Giới Thiệu

Blog Luật của Sự Thật là một trang blog đăng tải các tin tức bài vỡ liên quan đến những sự kiện bất công, lạm dụng luật pháp hiện đang xảy ra tại Việt Nam.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 1

Xin nhấn vào đây để đọc tập 1 về quyền biểu tình.

Chân dung ông Nguyễn Đức Kiên

Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy nửa năm, Sacombank đã nằm gọn trong tay của nhóm “bố già” Nguyễn Đức Kiên.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 2

Xin nhấn vào đây để đọc tập 2 về quyền hội họp, lập hội, lập đảng.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 3

Xin nhấn vào đây để đọc tập 3 về quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin.

31/8/11

Cả một thời… trộm cướp lên ngôi!


 Ở nông thôn, khi những con chó không còn ra đường cho bọn bắt chó tròng cổ nữa, thì bọn bắt chó chuyển đổi thành bọn bắt gà. Mới đây bọn họ xông vào chuồng gà nhà dân ở xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định bắt đi cả trăm con gà. Tại hiện trường chuồng gà bọn bắt gà để lại dấu vết là một tờ giấy trong đó có ghi dòng chữ: “thông cảm, vì không đủ bao tải đựng gà nên không bắt nữa chứ không phải chê gà mà bắt ít”.

30/8/11

Người biểu tình bị bắt có thể kiện công an

Một số người bị bắt trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần thứ 11 ngày 21/08 của quần chúng ở Hà Nội vừa lên tiếng cáo buộc công an và cảnh sát điều tra có hành vi ép cung, hành hung và các vi phạm pháp luật khác trong thời gian câu lưu họ.

Vài trong số những người bị bắt cho hay đã chứng kiến những hành vi mà họ nói là công khai và cố tình vi phạm pháp luật nghiêm trọng của công an và cho hay họ đang cân nhắc khiếu nại, hoặc kiện cơ quan công an cũng như mong muốn tìm kiếm các tổ chức, cá nhân có thể giúp đỡ họ tìm kiếm công lý.

Trao đổi với BBC hôm Chủ Nhật, 28 tháng Tám, ông Ngô Duy Quyền, kỹ sư, người bị bắt lên xe và đưa tới cơ quan công an, cáo buộc công an đã ép ông phải ký vào một bản khai sẵn, dùng sức ép số đông lấy điện thoại cá nhân của ông ngay trong đồn công an, cũng như hành hung trong lúc ép buộc ông phải lăn tay "như một tội phạm."

"Hai người họ kẹp hai bên, họ bóp tay, họ vặn tay tôi để lấy vân tay," ông Quyền, người cũng là chồng của luật sư đối kháng Lê Thị Công Nhân nói.

"Khi mà tôi cự tuyệt, thì có một người mặc thường phục đánh vào vai tôi hai lần. Và tôi nói là giữa thanh thiên bạch nhật như thế mà các anh đánh dân, đối xử với dân như vậy à. Thì người đó, thường phục, không đeo biển tên, nói với tôi là: cái thằng này mất dậy nhỉ."

"Mười bốn, mười lăm công an, cả nữ cả nam, cả sắc phục, cả thường phục, họ ép hai bên chị Hằng, họ vặn tay, nói chung là họ làm tất cả các thứ để lấy vân tay của chị ấy"

Kỹ sư Ngô Duy Quyền

29/8/11

Thiếu tá VN 'say rượu' bàn chuyện biên giới

Vấn đề thác Bản Giốc vẫn gây tranh cãi trong nhiều người Việt

Một trong những Bấmđiện tín của Sứ quán Mỹ ở Hà Nội, bị Wikileaks tiết lộ, cho biết một thiếu tá biên phòng Việt Nam trao đổi với viên chức Mỹ trong tình trạng say rượu, một ngày sau khi hai chính phủ Việt - Trung ký một loạt thỏa thuận quan trọng về biên giới năm 2009
Ngày 18/11 năm đó, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vũ Đại Vĩ đã ký Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu trên biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc.Từ 16 đến 18/11 năm 2009, đã diễn ra cuộc gặp giữa hai Trưởng đoàn đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc tại Bắc Kinh.

Vụ trung úy Lang Thành Dũng (C.A Nha Trang) bị tố cáo dùng nhục hình: Trung úy Dũng thừa nhận có đánh đập anh Vũ


Liên quan vụ trung úy Lang Thành Dũng (Công an thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) bị tố cáo bắt lầm và đánh đập anh Nguyễn Trường Vũ (chạy xe ôm ở Nha Trang) đến mức phải nhập viện cấp cứu và điều trị, nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ cho biết, làm việc với cơ quan chức năng, Dũng đã tỏ thái độ thành khẩn, thừa nhận đã đánh đập, ép cung anh Vũ trong đêm 26, rạng sáng 27-7-2011.

Lời khai của Dũng phù hợp với các chứng cứ khác trong vụ án.

Ngày 26-8, tại Nha Trang, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố (tội “dùng nhục hình”) đến bị can Lang Thành Dũng và lệnh cấm Dũng đi khỏi nơi cư trú.
Cùng ngày, văn bản của Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao kiến nghị Giám đốc công an tỉnh Khánh Hòa tạm đình chỉ chức vụ “cán bộ Đội CSĐT về trật tự - xã hội Công an TP Nha Trang” đối với Dũng (để điều tra theo quy định) được trao lãnh đạo công an tỉnh Khánh Hòa.
Kiến nghị ghi: “Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được bản kiến nghị này, đề nghị đồng chí Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa thực hiện và trả lời cho Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao biết”.

27/8/11

Vài chia sẻ về quyền đi biểu tình.

(Luật của Sự Thật xin được kính gửi đến quý bạn một bài viết mới nhất của Luật Sư Huỳnh Văn Đông chia sẻ về quyền đi biểu tình. Bài này được viết trong nổi bức xúc của ông khi thấy những người Công dân Việt Nam bị bắt chỉ vì bày tỏ lòng yêu nước của mình qua những cuộc xuống đường phản đối sự gây hấn của Trung Quốc).
LS Huỳnh Văn Đông


Gi  các bn Công dân yêu nước,
Theo quy đnh ti điu 76 Hiến Pháp công dân phi trung thành vi t quc; phn bi t quc là ti nng nht.
Điu 69: Công dân có quyn t do ngôn lun, t do báo chí, có quyn được thông tin; có quyn hi hp, lp hi, biu tình theo quy đnh ca pháp lut.
Nhn thc rõ hai điu này bn đang thc hin quyn Công dân và hãy mnh dn  thc hin quyn ca bn.
Trong hơn hai tháng qua, tôi thc s xúc đng và ngưỡng m trước hành đng vì T quc ca bn. Vì điu kin khách quan và vì các lý do khác tôi mi ch được tham gia cùng bn mt ln ngoài Hà Ni trong tháng 7.
Rõ ràng vic đi biu tình ch nhm th hin thái đ phn đi trước s xâm lăng ca Trung Quc đi vi đt nước mà t tiên chúng ta đã gy dng và là nghĩa v ca mi công dân. Chng li vic làm thiêng liêng và cao c đi vi bn phn ca người kế tha gia sn ca t tiên đ li là hành vi phn bi t quc. Vì vy, các cá nhân, cơ quan, t chc vin dn các lý do mơ h ln ch quan đ đàn áp, bt giam nhng công dân yêu nước đu là k phn bi t quc.
Các thế lc thù đch, phn đng kích đng, d d như thông báo ca chính quyn Hà Ni ch là li ngy bin ca nhng k đã và đang vì quyn li ca bn thân mà cam chu làm tay sai cho phương bc, và đã chà đp mt cách thô bo vào tinh thn dân tc ngàn đi ca  Dân ta. Và “cú đp lch s” là minh chng hùng hn cho vic cam chu làm tay sai đ làm vui lòng ngai bang. Bn phn đng, thế lc thù đch có xúi dc chúng ta làm vic này đi chăng na, thì trong trường hp này bn h đang là người tt.
Bn yêu mến!

25/8/11

Thêm một công dân chết trong đồn công an

Truyền thông trong nước vừa đưa tin anh Lê Văn Trận, trú tại xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên đã bị phát hiện tự sát bằng cách treo cổ tại phòng tạm giữ công an huyện khi anh này bị bắt vì tình nghi có liên quan đến một vụ án hiếp dâm.

Sư việc làm dấy lên nghi ngờ của dư luận về cái chết bất ngờ của anh Trận trong lúc tình trạng nghi phạm chết trong khi điều tra ngày càng nhiều. Để rộng đường dư luận, Quỳnh Chi hỏi chuyện anh Tí, anh ruột của anh Lê Văn Trận.

Trình diện rồi bị bắt luôn

Quỳnh Chi: Chào anh, anh vui lòng cho biết người mất bao nhiêu tuổi và tên gì ạ?
Anh Tí: Tên là Lê Văn Trận, 29 tuổi.
Quỳnh Chi: Còn anh tên gì và quan hệ như thế nào với anh Trận thưa anh?
Anh Tí: Tôi tên Tí, là anh ruột của Trận.
Quỳnh Chi: Hiện tại anh vẫn còn ở chung nhà với anh Trận đúng không ạ?
Anh Tí: Tôi ở chung nhà với Trận. Nhà tôi có 3 anh em. Người anh lớn lấy vợ rồi và đã ở riêng.
Quỳnh Chi: Anh Trận bị bắt vì lý do gì thưa anh?
Anh Tí: Em tôi nhậu chung với khoảng 7-8 thanh niên và hai cô gái. Em tôi bị liên can thôi vì mấy thanh niên kia có “quan hệ” với các cô gái ấy còn em tôi thì  không. Sau đó hai cô gái kia lên xã báo là bị hiếp dâm.

24/8/11

Nước mắt và lương tri


Sáng qua (23-8), trong một phiên tòa xét xử lưu động giữa lòng dân cư có đông người dân dự khán, thiếu nữ tát CSGT bị Tòa Án ND quận 12 TPHCM tuyên phạt 9 tháng tù giam vì tội “Chống người thi hành công vụ”, (bênh vực mẹ, tát tai CSGT) cô gái 18 tuổi Phạm Thị Mỹ Linh (SN 1993, ngụ phường Tân Thới Hiệp, quận 12, TPHCM), bật khóc nức nở và ngất xỉu tại nơi xử án.

(Bị cáo : Nữ học sinh Phạm Thị Mỹ Linh trước tòa ngày 23-8-2011)


Sau khi tuyên án, Linh ngất xỉu và được đưa đi cấp cứu - Ảnh: Trần Duy

Muốn toà án quốc tế công nhận chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, lãnh đạo Việt Nam phải ủng hộ người dân biểu tình chống Trung Quốc !!!


Tình yêu nước phải chăng là cảm giác đặc biệt, thiêng liêng, hiện hữu trong linh hồn của mỗi người đối với quê hương, để khi đối diện trước hiểm họa quốc phá gia vong, mỗi chúng ta đều không thể lặng im thụ động. Khi Trung Quốc gia tăng hành vi lấn chiếm biển đông, cưỡng đoạt lãnh thổ, giết hại ngư dân, cắt dây cáp tàu Việt Nam ... từ tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, đến nhà nghệ sĩ già Tạ Trí Hải, đến thiếu nữ vóc hạc Kim Tiến, em sinh viên trường Đại Học Xây Dựng, thanh niên Nguyễn Tiến Nam, và cả các em bé thơ cũng nối bước chân mẹ cha để tham gia biểu tình chống Trung Quốc bảo vệ nước nhà.

23/8/11

Đấu tố thời @


Mẹ Nấm - Đấu tố? - Hiểu nôm na động từ mang tính “thời vụ” này bao gồm “tố” và “đấu”.

Tố giác, tố cáo và kể cả “tố điêu”. Trên cơ sở đó đưa ra biện pháp “đấu tranh” cụ thể.

Mặc nhiên một động từ “phát sinh” này chỉ là “thời vụ”

Nhắc đến động từ này, người ta thường nghĩ ngay đến thời kỳ cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, do đảng khởi xướng và chỉ đạo thực hiện. Và kết quả của công cuộc cải cách ruộng đất như thế nào, đã mang lại cho dân tộc cái gì, chir xin kết lại một câu: Một nỗi ám ảnh kinh hoàng và là một vết nhơ trong lịch sử.

Và, kết quả đó mang theo sự tồn tại của một động từ như đã nói.

22/8/11

Quyền Biểu Tình của Công Dân

GS Hoàng Xuân Phú
Kẻ đúng thì rụt rè, do dự, vì e là phạm luật.
Người sai lại năng nổ, thẳng tay, bởi tin rằng có lý.


Biểu tình là một hoạt động hợp hiến và hết sức thông thường ở xã hội văn minh. Nhưng đến nay, biểu tình (ngoài sắp đặt của cơ quan Nhà nước) vẫn còn là một chuyện tương đối xa lạ ở Việt Nam, thậm chí như một điều „phạm húy“. Biểu tình bị ngăn cản, dù có diễn ra thì người ta vẫn quanh co, không dám gọi đúng tên. Đa số người dân nhìn nhận quyền biểu tình như một thứ xa xỉ phẩm, không liên quan đến cuộc sống của mình, thậm chí còn nhìn nó như một miếng mồi nhử nguy hiểm: Ừ thì Hiến pháp cho phép đấy, nhưng cứ thử động vào mà xem… Vốn dĩ thuộc phạm trù đối nội, quyền biểu tình được nêu trong Hiến pháp trên thực tế chỉ còn để đối ngoại.

Cản trở đối với quyền biểu tình của công dân không chỉ xuất phát từ ý muốn được „yên ổn“ của những người cầm quyền, mà còn bị ảnh hưởng nhiều bởi sự nhầm lẫn về mặt lô-gíc: Cả hai phía đều coi việc chưa có Luật biểu tình chính là nguyên nhân khiến quyền biểu tình chưa được hay chưa thể thực thi.

Phía người dân tưởng là khi chưa có Luật biểu tình thì không được biểu tình, nên đa số những người muốn bày tỏ chính kiến… vẫn im lặng. Ngay cả những người đã can đảm xuống đường vẫn cảm thấy chưa yên tâm, lo là hành động của mình có gì đó không ổn về mặt pháp luật, nên mới đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật biểu tình.

Phía chính quyền thì coi các cuộc biểu tình không do họ hoặc các cơ quan Nhà nước tổ chức là bất hợp pháp, là cố tình gây rối, thậm chí là do các thế lực thù địch tổ chức hoặc kích động, nên nếu có biểu tình thì chính quyền có quyền giải tán, có quyền bắt bớ… Có lẽ cũng do tin rằng chưa có Luật biểu tình thì không được biểu tình, nên một số người muốn trì hoãn việc ban hành Luật biểu tình, vì nếu có luật thì dù quy định ngặt nghèo đến đâu đi nữa, vẫn còn lại những quyền tự do tối thiểu, và không phải ai cũng muốn chấp nhận những quyền tối thiểu ấy của người dân.

Câu hỏi đặt ra là: Nên hiểu quyền biểu tình và mối quan hệ của nó với Luật biểu tình như thế nào cho đúng?

Quyền biểu tình trong Hiến pháp hiện hành


Cơ sở pháp lý để đánh giá về tính hợp pháp của hoạt động biểu tình là Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam năm 1992.


20/8/11

19/8/11

Các nhân sĩ, trí thức kiến nghị về Thông báo cấm biểu tình


Ngày 18/8/2011 (hôm qua), một bản thông báo được cho là của UBND thành phố Hà Nội “yêu cầu chấm dứt biểu tình tự phát”.
Điều đáng nói là bản thông báo này đã không được ban hành theo những thủ tục hành chánh thông thường, đặc biệt không có người ký để xác nhận cá nhân chịu trách nhiệm về nội dung văn bản.
Một điều đáng nói khác là, với một văn bản vi hiến như vậy, nhưng tất cả các cơ quan truyền thông lề phải từ Đài truyền hình trung ương, cho tới các báo giấy báo mạng, đều vồ lấy, công bố cách công khai mà không cần biết nó có giá trị pháp lý hay không.
Vấn đề đặt ra là tại sao người ta dám ký nhượng biển đảo, tài nguyên, đất đai cho Trung cộng, nhưng một văn bản quan trọng như thông báo này lại không có ai dám ký lãnh trách nhiệm trước quốc dân đồng bào? Phải chăng những người này biết rõ đất đai, biển đảo đã được lãnh đạo nhượng rồi cho Tầu cộng?

Một tàu cá bị Trung Quốc bắt giữ, đòi chuộc hơn 6.000 USD


SGTT.VN - Ngày 18.8, ông Nguyễn Ngọc Hiếu, chủ tịch UBND xã Bảo Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình, cho biết một tàu đánh cá cùng năm ngư dân đang đánh cá trên biển đã bị phía Trung Quốc bắt giữ.
Tàu bị bắt giữ mang biển hiệu QB 1825 TS, do ông Nguyễn Văn Thạnh làm chủ tàu, bốn thuyền viên khác bị bắt cùng ông Thạnh gồm Nguyễn Văn Tiến, Lê Văn Hiến, Hồ Văn Tịnh, Nguyễn Văn Hạnh. Theo ông Hiếu, tàu cá của ông Thạnh bị bắt vào chiều ngày 8.8 nằm trong khu vực đánh cá chung. Ngày 18.8, bà Nguyễn Thị Hằng, vợ ông Thạnh nhận điện thoại từ Trung Quốc, thông qua một phiên dịch, cho biết phía Trung Quốc đòi chuộc 6.250 USD mới thả tàu và năm người về.
Chiều ngày 18.8, một cán bộ cục Lãnh sự, bộ Ngoại giao xác nhận với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, có một tàu cá của ngư dân xã Bảo Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình bị phía Trung Quốc bắt giữ. Theo sở Ngoại vụ Quảng Bình, ngày 8.8, tàu cá QB 1825 TS, do ông Nguyễn Văn Thạnh làm chủ tàu cùng bốn thuyền viên khác đã bị lực lượng ngư chính Trung Quốc bắt giữ tại toạ độ 17°50’ vĩ độ bắc, 109°20’ kinh độ đông. Hiện nay sở Ngoại vụ chưa có thông tin gì từ phía Trung Quốc, đang chờ tin từ cục Lãnh sự.
QUỐC NAM – VIỆT ANH

http://sgtt.vn/Thoi-su/151662/Mot-tau-ca-bi-Trung-Quoc-bat-giu-doi-chuoc-hon-6000-USD.html

Lần hẹn thứ 11 của những công dân Việt Nam Yêu Nước


Thời gian: 08h30 ngày Chủ Nhật 21.08.2011

Địa điểm tập trung:

Hà NộiKhu vực Hồ Gươm - Chân tượng đài Lý Thái Tổ, Chân tượng đài Quyết Tử cho Tổ Quốc Quyết Sinh, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Sài GònCông viên 23/9, đường Phạm Ngũ Lão

và ở bất kỳ mọi nơi, mọi thời khắc, bằng nhiều hình thức

TỰ PHÁT. SÁNG TẠO. YÊU THƯƠNG.

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi... *

TỔ QUỐC TRÊN HẾT!
VIỆT NAM ANH HÙNG MUÔN NĂM!
ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM TOÀN VẸN LÃNH THỔ MUÔN NĂM!

Lòng yêu nước, 
hành động tự phát 
và mục tiêu bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc 
là tinh thần chung của ngày 21.08.2011

Facebook Twitter Stumbleupon More