6/5/12

BÀ RỊA – VŨNG TÀU: THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ QUA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP

NGUYỄN VÂN ANH – Sở KH&CN Bà Rịa – Vũng Tàu
Chương trình Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT)” được UBND tỉnh ban hành là một bước cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KH&CN tại địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực, tích cực đổi mới công nghệ, áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại, phát triển sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh. Bài viết này đánh giá một cách khái quát về Chương trình với cả thành công và tồn tại, xin giới thiệu để các địa phương khác cùng tham khảo.
Mô hình tổ chức
Chương trình được Sở KH&CN BR-VT xây dựng và triển khai từ năm 2001, ban đầu được thực hiện dưới hình thức là một trong những nhiệm vụ KHCN hàng năm của Sở KHCN. Đến năm 2006, Chương trình trở thành một trong những nhiệm vụ KH&CN chung của các sở, ban/ngành trong toàn tỉnh.
Mục tiêu của Chương trình
Từng bước hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và từng bước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế; giúp các doanh nghiệp ngày càng nhận thức đầy đủ hơn việc đầu tư và áp dụng tiến bộ KH&CN vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.


Nội dung Chương trình
Chương trình đã được triển khai với 5 nội dung: Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo các tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, HACCP, ISO 14000…; xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu; sản xuất sạch hơn, xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường; đổi mới công nghệ, thiết bị và sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất; ứng dụng công nghệ thông tin.
Đối tượng hỗ trợ trong thời gian đầu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, đến năm 2008 đã mở rộng ra các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã, trang trại có tổ chức sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Mức kinh phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hỗ trợ tối đa là 7 triệu đồng/nhãn hiệu đăng ký trong nước và không quá 20 triệu đồng/nhãn hiệu đăng ký ở nước ngoài; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 được hỗ trợ tối đa 30 triệu đồng. Các nội dung còn lại đều có mức hỗ trợ tối đa cho mỗi doanh nghiệp tham gia không quá 30% tổng kinh phí cho việc thực hiện đề án của doanh nghiệp và không quá 100 triệu đồng/đề án.
Những kết quả nổi bật

Trong giai đoạn 2001-2010, có 137 đề án của doanh nghiệp tham gia Chương trình, với tổng số kinh phí là 6.651,96 triệu đồng (bảng 1).
- Nội dung của các đề án xin hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến bao gồm: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 (trên cả 2 lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của tất cả các ngành nghề khác nhau); hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP (lĩnh vực chế biến thủy sản, dịch vụ du lịch…); hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 (lĩnh vực sản xuất xi măng, thép, chế biến mủ cao su..); hệ thống sản xuất nông nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn VIET GAP cho 2 hợp tác xã sản xuất rau an toàn.
- Xin hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu (chủ yếu xin bảo hộ trong nước).
- Sản xuất sạch hơn và xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Chủ yếu tập trung vào việc cải tạo, xây dựng hệ thống xử lý nước thải thủy sản, nước thải sơ chế mủ cao su và nước thải sinh hoạt (7 doanh nghiệp); sản xuất sạch hơn (2 doanh nghiệp).
- Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT): 10 doanh nghiệp tham gia, tập trung vào xây dựng hệ thống Website, mua bản quyền phần mềm trong thiết kế công trình biển, quản lý tài chính – kế toán, văn phòng, kinh doanh bán hàng trực tuyến…
- Đổi mới công nghệ và tiết kiệm năng lượng: 17 doanh nghiệp. Nội dung xin hỗ trợ tương đối phong phú, bao gồm các lĩnh vực công nghệ sử dụng chất thải chăn nuôi để sản xuất khí sinh học phát điện, đổi mới thiết bị chế biến thủy sản, sử dụng công nghệ đốt tái sinh cho lò nung phôi thép, sử dụng công nghệ phun than thay thế dầu FO trong ngành vật liệu xây dựng…
Những tác động tích cực từ việc triển khai Chương trình
Góp phần nâng cao trình độ công nghệ; mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu cho các doanh nghiệp
Mặc dù Chương trình được chia thành 5 nội dung cho phù hợp với tiêu chí, nội dung, mức kinh phí cho từng loại đề án, nhưng các nội dung hỗ trợ đều đóng góp tích cực vào việc nâng cao trình độ công nghệ cho các doanh nghiệp tham gia, cụ thể như sau:
- Về con người (H): Hàng ngàn cán bộ quản lý, công nhân tại các doanh nghiệp được tiếp thu kiến thức mới về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (ISO 9000, HACCP, GAP…), đã làm cho nhận thức của cán bộ, công nhân viên các doanh nghiệp được nâng cao rõ rệt, hình thành tác phong làm việc ngày càng chuyên nghiệp; là cơ sở để đội ngũ cán bộ kỹ thuật mạnh dạn nghiên cứu cải tiến hoặc “đi tắt, đón đầu” tiếp nhận chuyển giao công nghệ (CGCN) từ nước ngoài, thực hiện thành công việc đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp.
- Về thông tin (I): Thông qua Chương trình, doanh nghiệp được tiếp cận nhiều thông tin về các giải pháp công nghệ hiện đại trong quản lý, sản xuất, quảng bá sản phẩm, từ đó lựa chọn cho mình giải pháp phù hợp. Xu thế xây dựng các hệ thống Wesite để quảng bá thương hiệu đã được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Đồng thời, nhiều chương trình phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu (quản lý tài chính – kế toán, kinh doanh, mua bán trực tuyến, quản lý nghiệp vụ văn phòng; quản lý kho…) đã giúp quá trình kết xuất thông tin của các doanh nghiệp được nhanh chóng, dễ dàng. Hay nhờ việc tiếp nhận chuyển giao phần mềm thiết kế công trình dầu khí của nước ngoài, số hợp đồng thiết kế cho các công ty trong và ngoài nước của Công ty cổ phần thiết kế dầu khí DK tăng lên rõ rệt, cạnh tranh sòng phẳng với các công ty tư vấn nước ngoài.
Mặt khác, việc hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, không những là động lực để doanh nghiệp chăm chút hơn đối với các sản phẩm gắn liền với nhãn hiệu do mình làm ra để tạo uy tín và làm nên sự khác biệt mà còn là những thông tin giúp người tiêu dùng phân biệt hàng thật, hàng giả thông qua những đặc thù trên nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp được bảo hộ.
- Về kỹ thuật – công nghệ (T): Nhiều công nghệ, thiết bị tiên tiến trong và ngoài nước đã được ứng dụng vào sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Ví dụ, nhờ được hỗ trợ đầu tư hệ thống thiết bị đốt than bằng công nghệ phun than thay thế dầu FO có nguồn gốc xuất xứ từ Ý đã giúp Công ty cổ phần gạch ngói gốm xây dựng Mỹ Xuân tự động hóa trong dây chuyền sản xuất, sản phẩm nung đồng đều hơn, không bị cháy nám, cong vênh, nhiên liệu cháy triệt để hơn đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trên 173 triệu đồng/tháng. Sau khi thực hiện các đề án đổi mới công nghệ, Công ty cũng là một trong những doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh liên tục đoạt Giải thưởng Chất lượng Việt Nam.
- Về tổ chức (O): Chương trình đã giúp các doanh nghiệp kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý, hoàn thiện quy trình sản xuất theo phương thức hiện đại, từng bước tự động hóa dây chuyền sản xuất. Nhiều doanh nghiệp thủy sản, trong đó có Xí nghiệp 1 của Công ty Baseafood đã được cấp giấy phép vào thị trường Nhật Bản, châu Âu…

0 Lời Bình:

Đăng nhận xét

Facebook Twitter Stumbleupon More