21/12/12

Ấn Độ thận trọng về tranh chấp biển Đông


Ấn Độ cùng 10 quốc gia thành viên của khối ASEAN, trong đó có Việt Nam, trong phiên họp chung hôm thứ Năm đã nhiệt thành ủng hộ việc tự do hàng hải, nhưng New Delhi muốn xử lý thận trọng vấn đề biển Đông, truyền thông nước này tường thuật.

Quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ bắt đầu thiết lập từ năm 1992 và được nâng lên thành quan hệ đối thoại đầy đủ từ tháng 12/1995.

Các bài liên quanẤn Độ ‘sẵn sàng’ đưa quân ra Biển ĐôngẤn Độ dính sâu hơn tranh chấp dầu khí?OVL của Ấn Độ rút khỏi lô 128?

Chủ đề liên quanTranh chấp lãnh thổ, Asean, Biển Đông

Hội nghị cấp cao lần này kỷ niệm 20 năm mối quan hệ được thiết lập, diễn ra trong hai ngày 20-21/12/2012 tại New Delhi với nghị trình ra Tuyên bố Tầm nhìn và nâng quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ lên tầm đối tác chiến lược.

Trang tin NewstrackIndia.com nói rằng quan điểm của Ấn Độ là vấn đề chủ quyền cần phải được giải quyết giữa các nước đang tranh chấp, bao gồm cả Trung Quốc.

"Có một số vấn đề như chủ quyền thì cần được giải quyết giữa các nước liên quan," Ngoại trưởng Salman Khurshid nói với các phóng viên sau khi kết thúc phiên họp toàn thể.

Có nhiều cách tốt hơn so với việc can thiệp, ông nói khi được hỏi về đề nghị của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng rằng Ấn Độ nên đóng một vai trò nhất định trong việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông bằng các biện pháp hòa bình.

Trong phiên họp, Thủ tướng Dũng nói: "Tôi hy vọng là Ấn Độ ủng hộ ASEAN và Trung Quốc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), và ủng hộ ASEAN thực hiện

Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông nhằm bảo đảm giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về luật Biển năm 1982 (UNCLOS)."

An ninh hàng hảiNhằm tạo thế đối trọng trước sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông, các nhà lãnh đạo của các nước Đông Nam Á tham dự hội nghị thượng đỉnh ủng hộ quyền tự do hàng hải và tăng cường hợp tác giữa các nước ASEAN trong lĩnh vực hàng hải.

"Có một số vấn đề như chủ quyền thì cần được giải quyết giữa các nước liên quan."
Ngoại trưởng Ấn Độ, Salman Khurshid

Tài liệu được đưa ra vào cuối hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-ASEAN, Tuyên bố Tầm nhìn, đã mạnh mẽ ủng hộ an ninh hàng hải.

"Chúng tôi cam kết tăng cường hợp tác để đảm bảo an ninh hàng hải, tự do hàng hải và an toàn của các tuyến hải hành nhằm đảm bảo cho hoạt động tự do di chuyển thương mại phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS," Tuyên bố Tầm nhìn viết.

Được biết các vấn đề liên quan đến biển Đông đã được đề cập trong các cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và các nhà lãnh đạo của 10 quốc gia ASEAN.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ biển Đông, là vùng biển mà các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia tuyên bố chủ quyền từng phần.

Tuy không phải là một bên tham gia tranh chấp, nhưng Ấn Độ có các dự án khai thác dầu lửa tại các lô dầu khí ký với Việt Nam. Trung Quốc khó chịu và phản đối các hợp đồng đó, nói các địa điểm khai thác là thuộc về Trung Quốc.

Gần đây, Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ việc Đô đốc hải quân Ấn Độ DK Joshi nói rằng hải quân Ấn sẵn sàng bảo vệ các lợi ích kinh tế của Ấn Độ tại biển Đông.

0 Lời Bình:

Đăng nhận xét

Facebook Twitter Stumbleupon More