huấn của Chúa Giê-su, ngày thứ Sáu vừa qua trong bài đọc 1 trong thánh lễ, Hội Thánh lại mời ta nghe ngôn sứ I-sai-a diễn giải thế nào là ăn chay. Tôi chỉ xin đọc mấy câu sau đây :

“Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau,

nằm trên vải thô và tro bụi,

phải chăng như thế mà gọi là ăn chay

trong ngày các ngươi muốn đẹp lòng Đức Chúa ?

Cách ăn chay mà Ta ưa thích

Hội nghị lớn về chỉnh đốn Đảng

Toàn bộ các ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có mặt tại Hà Nội hôm nay để dự hội nghị ba ngày về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.


Truyền thông nhà nước nói đây là hội nghị "lớn chưa từng có" kể từ sau Đại hội Đảng XI tháng Giêng năm ngoái.
Hơn 1000 đại biểu, gồm toàn bộ thành viên Bộ chính trị, Ban bí thư, Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa XI, cán bộ chủ chốt ở trung ương và 63 tỉnh, thành phố về dự hội nghị.

Nội dung cuộc họp ba ngày tại Trung tâm hội nghị Quốc gia chỉ bàn về một nội dung: triển khai Bấm Nghị quyết TƯ 4, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành hồi giữa tháng Giêng.

Nghị quyết này kêu gọi "phải tạo được sự chuyển biến rõ rệt, khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng".

Vấn đề 'gay gắt'

Từ Hà Nội, nhà bất đồng chính kiến, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, nói với BBC rằng hội nghị tuần này cho thấy "việc chỉnh đốn Đảng trở nên quá gay gắt".

"Đảng đã suy thoái đến mức Đảng không thể chấp nhận nhân dân, và nhân dân cũng không thể chấp nhận được Đảng."

"Các bài nói, công văn, chỉ thị bây giờ luôn đặt hàng đầu các thế lực thù địch, ám chỉ các thế lực ấy nằm cả từ trong trí thức đến công nhân, nông dân."

Những tuần vừa qua, các cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản đăng nhiều bài kêu gọi các đảng viên phải "lấy lại lòng tin yêu của nhân dân".
"Chúng tôi luôn mong Đảng cải tổ thực sự để còn có thể đứng đấy, không gây ra đổ vỡ đất nước. Nhưng nói thật, hy vọng ấy rất mong manh và nhiều người không tin Đảng làm được."
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang

Báo điện tử Đảng Cộng sản cho rằng giải pháp đầu tiên là "tự phê bình và phê bình".

Bấm Bài đăng ngày 26/02 nhấn mạnh: "Các tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở và mỗi đảng viên, cấp ủy viên phải dũng cảm tự soi xét lại mình, đơn vị mình, tìm ra được những ưu điểm để phát huy, những sai lầm, yếu kém, khuyết điểm để có kế hoạch, biện pháp sửa chữa."

Trang mạng Bấm báo Nhân Dân hôm nay cũng nhắc lại "tự phê bình và phê bình là quy luật tồn tại và phát triển của Ðảng".

26/2/12

Tàu chiến Trung Quốc tấn công tàu đánh cá Việt Nam


Một tàu cá Việt Nam ở cảng Tiên Sa, Đà Nẵng - Reuters

Hôm qua 24/02/2012 một tàu đánh cá Việt Nam đã trở về được cảng Sa Kỳ, Quảng Ngãi, sau khi bị tàu chiến Trung Quốc tấn công và tước đoạt toàn bộ tài sản, ngư cụ trước đó hai ngày, khi đang đánh cá tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Tàu cá QNg-90281TS của thuyền trưởng Đặng Tằm ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, ngày 22/2 đã bị tàu chiến Trung Quốc đuổi theo, bắn vào tàu và sau đó bắt giữ.
Các ngư dân Việt Nam bị lính Trung Quốc đánh đập, tước đoạt toàn bộ hải sản đã đánh bắt được cùng với các thiết bị, ngư lưới cụ trên tàu rồi mới thả về. Ông Nguyễn Thanh Nam, người phụ trách thông tin liên lạc với ngư dân ở Bình Châu cho RFI biết : 

Lúc 15 giờ chiều ngày 22 dương lịch, tàu của ông Đặng Tằm đánh bắt trong phạm vi của đảo Hoàng Sa thì tàu hải quân của Trung Quốc - đó là tàu chiến, tàu quân sự ở trong đảo Phú Lâm - nó ra, và bắt đầu nó dí. Tàu ông Đặng Tằm bỏ chạy, thì nó bắn bể ca-bin, hiện còn một, hai viên đạn còn găm dính trong ca-bin. Rồi nó kéo về ngay đảo Phú Lâm, cái đảo đó có cảng. Vô đó nó bịt mắt, rồi bắt đầu tịch thu tài sản - hải sản đánh được, trang thiết bị trên tàu, các loại máy thông tin liên lạc đều bị thu hết, chỉ còn cái ghe không thôi. Những cái nắp đậy hầm cá nó cũng xách nó lia hết. Rồi nước thì nó xối vô cho tiêu đá lạnh, cá thì nó xách nó lia xuống nước hết. Số nào nó lấy thì lấy, còn số nào lia xuống nước thì nó lia. Rồi nó bịt mắt, đánh đập anh em trên tàu, xong rồi nó đuổi về chứ không bắt. 

Riêng ông Đặng Tằm này là năm 2011đã bị bắt như thế này rồi, năm nay lại bị bắt nữa. Thì lúc 15 giờ chiều ngày 22, sự cố xảy ra thì ông đưa tin về cho tôi là gần 16 giờ, tôi nhận được tin. Trên tàu đi có 9 lao động. Sau khi nắm được thông tin rồi, tôi có báo cáo cho ủy ban xã, rồi báo cáo cho huyện, các ban phòng chống lụt bão, văn phòng Bộ Tư lệnh, trinh sát Bộ chỉ huy biên phòng, các lực lượng liên quan nắm rõ.

Mãi đến bn gi sáng ngày 24, tc sáng hôm qua, thì ông y cp v ti cng. Anh em đã mang máy ti phng vn và quay phim, chp nhmãi đến chín, mười gi ngày 24 mi xong công vic.
D lúc đó là tàu đang vùng bin ca Vit Nam phi không ? 

Đúng rồi, biển đó là biển của Việt Nam. Lâu nay là bà con ngư dân Việt Nam mình, đặc biệt là dân Quảng Ngãi, vùng biển Hoàng Sa là cứ ra ngư trường đó đánh bắt. Bởi vì lâu nay vẫn nghe Hoàng Sa là của Việt Nam, cho nên bà con cứ đi ra đó đánh bắt thôi. Chứ giờ mà đánh bắt ở những ngư trường phía bờ của Việt Nam thì không có cá, cho nên phải vươn ra miết ngoài đảo đó để đánh. Những chuyến biển nào mà không bị bắt thì về cũng kiếm được gạo nuôi vợ nuôi con, còn những chuyến biển bị trục trặc, bắt bớ hoặc là gió bão, áp thấp nhiệt đới thì coi như phải chịu lỗ.

Khu vực đó cá nhiều. Vùng biển đánh bắt đó rộng, dễ làm. Từ con cá chuồn, cá mú, cá ngừ đại dương đều ở vùng biển đó hết, cho nên bà con ra đánh bắt dễ. 
B ly hết cá đánh bt được, ri ngư c vân vân, thì thit hi chc là nhiu ?
Cái sản lượng mất cả bảy, tám chục triệu. Còn nó thu máy thông tin liên lạc, máy tầm ngư, máy định vị - máy dò cá, máy để xác định hướng đi, đường đi, rồi máy quét, đủ thứ máy bị nó lấy, to của lắm chứ. Nhiều tiền lắm ! Một cái máy bữa nay mua là bốn mươi triệu rồi. Bây giờ về làm sao sống đây, không biết vay tiền nhà nước để sống được không nữa. Cũng khó ! 
Xin cm ơn ông Nguyn Thanh Nam Qung Ngãi.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120225-tau-chien-trung-quoc-tan-cong-tau-danh-ca-viet-nam

HẢI PHÒNG ĐÃ CÁT CỨ QUYỀN LỰC, TRUNG ƯƠNG CẦN RÚT CÁC VỤ ÁN LÊN XỬ LÝ

Luật gia TRẦN ĐÌNH THU

Phát biểu của vị bí thư thành ủy Hải Phòng tại Câu lạc bộ Bạch Đằng vừa qua đã làm rõ thắc mắc lâu nay của chúng ta là, tại sao một vị chủ tịch của một huyện lại dám làm những điều ngạo ngược bất chấp pháp luật, tại sao một vị trưởng ban tuyên giáo huyện ủy lại dám đem uy tín của Đảng ra bảo chứng những điều sai trái, tại sao lực lượng công an quân đội địa phương bị huy động làm những việc không đúng chức năng nhiệm vụ của mình mà không hề phản ứng. Cát cứ quyền lực của chính quyền địa phương ở thành phố Hải Phòng là câu trả lời duy nhất cho những điều khó hiểu nói trên. 

 Từ trên xuống dưới, từ vị lãnh đạo cao cấp nhất của thành phố cho đến người đứng đầu đơn vị hành chánh cấp thấp nhất là xã, tất cả đều cùng một lòng một dạ bảo vệ cho bằng được “thiết chế pháp luật Hải Phòng”, bất chấp khuyến cáo của các chuyên gia cả nước, bất chấp sự phản đối của toàn xã hội, sự lên tiếng của các vị cựu lãnh đạo Đảng và nhà nước cao cấp, bất chấp kết luận của người đứng đầu chính quyền trung ương là Thủ tướng chính phủ. Điều gì khiến tạo nên một hiện tượng kỳ lạ như thế? Xin thưa, chỉ một lý do duy nhất là sự cát cứ quyền lực. 

 Đây là hiện tượng nguy hiểm cho xã hội. Công cụ đại diện quyền lực của chính quyền trung ương là thiết chế pháp luật bị chính quyền địa phương vô hiệu hóa một cách ngang nhiên. Có cảm giác như là có một “khu tự trị Hải Phòng” giữa lòng Việt Nam với những luật lệ riêng, quyền lực riêng, thậm chí đôi lúc quyền lực riêng này thách thức quyền lực của chính quyền trung ương. Một vị đứng đầu địa phương như ông Bí thư Thành công khai phản bác kết luận của thủ tướng ngay trong một diễn đàn có hàng trăm con người là các nhà lão thành cách mạng trung cao cấp, thiết tưởng không còn sự thách thức nào bạo gan hơn thế.

 Trong tình hình như vậy, việc để cho Hải Phòng xử lý vụ Tiên Lãng là điều không thể chấp nhận. Công luận đòi hỏi một sự kiên quyết từ trung ương để thiết lập lại trật tự. Đã quá đủ cơ sở để khởi tố một vụ án vi phạm các quy định về quản lý đất đai và cố ý làm trái nhằm đưa tất cả những kẻ ngang nhiên chống lại pháp luật nhà nước ra trước tòa, nhưng cho đến nay vấn đề này thậm chí còn chưa được nhắc đến chứ đừng nói là khởi tố. Đây mới chính là vụ án giải quyết dứt điểm cái gốc của vấn đề chứ không phải là vụ án “nhỏ như con thỏ” là hủy hoại tài sản gia đình anh Vươn. Vụ án đó không nói được điều gì quan trọng vì thật ra nó chỉ là hậu quả của một cơn nổi giận tức thời của những người nắm quyền lực mà thôi. Vụ án cố ý làm trái mới là “vụ án bản chất”, “Vụ án gốc”.

 Trước đây, yếu tố “cát cứ” của Hải Phòng chưa lộ diện, thì có thể để địa phương xử lý, nhưng sau phát biểu của ông Bí thư Hải Phòng, thiết tưởng vấn đề đã quá rõ. Việc rút vụ việc lên trung ương là yêu cầu cấp thiết hiện nay. 

http://quechoa.info/

Việt Nam đàn áp Internet và quyền Tự Do Phát biểu


Blogger Điếu Cày

Điếu Cày biết rõ những rủi ro và phần thưởng khi viết blog ở Việt Nam. Về mặt rủi ro, ông đã bị ra tù vào khám nhiều lần trong 5 năm qua, và nay lại bị bắt giữ một lần nữa.

Còn về phần thưởng? Ông vẫn là nhân vật nổi tiếng nhất trên mạng ở trong nước.

Điều Cày là bút hiệu của ông Nguyễn Văn Hải, người bắt đầu viết blog vào năm 2007, đúng vào lúc Internet bắt đầu phổ biến nhanh khắp nước.

Bất bình về các chính sách của Trung Quốc ở Tây Tạng và quần đảo Trường Sa, ông bắt đầu dùng blog của mình – trang blog này không còn xem được nữa – để tổ chức phản đối cuộc rước đuốc Olympic đến Bắc Kinh.

Blogger Điếu Cày bắt đầu một cách âm thầm, nhưng chẳng bao lâu đã được nhiều người chú ý. Những người dân Việt Nam khác bất đồng về các chính sách của Trung Quốc, cũng bắt đầu phản đối cuộc rước đuốc. Còn những người khác thì bắt đầu lên tiếng trên mạng, có hứng để bắt đầu về sự kiện phân biệt đối xử tôn giáo ở Việt Nam, các vấn đề sở hữu ruộng đất, hay vấn đề tham nhũng tràn lan.

Chỉ trong vài tháng, những người bạn blog khác như Anh Ba SG tên thật là Phan Thanh Hải, và cựu đảng viên Cộng sản Tạ Phong Tần đã cùng với Điếu Cày lập Câu lạc bộ Ký giả Tự do. Số người xem blog hàng tuần của họ tăng vọt.

Đó chính là lúc chính quyền có biện pháp. Cuối tháng 4 năm 2009, Điếu Cày bị bắt về tội gian lận thuế, một tội mà nhiều người cho là bịa đặt. Hai blogger kia cũng bị bắt về những tội khác nhau. Điếu Cày sau đó đã được tha và lại bắt đầu viết blog, và liên tục bị công an sách nhiễu. Tháng 10 năm 2010, ông lại bị công an bắt giữ, và sau đó không ai biết tung tích ông ở đây.

Về mặt công khai, thì ông bị quy tội vi phạm điều số 88 là Tuyên truyền chống phá nhà nước. Về mặt không công khai, nhiều người gọi đó một cách đơn giản là “số phận của người viết blog ở Việt Nam.”

“Vi phạm các quyền Tự do Dân chủ”


Điếu Cày không phải là người duy nhất đã gặp rắc rối với chính quyền Việt Nam. Chỉ trong vài tháng qua, có tới 9 nhà báo và 33 blogger bị bỏ tù trong chiến dịch đàn áp quy mô nhất từ trước tới nay, để trấn áp quyền tự do phát biểu trên mạng.

Phản Biện Xã Hội: Ai?

Như tiêu đề cho thấy, bài viết dưới đây của Nguyễn Phương nhắm trả lời câu hỏi: Ai là người (có trách nhiệm, có chức năng) phản biện xã hội? Cuối bài tác giả dùng một câu trong sách thay cho kết luận của mình với với hai ý chính mà có lẽ số đông chúng ta tán thành:



- Phản biện xã hội là sản phẩm trí thức, nhưng không phải riêng của trí thức.

- Trí thức phải đi tiên phong trong phản biện xã hội,  cho nên nếu không lên tiếng đóng góp cho xã hội tiến bộ thì đó chỉ là Trí thức nửa mùa.

Ý thứ nhất hẳn không cần tranh luận vì không cần là “người Trí thức 智 識” vẫn có thể có những “Tri thức 知 識” để phản biện xã hội.

Riêng ý thứ hai trong kết luận này đang gặp một số phản biện, rằng không nhất thiết phải tham gia hay phải “tiên phong” trong phản biện xã hội, người Trí thức mới xứng đáng là Trí thức (nghĩa là có thêm thì tốt, nhưng không có cũng không sao). Vì sản phẩm Trí thức chính của người Trí thức là ở sản phẩm chuyên môn của họ, để yên cho họ tập trung vào sở trường ấy có thể còn có lợi cho xã hội hơn.

Cuộc tranh luận này vì thế liên quan đến cuộc “mổ xẻ” các khái niệm: phản biện xã hội là gì, Trí thức là gì, là ai? Trí thức cũng là một danh vị thông thường hay một danh vị cao siêu?...

Xin được góp ba gợi ý nhỏ:

- Có những khái niệm chỉ có thể định tính, không thể định lượng nên có thể hiểu ở nhiều tầm vóc khác nhau: ví dụ ông này cũng vẫn là Trí thức nhưng như ông kia thì Trí thức hơn, hay như bà nọ mới thật tiêu biểu cho Trí thức.

- Khi học văn, học toán… thì chẳng những học kiến thức văn hay toán, nhưng điều quan trọng hơn là học trong đó những tư duy toán, tư duy văn, tức những phương pháp tư duy khoa học, mà PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY khoa học thì không còn ranh giới trong chuyên môn hẹp nữa, dễ dàng xâm nhập sang nhau. Vì thế đã sang phạm trù TRÍ THỨC thì những ranh giới chuyên môn không còn ngăn cách nữa, họ dùng các phương pháp tư duy khoa học ấy trong mọi trường hợp.

- Trí thức cũng là những con người cụ thể. Người Trí thức phải căn cứ vào tài năng cụ thể của mình, phải sống với tình hình cụ thể của xã hội và đất nước mình, từ đấy mà tìm lấy đáp số cho bài toán ứng xử của mình, không thể có một đáp số chung. Đáp số đúng nhất sẽ cho hiệu quả cao nhất. Hiệu quả cao nhất là đối với xã hội, Trí thức phải trả nợ xã hội , vì người Trí thức mắc nợ xã hội nhiều hơn ai hết!

Hà Sĩ Phu

Chính thói quen chấp nhận mặc nhiên thiếu vắng hoài nghi trong khoa học đã kìm hãm sự phát triển của nước nhà? Đó cũng chính là lý do tại sao sinh ra nghịch lý là các kỹ sư Hai Lúa ... sáng chế ra máy nọ máy kia để giảm bớt cực nhọc cho nông dân. Còn các "đề tài khoa học" của viện nghiên cứu tốn không biết bao nhiêu cơm của nhân dân thì chỉ đẻ ra... đề tài để nghiên cứu.

Nhiều kiểu trí thức?

24/2/12

Bị cách chức, chủ tịch Tiên Lãng ‘xin lỗi’


LTS: Ngay trước khi thủ tướng họp về Tiên Lãng, chủ tịch và phó chủ tịch huyện đã bị tạm đình chỉ chức vụ 15 ngày. Quyết định này cũng như các hành động tiếp theo sau đó của huyện Tiên Lãng nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung làm dư luận ngờ vực họ đi ngược lại quyết định của thủ tướng, dù không phải ai cũng hài lòng với quyết định của ông Dũng, nhất là về phần tội danh của anh em ông Vươn.

Ngày hôm nay, theo báo chí trong nước, quyết định chính thức cách chức 2 ông Lê Văn Hiền và Nguyễn Văn Khanh, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng. Quyết định  do Thành ủy, UBND TP Hải Phòng công bố lúc cuối giờ chiều nay, 23/2/2012.

Theo một nguồn tin, thì ở cuộc họp này, ông Hiền đã nói lời “xin lỗi”.

Tới nay, nhiều người, trong đó có một số lão thành cách mạng cho rằng, cần phải cách chức cả chủ tịch và bí thư thành ủy Hải Phòng.

———————————

18 giờ ngày 23-2-2012, tại Huyện ủy Tiên Lãng, UBND TP Hải Phòng tổ chức buổi công bố cách chức đối với Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng.

Buổi công bố quyết định cách chức đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng có bà Nguyễn Thị Nghĩa, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; ông Lê Vũ Thành, Chủ nhiệm UBKT Thành ủy Hải Phòng.

Căn cứ để UBND TP Hải Phòng ra quyết định kỷ luật cách chức các ông Lê Văn Hiền và Nguyễn Văn Khanh được Thường trực Thành ủy Hải Phòng xác định có tới 5 sai phạm trong việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất. Cụ thể là các ông này đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất khi không có phương án sử dụng đất; không thành lập hội đồng đền bù hỗ trợ trước khi thu hồi đất; không tổ chức đối thoại với người bị thu hồi đất; sau khi cưỡng chế để xảy ra việc phá nhà ngoài vùng cưỡng chế…

Quang cảnh buổi họp công bố quyết định cách chức.

17 giờ 45 phút, hàng chục phóng viên các báo đã có mặt trước cổng Huyện ủy nhưng cổng cơ quan này đóng cửa im ỉm. Lúc đó một chiếc xe ô tô Camry biển số xanh chạy vụt qua cổng vào sân sau của trụ sở Huyện ủy. Lập tức, một nhóm 4-5 người phía trong đã đóng chặt cổng. Tại dãy nhà ba tầng phía sau, nhiều người đứng túm tụm ngoài hành lang hội trường.

Kontum: 3 côn đồ tấn công Linh mục



Khoảng 11 giờ trưa nay, sau khi dâng lễ an táng cho bà Turia ở xã Đăk Hring, huyện Đắk Hà, tỉnh Kontum trở về, khi đi ngang qua khu vực lô cao su, linh mục Luy Gonzaga Nguyễn Quang Hoa, Phó xứ Kon Hring, bị 3 thanh niên người Kinh lao ra tấn công bằng cây sắt. 

Cha Hoa bỏ xe chạy vào rừng cao su thì 3 tên côn đồ tiếp tục đuổi theo đánh. 

Một hồi sau chúng bỏ đi.

Cha Hoa bị thương ở đầu và ở người, nhưng rất may không đến nỗi nghiêm trọng. Cha Hoa xác định 3 côn đồ này không phải là cướp, vì chúng không lấy xe máy của ngài. Không ai biết lý do 3 côn đồ hành hung linh mục Luy Gonzaga Nguyễn Quang Hoa.

Xin mọi người xa gần cầu nguyện cho ngài.

Kontum là một giáo phận rừng núi hiểm trở, đường xá rất khó đi, được thiết lập năm 1932 và ngày 24/11/1960 được nâng lên giáo phận chính toà. Giáo phận có 2 hạt Komtum và Pleiku, số giáo xứ: 344 và họ đạo với  tổng số giáo dân: 243.751.

Về mặt địa lý hành chính, Giáo phận Kontum nằm ở Vùng Bắc Tây Nguyên gồm hai tỉnh Kontum và Gia Lai; diện tích 25.728,70 Km2 ; tổng dân số 1.584.116 người thuộc 25 sắc tộc, người Kinh chiếm 49%, số còn lại nhiều nhất là J’rai, Bahnar, Sêđăng…
Hoàng Dũng, VRNs
http://www.chuacuuthe.com/archives/27112

Liệu sẽ có một Ô Khảm ở Việt Nam?

Vào ngày 1 tháng 2 vừa qua, những người dân làng Ô khảm thuộc tỉnh Quảng Đông, ở Trung Quốc lần đầu tiên háo hức tham gia vào cuộc bầu cử trực tiếp chọn ra những người lãnh đạo cho mình.

AFP PHOTO
Dân làng Ô Khảm bỏ phiếu bầu chọn 7 thành viên vào Ủy Ban Nhân Dân của làng hôm 01 tháng 02 năm 2012.

Dân làng được bầu cử trực tiếp?

Đây là một trường hợp hiếm hoi xảy ra ở Trung Quốc nơi đảng cộng sản luôn cố gắng tìm mọi cách duy trì quyền lực của mình ở mọi cấp. Sự việc này làm người ta không khỏi nghĩ tới Việt Nam, nước anh em láng giềng của Trung Quốc, vốn cũng có chế độ cộng sản độc quyền tương tự. Liệu Việt Nam sẽ sớm theo bước người anh em Trung Quốc, cho phép các cuộc bầu cử trực tiếp như vậy ở cấp địa phương? Việt Hà có bài tường trình sau đây:

Sự việc hàng ngàn người dân làng Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông nổi dậy phản đối hành động lấy đất và tham nhũng của chính quyền địa phương vào hồi cuối năm ngoái đã khiến cho rất nhiều người Việt quan tâm. Nhưng có lẽ điều khiến nhiều người quan tâm hơn nữa là những diễn biến gần đây liên quan đến việc chính phủ Trung Quốc nhượng bộ, cho phép người dân làng Ô Khảm được bầu cử trực tiếp, chọn lãnh đạo cho mình. Trong số những ứng cử viên có cả những người không phải là đảng viên đảng cộng sản.
Có lẽ các vị lo là bầu trực tiếp như vậy thì đảng sẽ lãnh đạo như thế nào? Tôi nghĩ cái lo đó không chính đáng mà cái lo đó sẽ ngăn trở quyền làm chủ của người dân.
Lê Hiếu Đằng
So sánh này không phải không có căn cứ. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều do đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo, và những năm gần đây tình hình tranh chấp đất đai, tham nhũng ở địa phương đã khiến nhiều người dân chở nên bất bình. Cũng giống như Ô Khảm, tại Việt Nam, từ năm 1997 đã có vụ hàng ngàn nông dân Thái Bình biểu tình, nổi dậy, bắt giữ bí thư đảng ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân xã, công an, đòi xử lý cán bộ tham nhũng tiêu cực. Sự kiện kéo dài nhiều tuần đã khiến cho họat động của tổ chức, đảng và chính quyền ở địa phương bị tê liệt hoàn toàn.

Gần đây nhất là vụ lãnh đạo huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, cưỡng chế đất trái phép của gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn khiến người dân phải nổ súng chống cự. Sự kiện đã gây bức xúc trong dư luận suốt 2 tháng qua. Tiếp theo vụ Tiên Lãng, trong nhiều ngày nay, hàng trăm người dân ở Văn Giang, Hưng Yên và Dương Nội, Hà Đông đã tập trung về văn phòng quốc hội để yêu cầu các cấp trung ương phải giải quyết những khiếu kiện đất đai giữa người dân và giới chức địa phương kéo dài từ nhiều năm nay. Nhìn chung, những người dân tham gia các cuộc biểu tình, khiếu kiện đất đai tại trung ương đều phản đối những lãnh đạo ở địa phương, ở xã, huyện đã tham nhũng, câu kết, bè phái, thu hồi đất trái phép hoặc đền bù không thỏa đáng cho người dân. Điều này cho thấy một thực trạng là những lãnh đạo tại địa phương, các xã, các huyện, đã không thực sự làm tròn trách nhiệm là người đại diện cho dân.

doan-v-v-305xa.jpg
Lực lượng cưỡng chế thu hồi đất nhà anh Vươn hôm 05/1/2012. Photo courtesy of phapluat.vn 
 
Nói về vụ Tiên Lãng, Hải Phòng, nguyên ủy viên thường vụ thường trực bộ chính trị Phạm Thế Duyệt nhận định trong trang blog của blogger Nguyễn Quang Vinh rằng ‘lãnh đạo Hải Phòng đã không đủ tầm, không đủ sức, và không đúng’.

23/2/12

THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN: KHÔNG ĐỂ VỤ TIÊN LÃNG CHÌM XUỐNG


Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết "Bộ Công an đặc biệt quan tâm vụ việc ở Tiên Lãng, và nhân dân hãy yên tâm, không có chuyện vụ Tiên Lãng chìm xuồng, khộng bao giờ. Một khi dấu hiệu ở Hải Phòng không khách quan, Bộ Công an vào cuộc ngay, và chỉ có cách đó mới lấy lại niềm tin của nhân dân".



Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ, ủy viên Trung ương Đảng, người được Bộ trưởng Công an giao nhiệm vụ theo dõi, chỉ huy, xử lý vụ Tiên Lãng, chính là người năm 1997, với tư cách giám đốc Sở Công an tỉnh Thái Bình đã hoàn thành xuất sắc việc xử lý những biến động tại Thái Bình năm đó, được đồng chí ủy viên Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt rất khen ngợi.

Và lần này, với vụ Tiên Lãng, Trung tướng Phạm Quý Ngọ lại thay mặt Bộ Công an chỉ huy toàn cục những xử lý pháp luật về vụ việc trái pháp luật tại địa phương này.

Trung tướng Phạm Quý Ngọ kể, ngay cái buổi chiều họp với Thủ tướng, Thứ trưởng Ngọ đã thống nhất với Thanh tra việc thu hồi, cưỡng chế đất của huyện Tiên Lãng là không sai, đúng luật.

Tham mưu như vậy rồi nhưng về anh Ngọ vẫn băn khoăn. Suốt đêm, anh Ngọ xem lại toàn bộ hồ sơ, các quyết định, đối chiếu với luật luất đất đai từ năm 1987, đến năm 1993. Để rồi hôm sau, lại chính anh Ngọ báo cáo lại với Thủ tướng, chính quyền Hải Phòng và Tiên Lãng làm trái luật. Để có hai chữ trái luật, là phải trằn trọc cả đêm, luôn luôn ám ảnh trong anh một câu hỏi, cái nguyên cớ gì Đoàn Văn Vươn và những người nhà lại hành động như thế. Ám ảnh như thế để lại ngồi xem lại tất cả các bộ luật, xem kỹ, hỏi thêm ý kiến các chuyên gia, để dần dần sáng rõ ra mọi việc, cùng với các bộ ngành chuyên môn, đặt trong kết luận của Thủ tướng một câu quan trọng: quá trình cấp đất, thu hồi, cưỡng chế đất tại Tiên Lãng là trái pháp luật và trái đạo lý.

Đối với Vụ Tiên Lãng, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ cho biết:

"Lúc đầu, khi nghiên cứu hồ sơ vụ Tiên Lãng, chúng tôi thấy nếu căn cứ luật đất đai năm 1997 thì đất của anh Vươn là đất bãi bồi, không phải đất nông nghiệp. Tuy nhiên sau khi xem kỹ luật đất đai được sử đổi năm 2003 thì diện tích đó mặc nhiên là đất nông nghiệp. Về nguyên tắc pháp lý, luật năm 2003 phủ nhận luật năm 1997 và như vậy diện tích nuôi trồng thủy sản của anh Vươn thuộc đất nông nghiệp, phải thực hiện giao đất 20 năm và nếu vì lý do chính đáng phải thu hồi chắc chắn phải được đền bù. Làm ngược lại những điều này là sai trái. Vì thế, việc cấp đất, thu hồi và cưỡng chế đất của huyện Tiên Lãng là trái pháp luật như kết luận của Thủ tướng. Ngay diện tích được coi là lấn chiếm của anh Vươn, anh đã xử phạt, đã cấp giấy, mặc nhiên công nhận đất đó là đất hợp pháp.

Quyết định của Thủ tướng dưới cái nhìn một Luật gia

Sau quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính quyền Hải Phòng tiếp tục gây cho dự luận rất nhiều câu hỏi về cách giải quyết sự việc mà Thủ tướng chính phủ đã quyết định.


Mặc Lâm phỏng vấn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch MTTQVN thành phố Hồ Chí Minh để biết thêm quan điểm của ông về các diễn tiến vừa qua.

Trung ương phải vào cuộc

Mặc Lâm : Xin cảm ơn Luật gia Lê Hiếu Đằng đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn  ngày hôm nay. Thưa ông, dưới cặp mắt một luật gia ông nhìn nhận thế nào về quyết đinh vừa rồi của Thủ Tướng đối với trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn?

Luật gia Lê Hiếu Đằng : Tôi cho rằng quyết định của Thủ Tướng là phải thừa nhận một thực tế đã diễn ra ở Hải Phòng. Điều này không thể nói ngược lại được, vì vậy buộc lòng Thủ Tướng phải thừa nhận điều đó. Nhưng có một điều mà người dân rất ngạc nhiên là Thủ Tướng vẫn tiếp tục cho rằng ông Vươn là “phạm tội giết người và chống lại người thi hành công vụ”. Đây là điều hết sức bức xúc, bởi vì theo “logic” của vấn đề là nếu một khi Thủ Tướng đã kết luận những việc làm sai trái của Tiên Lãng, Hải Phòng thì hành động của ông Vươn là hành động tự vệ chính đáng chống lại những việc làm phi pháp của chính quyền, do đó mà không thể kết tội ông Vươn là “giết người và chống người thi hành công vụ” được.

Hiện nay kiến nghị trên mạng Nguyễn Xuân Diện hiện tại đã trên 1.000 người ký tên rồi. Vấn đề ở chỗ là bản thân Hải Phòng, từ xã, huyện cho đến thành phố những người đã gây ra việc này, như tôi đã nói nhiều lần rằng đây chính là những người có tội, đó là “thiếu tinh thần trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng”. Như vậy theo tôi, không nên để cho Hải Phòng xử lý vụ này, mà trung ương phải vào cuộc. Trung ương đây kể cả ông Tổng bí thư đảng tức là ông Nguyễn Phú Trọng.

Bởi vì qua Nghị Quyết 4/BCHTW lần thứ 11 thì ông Trọng nói cũng rất quyết liệt, và người dân nghe nói thì người ta cũng mừng, “sẽ làm trong sạch, sẽ chống tiêu cực, chống tham nhũng”, mà người đứng đầu của địa phương phải chịu trách nhiệm cao nhứt về những vấn đề tiêu cực của địa phương.

Theo tôi, không nên để cho Hải Phòng xử lý vụ này, mà trung ương phải vào cuộc. Trung ương đây kể cả ông Tổng bí thư đảng tức là ông Nguyễn Phú Trọng.

Luật gia Lê Hiếu Đằng:

Nếu ông Tổng Bí Thư đã phát biểu như vậy thì theo tôi, ông Tổng Bí Thư và các cơ quan trung ương phải vào cuộc, không nên để cho Hải Phòng. Bởi vì những người như ông Thành, ông Thoại, ông Ca bây giờ không đủ tư cách để thụ lý vụ này nữa. Nhất là, mới đây nhất, trong buổi nói chuyện  với các cụ cách mạng lão thành ở Hải Phòng thì ông Thành – một người cùng họp với Thủ Tướng – nhưng sau khi ra về thì lại không chấp hành những kết luận của Thủ Tướng, mà nói ngược lại, do đó tạo nên sự bất bình đối với các đồng chí cách mạng lão thành ở Hải Phòng, và họ đã còn kiến nghị chính thức lên trung ương rồi.

22/2/12

Miến Điện có thể cho phép quan sát viên ASEAN theo dõi bầu cử tháng Tư

Tổng thống Miến Điện Thein Sein (phải) với Tổng thư ký Asean Surin Pitsuwan, Naypyidaw, 21/02/2012.
Hôm nay, 21/02/2012, tổng thư ký Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN, ông Surin Pitsuwan, đang công du chính thức Miến Điện, ra thông cáo cho biết là trong cuộc hội đàm với lãnh đạo Miến Điện, tổng thống Thein Sein đã nêu ra khả năng cho phép các nước láng giềng Đông Nam Á đưa quan sát viên đến theo dõi cuộc bầu cử lập pháp bán phần sẽ được tổ chức vào ngày mồng một tháng Tư năm nay. 
Theo bản thông cáo, được AFP trích dẫn, tổng thống Miến Điện Thein Sein hứa : « Chúng tôi sẽ nghiêm túc tính đến việc có các quan sát viên của ASEAN trong cuộc bầu cử bán phần vào tháng Tư ». Tổng thư ký ASEAN và tổng thống Miến Điện đều cho rằng « một quyết định như vậy sẽ cải thiện tính minh bạch, điều này sẽ thúc đẩy thái độ tích cực mà cộng đồng quốc tế đã thể hiện cho đến nay ».
Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu ủng hộ những cải cách được tiến hành tại Miến Điện từ hơn một năm nay và hứa sẽ có những quyết định theo hướng bãi bỏ cấm vận kinh tế, nếu cuộc bầu cử tháng Tư diễn ra một cách « tự do và công bằng ».
Trong cuộc bầu cử bán phần, lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi ra tranh cử tại một đơn vị bầu cử ở vùng ngoại ô Rangoon. Sau nhiều năm trời bị giam cầm và quản thúc tại gia, bà Aung San Suu Kyi đã được trả tự do cuối năm 2010, sau đó được giới lãnh đạo trong chính phủ « dân sự » mời tham gia các hoạt động chính trị.
Hôm qua, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà đã tố cáo những hạn chế trong hoạt động tranh cử. Chỉ vài giờ sau, chính quyền Miến Điện đã ra lệnh bãi bỏ những hạn chế này.
Một trong những nội dung chính chuyến viếng thăm Miến Điện của tổng thư ký ASEAN là thảo luận với giới lãnh đạo nước này về việc chuẩn bị tổ chức các hội nghị Thượng đỉnh của khối vào năm 2014 khi Miến Điện, lần đầu tiên, giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN.

Facebook Twitter Stumbleupon More