Giới Thiệu

Blog Luật của Sự Thật là một trang blog đăng tải các tin tức bài vỡ liên quan đến những sự kiện bất công, lạm dụng luật pháp hiện đang xảy ra tại Việt Nam.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 1

Xin nhấn vào đây để đọc tập 1 về quyền biểu tình.

Chân dung ông Nguyễn Đức Kiên

Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy nửa năm, Sacombank đã nằm gọn trong tay của nhóm “bố già” Nguyễn Đức Kiên.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 2

Xin nhấn vào đây để đọc tập 2 về quyền hội họp, lập hội, lập đảng.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 3

Xin nhấn vào đây để đọc tập 3 về quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin.

31/12/12

Đảng lo ‘tự diễn biến’ và sụp đổ

Mọi đảng viên cộng sản đều cần 'nâng cao sức chiến đấu'
Kết thúc năm 2012, không khí chính trị ở Việt Nam tăng độ nóng với nhiều phát biểu ở cấp cao thể hiện sự lo ngại về nguy cơ ‘tự diễn biến’ và sự tan rã của mô hình ‘xã hội chủ nghĩa’.
Mặc dù tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 trong tháng 10 vừa qua, các lãnh đạo Đảng đã cảnh báo về ‘diễn biến hòa bình’ và nạn tham nhũng, nhóm lợi ích, cho đến cuối năm vấn đề vẫn không giảm đi, thậm chí còn được bộ máy tuyên truyền dồn dập nhắc nhở.
Bài diễn văn cho rằng có mối liên hệ giữa cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng với đấu tranh chống ‘diễn biến hòa bình’, cụm từ được định nghĩa là tiến trình giải thể hệ thống chính trị độc Đảng ở Việt Nam không qua biện pháp bạo lực.
Tuy nhiên, bài phát biểu của ông Vũ Văn Phúc cũng không chỉ ra được đối tượng đứng đằng sau các hành động mang tính chuyển hóa chế độ đó là ai mà chỉ cho rằng có ‘các thế lực thù địch’ một cách khá chung chung.
Và có vẻ như chính các thành phần nội bộ ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cấp đang có nguy cơ rơi vào trong tình trạng ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ về tư tưởng, lối sống, theo ông Vũ Văn Phúc.
Vì thế, Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị “nâng cao sức đề kháng của mỗi tổ chức đảng, từng cấp chính quyền, đoàn thể, của mỗi cán bộ, đảng viên”.

Rối loạn, lạc hướng?

 'Tự diễn biến' là thế nào, tới mức nào thì dẫn tới 'tự chuyển hóa'? Nếu không khu biệt rõ, rất dễ nhầm lẫn. Mà nhầm lẫn thì đi đến rất dễ nghi oan, thậm chí rất dễ quy chụp, và dẫn tới rối loạn, lạc hướng."
Vì không có định nghĩa ai đang làm gì, và vi phạm thế nào để trở nên kẻ ‘tự diễn biến’, thậm chí ‘tự diễn biến’ bắt đầu từ đâu, và đi tới đâu cũng không rõ nên hiện Đảng thừa nhận xử lý không tốt sẽ dẫn đến lạc hướng.

Tiến sỹ Vũ Văn Phúc tự đặt câu hỏi:
“Chẳng hạn, “tự diễn biến” là thế nào, tới mức nào thì dẫn tới “tự chuyển hóa”? Nếu không khu biệt rõ, rất dễ nhầm lẫn. Mà nhầm lẫn thì đi đến rất dễ nghi oan, thậm chí rất dễ quy chụp, và dẫn tới rối loạn, lạc hướng.”

Bên cạnh một số đề nghị mang tính đạo đức và tâm lý, bài diễn văn không đề ra được giải pháp cụ thể, mới mẻ ngoài việc tăng cường công tác xây dựng Đảng, chống tham nhũng, lãng phí, đẩy lùi tình trạng cát cứ, cục bộ và lợi ích nhóm.

Đặc biệt, ông Vũ Văn Phú đề nghị “về dựa hẳn vào nhân dân để xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước”.

Nhưng chỉ riêng việc tổ chức hội thảo của Đảng ủy Khối cơ quan Trung ương cùng với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cho thấy bên cạnh công an thì quân đội đang ngày càng được đề cao ở vị trí bảo vệ chế độ hiện hành.
Trong một bài diễn văn nhân kỷ niệm 40 năm cuộc không tập của Hoa Kỳ vào Hà Nội tháng 12/1972-2012, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cũng có bài đăng trên tạp chí Quốc phòng Toàn dân, lên án ‘diễn biến hòa bình’.
Lần đầu tiên từ nhiều năm, Tướng Phùng Quang Thanh nhắc đến nguy cơ ‘chiến tranh xâm lược’ mà ông cho rằng chính ‘diễn biến hòa bình’ là hoạt động tạo cơ hội cho nước nào đó từ bên ngoài phát động chiến tranh chống lại Việt Nam.
Gần đây các báo chính thống ở Việt Nam cũng nói về chuyện chống ‘quốc gia hóa quân đội’ và nhấn mạnh đến sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam.


Quân đội Nhân dân có nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ Đảng
 
Vào đầu năm 2013, dự kiến Trung ương Đảng sẽ họp hội nghị lần thứ 7 để bàn về nhiều chủ đề chưa hoàn tất từ hội nghị trung ương 6, cả về nhân sự và đường lối.
Lần đầu tiên, các cơ quan của Đảng cũng nói về chuyện "xác định đường lối cho cải tổ chính trị" trong không khí hỏi ý kiến nhân dân về sửa đổi hiến pháp.
Là một trong số vài ba đảng cộng sản còn cầm quyền trên thế giới kể từ sau khi Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã̉, Đảng Cộng sản Việt Nam hiện gặp cuộc khủng hoảng mô hình.
Theo các chuyên gia quốc tế và một số nhà hoạt động trong nước, mô hình chính trị độc đoán kết hợp với kinh tế thị trường còn có tên là 'chủ nghĩa tư bản phi tự do' như tại Việt Nam và Trung Quốc đang gặp khủng hoảng.
Câu hỏi là liệu bộ máy hiện nay, dù đã nhận ra vấn đề, có năng lực tự cải tổ để chuyển sang một mô thức khác hay là không.


30/12/12

Bức Ảnh Cuối Năm 30-12-2012


DSC01079
Bức ảnh trên được chụp hồi 9h30′ sáng nay, trước Vườn hoa Lý Tự Trọng, Hà Nội. Những người dân oan từ Bình Dương, Châu Đốc đứng giữa trời giá lạnh dưới 15 độ, gió mùa Đông bắc cấp 3-4 từ Hồ Tây thổi thốc lên sau lưng … Đêm nay, có lẽ như những lần trước, họ lại dựng lều ngủ lại tại vỉa hè này.

 

29/12/12

Chuyện Xảy Ra Trong Ngày Xử Phúc Thẩm CLB NBTD !!!


Vượt qua vòng vây của an ninh bao quanh nhà để ra phiên tòa đã khó.
Cả đêm trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm không ngủ được vì chỉ sợ mình nhắm mắt sẽ ngủ quên đi mất. Đành nằm đợi trời sáng.
4h sáng, trong lòng cảm thấy bất an, bồn chồn, lo là chỗ mình đang trú bị lộ, an ninh sẽ chặn không thể đi được. Tiếng động ngoài cửa càng làm mình lo hơn.
Ngồi dậy bật đèn, mở máy lên đọc kinh và cầu nguyện. Cứ đọc đi đọc lại mãi Kinh hòa bình.

5h30 sáng, mở cửa bước ra ngoài thấy mọi thứ đều yên bình. Thế là diện bộ đồ thể dục vào, "tót" ra đường thôi.
Sau khi cà phê cà pháo xong, gần 8h sáng lượn qua tòa án thấy toàn phe an ninh, chẳng thấy phe ta đâu cả. Quyết định dừng chân 1 nơi gần đó để đi bộ từ từ lại.
Hơn 8h, tôi bước chân từ phía ngã tư Pasteur - Lý Tự Trọng qua công viên Cổ Đa đối diện Tòa án. Khi dừng chân ngay đối diện Tòa án, bao nhiêu ánh mắt đổ dồn, camera cũng chĩa dồn về phía tôi. Dường như chỉ có mình tôi lạc lỏng giữa đám đông xa lạ với những cặp mắt hình viên đạn đang nhìn về phía tôi. Mặc kệ! Tôi chọn cho mình một chỗ ngồi đối diện với Tòa án, một mình lẩm nhẩm bài Kinh hòa bình cầu nguyện cho những người đang bị xét xử bên trong Tòa án. Ngồi đó được 1 chút, công an đến đuổi tôi đi chỗ khác. Tôi bước chân qua phía bên kia Tòa án, ngồi ngay chỗ nhà chờ xe buýt. Có vài người cũng ngồi đấy vì không được vào phiên tòa, chúng tôi bắt đầu trò chuyện làm quen. Được 1 chút, công an lại đuổi chúng tôi đi chỗ khác. Tôi trở lại phía công viên, cũng vừa lúc Vũ Sỹ Hoàng (Fb Hành Nhân) và Bách Việt đi tới. Chúng tôi cùng bước vào trong công viên ngồi trò chuyện với nhau. Chỉ được 1 chút, đám đông đủ loại công an, an ninh, dân phòng, trật tự đô thị đi về phía 3 người chúng tôi. Linh cảm có điều không hay, chúng tôi quyết định đứng dậy rời khỏi công viên. Một viên công an lớn tuổi đi nhanh theo tôi nói:
- Đề nghị cô cho kiểm tra giấy tờ.
- Ơ! Đi dạo công viên mà cũng bị xét giấy tờ là sao?
- Tôi là công an, tôi có quyền kiểm tra giấy tờ của bất cứ ai.
- Đúng là anh có quyền kiểm tra giấy tờ của người dân nhưng sau 23h, tôi đi lang thang ngoài đường anh mới có quyền hỏi giấy tờ của tôi. Còn bây giờ là ban ngày, tôi đi dạo chơi công viên cũng bị kiểm tra giấy tờ là sao? Các anh muốn gì?
Họ lao nhanh về phía tôi và Hành Nhân hòng túm bắt chúng tôi. Tôi chạy ra ngay ngoài đường la to lên, họ nhanh chóng tống tôi lên chiếc xe đợi gần đó một cách thô bạo. Hành Nhân bị họ dí theo, túm lấy, đè cổ xuống đất, đấm rách môi và khiêng 2 tay 2 chân tống lên xe như khiêng heo khiến quần bị rách.
Trên xe, họ tiếp tục uy hiếp và đánh đập chúng tôi. Họ giật mất điện thoại của tôi.
Tôi bị đưa đến đồn công an phường Nguyễn Cư Trinh, còn Hành Nhân sau đó bị đưa đi đâu thì tôi không rõ.
Họ tống tôi vào 1 căn phòng làm việc khuất phía trong đồn công an. Một tay an ninh khác hùng hổ, vô cớ đánh vào mặt, vào 2 cổ vai tôi rất đau như tôi và hắn có thù với nhau từ kiếp nào.
Đánh xong, hắn bỏ ra ngoài hội ý với đồng bọn, bỏ tôi với 1 anh công an phường đang loay hoay làm việc và 1 cô bé làm bên Đội an ninh Quận 1. Tôi quay sang hỏi chuyện cô bé:
- Em năm nay bao nhiêu tuổi?
- Dạ 21.
- Còn trẻ vậy. Chắc mới ra trường thôi phải không?
Cô bé gật đầu. Tôi hỏi tiếp:
- Theo em, an ninh được quyền làm những việc pháp luật không cho phép không?
Cô bé chưa kịp trả lời thì anh công an cướp lời:
- Em cứ bình tĩnh! Em phải làm gì thì mới bị người ta đưa vào đây chứ. Sao ngoài đường bao nhiêu người họ không bắt mà lại bắt em? (Câu này quá quen thuộc luôn nè!)
- Em hỏi câu đó với thái độ rất nhỏ nhẹ và bình tĩnh đấy anh. Còn em cũng đang thắc mắc điều giống anh vậy đó. Tiện thể, anh đi mà hỏi họ giúp em luôn là tại sao bắt em vào đây.
Mọi người im lặng khi những người an ninh mặc thường phục bước vào phòng.
Một chị an ninh nói với tôi:
- Chúng tôi nghi ngờ em giấu tang vật phạm pháp trong người. Đề nghị em cho chúng tôi kiểm tra người.
Nghe đến đây, tôi thấy quen quen. Tôi chợt nghĩ đây là chiêu bài vu vạ ghép tội cho tôi đây mà. Thế là tôi nói luôn:
- Được! Nếu các người đã muốn vậy, hãy mang tôi ra trước sự chứng kiến khách quan của người dân, tôi sẽ tự lột đồ cho mọi người cùng chứng kiến.
- Em nói vậy sao được! Em là con gái, còn có danh dự và nhân phẩm. Mang ra đó, họ nhìn em thế nào?
- Đúng là với người phụ nữ, bao giờ danh dự và nhân phẩm của họ cũng rất quan trọng. Nhưng không vì thế mà tôi để mấy người tự ý vu vạ nhằm ghép tội tôi được.
Nói rồi, họ vẫn làm theo ý họ. Họ giữ người tôi lại, bắt đầu lột đồ tôi ra trong sự chứng kiến của những nam an ninh khác và điều đáng ngạc nhiên là họ còn ngang nhiên mang camera ra quay lại. Tôi đoán ra mục đích là họ muốn làm nhục tôi. Vừa chống cự, tôi vừa cảnh cáo họ:
- Mấy người lột đồ tôi đã khó nhưng mặc lại còn khó hơn đấy nhé.
Sau khi trên người chỉ còn bộ đồ lót, họ mới dừng lại. Camera vẫn tiếp tục chĩa về phía tôi. Tôi quay lại phía sau lưng là tấm gương, chỉnh sửa lại tóc tai rồi quay lại hướng camera với thái độ bình thản & điềm nhiên, tôi nói lớn:
- Quay đi! Quay xong nhớ up lên mạng cho tôi và mọi người thấy được sự đê tiện của các người nha!
Xong, họ lại bỏ ra ngoài hội ý.
Tôi đau nhức và mệt mỏi vì bị đánh, vì bị làm nhục, vì cố gồng sức mà chống cự lại, tôi nằm xuống dưới nền đất nhắm mắt để suy nghĩ về sự dã man của họ. Lúc trước khi theo đạo Công giáo, tôi từng tuyên bố rằng tôi thà chết chứ không bao giờ để họ chà đạp nhân phẩm như vậy. Nếu là trước đây, chắc là tôi sẽ lao đầu vào tường chết mẹ cho rồi. Cơ thể bắt đầu cảm thấy lạnh và buồn nôn, tôi chạy vào nhà vệ sinh. Trong khi tôi đang nôn mửa như vậy mà có 1 chị phụ nữ nói là bên y tế Quận 1 đến hỏi tôi đã chồng con gì chưa rồi bắt tôi cởi quần lót ra cho chị ấy khám. Tôi hỏi lý do, chị ấy nói là nôn ói liên quan đến vấn đề tiêu hóa. Tôi bảo là chỗ ấy đâu liên quan đến tiêu hóa, chỉ liên quan đến tiết niệu thôi và từ chối không cho khám gì hết. Chị ấy thấy tôi đang trong tình trạng sức khỏe như vậy, chị ra ngoài kiếm cách từ chối yêu cầu của những người an ninh. Những người an ninh vẫn cố ép chị ấy làm. Tôi từ trong nhà vệ sinh đi ra khuyên chị là không nên làm những việc trái pháp luật và trái đạo đức lương tâm như vậy. Những người chỉ đạo kia sao họ không làm việc đó đi mà đẩy qua cho chị và chính họ đã dám lột đồ quay phim tôi thì việc gì mà họ không dám làm nữa. Chị ấy tháo bỏ găng tay đưa cho những người an ninh và ra ngoài. Phía an ninh lại bỏ ra ngoài. Tôi ngồi bệt xuống đất mà trong đầu chưa hết khỏi sự bàng hoàng. Tôi mong là họ đừng làm. Vì tôi sợ khi họ gây ra điều đó, tâm hồn tôi sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và hận thù sẽ hiện diện trong tôi - có thể sẽ hủy diệt chính bản thân tôi và sau nữa mới đến họ. Tôi không biết làm sao để ngăn điều đó đừng xảy ra. Tôi thừ người và bất chợt hát Kinh hòa bình và rồi tôi cầu nguyện. Họ quay lại với 2 cô y tế mới trong khi tôi vẫn đang hát lời Kinh hòa bình. Họ yêu cầu tôi ngoan ngoãn hợp tác nhưng bị tôi từ chối. Họ cưỡng chế, khiêng tôi đặt nằm trên bàn rồi bắt đầu khống chế tay chân để lột hết đồ trên người tôi. Tôi cố gắng dùng hết sức chống cự lại họ khiến có mấy lần họ bị tôi đá văng vào tường. Họ cũng có bị tôi cào cấu vào tay và bị tôi nắm tóc kéo nữa. Nhưng sức 1 người không thể nào làm lại 4 người họ, cuối cùng họ cũng lột sạch đồ trên người. Họ còn dùng tay chọc vào chỗ kín khiến tôi đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Xong, họ cưỡng chế để mặc đồ lại cho tôi. Tôi nhất định không chịu để cho họ mặc lại. Tôi nói:
- Cứ để y nguyên như vậy cho tôi đi về. Đã dám làm mà còn sợ sao? Tôi không ngại thì mấy người ngại điều gì?
Họ cố sức lắm mới mặc được quần lại cho tôi nhưng không mặc được áo, họ bèn lấy áo khoát của tôi trùm ngược vào người tôi rồi kéo dây kéo phía sau lại. Rồi họ bỏ ra ngoài. Có giọt nước mắt còn lăn trên mắt. Tôi nghĩ đến cái chết. Rồi tôi lại nghĩ về những lời trong Kinh hòa bình, tôi nghĩ đến cuộc đời khổ nạn của Chúa Jesus và tôi lại mỉm cười.
Trong lúc những con người đó tự viết, tự làm biên bản gì đó với nhau, tôi đã nghe cô bé an ninh nói:
- Chú Hải bảo làm như vậy.
Chú Hải mà cô bé nói đến có phải chăng là Lê Minh Hải (an ninh TP) - người đã từng cho đàn em làm với chị Tạ Phong Tần như với tôi ngày hôm nay.
Khoảng 12h, họ quay lại cưỡng chế tôi về công an phường Phú Thạnh, Q. Tân Phú (nơi tôi cư ngụ). Trên xe tôi nhớ về những gì bạn tôi kể về sự tàn ác của Ai Cập trước ngày thay đổi, tâm cảm thấy rất bình an mà nói thẳng với tay an ninh rằng:
- Hôm nay tao rất vui vì đã 2 lần chiến thắng tụi bây. Thứ nhất là dù bọn bây cho rất nhiều người và tốn rất nhiều công sức để canh giữ hòng ngăn chặn tao từ nhà. Nhưng không, tao vẫn đi đến được nơi tao muốn đến. Thứ hai là bọn bây dùng những trò đê tiện này làm tổn thương tâm hồn tao để đánh vào tâm lý sợ hãi, khiến tao phải bỏ cuộc. Nhưng tao cũng nói cho bọn mày biết. Đúng là bạo lực và những trò đê tiện này có thể làm người ta đầu hàng trước bọn mày đấy, nhưng đó chỉ là những kẻ yếu đuối mà thôi, còn với những người như tao thì những trò đó chỉ làm ý chí và tinh thần mạnh mẽ lên mà thôi. Tụi bây cũng nên chuyển hết những lời này của tao đến những thằng nào chỉ đạo tụi bây làm những trò này và nhớ nói thêm rằng: Bản lĩnh của cả đám bọn mày kém lắm, thua cả 1 phụ nữ như tao nên mới dùng những thủ đoạn bỉ ổi này. Tao vui vì tụi bây đã làm như vậy. Bất cứ 1 cuộc vận động thay đổi xã hội nào cũng có những sự mất mát, hy sinh. Với những việc làm của bọn mày hôm nay chỉ cho tao thấy dấu hiệu của sự thay đổi thực sự đang đến rất gần. Chính bạo lực sẽ giết chết bọn bây!
Lúc đầu, khi tôi bắt đầu nói, họ đòi đánh tôi nhưng sau đó chỉ im lặng.
(Còn tiếp...)
Facebook An Đỗ Nguyễn

28/12/12

Đất nước Việt Nam vừa trải qua 12 tháng nhiều sự kiện đầy kịch tính từ chính trị, xã hội tới kinh tế và quốc phòng.

 

Cưỡng chế ở Tiên Lãng hồi tháng Một năm 2012
Nguyễn Hùng: 
Vụ Tiên Lãng hồi đầu năm 2012 gây bất bình trong dư luận
 
1. Cưỡng chế đất đai

Năm 2012 khởi đầu với những phát đạn hoa cải ởTiên Lãng, Hải Phòng trong vụ cưỡng chế trái luật khu đầm của ông Đoàn Văn Vươn.
Ông Vươn và gia đình bị tố cáo bắn bị thương một số công an và quân nhân trong vụ cưỡng chế hồi đầu tháng Một.
Truyền thông trong nước mạnh mẽ chỉ trích các quan chức Hải Phòng và dẫn lời tướng Lê Đức Anh, cựu Chủ tịch nước, nói:

"Nếu Đoàn Văn Vươn là một người lương thiện được người dân địa phương quý mến, vậy lý do gì khiến anh ta phải có hành vi tiêu cực như vậy? Điều này cần được khẩn trương làm rõ."

Hôm 28/12, báo chí trong nước nói ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và hai người anh em khác bị đề nghị truy tố  tội giết người trong khi vợ của hai ông bị buộc tội chống người thi hành công vụ.
Sau Tiên Lãng, một vụ cưỡng chế với số đông công an hơn, dù không có sự tham gia của quân đội như Tiên Lãng, đã diễn ra tại Văn Giang, Hưng Yên hồi tháng Tư.

Người dân tố cáo chính quyền dùng vũ lực mạnh và hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đã bị hành hung.
Đây chỉ là hai vụ lớn nhất trong số các vụ cưỡng chế đất đai trong năm qua ở Việt Nam.

2. 'Đồng chí X'

Trong tháng 10, một sự kiện được theo dõi sát sao là Hội nghị trung ương 6 của Đảng Cộng sản mà kết quả là không ai bị kỷ luật vì để xảy ra các sai phạm kinh tế và tham nhũng tràn lan.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
 
Ông Dũng nói Đảng còn giao nhiệm vụ, ông còn làm
Điều này diễn ra bất chấp chuyện toàn thể Bộ Chính trị và cá nhân một ủy viên, được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gọi là 'đồng chí X', bị đưa ra trước Ban Chấp hành Trung ương gồm 175 thành viên chính thức.
Mặc dù truyền thông Việt Nam không nêu tên nhưng các hãng thông tấn nước ngoài đều nói 'đồng chí X' chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được tờ The Economist nói tới trong bài ' Chúng ta tha cho chúng mình'.

Sau hội nghị, luật sư Trần Quốc Thuận, đảng viên 44 năm tuổi đảng và từng 14 năm làm Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói với BBC Đảng nên triệu tập Đại hội giữa kỳ để xử lý việc kỷ luật 'Bộ chính trị và một ủy viên'.

Sang tháng 11, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc gợi ý với ông Nguyễn Tấn Dũng rằng chính phủ nên bắt đầu "văn hóa từ chức" nhưng vị Thủ tướng nói Đảng còn giao cho ông nhiệm vụ thì ông còn làm mặc dù ông không 'xin' Đảng Cộng sản giao việc cho ông.

Bản thân Đảng Cộng sản cũng nhận ra rằng họ cần thay đổi nhưng có vẻ lúng túng trong chuyện thực hiện.

3. Nhóm lợi ích

Tranh chấp phe nhóm và nhóm lợi ích là hai vấn đề 'nóng' trong nhiều tháng qua. Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định hồi tháng Chín:

"Lợi ích nhóm ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai, hầm mỏ, rừng, biển,...
"Hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, cản trở mọi cải cách cần thiết nhân danh ổn định chính trị - xã hội."
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
"Những người này có thể ở cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã phường hay ở cấp sở, phòng, thậm chí cá nhân thanh tra, cảnh sát hay ở doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, dự án...
"Hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, cản trở mọi cải cách cần thiết nhân danh ổn định chính trị - xã hội."

Một cựu quan chức nói các nhóm lợi ích luôn "gắn với một ông quan chức nào đấy" và nói khó có thể chống tham nhũng nếu chính các quan chức này cũng phụ trách luôn việc chống tham nhũng.

4. Ai làm báo?

Năm 2012 chứng kiến sự phát triển của một số blog chỉ trích chính quyền mà các nhà lãnh đạo Việt Nam gọi là "phản động".
Trong số các trang này có Quan làm báo và Dân làm báo, hai trang bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị cấm đọc.
Con gái ông Dũng, bà Nguyễn Thanh Phượng, cũng chỉ trích những 'blog phản động' trong một cuộc phỏng vấn.

Sự xuất hiện của Quan làm báo được xem là biểu hiện của những 'căng thẳng cung đình' bị 'bật mí' ra tại Việt Nam.

Cho tới giờ danh tính của các tác giả trên Quan làm báo vẫn còn là điều bí ấn.
Một trong những người bị cáo buộc đứng đằng sau trang web này, cựu đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, nói với BBC rằng bà và em trai, Đặng Thành Tâm, không có liên quan gì tới Quan làm báo.

5. 'Bầu' Kiên

Ông Nguyễn Đức Kiên
 
Vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên được cho là nằm trong bối cảnh tranh chấp phe nhóm chính trị
Một loạt các cuộc bắt bớ và xét xử liên quan tới sai phạm kinh tế đã diễn ra mà vụ 'Bầu' Kiên, tức doanh nhân Nguyễn Đức Kiên, đã gây ra cú sốc cho thị trường tài chính Việt Nam.

Ông Kiên bị quy vào hai tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Sau ông Kiên, lần lượt Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị, một cựu Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, của ngân hàng có tiếng ACB đã bị bắt vào khởi tố.
Cựu Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá và một số nhân vật khác được tại ngoại hầu tra.

6. Vinashin - Vinalines

Hai vụ thất thoát nhiều ngàn tỷ đồng ở hai tập đoàn chuyên đóng tàu (Vinashin) và vận tải hàng hải (Vinalines) đã dẫn tới các án tù lâu năm hoặc truy nã và bắt bớ.
Cuối tháng Ba, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm tổng giám đốc Vinashin bị tòa kết án 20 năm tù trong phiên xử sơ thẩm bốn ngày ở Hải Phòng trong đó tám người khác bị các án tù từ ba đến 19 năm, trong đó nặng nhất là ông Trần Văn Liêm, nguyên trưởng ban kiểm soát Vinashin.
Sang tháng Sáu, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines Dương Chí Dũng bị truy nã quốc tế và bị bắt vào tháng Chín.
Trước đó, Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói tại Quốc hội Việt Nam rằng vụ thất thoát hàng nghìn tỷ đồng ở Tổng công ty Hàng hải Vinalines và cựu lãnh đạo bỏ trốn giống 'như chuyện đùa'.

7. Đường 'lưỡi bò'

Quan hệ Việt - Trung tiếp tục có nhiều căng thẳng liên quan tới chủ quyền biển đảo và người dân đã nhiều lần xuống đường để bày tỏ sự bất bình.

Bản đồ với đòi hỏi của Trung Quốc trên Biển Đông
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phần lớn Biển Đông
 
Lần biểu tình cuối cùng, vốn nhanh chóng bị lực lượng an ninh giải tán, diễn ra hôm 9/12.
Một đương kim Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc ở thành phố Hồ Chí Minh nói chính quyền không muốn có biểu tình vì "lửa nhỏ có thể bùng thành đám cháy to" do người dân đã không còn tin vào chính quyền, vốn đã làm "quá nhiều điều sai trái".

Cuộc biểu tình hôm 9/12 diễn ra ít lâu sau khi tàu Trung Quốc bị cáo buộc làm đứt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam và Bắc Kinh in hình 'lưỡi bò' thể hiện đòi hỏi chủ quyền của họ ở Biển Đông lên hộ chiếu mà Việt Nam từ chối đóng dấu.
Trước đó Việt Nam đã thông qua Luật biển khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa và cả Hoàng Sa, hiện đang do Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ.

Đáp lại, Bắc Kinh xác nhận việc thành lập thành phố Tam Sa để quản lý các đảo trong đó có Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa).

Trong năm, Việt Nam tiếp tục đón các chuyến thăm viếng của hải quân nước ngoài và tăng cường quân bị qua việc đặt mua tàu chiến, phi cơ.

8. Blogger lãnh án

Hồi tháng 9/12, ba blogger được nhiều người biết tới, Điếu Cày (ông Nguyễn Văn Hải), bà Tạ Phong Tần (chủ blog Công lý & Sự thật) và Anh Ba Sài Gòn (ông Phan Thanh Hải) bị kết án tổng cộng 26 năm tù giam.

Ông Hải bị kết án 12 năm, bà Tần 10 năm và ông Phan Thanh Hải bốn năm. Trong phiên phúc thẩm hôm 28/12, chỉ riêng ông Phan Thanh Hải được giảm án một năm xuống còn ba năm tù giam vì đã "nhận tội".

Mẹ bà Tần đã tự thiêu trong lúc con gái bị giam giữ.

Các tổ chức nhân quyền chỉ trích mạnh mẽ việc Việt Nam dùng những điều luật "mơ hồ" để bỏ tù những người có quan điểm khác với chính quyền.

Việt Nam cũng bị Tổ chức Phóng viên Không biên giới coi là 'kẻ thù của internet' vì xét xử và sách nhiễu những cây viết trong không gian ảo, những người chính quyền nói bị trừng trị vi phạm pháp luật.

9. 'Hạt giống đỏ'

Tô Linh Hương, người mặc váy hồng, đi thăm công trường
Cô Tô Linh Hương làm Chủ tịch Hội đồng quản trị trong hai tháng
 
Một trong những tin thu hút sự chú ý của dư luận hồi tháng Tư là chuyện con ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp nhà nước Vinaconex - PVC.

Tô Linh Hương, sinh năm 1988, tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ngành quan hệ quốc tế.
Nhưng con gái ông Rứa đã nhanh chóng rời ghế chủ tịch hồi tháng Sáu, hai tháng sau khi nhậm chức.
Hồi tháng Một có tin con trai út 23 tuổi của một ủy viên Bộ Chính trị khác, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trở thành cán bộ đoàn cấp cơ sở sau khi du học ở Anh Quốc trở về.

Tới tháng 12/12, anh Nguyễn Minh Triết được bầu vào Ban chấp hành Trung ương đoàn.

Chị gái của anh Triết, bà Nguyễn Thanh Phượng, 32 tuổi, là lãnh đạo của một số công ty trong đó có chức Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Bản Việt.

Anh trai của anh, Nguyễn Thanh Nghị, 35 tuổi là ủy viên trung ương dự khuyết và Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

10. 'Bên Thắng Cuộc'

Cư dân mạng xôn xao về cuốn sách của nhà báo Huy Đức, tức blogger Osin trong những tuần cuối năm 2012.
Nhà báo Huy Đức viết về những gì xảy ra ở Việt Nam sau khi Sài Gòn sụp đổ trong cuốn Bên Thắng Cuộc.
"Sự thật không chỉ giúp chúng ta tìm ra phương thuốc đúng để chữa lành các vết thương cũ mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không phạm các sai lầm mới."
Tác giả Huy Đức
 
Tác giả sách nói: "Sự thật không chỉ giúp chúng ta tìm ra phương thuốc đúng để chữa lành các vết thương cũ mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không phạm các sai lầm mới."

Sách được đánh giá là giúp người đọc "hình dung ra được khá rành mạch vì sao sự mê tín với một mô hình độc tôn đã khiến lãnh đạo Đảng cầm quyền ở Việt Nam liên tiếp sai lầm mà các di chứng vẫn còn đang là chính sách hiện hành dù đã được bớt liều nhờ tác động khách quan và sự tự ý thức."
Phần một của Bên Thắng Cuộc với tựa đề Giải Phóng đã trở thành sách bán chạy nhất trong phần lịch sử Đông Nam Á trên Kindle Store của Amazon.

Vì gợi lại nhiều vấn đề tại Việt Nam thời kỳ chiến tranh và hậu chiến, cuốn sách tiếp tục nhận các luồng ý kiến khen và chê trong các giới người Việt.

Một độc giả trên Amazon nói sách được viết "khá vội vã với lối hành văn và vô vàn các chi tiết được đưa vào" và "sách còn mắc một số lỗi câu, lỗi chính tả, và lỗi đánh máy."

Trong khi đó một nhân vật được nêu trong sách cũng công khai lên tiếng nói rằng bài báo nói ông và đồng đội đầu hàng quân miền Bắc mà tác giả trích lại là không chính xác.

Tác giả Huy Đức hiện tiếp tục hiệu đính cho bản in của cuốn sách, ông cũng cho các bạn trên Facebook hay ông sẽ phản ánh những phản hồi của bạn đọc trong lần xuất bản tới.

 

25/12/12

Lời Kêu Gọi Thực Thi Quyền Con Người Theo Hiến Pháp Tại Việt Nam



Chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây kêu gọi chính quyền và toàn thể nhân dân thực thi những quyền con người đã được Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và những Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ghi nhận và bảo đảm. Trong những quyền đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo Điều 69 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 2001) và theo Điều 19, Điều 21, Điều 22 về những quyền dân sự và chính trị trong Công ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập năm 1982.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để ký tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ loikeugoi2012@gmail.com, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh những quyền con người phổ quát được ghi trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791, khẳng định “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
Trên tinh thần đó, chúng tôi yêu cầu Quốc hội Việt Nam hủy bỏ Điều 88 Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam về “tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”và Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2005 “quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng”.
Điều 88 BLHS quy định một cách mù mờ về tội danh tuyên truyềnchống nhà nước CHXHCN Việt Nam, thực chất là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận đã được Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị ghi nhận và bảo đảm. Việc người dân phản biện, phê phán Nhà nước, kiến nghị về luật pháp về chính sách, về bộ máy nhà nước… là những việc làm cần thiết và thường xuyên trong một nhà nước dân chủ, để xã hội tiến bộ. Nhưng với Điều 88 BLHS, công dân có bất cứ hành vi nào như vậy cũng có thể bị trừng trị. Nhiều công dân Việt Nam đã và đang bị khởi tố, truy tố, xét xử, bị án tù về tội danh này, khiến cho lòng dân bất bình, thế giới chê trách việc thực hiện nhân quyền ở Việt Nam.
Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2005 thực chất là một nghị định cấm biểu tình được ban hành trái thẩm quyền và có nội dung vi hiến. Theo các điều 50, 51 Hiến pháp 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 2001), quyền con người, quyền của công dân là do Hiến pháp và luật quy định, tức do Quốc hội quy định. Chính phủ không có quyền quy định những quyền đó, càng không có quyền hạn chế, ngăn cản, thậm chí cấm những quyền đó. Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 31 ngày 13/9/1945, trong đó đã khẳng định biểu tình là quyền cơ bản trong một chế độ dân chủ, công dân chỉ cần thông báo cho chính quyền địa phương trước khi tiến hành biểu tình. Đến nay sắc lệnh này chưa có luật nào hủy bỏ, mặc nhiên vẫn còn giá trị pháp lý. Nghị định 38 nêu trên vừa trái sắc lệnh này, vừa trái các quy định của Hiến pháp hiện hành và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị, nên phải được hủy bỏ ngay lập tức.
Chúng tôi kêu gọi toàn thể đồng bào yêu cầu chính quyền các cấp phải bảo đảm thực hiện đúng các quyền con người của công dân đã được ghi trong Hiến pháp Việt Nam và các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Chúng tôi đề nghị các luật sư, luật gia, giảng viên luật hãy giải thích sâu rộng quyền con người của công dân cho đồng bào, cho chính quyền, cho những lực lượng như công an, quân đội, dân phòng, cho các tổ chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam… để mọi công dân Việt Nam được hưởng những quyền con người như những dân tộc khác trên thế giới, để những giới chức Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền con người cho đồng bào mình.
Chúng tôi kêu gọi cán bộ, công chức, sĩ quan, chiến sĩ trong các cơ quan chức năng của Việt Nam tôn trọng và bảo đảm các quyền con người theo Hiến pháp Việt nam và Công ước quốc tế, không mù quáng tuân theo mệnh lệnh vi phạm quyền con người.
Thực thi và đảm bảo quyền con người tại Việt Nam là điều kiện không thể thiếu để xây dựng một nước Việt Nam “hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”, có vị thế xứng đáng trên thế giới. Đó cũng là cách hiệu quả nhất để thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, như ý nguyện của toàn thể đồng bào.
Để thực thi những quyền này, trước hết Quốc hội hãy hủy bỏ Điều 88 BLHS và Nghị định 38/NĐ-CP/2005, yêu cầu Chính quyền trả tự do cho tất cả những tù nhân công khai bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa mà đã bị quy vào tội danh theo Điều 88 BLHS.
Một lần nữa chúng tôi kêu gọi toàn thể đồng bào quyết thực thi những quyền cơ bản của con người và buộc Chính quyền phải tôn trọng và bảo đảm những quyền đó. Để thể hiện sự hưởng ứng, chúng tôi mong đồng bào trong và ngoài nước tích cực tham gia và vận động ký tên vào Lời kêu gọi này.
Chúng tôi tin tưởng rằng cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam giành quyền con người ngày càng được nhân dân thế giới đồng tình và ủng hộ.

24/12/12

Kinh tế VN tăng trưởng chậm nhất từ 1999


Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức chậm nhất trong 13 năm vào năm 2012 trong bối cảnh quý Tư không đạt được tăng trưởng mạnh do khối ngân hàng hạn chế cho vay và nhu cầu nội địa thấp.
GDP tăng 5.03% trong năm 2012 so với tăng trưởng năm 2011 là 5.89%, là mức tăng trưởng kinh tế thấp nhất là 4.77% vào năm 1999, Tổng Cục thống Kê cho biết.

Tăng trưởng vào quí Tư đạt 5.44% trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng do ngân hàng hạn chế cho vày vì nợ xấu và thiếu vốn.
Trong khi đó xuất khẩu lại giúp đà tăng trưởng bớt chậm lại trong bối cảnh Việt Nam lần đầu tiên xuất siêu trong hai thập niên.
“Xuất khẩu bù đắp cho nhu cầu nội địa chậm,” kinh tế gia Jonathan Pincus, Giám đốc Đào tạo Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại Tp HCM, được hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời.
"Kết quả như vậy cũng không quá tồi khi xét tới việc giảm thiểu các tác động liên quan, mặc dù về lâu dài thì đây không phải là kiểu tăng trưởng mà Việt Nam muốn duy trì"
Jonathan Pincus, Hiệu trưởng Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Tp HCM
"Kết quả như vậy cũng không quá tồi khi xét tới việc giảm thiểu các tác động liên quan, mặc dù về lâu dài thì đây không phải là kiểu tăng trưởng mà Việt Nam muốn duy trì.”
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 10/12/2012 nói tăng trưởng có thể đạt 5.2% vào năm nay.
Số liệu sơ bộ từ Tổng cục Thống kê cho thấy Việt Nam xuất siêu 284 triệu USD trong năm 2012.
Lần gần nhất Việt Nam có thặng dư mậu dịch là vào năm 1992.
Xuất khẩu tăng 18.3%, đạt mức 114.6 tỷ USD vào năm 2012, trong khi nhập khẩu tăng 7.1%, đạt mức 114.3 tỷ đôla.
Ngân hàng Nhà nước nói hôm 21/12/2012 rằng họ sẽ hạ mức tái cấp vốn từ 10% xuống 9%, là lần cắt giảm thứ sáu trong năm nay so với mức tái cấp vốn đầu năm nay là 15%.
Lạm phát vào tháng 12 chậm lại lần đầu tiên trong bốn tháng qua, là cơ sở đề Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất nhằm hỗ trợ cho tăng trưởng, theo Bloomberg.
Trong khi đó một nhà nghiên cứu tại Khoa châu Á và Quốc tế tại Đại học Hong Kong, nhận định điều được xem là “Bộ máy Nhà nước đang trong trạng thái hơi bị chết đứng,”
Ông Jonathan London được hãng thông tấn Bấm AFP dẫn lời nói trong bài phân tích vào hôm 23/12 rằng Hà Nội phải cải cách khu vực kinh tế nhà nước, tái cơ cấu khu vực ngân hàng và chống tham nhũng”.
Việt Nam cần những nhà lãnh đạo có thể chặn đứng các nhóm lợi ích đầy quyền lực – từ các tổ chức quân đội, các tập đoàn Nhà nước cho đến các quan chức địa phương – tự tung tự tác để đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo, phân tích gia Jonathan London nói.
“Hiện không rõ liệu ai có thể làm được điều này,” ông nói thêm.

Blogger Tạ Phong Tần: Đây là cuộc chiến của công lý và danh dự!

Chiều ngày 20/12/2012, luật sư của Blogger Tạ Phong Tần đã có buổi tiếp xúc và làm việc với thân chủ. Buổi làm việc diễn ra trong một phòng làm việc của nhà tù Chí Hòa. Trong toàn bộ thời gian trao đổi, luôn luôn có cán bộ của nhà tù Chí Hòa theo dõi. Những lần tiếp xúc khác cũng luôn có an ninh điều tra kèm cặp. Nói là "buổi làm việc" nhưng thực ra chỉ vỏn vẹn có 1 tiếng đồng hồ.
Tinh thần của Tạ Phong Tần vẫn rất mạnh mẽ và cứng rắn. Ngay từ đầu buổi làm việc, chị Tạ Phong Tần khẳng định: "Đây là cuộc chiến của công lý và danh dự", đồng thời yêu cầu luật sư bào chữa theo hướng chị không có tội, không có chuyện xin tòa án khoan hồng hay giảm án này nọ...

Theo đánh giá của luật sư, sức khỏe của chị Tạ Phong Tần xuống rất nhiều. Trong 60 phút gặp gỡ thì chị Tần ho liên tục. Luật sư cảm nhận bệnh ho của chị Tần không bình thường, có thể đã là mãn tính.
 
Theo nhận xét của luật sư thì chị Tần cũng có được cặp mắt kính ưng ý nhưng không biết là của nhà tù cấp hay của người nhà gởi vào.
 
Việc nhờ người nhà mua thuốc chữa bệnh đã không thực hiện do thủ tục rất nhiêu khê. Chị Tần phải viết thư gởi về nhà, rồi thuốc mua đem vào sẽ khám xét kỹ. Hoặc là có bệnh án và giấy bác sĩ của chị Tần thì người nhà mới mua thuốc gởi vào.
 
Được biết, ngay đến đơn của chị Tạ Phong Tần viết nhờ luật sư bào chữa từ nhà tù Chí Hòa ở Quận 10 - Sài Gòn về đến văn phòng luật sư cũng ở Sài Gòn nhưng mất thời gian hơn 2 tuần vì qua nhiều khâu kiểm duyệt. Vì vậy mà thời gian để luật sư tiếp xúc với hồ sơ vụ án rất hạn hẹp.
 
Có tin cho hay là trong phiên xử phúc thẩm thì sẽ không có quyềt định đưa vụ án ra xét xử. Nghĩa là cho đến lúc 8 giờ sáng ngày 28.12.2012 chúng ta mới biết được chính xác hội đồng xét xử gồm 3 thẩm phán nào. Hiện nay, theo một số dự đoán thì có thể xác định đựợc 2 vị thẩm phán là ông Lê Thành Văn và ông Huỳnh Lập Thành có mặt trong hội đồng xét xử phiên phúc thẩm sắp đến.
 
Trong tuần tới, trước khi ra xét xử phúc thẩm thì luật sư cũng sẽ gặp chị Tạ Phong Tần thêm một buổi nữa, thực ra là 1 tiếng đồng hồ nữa.
 
Như vậy thì hiện nay chị Tạ Phong Tần đã bị đưa về nhà tù Chí Hòa. Cũng qua đây xin thông báo là tình trạng sức khỏe của chị Tạ Phong Tần đang bị ho rất nặng nhưng thuốc men thì không có để chữa trị. Ngay từ đầu buổi tiếp xúc thì chị Tần cũng đã giãi bày: "Tôi vừa chiến đấu với bất công, với tù tội và với cả bệnh tật nữa".
 
Trong suốt buổi làm việc dù có công an trại giam theo dõi nhưng tinh thần của chị Tạ Phong Tần rất mạnh mẽ và cương quyết.

“Dân oan xuyên thế kỷ” Lê Thị Kim Thu ra tòa


- Thứ năm ngày 27 tháng 12, năm 2012, dân oan Lê Thị Kim Thu “ra tòa” tại huyện Vĩnh Cữu, tỉnh Đồng Nai về tội “mơ hồ/thổ tả/giáng họa” là “phá hoại tài sản nhân dân”. Phiên tòa này là lần thứ hai vì lần thứ nhất, ngày 15-11-2012, bị đình hoãn vì quan tòa bị bắt tội hối lộ. Lịnh bắt thì chỉ có tạm giam 2 tháng để điều tra, nhưng đến nay gần 6 tháng mới đem ra xử.

Chuyện bị bắt đơn giản như vầy: Vào tối thứ sáu ngày 7-7-2012, lực lượng công an hùng hậu cùng dân phòng khoảng 40 người, vây nhà đọc lệnh bắt giam Lê Thị Kim Thu (LTKT) hai tháng để điều tra về tội “phá hoại tài sản nhân dân”; cũng bắt thêm hai người em trai (lúc bị bắt không có lệnh nhưng khi bị hỏi lịnh bắt người thì công an gọi về đồn ký lệnh, rồi sai dân phòng đi lấy để hợp thức hóa việc bắt giữ); và đồng thời bắt thêm hai anh em phụ làm công. Tất cả là 5 người cùng một tội và bị giam giữ như nhau, tuy rằng hai em của LTKT chỉ vì bênh chị phụ đập một mảnh tường và hai anh em người mướn phụ đập tường chỉ vì được mướn.

Nguyên nhân cũng đơn giản chỉ vì đập bức tường: Đó là chuyện NHỎ ở huyện, nhưng bị xé TO để bắt người. LTKT cùng hai em và hai anh em người làm mướn chỉ đập một mảnh tường NHỎ (theo báo cáo điều tra của công an nó trị giá 13 triệu 500 ngàn, khoảng 600 đôla) thì đó chỉ là chuyện NHỎ tranh chấp hàng rào ngăn gà vịt ở thị trấn mà thôi. Nhưng, lệnh bắt thì TO, do công an điều tra tội phạm nhúng tay vào và giam giữ gần 6 tháng nay thì thiệt đúng như là “CHUYỆN NHỎ HÓA TO”. Suy luận luật của csvn về tội “phá hoại tài sản nhân dân”, người dân thấy ngay rằng việc xử TO hay NHỎ là tùy theo tiền bạc hoặc tùy theo “chỉ thị của lãnh đạo/chi bộ đảng” căn cứ vào “lý lịch người phá hoại” đã có tên nằm trong hồ sơ mật: “Đối tượng cần quan tâm” hay không? Dân oan LTKT có tên trong danh sách đó nên nó là chuyện TO.

Tại sao phải đập bức tường? Vì “Chính quyền không xử, nhân dân tự xử”: Khi LTKT đang bị ở tù ở Hà Nội vì tội biểu tình đòi đất cũng như chống Tàu Cộng năm 2007, thì ở nhà hai bên hàng xóm, một “người quen” (vì là cán bộ ai cũng biết) và một “người lạ” (đang núp bóng) xây tường lấn chiếm bên hông và nguyên thửa đất phía sau nhà, đường bức tường chạy giống như “lưỡi bò”. Còn “người quen”, ông Hoàng Tất Được (cán bộ), xây nguyên căn nhà bên hông còn lại. Ở nhà, chỉ có mình mẹ già nên không ngăn cản được bọn côn đồ/côn an. Chừng khi ở tù về, LTKT làm “đơn tố cáo” nhưng không ai ngó ngàng, đành phải làm “đơn có điều kiện”, nếu “Chính quyền không xử, nhân dân tự xử”. Nhưng đường từ thị trấn xuống nhà, đi bộ chỉ dăm mười phút, nhưng không cán bộ nào ghé xuống được. Thế thì tường bị đập. Và “người lạ” vô tư nói rằng hôm qua mưa gió làm sập để xây lại bước tường lần thứ hai. Lần này “người lạ”, Nguyễn Hoàng Tấn, lộ diện với cuốn sổ đỏ mới tinh chưa ráo mực để xây bức tường không giống như bức những tường trước. Nó được căn cứ trên miếng đất trong cuốn sổ đỏ là hình thang nằm ngang và đít lớn đâm vào bên hông phần mặt tiền nhà LTKT. Thế thì người dân lại đi kiện củ khoai nữa. Chính quyền cũng không thèm phân xử, họ cứ nói căn cứ vào cuốn sổ đỏ mà thi hành và bất chấp những đơn tố cáo về tính “thật thà” của quyển sổ đỏ. Cuối cùng, LTKT tự xử, đập bức tường xây lần thứ hai. Kỳ này chính quyền nhẩy vào... nhưng, không phải xét xử “người lạ” mà bắt LTKT về tội “phá hoại tài sản nhân dân”.

Xét ra rằng:

1. Tranh chấp hàng rào xâm chiếm bất hợp pháp trên 20 năm nay với biết bao đơn thưa kiện, LTKT không bao giờ được đối diện với láng giềng là bà Mai Ngọc Châu phải trái đôi lời về sự lấn chiếm này, thì đùng một cái, “người lạ Nguyễn Hoàng Tấn” ở đâu ra mặt với cuốn sổ đỏ mới tinh khôi dùng để xây tường rào, rồi cán bộ vin và tin vào đó là sự thật để bắt nhố̉̉t những ai đập tường. Giả sử điều này đúng thì những hành vi xâm lấn bao lần trước phải là sai. Suy ra như vậy thì tại sao không ai bắt bà Mai Ngọc Châu đã nhiều lần lấn đất? Và không ai bắt ông Nguyễn Hoàng Tấn về những hành vi xây tường lấn chiếm gần như trọn vẹn đất nhà LTKT trong khi chưa có sổ đỏ? Nên nhớ ngày cấp sổ đỏ là sau ngày xây tường lần thứ nhất.

2. Tranh chấp lấn chiếm đất đai hơn 20 năm, thưa gởi biết bao giấy tờ, rồi bao nhiêu công văn chỉ thị cấp trên đưa xuống,... sao không thấy chính quyền giải quyết mà chỉ hành tội và xử người dân ở một bên, tại sao không dám đem phía bên kia ra cùng xử?

Chuyện tranh chấp hàng rào hàng xóm kể ra thật đơn giản, nhưng với thời gian quá dài hơn một đời người mà tại sao không cán bộ nào giải quyết được? Vậy LTKT là ai mà mắc phải nỗi oan khiên này?

Thân sinh LTKT là lính Nghĩa quân tiểu khu Biên Hòa (trước đó là lính Biệt Kích), sau mất nước chịu không nổi sự trả thù hèn hạ và trù dập của cán bộ địa phương... nên đem gia đình lên vùng Kinh Tế Mới, bây giờ là thị trấn Trị An. Cả gia đình cùng hàng trăm gia đình khác mà hầu hết là lính Việt Nam Cộng Hòa, đã đỗ mồ hôi nước mắt, ngay cả sinh mạng để khai phá rừng nguyên sinh, sơn lam chướng khí, bằng đôi tay mà nhà cầm quyền chỉ cung cấp 6 tháng gạo để sinh sống (ai đã từng lên vùng KTM sẽ thấy hiểu cảnh đọa đày này).

Đến năm 1983, mọi người tạm có đất thổ cư và canh tác sinh sống thì chính quyền nhân danh xây dựng đất nước, huy hoạch hồ Trị An mà tịch thu hầu hết đất đai và đẩy dân đi sâu vào trong rừng. Một lần nữa, dân lại phải khai phá... Riêng gia đình LTKT thì không được đền bù và tái định cư, phải ở nhờ ở đậu. Sau này vì sinh kế, LTKT xin vào cơ quan xã ấp làm thơ ký nên được cấp mãnh đất để ở. Căn nhà gỗ cấp 4 nghèo nàn vẫn còn và hình ảnh hàng rào năm xưa vẫn còn đây, đó là bằng chứng không chối cãi được “chủ quyền”.

Chuyện tưởng yên, nhưng uất ức lại bắt đầu khơi dậy khi mà “những mãnh đất đẹp/vàng ngọc bị ăn cướp” được cắm cọc phân chia cho cán bộ, lớp ở, lớp bán, lớp cho mướn, lớp cắm cọc dành cho cháu chắt... LTKT cùng các dân oan đứng lên tố cáo sự sai trái đó đến nỗi “nhà báo lề phải” phải vào cuộc. Nhưng, cũng không làm gì được việc và kết quả là dân oan bị khống chế bởi những hăm dọa về sinh mạng cũng như kinh tế. Thế thì không ai dám tiếp tục đòi đất vì gốc gác mình là Việt Nam Cộng Hòa đang bị chế độ phân biệt đối xử, duy chỉ mình LTKT không khuất phục, nên thân gái một mình ra vườn hoa Mai Xuân Thưởng sống lây lất cùng mưa gió hơn 10 năm làm thân phận “con kiến đi kiện củ khoai”.

Khi ở chung với những dân oan khác, LTKT mới biết rằng không chỉ có mình “bị cướp đất” mà hầu như trên toàn đất nước, ở đâu cũng có dân oan. Nên, LTKT chợt có những ý nghĩ khác là biến sự đấu tranh riêng tư của mình thành của chung. Và cũng từ đó, LTKT cùng dân oan cả nước đứng lên đấu tranh chống bất công, đòi công lý và không từ việc gì trong khả năng để giúp dân oan.

Có thể nói, LTKT là một trong những người đầu tiên dám dẫn dân oan đi giữa lòng Hà Nội mà chống chính quyền, chống bất công, đòi công lý... Việc này làm cho LTKT bị kết án 15 tháng tù nhưng sau cùng vì áp lực bên ngoài nên được thả sớm. Và bây giờ tù tội tiếp vì dư âm của những việc làm xa xưa như:

1. Đã cùng dân oan vườn hoa Mai Xuân Thưởng biểu tình.

2. Đã có hằng trăm bức ảnh, phỏng vấn và video clips là "bằng chứng không thể chối cãi" về sự độc tài, áp bức, bất công của chế độ.

3. Đã vạch mặt và tô lên mặt chế độ một "vết nhơ dân oan" trong lịch sử mà đảng csvn không thể xóa bỏ được.

Như vậy, có thể nói LTKT là "Biểu Tượng Dân Oan" một thời và có thể sẽ mãi mãi vì những chuyện đã làm và sẽ làm tiếp, nên nhà cầm quyền không bao giờ để LTKT yên thân vì:

1. Làm sao để LTKT thành biểu tượng dân oan, để tiếp tục cùng dân oan 63 tỉnh thành tranh đấu đòi công lý?

2. Làm sao để LTKT đòi được đất cho mình cũng như 480 héc-ta đất quanh vùng hồ Trị An và đất của dân oan trên cả nước?

3. Làm sao ngăn được sự bất khuất trong lòng LTKT mà lúc nào cũng muốn tham gia cùng bạn trẻ tranh đấu cho một Việt Nam vẹn toàn?

Kết luận, “Và ta cũng đã tỏ tường rồi”, chắc rằng lúc nào LTKT cũng bị vây chặt bởi công an/an ninh hoặc bốn bức tường. Mai này ra tòa, không biết lành dữ ra sao, chỉ biết cầu nguyện và cầu mong quý vị phổ biến tin này để ít ra mọi người hiểu được thế nào là dân oan trong chế độ cộng sản.

 

22/12/12

Mưa gạch đá trong vụ chống cưỡng chế đất đai ở Quảng Ninh


Bản tin từ Dân Luận, trích lời nhân chứng cho biết:

Chuyện nghe theo phần lớn là lời kể lại: Nhà nước thu hồi đất ruộng của dân. Với giá: 48 tr/sào. Đem bán lại cho tư nhân 5-600 tr/suất (Cái này nghe dân nói).
Một số hộ dân đã nhận đền bù. Một số thì không. Vác đơn đi kiện (Cái này chuẩn 100% vì đã từng nhìn thấy tận mắt).

Những hộ dân không chấp nhận giá đền bù thì con em bị cho nghỉ việc ở các nhà máy. (Cái này có thể tra trên google)

Ba hôm nay khu dân cư sống (không phải phần đất tranh chấp. Đất tranh chấp là đất ruộng) bị cắt điện. Hiện tại ở đó cũng đang bị cắt (Đã xác minh)

Sáng nay 21/12/2012 người dân tổ chức bê quan tài ra, một số người nằm trong quan tài chặn đường lưu thông ô tô trên quốc lộ 18 gây tắc nghẽn.

Đến tận chiều mình mới được đến xem tận mắt thì đúng lúc bắt được cảnh quay này.

Báo Dân Việt cũng tường thuật sự kiện như sau:

Quảng Ninh: Mang quan tài, dùng gỗ đá tấn công cảnh sát tại dự án Kim Sơn


Dân Việt - Cả nghìn người kéo đến vây kín khu vực đối diện dự án khu đô thị Kim Sơn (huyện Đông Triều, Quảng Ninh). Nhiều người mang theo quan tài, nằm lăn ra đường ngăn trở giao thông, gây ách tắc Quốc lộ 18A.

Ngày 21.12, UBND huyện Đông Triều đã tổ chức lực lượng tháo dỡ các khẩu hiệu sai quy định và lều bạt trái phép tại dự án khu đô thị Kim Sơn (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Sự việc lên đến đỉnh điểm khi có hàng trăm người kéo đến khu vực này phản ứng gây ra ách tắc trên Quốc lộ 18A.

Theo quan sát của Dân Việt, trên quốc lộ 18A, đoạn đối diện dự án khu đô thị Kim Sơn từ 11 giờ trưa có cả nghìn người vây kín, nhiều người mang theo áo quan, nằm lăn ra đường ngăn trở giao thông. Do lượng người tiếp tục kéo đến ngày càng đông nên khoảng 12 giờ Công an huyện và CSGT được điều đến. Cao trào của sự việc vào khoảng 17 giờ khi nhiều người dân dùng gỗ, đá tấn công lượng CSCĐ. Phải đến 19 giờ tối đám đông mới được giải tán.
Ông Vũ Kiên Cường - Phó chánh văn phòng UBND tỉnh xác nhận sự việc và cho biết, vụ xô xát khiến 5 người bị thương. Theo ông Cường, ngày 4.9.2009 UBND tỉnh ra quyết định thu hồi 41,59ha của 852 hộ dân giao cho Công ty TNHH Thành Tâm 668 thực hiện đầu tư Dự án khu đô thị Kim Sơn.

Đường Quốc lộ 18A, đoạn từ thị trấn Mạo Khê đến thị trấn Đông Triều ách tắc kéo dài từ 11h trưa đến 19h tối 21.12.

Từ tháng 6.2010 đến nay đã có 778 hộ dân tiền bồi thường, hỗ trợ. 74 hộ dân còn lại không chịu nhận tiền hỗ trợ vì họ cho rằng đền bù chưa thỏa đáng. Theo quyết định cưỡng chế, hết ngày 23.12 chính quyền sẽ tổ chức cưỡng chế. Được biết, Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng và cản trở giao thông.

Hoàng Anh Tuấn

Cưỡng chế đất có đụng độ ở Quảng Ninh


Tại Việt Nam lại vừa xảy ra một vụ cưỡng chế diện nhằm giải phóng mặt bằng cho dự án đô thị Kim Sơn ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh hôm nay 21/12/2012.

Các hình ảnh truyền tải trên mạng Internet trong này cho thấy một đơn vị cảnh sát cơ động đã tràn vào giải phóng khu đất mà báo chí Việt Nam nói là còn 82 hộ dân chưa chịu nhận đền bù giải toả cho dự án kéo dài từ tám năm nay.

Các bài liên quanKết luận vụ phá nhà ông Vươn'Đại biểu quốc hội không về Văn Giang'Vụ ông Võ gặp dân: Bộ 'không quan tâm'

Chủ đề liên quanNông thôn Việt Nam, Xã hội Việt Nam

Một số trang ngoài luồng cũng chạy tựa "Cưỡng chế đất Đông Triều Quảng Ninh hôm nay 21/12/2012, có tiếng kẻng của dân, tiếng la hét, kêu khóc ...trong khói lửa mù mịt", và hình ảnh về vụ việc đã được truyền tải trên mạng Youtube.

Các hình ảnh này cũng cho thấy các nhân viên cảnh sát lôi đi một số người dân.
Một quan chức tỉnh Quảng Ninh khi được hỏi về vụ việc này đã ngưng trả lời BBC qua điện thoại.
Tuy nhiên, một cán bộ xã đã xác nhận hôm nay chính quyền "đã giải tỏa xong đám quan tài" để dọn lối vào khu đất.

Theo cán bộ này, hiện có "trên 60 hộ dân" còn chưa chịu giải phóng mặt bằng.
Cán bộ này cho hay kế hoạch giải tỏa phải tới 23/12 mới kết thúc và chừng ngày 6-7 tháng 1 tới, chính quyền sẽ cho nhà đầu tư vào thực hiện dự án.

Ông cũng phê phán "một số người dân quá khích" có chống đối và cho hay công an đã "bắt giữ bốn người".

Kéo dài nhiều năm

Xô xát tại Kim Sơn do cưỡng chế đất

Đxa xảy ra một vụ cưỡng chế diện nhằm giải phóng mặt bằng cho dự án đô thị Kim Sơn ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh hôm nay 21/12/2012.


Chuyện ở dự án Khu đô thị Kim Sơn (hay Kim Sen, Cổ Giản) đã được báo chí địa phương và các trang bất động sản nói đến từ lâu như một ví dụ Ủy ban Nhân dân huyện đã nhận được lệnh từ tỉnh mấy năm qua nhưng chưa ‘giải phóng mặt bằng’ xong xuôi.

Có vẻ như khúc mắc nằm ở chỗ giá đền bù bị phía người dân cho là quá thấp: 38.000 đồng/m2, theo chính trang web của tỉnh Quảng Ninh hồi giữa năm.

Nhưng trang web này, trong bài Bấm Chuyện ở dự án Khu đô thị Kim Sơn (25/06/2012) cũng phê phán các hộ dân “chưa hiểu thấu đáo được luật hay cố tình không hiểu luật đề đòi hỏi những quyền lợi không chính đáng”.

"Câu chuyện về sự 'cố ý hay vô ý' này nếu ra tới pháp luật chắc chắn sẽ không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ"

Báo Quảng Ninh

Được biết trong năm chính quyền Đông Triều đã thuê một công ty luật để giải thích cho dân về công tác giải tỏa đất đai nhưng không thành công.

Công ty luật Hưng Giang đã kết luận các quyết định từ năm 2004, 2008 và 2009 của tỉnh và huyện về dự án và chuyện giải phóng mặt bằng đều là “đúng luật”.

Trang báo của tỉnh đảng bộ và chính quyền Quảng Ninh đã cảnh báo các hộ dân:

Xung đột đã nổ ra giữa người dân và cảnh sát chống bạo động giữa lúc cưỡng chế
"Câu chuyện về sự 'cố ý hay vô ý' này nếu ra tới pháp luật chắc chắn sẽ không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ."

Tỉnh Quảng Ninh và huyện Đông Triều muốn dùng công trình đô thị mới Kim Sơn để phát triển nâng cấp khu vực này nhằm nâng Đông Triều lên làm thị xã vào năm 2015.

Một số ý kiến đăng tải trên các diễn đàn mạng cho rằng tiền bồi thường quá thấp, chưa tới 40 nghìn đồng một mét vuông, "chỉ được một bát phở" nên người dân không chịu di dời.

Theo báo chính thống, tờ Bấm Lao Động hôm 29/7 năm nay, sau nửa ngày 'đối thoại' với dân chính quyền tỉnh xem xét chi hỗ trợ cộng cả đền bù ở con số cao hơn là là 133.000 đồng/m2 (tương đương 48 triệu đồng/sào).

Nhưng cuối cùng thì hai bên không còn đối thoại được và chính quyền đã cử đội cảnh sát cơ động vào cuộc để cưỡng chế đất như sự việc diễn ra hôm nay.

Tại Việt Nam, trong quá trình đô thị hóa thường diễn ra các vụ cưỡng chế đất của dân mà lớn nhất là vụ Văn Giang hồi tháng 4 năm nay.

21/12/12

Sổ hưu

Xuân Thọ: Bài thuyết trình của đại tá PGS-TS Trần Đăng Thanh đang là đề tài nóng trên mạng khiến tôi phải vào Ba Sàm để đọc, chứ lâu nay tôi chẳng bao giờ màng đến các bài nói chuyện, các buổi phổ biến nghị quyết kiểu đó. Về tất cả những điều bỉ ổi kiểu:

 „Tầu xâm lược nước ta, nhưng ta phải nhớ ơn Tầu“, hay

„Ta phải học tập Triều Tiên, tuy để dân chết đói, nhưng đủ sức làm cho các cường quốc mất ăn mất ngủ“

thì tôi không cần phải bàn vì chúng không đáng để nói.

Nhưng việc ông Đăng Thanh lấy chuyện sổ hưu của cán bộ ra để hô hào họ phải „chiến đấu“ để bảo vệ nó, rồi ông lại lôi chuyện Đông Âu ra để dọa họ thì tôi buộc phải nêu vài ví dụ chính tôi chứng kiến để chứng minh là ông đại tá này cố tình bịa đặt, xuyên tạc lịch sử.


Tôi có rất nhiều thầy cô giáo cũ ở CHDC Đức (đều từ 70 đến 80 tuổi), đã về hưu từ ngày nước Đức thống nhất, nhưng vẫn có cuộc sống yên lành. Bà Inge L., hồi đầu là giáo viên tiếng Đức của chúng tôi. Sau năm 1971, chúng tôi về Việt Nam làm việc thì được biết bà đã chuyển sang làm công tác đảng SED (như đảng CSVN bây giờ) ở huyện Königs Wusterhausen, gần Berlin. Tuy không phải viên chức nhà nước, nhưng sau ngày thống nhất, chính quyền mới vẫn cho bà lĩnh lương hưu và bà có một cuộc sống thanh đạm, nhưng không thiếu thốn. Hiện nay bà sống cô đơn nên được xếp vào ở nhà xã hội, được bảo hiểm sức khỏe đàng hoàng. Chúng tôi thường xuyên điện thoại thăm hỏi nhau.

Năm 2006 và năm 2011 tôi có mời một số anh chị em bạn học cũ từ Việt Nam sang Đức chơi, (có thể có người đang đọc bài này). Cả hai lần chúng tôi đều kéo nhau về trường cũ, bỏ tiền ra làm một bữa liên hoan, có cả âm nhạc Việt Nam, mời toàn bộ các thầy cô đến dự. Họ rất mừng và nói: „Các học sinh Đức cũ không ai nhớ đến chúng tôi, nhưng người Việt các anh chị quả là rất ơn nghĩa, 40 năm rồi vẫn nhớ đến chúng tôi“.

Nhờ chúng tôi tổ chức họp mặt họ mới có dịp gặp nhau, vì trường cũ đã giải tán và nội bộ của họ có nhiều vấn đề: mất đoàn kết, thù hận nhau, do chính quá khứ của đảng SED để lại, nên họ không bao giờ chủ động gặp nhau.

Trong số phận của các thầy cô, tôi chỉ xin kể 2 sự việc:

1- Bà Magdalena M. vốn là một bà giáo rất đẹp gái, tóc bạch kim, cao ráo, dáng rất sang, dạy kỹ thuật truyền tin. Sau 40 năm gặp lại bà vẫn như vậy và lái xe BMW mui trần đến dự liên hoan. Trước kia tôi không quan tâm đến cuộc sống của bà, nay thấy bà nổi bật lên giữa các vị giáo già nua thanh đạm. Bà bảo: Lương hưu giáo viên của bà thì tạm đủ, nhưng ông chồng bà là đại tá không quân Quân đội Nhân dân Quốc Gia CHDC Đức. Sau khi thống nhất ông được lương hưu tương đương như ông quan ba Tây Đức nên khá lắm! Bà buồn là ông mới mất và nay bà chỉ còn sống bằng lương hưu của bà và 1 phần lương hưu bà góa của ông (Witwenrente).

Bà M. than phiền với tôi là: So với ông đại tá ở phía Tây Đức thì cái tỷ lệ lương hưu để lại cho bà góa có ít hơn.

Tôi không biết điều bà M. nói đúng hay sai, nhưng tôi an ủi bà: Ngày trước ông nhà chỉ lo mỗi việc là tiêu diệt người ta, sau này người ta trả lương hưu hậu như vậy, lúc ổng qua đời, bà còn được lương bà góa của ông nhà thì chắc là sự bất công không bằng đồng bào tôi ở Sài Gòn đã chịu, họ không những không có lương hưu mà còn phải đi cải tạo, có người chết mất cả xác.

Bà M. không phản đối điều tôi nói và trầm ngâm hẳn. Từ đó đến nay, bà vẫn hay gửi email trao đổi chuyện chính trị với tôi.

2- Ông bà Joseph và Gundela GL. là hai người tôi coi như bố mẹ nuôi. Bọn con trai, mấy thằng Erwin, Peter, Michael vẫn chơi bóng đá với đám thanh niên Việt Nam chúng tôi, con bé Martina suốt ngày quấn quít với các bạn gái Việt. Suốt mấy chục năm xa cách tôi vẫn thư từ cho bà. Đùng một cái, từ năm 1990, sau thống nhất đất nước Đức, tôi mất liên lạc với bà. Tôi dò hỏi các thầy cô cũ thì biết cả hai ông bà từng là mật vụ chìm cho STASI (An Ninh CHDC Đức) nên khi chế độ sụp đổ, mọi việc vỡ lở, ông bà xấu hổ quá, đưa cả gia đình đi xa.

Từ khi sang Đức, tôi đã cất công tìm tung tích của ông bà, vì tôi vẫn nhớ đến tình cảm của họ đối với đám thanh niên Việt chúng tôi khi xưa. Là người Việt Nam, tôi thừa hiểu cái bi kich “cá chìm” mà hàng triệu người Đông Đức hồi đó phải gánh chịu, dù là nạn nhân hay là thủ phạm. Đối với tôi tình cảm con người là trên hết.

Nhờ có Internet và hệ thống sổ điện thoại điện tử, tôi đã tìm được gia đình ông bà GL. Ông bà có một căn nhà nhỏ trên đảo Usedom, nằm trên biển Baltic, gần Ba-lan. Ông bà rút vào cuộc sống ẩn dật để tránh mọi quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp cũ. Câu con cả Erwin làm giám đốc trung tâm điều dưỡng trên đảo và vẫn chăm nom ông bà. Ông bà cảm động lắm và nói là họ đã mất hết bạn bè người Đức, nhưng may mà tôi đã đến với họ.

Điều làm ông bà ân hận nhất là cái „sổ hưu“. Vì là nhân viên mật vụ STASI nên ông bà có quyền cao chức trọng hơn các đồng nghiệp khác trong trường, mặc dù họ có trình độ hơn ông bà. Nhờ vậy ngày nay ông bà lĩnh lương hưu cao hơn họ, những nạn nhân của ông bà.

Đó là ở nước Đức, nơi mà một nhà nước pháp quyền phương tây tiếp quản chính quyền từ tay những người cộng sản. Nhưng ở nuớc Tiệp, nơi người dân tự chuyển đổi xã hội của mình từ độc tài sang dân chủ, vấn đề „sổ hưu“ cũng không khác gì.

Cô tôi là một kiều nữ Hà Nội đầu những năm 60, lại nói tiếng Pháp giỏi nên đuợc tuyển đi làm phiên dịch cho đoàn chuyên gia địa chất Tiệp Khắc. Ông Tây Tiệp Vladimir phải lòng cô tôi và họ yêu nhau, như ở mọi nơi trên đời này. Nhưng chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa không cho phép một phụ nữ Việt Nam yêu một đồng chí Tiệp. Cuối năm 1961, Tổng cục Địa chất buộc chú tôi phải chấm dứt công tác, quay về Tiệp, để lại cô tôi bụng mang dạ chửa.

Chú Vladimir về Praha, nhờ bạn bè trong trung ương đảng CS Tiệp Khắc, nhờ cả Thủ tướng Phạm Văn Đồng can thiệp, để rồi năm 1963 cô tôi được ôm con gái xuất ngoại. Chỉ riêng nhưng đau khổ quanh câu chuyện tình này cũng có đủ chất liệu cho một cuốn tiểu thuyết.

Khi sang Tiệp, cô chú tôi đều đi làm cho nhà nuớc Tiệp, chú là kỹ sư địa chất, cô là kế toán. Sau cuộc cách mạng nhung, cô chú tôi đều đuợc chính quyền mới trả lương hưu trí đầy đủ, nghe đâu hơn 20.000 Kcs/tháng.

Mùa hè vừa qua, sang thăm cô chú tôi tại Praha, tôi đem chuyện các thầy cô Đông Đức ra kể. Chú Vladimir bảo, các nhân viên STB cũ (Mật vụ An ninh Tiệp Khắc) nếu không vướng tội hình sự (tra tấn, giết người v.v) thì cũng được lãnh lương hưu. Rồi ông kết luận một câu hiền khô:

- Phải thế chứ, không thì họ sống bằng gì!

Một suy nghĩ cực kỳ nhân bản của một con người bình thường.

Xuân Thọ
 20.12.2012 Cologne

Ấn Độ thận trọng về tranh chấp biển Đông


Ấn Độ cùng 10 quốc gia thành viên của khối ASEAN, trong đó có Việt Nam, trong phiên họp chung hôm thứ Năm đã nhiệt thành ủng hộ việc tự do hàng hải, nhưng New Delhi muốn xử lý thận trọng vấn đề biển Đông, truyền thông nước này tường thuật.

Quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ bắt đầu thiết lập từ năm 1992 và được nâng lên thành quan hệ đối thoại đầy đủ từ tháng 12/1995.

Các bài liên quanẤn Độ ‘sẵn sàng’ đưa quân ra Biển ĐôngẤn Độ dính sâu hơn tranh chấp dầu khí?OVL của Ấn Độ rút khỏi lô 128?

Chủ đề liên quanTranh chấp lãnh thổ, Asean, Biển Đông

Hội nghị cấp cao lần này kỷ niệm 20 năm mối quan hệ được thiết lập, diễn ra trong hai ngày 20-21/12/2012 tại New Delhi với nghị trình ra Tuyên bố Tầm nhìn và nâng quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ lên tầm đối tác chiến lược.

Trang tin NewstrackIndia.com nói rằng quan điểm của Ấn Độ là vấn đề chủ quyền cần phải được giải quyết giữa các nước đang tranh chấp, bao gồm cả Trung Quốc.

"Có một số vấn đề như chủ quyền thì cần được giải quyết giữa các nước liên quan," Ngoại trưởng Salman Khurshid nói với các phóng viên sau khi kết thúc phiên họp toàn thể.

Có nhiều cách tốt hơn so với việc can thiệp, ông nói khi được hỏi về đề nghị của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng rằng Ấn Độ nên đóng một vai trò nhất định trong việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông bằng các biện pháp hòa bình.

Trong phiên họp, Thủ tướng Dũng nói: "Tôi hy vọng là Ấn Độ ủng hộ ASEAN và Trung Quốc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), và ủng hộ ASEAN thực hiện

Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông nhằm bảo đảm giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về luật Biển năm 1982 (UNCLOS)."

An ninh hàng hảiNhằm tạo thế đối trọng trước sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông, các nhà lãnh đạo của các nước Đông Nam Á tham dự hội nghị thượng đỉnh ủng hộ quyền tự do hàng hải và tăng cường hợp tác giữa các nước ASEAN trong lĩnh vực hàng hải.

"Có một số vấn đề như chủ quyền thì cần được giải quyết giữa các nước liên quan."
Ngoại trưởng Ấn Độ, Salman Khurshid

Tài liệu được đưa ra vào cuối hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-ASEAN, Tuyên bố Tầm nhìn, đã mạnh mẽ ủng hộ an ninh hàng hải.

"Chúng tôi cam kết tăng cường hợp tác để đảm bảo an ninh hàng hải, tự do hàng hải và an toàn của các tuyến hải hành nhằm đảm bảo cho hoạt động tự do di chuyển thương mại phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS," Tuyên bố Tầm nhìn viết.

Được biết các vấn đề liên quan đến biển Đông đã được đề cập trong các cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và các nhà lãnh đạo của 10 quốc gia ASEAN.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ biển Đông, là vùng biển mà các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia tuyên bố chủ quyền từng phần.

Tuy không phải là một bên tham gia tranh chấp, nhưng Ấn Độ có các dự án khai thác dầu lửa tại các lô dầu khí ký với Việt Nam. Trung Quốc khó chịu và phản đối các hợp đồng đó, nói các địa điểm khai thác là thuộc về Trung Quốc.

Gần đây, Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ việc Đô đốc hải quân Ấn Độ DK Joshi nói rằng hải quân Ấn sẵn sàng bảo vệ các lợi ích kinh tế của Ấn Độ tại biển Đông.

20/12/12

Hiến Pháp Hay Là Bản Hợp Đồng Điện Nước ?

LS Lê Quốc Quân: 
Đó là từ ngày 2/1 đến 31/3/2013 Nhà nước sẽ lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, tháng 5/2013 sẽtrình quốc hội và nếu không có những sự biến lớn thì tháng 11/2013 nhân dân Việt Nam sẽ có bản Hiến pháp mới.

Đây sẽ là bản hiến pháp thứ 5, không kể nhiều lần sửa đổi, trong một thời gian chỉ hơn 6 thập kỷ những người cộng sản cầm quyền.

Chi tiết thì có đầy dẫy những điều khoản mâu thuẫn, lập lờ hoặc hỗn xược thách thức trí tuệ dân tộc Việt nhưng tôi sẽ không đi vào cụ thể mà chỉ nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng của một bản hiến pháp hầu mong các đại biểu quốc hội hiểu và tranh đấu cho dân.

Nền tảng cho ngôi nhà Việt Nam
 Có rất nhiều loại, nhiều định nghĩa và cách hiểu về Hiến pháp. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng Hiến pháp là đạo luật cao nhất, quy định những nguyên tắc cơ bản nhất về tổ chức nhà nước, về quyền công dân, về mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Một cách mộc mạc thì "Hiến pháp chính là một hợp đồng trao quyền và giao việc giữa chính quyền và người dân"

Lịch sử cho thấy các quốc gia phát triển và trở thành siêu cường trong một thời gian dài thường gắn liền với nền cộng hòa, nơi con người được tự do tranh luận và khai phóng. Khi quá trình xây dựng được thảo luận kỹ với nguyên lý kiểm soát và cân bằng quyền lực được minhđịnh rõ thì các công dân có thể yên tâm trao phó quyền lực cho cỗ máy cai trịmình.

Xưa La Mã vươn mình trùm cả vùngĐịa Trung Hải và nay Hoa Kỳ có thể triển khai quân đến bất cứ nơi nào trên hành tinh này trong vòng 24 tiếng; người Đức thì trù liệu cho cả những vùng đất nằm ngoài biên giới để hơn 40 sau thống nhất cũng không phải sửa đổi hay như Nhật Bản vẫn "quẫy đạp" được trong khuôn khổ Hiến pháp 1946 để có được lực lượng phòng vệ mạnh trước sự gây hấn của láng giềng Trung Quốc…tất cả đều bắt nguồn từ sự cẩn trọng trong xây dựng Hiến Pháp.

Lịch sử cũng cho thấy chưa có quốc gia nào trở nên thịnh vượng lâu dài mà không có Hiến pháp hoặc chỉ do ý chí của một nhóm người tạo nên.

Thông thường phía sau những bản hiến pháp mang đầy ngôn ngữ hoành tráng và dự án viễn vông là sự rượt đuổi đến hụt hơi của các nhà lập pháp nhằm thể hiện thực tiễn phát triển vốn rất cụ thể và sinh động.

Hiến pháp quan trọng đến mức Bắc Phi vẫn là nguồn cảm hứng khi những người dân tiếp tục xuống đường biểu tình chống lại dự thảo Hiến pháp của tổng thống Ai Cập, ông Mohammed Mursi.

Rõ ràng sự thôi thúc của dân chủ và sự hãnh tiến về tương lai mạnh mẽ hơn nhiều những ràng buộc tâm linh và tôn giáo khi các bạn trẻ dù theo hồi giáo đã dám cáo buộc tổng thống hành xử nhưmột nhà độc tài trong nỗ lực muốn phá vỡ khả năng kiểm soát và bảo vệ pháp luật của tòa án.

Điều đó cho phép ta lạc quan về nền dân chủ, một khi đã bắt rễ trong xã hội, sự quay lại của các nhà độc tài chắc chắn là gặp trở ngại.

Thật vậy, lập hiến, giống như chúng ta xây dựng một ngôi nhà, nền móng có tốt thì mới bền vững được lâu dài và có khả năng mở rộng và xây lên nhiều tầng cao.

Hiến pháp cũng có thể được coi nhưbộ rễ quyết định sự vững chắc và độ xum xuê của các nhánh luật pháp sau này. Ngôi nhà có cao và vững chắc hay không, cây pháp lý có nhiều cành và tỏa bóng mát được rộng khắp hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào gốc, phụ thuộc vào khảnăng chịu lực, khả năng hút dinh dưỡng là những ý tưởng tự do từ đất mẹ Việt Nam.

Hiến pháp hay cương lĩnh Đảng ? Nhân dân Việt Nam chúng ta sắp sửa có một văn bản tác thành mô hình Nhà nước, một ngôi nhà để tất cả con dân Việt chung sống với nhau.
Liệu chúng ta có giao phó toàn bộviệc này cho những đảng viên đảng cộng sản mà suy cho cùng cũng chỉ có một sốngười cấp rất cao, với nhóm gen rất nhỏ và dấu hiệu của sự thiểu năng đã lộ rõ, áp đặt ý chí của mình lên việc thiết kế nó?

Điều này chắc chắn không ai khác ngoài các đại biểu quốc hội phải lưu tâm khi thay mặt nhân dân ký kết bản hợpđồng giao việc này.

Tôi nghĩ, nhân dân Việt Nam đã vượt qua bao nhiêu gian khó suốt chiều dài lịch sử nhọc nhằn của mình, sẵn sàng hy sinh một phần khái niệm "Con người" để hướng đến giá trị "Công dân" khi ký kết một thỏa ước lập hiến với chính quyền với điều kiện các quyền công dân đó phảiđược phản ánh đúng qua những người đại diện của mình.

Nếu như các đại biểu quốc hội chỉlàm theo sự lãnh đạo của đảng mà quên đi những khát vọng thực sự của nhân dân, vốn đang ngày càng khác biệt với ý chí của đảng cộng sản thì điều đó đã hàm chứa sự phản bội hoặc lừa gạt ý chí nhân dân.

Điều tệ hại nhất đã xảy ra là Quốc hội đã giữ lại điều 4 trong Hiến Pháp khẳng định sự lãnh đạo của đảng trên toàn dân tộc Việt Nam, nghĩa là quốc hội đã trao cho đảng một chiếc đũa thần để toàn quyền đan rọ mà mặc nhiên quốc hội phải chui vào.

Khi đó đảng bắt đầu lấy quyền lực chính trị của mình và khái niệm "ổn định chính trị" để ngăn chặn sự thể hiện của tự do công dân bằng cái đuôi "theo quy định của pháp luật" nằm tại rất nhiều điều của hiến pháp.

Có thể các đại biểu đã sai nhưng các Ngài cũng cần phải biết rằng "Ý chí chung của Nhân dân có thể bị nhầm lẫn, nhưng nó không thể bị phá hủy".

Đại biểu quốc hội hiện tại gồm nhiều người tốt có thể bị dẫn dụ, mê hoặc và lâu dần tình cảm đó trở thành một niềm nuối tiếc trong tâm thức nhưng ý chí chung của nhân dân và sự đòi hỏi của tri thức, của khao khát thực thi quyền lực đúng đắn đang tiếp tục giục giã tất cảchúng ta đưa đất nước tiến lên.

Hơn lúc nào hết, các đại biểu quốc hội thay mặt người dân cần phải hiểu và đấu tranh bằng được rằng Hiến pháp là gốc của mọi sự phát triển, rằng mục đích phát triển cuối cùng của con người chính là sự bình an và triển nở các giá trị tự do trong não, trong tim của mỗi một con người chứ không phải là giới hạn tự do. Nếu làm suy giảm quyền tự do của công dân bao nhiêu thì sức lực của quốc gia chắc chắn sẽ giảm sút bấy nhiêu.

Các đại biểu cũng đừng sợ và cổ súy cho những "tên bạo chúa tập thể" gồng lên để chèn ép tự do của nhân dân. Các Ngài cần hiểu rằng không những chiếc ghế mà cả sự tự do của các Ngài cũng sẽkhông còn nếu cổ súy cho ai đó "xù lông dựng cánh" với nhân dân vì đó là lúc các Ngài đang giúp kẻ thù lăm le xâm chiếm thành bang nở nụ cười đắc thắng. Và nước mất thì nhà có tan không?

Các Ngài cũng cần ý thức rằng những vương triều vinh quang chói lòa rồi cũng đã đi qua, chính trị cũng như cơ thểcon người, tuổi già và cái chết đã được cài đặt ngay khi mới sinh ra.

Nếu Hiến pháp không được soạn thảo một cách kỹ lưỡng để nó trẻ hóa và tự làm mới mình trước những biến cố của thời cuộc đầy đầy phiêu du thì sẽ triệt tiêu sức lực của toàn dân và dẫn đến sự tiêu vong của cả dân tộc.

Dù cho đảng có lấy vấn đề ổn định chính trị để ngăn cấm quyền dân thì các đại biểu của dân cần phải hiểu là mình có thể ôm cả đống sách và xô đổ bàn ghế đánh nhau, nhưng ngoài kia, dân chúng vẫn vui vẻ làm ăn, và luật pháp không xáo trộn mới thực là "thái bình thịnh trị".

Đó mới là cái mà Nhân dân mong muốnở các Ngài.

Hiến pháp không thể là một cương lĩnh chính trị của một đảng cầm quyền vì bản thân Hiến pháp phải hàm chứa được việc tạo nên một thế cân bằng cho sự phát triển đa dạng.

Đảng Cộng hòa hay Dân chủ chỉ được ví như hai chân trong một cơ thể nước Mỹ, cứ chân này bước lên bốn hoặc tám năm thì chân kia bước tiếp, nó đảm bảo cho sự hài hòa trong nỗ lực đưa quốc gia tiến về phía trước.

Bởi vậy, dù không có đa nguyên Hiến pháp Việt Nam nhất thiết phải cài cắm được những điều kiện tiên quyết của phát triển, nên ngắn gọn, rộng, và bao hàm đầy đủ cho một dân tộc phát triển và tất nhiên không thể là ý chí của một nhóm người hay của một đảng phái chính trịnào.

Ý thức về tương lai
Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao của nhân dân và quốc hội không có sức mạnh nào khác ngoài quyền lực lập pháp. Vì thế, hơn lúc nào hết, các Nghị sỹ cần phải có ý thức với tiền đồ của dân tộc để thật lòng thể hiện ý chí chung của nhân dân.
Luật pháp quyết không được ban ra theo kiểu: "dự trù" hoặc "thăm dò" vì nó sẽ làm cho người dân nhờn đi, quen với thói quen của sự ăn gian, nấn ná, xem thường…Đại biểu càng không thể cố tình xuê xoa, thỏa hiệp thông qua những vấn đề quan trọng với một thái độ thờ ơ, cảnể.

Xét về mặt phát triển xã hội thì những tiến bộ của loài người gần đây cũng không đi quá xa những điều mà chính ông cha ta đã bàn từ rất lâu.

Bởi vậy, với quyết tâm và tình yêu thật sự, hãy để lại một cái gì đó cho con cháu tự hào, hoặc nếu thấy khó quá thì cứ học theo ông cha đem đầy đủ Hiến pháp của năm 1946 áp dụng lại.

Xây dựng được Hiến pháp đã khó, việc bảo vệ nó khỏi sự lạm quyền của Hành pháp và của chính Quốc hội trong việc bàn hành pháp luật càng khó hơn. Có một sự thật phải thừa nhận rằng sự ly khai khỏi nền tảng chung để hướng đến các lợi ích riêng là điều luôn luôn tồn tại trong sự phát triển của xã hội loài người.

Bởi vậy, cần phải có cơ chế bảo hiếnđể canh giữ hiến pháp, bảo vệ chính quốc hội khỏi ban hành những bộ luật nhằm thỏa mãn một nhóm lợi ích nào đó, bảo vệ Chính phủ khỏi sự lạm dụng quyền lực trong khi thực thi pháp luật.

Bởi thế cơ chế bảo vệ hiến pháp độc lập phải thực sự được coi trọng.

Tiếc thay, trong ba phương án bảo vệHiến pháp là thành lập tòa án Hiến pháp, Hội đồng bảo hiến độc lập và Hội đồng bảo hiến thuộc Quốc hội thì Đảng đã chỉ đạo lựa chọn hình thức thứ ba là hình thức kém độc lập nhất.

Nếu có một cơ chế bảo hiến tốt thì những cái đuôi "theo quy định của pháp luật" như lâu nay, vốn cổ súy cho việc vi hiến tràn lan, sẽ bị chặt đứt. Và đương nhiên các đạo luật sau này ban hành ra thường là để tạo điều kiện cho người dân thực hiện chứ không phải để ngăn cản hoặc tước đoạt các quyền đó.

Các quyền tự do của Công dân đang ghi tại Điều 69 đương nhiên được thực hiện và sẽ mở đường cho hàng loạt nhân quyền khác. Khi đó những Nghị định cấm người biểu tình ở Hà Nội sẽ bị tòa bảo hiến từ chối áp dụng vì vi hiến.

Như vậy thay vì nó là một hợp đồng có được thảo luận kỹ càng thì Đảng mặc nhiên coi đây là hợp đồng áp đặt theo mẫu như lắp điện thoại, cấp nước, cấp điện ở Việt Nam mà người dùng hoàn toàn buộc phải ký chứ không có cơ hội được thảo luận bình đẳng.

Các hợp đồng đó tạo ra cho cá nhân sự bất lợi, còn hợp đồng Hiến pháp là cho các một quốc gia và liên quan đến một vấn đề gai góc và đầy cám dỗ là quyền lực, thì nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhường nào.

Bài viết đã được đăng trên BBC tại địa chỉ

Năm người VN được giải nhân quyền

Tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch công bố trao giải Hellman/Hammett cho năm cây bút ở Việt Nam trong số 41 nhân vật từ 19 nước.

Các vị Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Minh Hoàng và Vũ Quốc Tú, hiện đều đang sống tại Việt Nam, được ca ngợi như những người “đã phải chịu đựng nhiều và đang tiếp tục đối mặt với những nguy cơ đe dọa các quyền cơ bản của mình”, theo thông báo của Human Rights Watch hôm 20/12/2012.

Ông Lawrence Moss, điều phố viên chương trình của Human Rights Watch và cũng là chuyên gia được Liên Hiệp Quốc mời tư vấn về nhân quyền viết về những người được giải năm nay:

“Giải thưởng Hellman/Hammett giúp cho các cây viết là nạn nhân chỉ vì hoạt động công bố thông tin, thể hiện ý tưởng, hay vì phê phán hoặc đụng chạm tới những người nắm quyền”.

Một ban tuyển chọn sẽ trao giải thưởng bằng tiền (grants) để trợ giúp những cây bút vốn vì công việc đưa tin mà chịu sự đối xử hà khắc của chính quyền.

Năm nay, Human Rights Watch cũng trao giải thưởng cho một số nhà hoạt động tại Trung Quốc, gồm Vương Lực Hống, Tề Sùng Hoài, Hoàng Kỳ, Tôn Văn Quảng và Hà Đức Phổ.

Ngoài ra, còn có các cây viết và nhà vận động Huuchinhuu Govruud (người Nội Mông), Memetjan Abdulla và Gulmire Imin (người Hồi giáo Uighur) cũng từ Trung Quốc được trao giải.

"Giải thưởng Hellman/Hammett giúp cho các cây viết là nạn nhân chỉ vì hoạt động công bố thông tin, thể hiện ý tưởng"
Lawrence Moss

Ngoài, ra còn có bốn nhà hoạt động Tây Tạng được trao giải ẩn danh vì lý do an ninh của họ.

Trong các nước ASEAN, bên cạnh Việt Nam, tại Indonesia có hai nhân vật, nhà thơ, nhà báo Putu Oka Sukanta và nhà vận động cho người Papua là Dominikus Sorabut được trao giải năm 2012.

'Cản trở có hệ thống'


Human Rights Watch, tổ chức chuyên giám sát tình hình nhân quyền trên thế giới có trụ sở tại Mỹ cho rằng chính quyền Việt Nam cản trở một cách có hệ thống các quyền tự do hiến định như tự do ngôn luận, tự do lập hội ôn hòa.

Lillian Hellman (1905 -1984) từng bị truy bức vì quan điểm thiên tả ở Mỹ

Họ cũng thường nói chính quyền Việt Nam đàn áp những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước, tố cáo tham nhũng, hay kêu gọi cải cách dân chủ, điều nhà nước Việt Nam luôn bác bỏ.

Gần đây, các tổ chức nhân quyền quốc tế nêu lên hiện tượng công an Việt Nam theo dõi gắt gao, hạn chế đi lại trong nước và cấm xuất cảnh những người bị quy kết là 'nguy hiểm' cho an ninh quốc gia.

Trong một diễn biến liên quan với hai người được nhận giải trong cùng một nhà, hôm 16/12 tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP Hồ Chí Minh, công an cấm blogger Huỳnh Trọng Hiếu rời Việt Nam đi Mỹ để nhận giải thưởng Bấm Hellman/Hammett năm 2012 thay cho cha Huỳnh Ngọc Tuấn và chị gái Huỳnh Thục Vy và tịch thu hộ chiếu của Hiếu dù ông đã có visa đi Mỹ.

Năm nay, Human Rights Watch cũng tưởng niệm cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, người nhận giải thưởng Hellman/Hammett năm 1994 mới qua đời khi lưu vong tại Mỹ hồi tháng 10 vừa qua.

Giải thưởng này mang tên nhà biên kịch người Mỹ Lillian Hellman và bạn đồng hành lâu năm của bà, tiểu thuyết gia Dashiell Hammett từng bị phái hữu tại Mỹ truy bức vì coi họ là 'cộng sản'.

Trị giá của giải thưởng này là 10 nghìn USD cho một người, và từ 23 năm qua, đã có trên 750 người trên toàn thế giới được giải.

Các blogger Việt Nam được vinh danh vì đã dấn thân cho nhân quyền

Năm người được trao giải thưởng uy tín Hellman/Hammett

(New York, ngày 20 tháng Mười Hai năm 2012) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố có năm blogger người Việt trong số 41 cá nhân xuất sắc từ 19 quốc gia vừa được trao giải thưởng uy tín Hellman/Hammett để ghi nhận lòng dũng cảm và kiên định trước sức ép đàn áp chính trị. Đó là Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Minh Hoàng và Vũ Quốc Tú (xin xem tiểu sử tóm tắt của từng người ở cuối bài).

“Cũng như những người Việt khác đang thực thi quyền tự do ngôn luận, nhiều người trong giới blogger ngày càng phát triển của đất nước này đang phải chịu sức ép gia tăng từ các hành động đe dọa, tấn công, thậm chí bị bỏ tù chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa,” ông Brad Adams, Giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, là tổ chức quản lý giải thưởng thường niên Hellman/Hammett nói. “Qua việc vinh danh năm cá nhân dũng cảm này, những người đã phải chịu đựng nhiều và đang tiếp tục đối mặt với những nguy cơ đe dọa các quyền cơ bản của mình, chúng tôi có vinh dự được tiếp thêm sức mạnh cho những tiếng nói mà Đảng Cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam muốn ngăn cản họ không được tham gia công luận về nhiều vấn đề chính trị và xã hội của Việt Nam.”

Những người Việt mà tiếng nói phê bình và cảnh tỉnh bị chính quyền muốn dập tắt được trao giải năm nay thể hiện sự đa dạng của nhiều thành phần trong xã hội, gồm: nhà vận động tự do tôn giáo Nguyễn Hữu Vinh (J.B Nguyễn Hữu Vinh);  nhà bảo vệ nhân quyền Phạm Minh Hoàng (bút danh Phan Kiến Quốc); nhà báo tự do Vũ Quốc Tú (bút danh Uyên Vũ), nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn và nhà bình luận chính trị, xã hội trẻ tuổi Huỳnh Thục Vy. Cả năm người đều bị chính quyền đàn áp vì những bài viết của họ.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam cản trở một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa, và đàn áp những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước, vạch trần quan chức tham nhũng, hay kêu gọi các giải pháp dân chủ thay thế cho chế độ cai trị độc đảng. Những người cầm bút thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bị các “tòa án nhân dân” kết án tù nhiều năm, bị công an tạm giữ và thẩm vấn liên miên, bị nhiều cơ quan chính quyền theo dõi gắt gao, hạn chế đi lại trong nước và cấm xuất cảnh, bị nhân viên an ninh và côn đồ lạ mặt đánh đập, bị phạt hành chính, và bị cản trở các cơ hội tìm việc làm để sinh sống.

Vào ngày 16 tháng Mười Hai, tại sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, công an cấm blogger Huỳnh Trọng Hiếu rời Việt Nam đi Mỹ để nhận giải thưởng Hellman/Hammett năm 2012 thay cho cha Huỳnh Ngọc Tuấn và chị gái Huỳnh Thục Vy, đồng thời tịch thu hộ chiếu của anh. Theo công an, họ làm như vậy theo yêu cầu của công an tỉnh Quảng Nam, nơi gia đình họ Huỳnh sinh sống. Hai người được nhận giải Hellman/Hammett 2012 khác là blogger Nguyễn Hữu Vinh và Vũ Quốc Tú cũng từng bị cấm rời khỏi Việt Nam (Nguyễn Hữu Vinh trong tháng Tám năm 2012 và Vũ Quốc Tú vào tháng Năm năm 2010). Blogger Phạm Minh Hoàng đang thi hành án 3 năm quản chế, và không được ra khỏi địa phận phường đang cư trú.

Trong một vụ việc gần đây, ba thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, từng được nhận giải thưởng Hellman/Hammett, Nguyễn Văn Hải (viết blog với bút danh Điếu Cày), Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải (viết blog với bút danh Anhbasg) bị xử án tù giam vào ngày 24 tháng Chín năm 2012 với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.” Cũng trong tháng đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đang chịu sức ép đấu đá chính trị, đã lệnh cho Bộ Công an tấn công các blog và trang mạng không vừa ý chính phủ, trừng phạt những người sáng lập ra các blog và trang mạng đó, và cấm công chức, viên chức nhà nước đọc và/hoặc phát tán thông tin từ các trang nói trên.

“Trong khi chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp các cộng đồng liên mạng đang cất lên tiếng nói trực ngôn ngày càng mạnh bạo, hơn bao giờ hết, thế giới cần hưởng ứng việc làm của năm người Việt Nam được nhận giải thưởng Hellman/Hammett năm nay,” ông Adams phát biểu. “Các quốc gia dân chủ trên thế giới không nên lẳng lặng tiếp tục làm ăn với Việt Nam như không có chuyện gì xảy ra. Ngược lại, họ nên đặt yêu cầu thả hết các tù nhân chính trị và những người cầm bút làm một điều kiện cho quan hệ hữu hảo.”

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng tưởng niệm cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, người nhận giải thưởng Hellman/Hammett năm 1994 mới qua đời tại nơi lưu vong vào ngày mồng 2 tháng Mười năm 2012. Từng được suy tôn là một trong những nhà thơ chính trị lớn nhất của Việt Nam, Nguyễn Chí Thiện là biểu tượng của ý chí và lòng dũng cảm cá nhân, bất chấp mọi nỗ lực của chính quyền Việt Nam nhằm dập tắt tiếng nói của ông trong suốt mấy thập kỷ. Lần đầu Nguyễn Chí Thiện bị bắt là năm 1960 vì ông dám bắt bẻ phiên bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về lịch sử. Vào năm 1979, trong khoảng thời gian được tự do ngắn ngủi giữa các đợt tù đày, ông tới sứ quán Anh ở Hà Nội để tìm cách công bố với thế giới hàng trăm bài thơ do ông thầm lặng sáng tác và thuộc lòng trong những lần ở tù trước đó, dù biết mình sẽ bị bắt lại. Các bài thơ đó được xuất bản trong tập thơ có tựa đề “Hoa Địa ngục,” trở thành hiện tượng văn học trên khắp thế giới trong khi chính tác giả đang mòn mỏi sau song sắt của hàng loạt nhà tù ở Việt Nam.

Về Giải thưởng Hellman/Hammett

Giải thưởng thường niên Hellman/Hammett được trao cho các nhà văn trên khắp thế giới là nạn nhân của đàn áp chính trị hoặc lạm dụng về nhân quyền. Một ban tuyển chọn uy tín sẽ trao giải thưởng bằng tiền mặt nhằm vinh danh và trợ giúp những cây bút mà công việc sáng tác và hoạt động của họ bị đàn áp do chính sách hà khắc của chính quyền.

Giải thưởng này mang tên nhà biên kịch người Mỹ Lillian Hellman và bạn đồng hành lâu năm của bà, tiểu thuyết gia Dashiell Hammett. Cả hai đều từng bị truy vấn trước các ủy ban quốc hội Mỹ về niềm tin chính trị và liên hệ với các nhóm phái của họ trong thời kỳ điều tra chống cộng ngặt nghèo do Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy dấy lên vào thập niên 1950. Hellman chịu thiệt thòi về nghề nghiệp và gặp khó khăn khi kiếm việc làm. Hammet phải vào tù một thời gian.

Năm 1989, những người chịu trách nhiệm điều hành di chúc của Hellman đề nghị Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thiết lập một chương trình nhằm giúp đỡ các cây bút bị đàn áp vì bày tỏ những quan điểm ngược với chính phủ của họ, vì chỉ trích các quan chức hoặc các hành động của chính phủ, hoặc vì viết về những đề tài mà chính phủ của họ không muốn phơi bày ra ánh sáng.

Trong 23 năm qua, hơn 750 cây bút từ 92 nước đã nhận giải Hellman/Hammett với phần thưởng lên tới 10.000 đô la Mỹ một người, tổng giá trị lên tới hơn 3 triệu đô la Mỹ. Chương trình này cũng trao những khoản tài trợ khẩn cấp nhỏ cho những người cầm bút đang cần cấp tốc rời khỏi đất nước của họ, hoặc những người cần được điều trị y tế ngay sau khi ra tù hoặc bị tra tấn.

“Giải Hellman/Hammett nhằm mục đích giúp đỡ những nhà văn đã chịu thiệt thòi vì bày tỏ những ý kiến hoặc thông tin chỉ trích các chính sách hay phê phán nhà cầm quyền,” Lawrence Moss, điều phối viên của giải thưởng, phát biểu. “Nhiều nhà văn được vinh danh qua giải thưởng này cùng chia sẻ mục đích chung với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền: Bảo vệ nhân quyền cho những người dễ bị tổn thương bằng cách đưa ra trước ánh sáng những vụ lạm dụng và xây dựng áp lực công luận để thúc đẩy những thay đổi tích cực.”

Để xem tiểu sử của tất cả các nhà văn được công khai trao giải thưởng Hellman-Hammett năm 2012, xin truy cập: http://www.hrw.org/node/112138

Hạn nộp hồ sơ đề cử giải thưởng Hellman/Hammett 2013 là ngày 15 tháng Hai năm 2013.

Thông tin thêm về chương trình Hellman/Hammett và mẫu đề cử giải 2013 có tại trang http://www.hrw.org/hhgrants/nominations

Muốn xem thêm các báo cáo về Việt Nam của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, xin truy cập: https://www.hrw.org/languages?lang=vi

Muốn có thêm thông tin, xin liên hệ:

Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh): +1-646-479-2499 (di động); hoặcsiftonj@hrw.org. Đăng ký cập nhật trên twitter @johnsifton
Ở New York, Lawrence Moss (tiếng Anh), +1-212-216-1810; +1-212-228-4272 (di động); hoặc mossl@hrw.org
Ở Boston, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): + 1-917-378-4097 (di động); hoặc robertp@hrw.org. Đăng ký cập nhật trên twitter @Reaproy
Ở San Francisco, Brad Adams (tiếng Anh): +1-510-926-8443 (di động); hoặcadamsb@hrw.org.  Đăng ký cập nhật trên twitter @BradAdamsHRW

Lý lịch và trích dẫn bài viết của những người ở Việt Nam được trao giải Hellman -Hammett 2012

Huỳnh Ngọc Tuấn
Huỳnh Ngọc Tuấn là một cây bút có nhiều ảnh hưởng với hàng chục bài báo, xã luận và một tập truyện phơi bày những bất công xã hội và bạo quyền của chính phủ. Các bài viết của ông đề cao nhân quyền, dân chủ và niềm tin cá nhân về tính ưu việt của một hệ thống đa đảng. Ông bị bắt vào tháng Mười năm 1992 vì muốn chuyển ra nước ngoài tập truyện phê phán chính sách nhà nước, khiến ông bị khởi tố về tội tuyên truyền chống nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Vào tháng Tư năm 1993, ông bị xử 10 năm tù kèm theo 4 năm quản chế. Mặc dù vậy, sau đó ông vẫn tiếp tục duy trì thái độ bất đồng chính kiến, và viết một cuốn hồi ký ghi lại quãng thời gian mười năm trải qua các nhà tù khác nhau. Năm 2007, ông gia nhập Khối 8406, một nhóm cổ vũ cho dân chủ.

Năm 2011, công an khám nhà Huỳnh Ngọc Tuấn và tịch thu một máy tính, các phụ kiện máy tính và nhiều sổ tay, vở viết. Ông bị phạt 100 triệu đồng Việt Nam (khoảng 5.000 đô la Mỹ) về tội dùng công nghệ thông tin hoạt động tuyên truyền chống nhà nước. Công an gây sức ép khiến Huỳnh Ngọc Tuấn không thể tìm được việc làm. Hai người con ông Huỳnh Ngọc Tuấn là Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Trọng Hiếu cũng là những người viết blog nổi tiếng. Họ cũng phải chịu sự theo dõi, đe dọa, thẩm vấn và các hình thức sách nhiễu khác của công an, như bị thu máy chụp hình và điện thoại di động.

“Ở VN chi phối mọi mối quan hệ xã hội không phải là Luật pháp mà là ý chí của Đảng CS. Đảng CS có toàn quyền tuyệt đối trong mọi quyết định, từ những việc có liên quan đến vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc cho đến kinh tế, văn hóa và đời sống của nhân dân. Đảng CS vừa có trong tay sức mạnh “cứng” như nhà tù, công an hùng hậu, quân đội đông đảo và cả hệ thống “Pháp luật” để phục vụ cho quyền uy đó. Và họ có cả “quyền lực mềm” như: nguồn tài nguyên quốc gia, hệ thống báo chí, đài phát thanh, truyền hình, giáo hội quốc doanh… cho nên họ có thể kiểm soát và chi phối xã hội bằng sức mạnh của quyền lực “cứng” hoặc sử dụng quyền lực “mềm” như chiếc đũa thần chỉ đạo từ trên cao, và dân chúng bị biến thành một bầy cừu, một thứ con rối mà không hề hay biết hoặc hay biết nhưng bất lực hoặc đồng lõa.” – Huỳnh Ngọc Tuấn, 2012

Huỳnh Thục Vy
Con gái ông Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy là một người viết blog chính trị trẻ tuổi có nhiều bài viết được phổ biến rộng rãi trên mạng. Vì có cha là tù nhân chính trị, Huỳnh Thục Vy sớm phải chịu sự kỳ thị từ thời thơ ấu. Đến cuối năm 2008, cô bắt đầu đăng một số bài viết trên trang web Đàn Chim Việt ở nước ngoài. Các bài viết của Huỳnh Thục Vy đề cập đến nhiều vấn đề chính trị, xã hội và đề cao một hệ thống chính trị đa đảng, tự do và dân chủ, và kêu gọi những người trẻ tuổi quan tâm hơn đến chính trị và xã hội. Dù chỉ tự học về luật, nhưng Huỳnh Thục Vy nổi lên như một nhân vật vận động cho một xã hội pháp quyền, và viết nhiều bài ủng hộ những nhà hoạt động pháp lý bị bỏ tù vì các tham gia các hoạt động ôn hòa.

Sau khi tư gia của gia đình họ Huỳnh bị khám xét, sách vở và máy tính bị tịch thu (như đã kể ở phần trên), Huỳnh Thục Vy bị phạt hành chính 85 triệu đồng Việt Nam (khoảng 4,250 đô la Mỹ). Cũng giống như cha mình, sức ép của công an khiến Huỳnh Thục Vy gặp nhiều trở ngại khi đi tìm việc làm để sinh sống.

“Ở Việt Nam, đi bầu cử là một chuyện không thể không làm – dù có muốn hay không. Đơn giản vì chuyện bầu bán ở đây không có gì quan trọng bởi nó hoàn toàn không thay đổi hay ảnh hưởng gì đến bất cứ vấn đề lớn nhỏ nào liên quan đến quốc gia ở tầm vĩ mô, nó cũng chẳng liên quan gì đến đời sống của từng cộng đồng dân cư cụ thể nào…

“Im lặng trước nghịch lý chính là đồng ý với sự nghịch lý đang diễn ra và điều ấy là thiếu trách nhiệm với bản thân mình, cũng như thiếu tinh thần xã hội với đất nước. Chúng ta phải lựa chọn cho chính mình một xã hội tiến bộ, trong đó quyền bầu cử, ứng cử phải được diễn ra trong công bằng, dân chủ và tự do đúng nghĩa.” – Huỳnh Thục Vy, 2011

Nguyễn Hữu Vinh
Nguyễn Hữu Vinh (Jean Baptiste Nguyễn Hữu Vinh hoặc J.B Nguyễn Hữu Vinh) là một blogger Công giáo nổi tiếng, vận động cho tự do tôn giáo và các quyền cơ bản của con người. Ông viết về các vấn đề được công luận quan tâm nhiều, ví dụ như nạn cưỡng chế đất đai, nạn bạo hành của công an, chính sách hà khắc của chính quyền, và các hành động đàn áp tôn giáo và tự do tôn giáo. Ông cũng nổi tiếng với loạt phóng sự năm phần tả chi tiết phiên xử phúc thẩm nhà hoạt động pháp lý nổi tiếng, Ts. Cù Huy Hà Vũ. Ngoài ra, Nguyễn Hữu Vinh còn sáng tác thơ và truyện ngắn bình về các vấn đề chính trị và xã hội. Trong số các bài viết năm 2012 trên blog của ông có truyện trào phúng bốn kỳ nhan đề “Gặp Tổng thống Obama” với nhân vật chính là tác giả, gặp được Obama trong mơ và hai người trao đổi về các vấn đề như tự do ngôn luận và tự do báo chí.

Nguyễn Hữu Vinh bị theo dõi gắt gao, đe dọa, thẩm vấn và tạm giữ. Ông từng hai lần bị côn đồ lạ mặt tấn công: lần thứ nhất vào tháng Giêng năm 2010, khi đưa tin công an ngược đãi giáo dân trong vụ tranh chấp đất đai giữa giáo xứ Đồng Chiêm và chính quyền địa phương; lần sau, vào tháng Bảy năm 2012, sau khi đưa tin trên blog về các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hồ Hoàn kiếm, Hà Nội. Hồi tháng Tám năm 2012, chính quyền cấm Nguyễn Hữu Vinh rời Việt Nam để đưa mẹ đi chữa bệnh tại Singapore.

Con đường hàng tỉnh tôi đi
Sáu mươi năm ấy có gì đổi thay?
Bên đường, biệt thự đang xây
Ống tiêm, kim chích vứt đầy lối xưa
Mấy đứa nghiện hút vật vờ
Cháu con các cụ ngày xưa đi cày
Mấy đứa nghiện hút vật vờ.
Là con các cụ ngày xưa đi cày
Hỏi sao ra nông nỗi này
Thưa rằng, dự án đổi thay từng giờ
Bờ xôi ruộng mật khi xưa
Đã thành dự án cho vừa lòng quan
Nửa mơ, nửa tỉnh bàng hoàng
Nông thôn đổi mới, tan hoang từng nhà
Nông dân, người chủ khi xưa
Thành dân lưu lạc, vật vờ hôm nay
Dân oan tăng trưởng từng ngày
Trước làm nông nghiệp, ngày nay… thị thành – Nguyễn Hữu Vinh, 2012

Phạm Minh Hoàng
Phạm Minh Hoàng (bút danh Phan Kiến Quốc) từng giảng dạy khoa học ứng dụng tại Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Trên blog, ông viết về các vấn đề chính trị và xã hội, như quyền của người lao động, nạn hủy hoại các di tích văn hóa trên khắp đất nước và nạn ô nhiễm môi trường. Ông mở các khóa dạy kỹ năng “mềm” cho thanh niên, dạy họ cách xây dựng lòng tự tin và hình thành thế giới quan khoa học để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. Theo báo chí nhà nước, Phạm Minh Hoàng bị quy là đã dạy thanh niên về bất phục tùng dân sự trong các khóa học này.

Phạm Minh Hoàng bị bắt ngày 13 tháng Tám năm 2010 vì bị quy cho là có quan hệ với một đảng bị chính quyền Việt Nam cấm đoán là Việt Tân, tổ chức từng âm mưu nổi dậy chống cộng sản nhưng sau này đã chuyển hướng sang đấu tranh ôn hòa. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền không thấy chứng cứ nào cho thấy Phạm Minh Hoàng đã ủng hộ hay tham gia bạo động chống chính phủ. Ngược lại, theo chính báo chí nhà nước, “tội” của Phạm Minh Hoàng là đã viết “33 bài xuyên tạc chính sách và đường lối của Đảng và Nhà nước.” Ông bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xử ngày mồng 10 tháng Tám năm 2011 về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Ông bị kết án theo điều 79 của bộ luật hình sự Việt Nam với mức án ba năm tù giam, kèm theo ba năm quản chế. Trong phiên xử phúc thẩm ngày 29 tháng Mười Một năm 2011, Tòa án Nhân dân Tối cao giảm mức án dành cho ông xuống còn 17 tháng, nhờ đó Phạm Minh Hoàng được thả ngày 13 tháng Giêng năm 2012. Tuy nhiên, ông hiện đang trong thời gian quản chế ba năm, và không được rời khỏi địa bàn phường đang cư trú.

“Trong một thời gian dài, VN là nơi có giá nhân công thuộc hàng rẻ nhất thế giới. Điều này đã hấp dẫn các nhà đầu tư, chủ yếu là các ngành thâm dụng lao động. Đến nay, VN đã trở thành nơi gia công lớn trong khu vực. Hệ quả của giá nhân công rẻ là đời sống công nhân ngày càng tồi tệ. Từ đó làm nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp, ngừng việc tập thể…

“Nếu nhà nước không có những cơ chế bảo vệ người lao động mà mãi chạy theo con số tăng trưởng thì những xung đột này sẽ chẳng bao giờ chấm dứt và VN sẽ mãi mãi chẳng bao giờ thoát khỏi kiếp gia công với những rủi ro, những bất trắc, những lệ thuộc mà chúng ta vẫn thường thấy.

“Để trả giá cho việc ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế, nông dân và công nhân là nạn nhân đã đành, nhưng còn một tác hại vô cùng quan trọng là vấn đề ô nhiễm môi trường đã đang và sẽ hủy hoại sức khỏe của hàng triệu người trong những năm tháng tới.” – Phạm Minh Hoàng, 2009

Vũ Quốc Tú
Vũ Quốc Tú (bút danh Uyên Vũ) là một nhà báo tự do và blogger. Ông viết cho báo chí của nhà nước trong thập niên 1990 và bắt đầu viết blog từ giữa những năm 2000. Vũ Quốc Tú là thành viên sáng lập của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, được thành lập vào tháng Chín năm 2007 với mục đích vận động cho tự do ngôn luận và báo chí độc lập. Sau khi ra đời, trong mấy tháng đầu tiên, các thành viên của câu lạc bộ liên tiếp đưa tin về những chuyện hoặc sự kiện bị chính quyền và báo chí nhà nước ỉm đi hoặc lờ đi. Ví dụ như, họ đưa tin về những cuộc đình công tự phát của công nhân khu công nghiệp Bình Dương, về vụ xử các nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng như Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài, các vụ biểu tình ngoài đường phố phản đối Thế Vận Hội Bắc Kinh năm 2008, các vụ tranh chấp đất đai giữa nhà thờ Công giáo và chính quyền địa phương, và các vụ biểu tình của sư sãi Miến Điện năm 2007. Ba thành viên khác của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do cũng đã từng được nhận giải thưởng Hellman/Hammett, là các blogger: Nguyễn Văn Hải(bút danh Điếu Cày), Phan Thanh Hải (bút danh Anh Ba Sài Gòn hay Anhbasg) vàTạ Phong Tần, cả ba người đều đang phải ngồi tù vì đã thực thi quyền tự do ngôn luận.

Vũ Quốc Tú viết về các vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị. Ông là người điểm sách cuốn “Trại Súc vật” của Orwell, và các tập thơ bất đồng chính kiến của Trần Vàng Sao và Bùi Chát. Ông cũng lên tiếng bênh vực cho cây bút đồng nghiệp Nguyễn Văn Hải đang bị tù đày.

Vũ Quốc Tú sống cùng vợ là Lê Ngọc Hồ Điệp, người viết blog với bút danh Trăng Đêm. Hai vợ chồng họ đã bị công an sách nhiễu trắng trợn, từ theo dõi gắt gao đến thẩm vấn và đánh đập. Vào ngày mồng 1 tháng Năm năm 2010, công antạm giữ Vũ Quốc Tú và Lê Ngọc Hồ Điệp ở sân bay Tân Sơn Nhất Thành phố Hồ Chí Minh khi họ chuẩn bị lên máy bay đi Băng Cốc nghỉ tuần trăng mật. Công an câu lưu và thẩm vấn họ trong suốt mấy tiếng đồng hồ và cấm họ xuất cảnh, viện dẫn lý do cần bảo vệ an ninh quốc gia. Công an cũng gây sức ép ngăn không cho Vũ Quốc Tú tìm được việc làm.

“…chúng tôi tham gia biểu tình cũng là một cách bày tỏ thái độ một cách ôn hòa. Nhưng nhiệt tình của thanh niên Việt Nam từ Hà Nội đến Sài Gòn đã bị từ chối, các cuộc biểu tình ôn hòa tắt ngấm. Tôi mất việc đến hôm nay, nhiều người khác mất chỗ ở, mất việc làm kiếm sống. Những người hăng say nhất lại bị gặp khó khăn nhiều nhất. Có người bỏ nước ra đi… Những tấm lòng yêu nước nhìn nhau e dè. Nhưng tôi vẫn tin, dù chỉ là những cánh én nhỏ nhoi, những người thanh niên đầy sức sống ấy đã báo hiệu là Mùa Xuân của tổ quốc Việt Nam đang về.” – Vũ Quốc Tú, 2009.

Facebook Twitter Stumbleupon More