5/5/12

TRIỂN VỌNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA VIỆT NAM NĂM 2012 – DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI


Cải cách kinh tế phải song song cải tổ chính trị mới mong thoát khỏi tình trạng tụt hậu kinh niên về mọi mặt...so vớl láng giềng Ả Châu. LCST

NGÔ THỊ THU TRÀ & PHAN NGỌC THẮNG – Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Trong bối cảnh kinh tế – xã hội có nhiều khó khăn, phức tạp do tác động bất lợi từ kinh tế thế giới và những hạn chế từ nội tại, trong những năm qua, Chính phủ, các Bộ, ngành và các địa phương đều nỗ lực đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính bao gồm cả thể chế, tổ chức bộ máy, thủ tục hành chính, tài chính công.


Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố Báo cáo Đánh giá xếp hạng môi trường kinh doanh 2012 (Doing business 2012 – Doing Business in a more transparent World). Theo kết quả đánh giá tại Báo cáo này, vị trí xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam đã bị tụt 8 bậc, từ vị trí 90 xuống vị trí 98 trên tổng số 183 quốc gia (nền kinh tế) được xếp hạng bởi Ngân hàng Thế giới. 



Bài viết này phân tích một số nguyên nhân làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam bị tụt hạng so với năm trước theo đánh giá của WB  và nêu ra một số khuyến nghị nhằm hướng tới cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam.
Mục tiêu và nội dung chính của Báo cáo xếp hạng môi trường kinh doanh (Doing Business) của Ngân hàng Thế giới                                               
Doing Business của Ngân hàng Thế giới là Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát của một nhóm chuyên gia WB được thực hiện hàng năm về các quy định của các nước có tác dụng thúc đẩy hoặc kiềm chế hoạt động kinh doanh tại nước đó. Báo cáo đưa ra các chỉ tiêu định lượng nhằm đánh giá các vấn đề cụ thể được cho là quan trọng nhất trong việc hình thành và tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh của một nước trên cơ sở tính điểm và so sánh trong mối tương quan giữa 183 quốc gia (nền kinh tế) được khảo sát, từ Afghanistan đến Zimbabwe qua thời gian. Trên cơ sở đó, tổng hợp thành mức xếp hạng cho từng lĩnh vực riêng lẻ và mức xếp hạng tổng hợp cho từng nước.  Chỉ số chung được tổng hợp từ các chỉ số đánh giá riêng lẻ phản ánh các chính sách qui định về kinh doanh và vấn đề bảo hộ quyền sở hữu tài sản được so sánh 183 quốc gia qua thời gian, phản ánh cụ thể qua 10 lĩnh vực sau:
- Thành lập doanh nghiệp (Starting a business),
- Tiếp cận với nguồn điện (Getting electricity),
- Xin giấy phép xây dựng (Dealing with construction Permits),
- Đăng ký quyền sở hữu tài sản (Registering Property),
- Tiếp cận tín dụng (Getting credit), – Bảo vệ nhà đầu tư (Protecting Investors),
- Nộp thuế (Paying taxes),
- Giao thương qua biên giới (Trading Across Boders),
- Thực hiện hợp đồng (Enforcing Contracts),
- Giải thể doanh nghiệp (Resolving Insovency).
Báo cáo Đánh giá xếp hạng môi trường kinh doanh 2012 là báo cáo thường niên lần thứ 9 được dựa trên số liệu tính đến ngày 1/6/2011. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, nhiều quốc gia đang nỗ lực tiến hành cải cách, tái cấu trúc lại nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh. Một số quốc gia đã đạt được tiến bộ đáng kể về cải thiện môi trường kinh doanh. 
 
Tuy nhiên, theo đánh giá của Chính phủ, mặc dù đạt được một số kết quả, song, công tác cải cách vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều thủ tục hành chính còn phức tạp, gây phiền phức cho người dân và doanh nghiệp; bộ máy còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chế độ trách nhiệm chưa rõ ràng; bất hợp lý và chậm được điều chỉnh, khắc phục cả ở Trung ương và địa phương (Thông báo số  27/TB-VPCP ngày 30/1/2012 v/v thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị triển khai công tác ngành Nội vụ 2012 và chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 – http://www.chinhphu.vn)  

0 Lời Bình:

Đăng nhận xét

Facebook Twitter Stumbleupon More