Trần Lâm (Danlambao) - Việt Nam đang vô cùng bức bối trước sự o ép của Trung Quốc. Mỹ trở lại Châu Á, một chút hy vọng nhen nhóm. Tình hình khu vực mỗi ngày một thay đổi, hy vọng lớn dần. Bản thân Việt Nam dù chậm chạp nhưng phong trào cũng đã nhích dần. Các thay đổi dù nhỏ nhưng ngày ngày vẫn tăng. Đã đến lúc cần xem lại mọi vấn đề một cách rộng rãi hơn trong việc đoán định tương lai, con đường đi lên, tiến tới độc lập tự cường và ứng phó kịp thời trước mọi khó khăn. Tình hình khu vực, quốc tế đã xuất hiện nhiều yếu tố mới đòi hỏi phải có sự xem xét thấu đáo.
BÀI HỌC MYANMA
Myanma quằn quại dưới ách thống trị của giới quân sự cầm quyền. Trung Quốc là người đỡ đầu giới cầm quyền này. Thật bất ngờ, Tổng Thống Thein Sein ra lệnh ngừng xây dựng đập thuỷ điện 4 tỉ USD của Trung Quốc trong khi Trung Quốc viện trợ cho Myanma 14 tỉ USD, ông tuyên bố xanh rờn “làm theo ý dân”. Trong năm qua ông còn ra quyết định theo hướng dân chủ: Thả tù chính trị, để phe đối lập tham gia ứng cử, bầu cử. Bà San Sun Kyi, lãnh tụ phe đối lập, con gái nhà yêu nước Aungsan, giải thưởng Nobel hoà bình đã bị giam lỏng hơn 10 năm đã tham gia tranh cử với tư cách đại diện của phe đối lập. Bà thừa nhận các thay đổi này là từ thực lòng của giới cầm quyền.
BÀI HỌC MYANMA

Có dư luận là Tổng Thống tiền nhiệm là ông Than Shwe đã dàn dựng sự thay đổi, đưa ông Tổng Thống đương nhiệm lên cầm quyền để thực thi đường lối này. Ông Than Shwe được mệnh danh là “Chuyên gia chiến tranh tâm lý” từ lâu. Cũng còn dư luận, giới quân sự im lặng là để tình hình diễn biến êm đẹp, vì đã chứng kiến quá nhiều đau thương, tang tóc do mình gây ra, nay ý thức được mình đã già, muốn được thanh thản, an bình.
Người dân thì vui mừng vì cùng một lúc thấy thoát được 2 cái nạn: Phương Tây cấm vận, Trung Quốc o ép. Mỹ ký kết hiệp ước nhiều mặt với Myanma. Trung Quốc thì tuyên bố: Myanma thay đổi là tốt, không có ảnh hưởng tiêu cực nào tới Trung Quốc. Thực ra, Trung Quốc mất rất nhiều, thời cuộc nay đã thay đổi, nên đành phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Tác giả - Luật sư Trần Lâm (trái) chụp ảnh cùng Nguyễn Tiến Trung (phải). Luật sư Trần Lâm sinh năm 1925, nguyên là Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, Vụ phó Ủy Ban Kế Hoạch Nhà nước. LS Trần Lâm cũng là người tham gia bào chữa trong rất nhiều vụ án chính trị nổi tiếng
TRUNG QUỐC KHÔNG MẠNH NHƯ TA TƯỞNG