Giới Thiệu

Blog Luật của Sự Thật là một trang blog đăng tải các tin tức bài vỡ liên quan đến những sự kiện bất công, lạm dụng luật pháp hiện đang xảy ra tại Việt Nam.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 1

Xin nhấn vào đây để đọc tập 1 về quyền biểu tình.

Chân dung ông Nguyễn Đức Kiên

Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy nửa năm, Sacombank đã nằm gọn trong tay của nhóm “bố già” Nguyễn Đức Kiên.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 2

Xin nhấn vào đây để đọc tập 2 về quyền hội họp, lập hội, lập đảng.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 3

Xin nhấn vào đây để đọc tập 3 về quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin.

30/9/12

Cắt bỏ rủi ro: Mạnh tay thanh lọc ngân hàng

Các nhân tố con người dưới chế độ xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường, đàng lãnh đạo nhà nước quản lý, đặc biệt trong ngành tài chánh ngân hàng, béo bỡ thì các "đại gia" tận tình khai thác, vấn đề rũi ro đạo đức không còn là rũi ro nữa mà là sự thật đương nhiên, lý do là các "đại gia" nầy lớp thì dựa vào các cán bộ đảng đương quyền, lớp khác thì dựa vào thế lực các cựu lãnh đạo đảng đề thao túng và chia chát quyền lợi. Muốn thanh lọc ngân hàng không phải là chuyện nhỏ, bứt dây động rừng. Nhưng có động rừng cũng phải làm, làm như thế nào cho hiệu quả tốt nhất, hỏi tức đã trả lời....thay đổi hệ độc đảng chính trị thành dân chủ đa nguyên, người dân chọn người tài đức lãnh đạo đất nước, người dân sẽ thanh lọc tất cả chính quyền theo mỗi nhiệm kỳ. Nếu được như vậy, rũi ro đạo đức sẽ được tẩy sạch theo ý dân...LCST


 
Rủi ro đạo đức và nhân tố con người

Cách đây 4 năm, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra, sự đổ vỡ của những NH lớn nhất thế giới, cộng thêm “quả bom” lừa đảo tài chính Madoff đã rung chuyển cả thế giới. Thời điểm đó, bên cạnh những nguyên nhân trực tiếp về kinh doanh và quản trị thì hầu hết các chuyên gia trên thế giới đều nhấn mạnh đến yếu tố sâu xa nhất là lòng tham, rủi ro đạo đức… đã gây nên hậu quả mà cả thế giới đến hôm nay vẫn chưa thể khắc phục hết.

Một chuyên gia từ Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã nhấn mạnh, giữa thị trường và mong muốn chủ quan của con người luôn là cuộc rượt đuổi không có điểm dừng. Trong đó, nếu lòng tham của con người không được kiểm soát thì đó chính là tiền đề xuất hiện rủi ro đạo đức, làm tha hóa phẩm chất của một số cán bộ NH. Từ đó, gây nên hậu quả rất khó lường.

Chính điều này lý giải vì sao ở Mỹ, với hệ thống giám sát rủi ro rất hiện đại, nghiêm minh và hệ thống thông tin công khai, minh bạch, nhưng tất cả đều bất lực trước rủi ro đạo đức.Toàn bộ hệ thống giám sát từ giám sát nội bộ của ngân hàng thương mại đến hệ thống giám sát của chính quyền đều bất lực trước rủi ro đạo đức. Bởi chẳng có hệ thống giám sát nào “quản” thứ rủi ro này nếu không quản tốt con người.

Tuy nhiên, lúc đó, câu chuyện rủi ro đạo đức trong hệ thống NH Việt Nam dường như còn khá xa xôi vì mới chỉ dừng lại của những sự vụ nhỏ lẻ lộ ra. Nhưng rồi, với sự biến động nhanh chóng trong những năm qua, nhất là sau những biến cố gần đây đã cho thấy rủi ro đạo đức là một căn bệnh tiềm tàng, một tảng băng chìm đang đe dọa sự ổn định và kỷ cương của hệ thống NH.

Những rủi ro dạng này trong hệ thống NH Việt Nam có nhiều cấp độ. Trước hết, đơn giản nhất có thể chỉ là những vụ gian lận trong vay vốn, thụt két tiền tỷ nhà băng của những cán bộ biến chất hay nhân viên ngân hàng bắt tay với các đối tượng xấu để chiếm dụng tiền vốn từ những hợp đồng tín dụng sai phạm… cao hơn là những vụ làm giả giấy tờ, cố tình lừa đảo để chiếm dụng tiền.

Tuy nhiên, xét cho cùng đó cũng chỉ là những hành vi mang tính cá nhân và nhỏ lẻ. Cho nên việc xử lý cũng không khó và hậu quả dễ khắc phục.

28/9/12

Tại Sao Phạm Huy Hùng - Chủ Tịch VIETINBANK Lại Được "Giải Thoát"?



Tài nguyên quốc gia, công của người dân ký thác vào ngân hàng để các quan chức "giám đốc" tha hồ nhũng lạm, phe nhóm nầy tố cáo phe nhóm kia, nhóm nào đang mạnh thì được bao che, phe nào yếu thì bị bắt giam. Bầu Kiên dù có phù phép cách mấy những vẫn "bị bắt" cho thấy cuộc thanh trừng nhau vì quyền lợi phe nhóm đã đến hồi "cực kỳ" gây cấn. Quê hương biển đảo bị bỏ ngõ, giặc ngoài vào tận bờ biển Việt Nam. Bắc triều thấy rõ sự đấu đá nhau....tiếp tục chế dầu vào lửa, cho đến khi "không còn Việt Nam"....LCST


Phạm Huy Hùng - Chủ tịch Vietinbank đã đượcTT BCT chỉ đạo Bộ Công An 'giải thoát'!
Quanlambao - Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo gây thất thoát 4.600 tỷ đồng ở Vietinbank đã có vài chục cán bộ, nhân viên của Ngân hàng Vietinbank bị bắt và đã có rất nhiều ngân hàng bị 'dính đạn' do Phạm Huy Hùng - Chủ tịch Vietinbank phủi tay không hoàn trả lại tiền cho các khách hàng của mình. Theo Luật định lẽ đương nhiên Vietinbank phải chịu trách nhiệm hoàn trả lại các khoản gởi tiết kiệm của các cá nhân đã đến hạn. Việc sai phạm của từng ngân hàng cho nhân viên của mình mang tiền đi gởi kiếm chênh lệch thì đó là việc sai phạm trong nội bộ của từng ngân hàng và họ đang phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như 04 lãnh đạo của ACB và Eximbank vừa bị khởi tố điều tra, nhưng không có nghĩa Vietinbank lại có quyền ''xù' tiền của các cá nhân đã gởi tiền vào ngân hàng của mình! Nếu Vietinbank phải chịu trách nhiệm chi trả tiền do Cán bộ của Vietinbank vi phạm thì chắc chắn Phạm Huy Hùng sẽ không thoát khỏi chịu trách nhiệm hình sự!
VIETINBANK trò lừa chính trị Vietcombank VDB - Kho bạc riêng của Thủ Tướng! Mỗi ngày Lê Hùng Dũng bỏ túi bao nhiêu? Hệ lụy từ độc quyền vàng miếng SJC Mảng tối đằng sau đổi vàng SJC Bố già Nguyễn Đức Kiên Hoàng Anh Gia Lai rút ruột BIDV thế nào? Bắc Hà & HAGL Tại sao Habubank bị thôn tính? Tại sao CT BIDV sắp chết vì ung thư? - Mắt xích thâu tóm Cựu Chủ tịch Agribank có bị lừa

Thực chất con số thất thoát thiệt hại tại Vietinbank còn lớn hơn nhiều lần, liệu con số 4600 tỷ đồng này đã bao gồm 1.700 tỷ đồng của NH Hàng Hải mang đến gởi tại Vietinbank để kiếm chênh lệch mà đến nay thì Chủ tịch Ngân hàng Hàng Hải đã phải phù phép cho vợ là Nguyễn Thị Nguyệt Hường - cũng là một Đại biểu Quốc Hội đứng ra làm hồ sơ vay nhận nợ thay tại Ngân hàng Hàng Hải để che dấu khoản thất thoát này chưa?

Tòa thì kín nhưng lột áo, đánh đập, đe dọa thì công khai

Không còn sợ hãi chế độ, càng ngày càng có nhiều công dân không còn "ngán" công an ngay tại nơi họ có ưu thế nhất. Vì không còn sợ hãi nên Hoàng Vi đã bình thản phản đối hành động bất hợp pháp của công an trước và sau khi bị cưỡng chế "lột áo" và "bắt giam" mình. Phải chăng Hoàng Vi đã nắm rất vững phương pháp đấu tranh bất bạo động, hành động của kẻ cướp đã bị đưa lên ánh sáng, làm cho quyền lực của công an Việt Nam bị soi mòn....LCST

Nguyễn Hoàng Vi (Danlambao) - Cho dù tòa có kết án họ, tôi vẫn mặc áo này để ủng hộ họ. Áo này là áo của tôi, các anh chị không được quyền lấy nó và các anh chị cũng không có quyền gì bắt tôi không được mặc nó cả. - Nhưng họ đã bị kết án, em mặc áo này trong thời điểm "nhạy cảm" này là không được. - Nếu chị đã nói vậy thì cho em xin cái văn bản nào chỉ đạo cấm không cho mặc áo này trong thời điểm "nhạy cảm". Nếu có văn bản chỉ đạo, em sẽ không mặc áo này nữa. Còn chị nói miệng không không, em cũng chẳng biết chị là ai, sao em có thể nghe theo được chứ. Nói đến đây, 7-8 phụ nữ nhào vô lột áo tôi đang mặc rồi tròng vào người tôi 1 chiếc áo khác...

*
Sáng ngày 24.09.2012, chúng tôi có mặt ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế - Sài Gòn cầu nguyện và cùng nhau đi tham dự phiên tòa xử 3 blogger Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Ngay từ sáng sớm, các ngã tư dẫn đến nhà thờ đều bị rào chắn và có rất đông lực lượng an ninh, công an,... chốt ở các ngã tư. Taxi không được lưu thông vào khu vực này, vì thế, chúng tôi quyết định đi bộ từ nhà thờ ra tới tòa án. Chúng tôi đi bộ trên lề đường rất trật tự, lực lượng an ninh, công an, CSGT, dân phòng,... đi theo dày đặc dưới lòng đường, trên lề đường,... khiến cho đường sá vốn đã đông đúc nay lại càng thêm mất trật tự.

27/9/12

Ngân Hành Phát Triển Việt Nam VDB - Kho Bạc Riêng Của Nguyễn Tấn Dũng

 Một điều chắc chắn là trong một hệ thống nhà nước chỉ có đảng độc quyền tất cả mọi ngành nghề, tài nguyên đất nước, không có đảng đối lập, báo chí thuộc quyền của đảng, không có cơ quan độc lập nào kiểm tra độc lập thì vấn đề suy sụp do tự tung tự tác của cán bộ là điều không thể tránh. Hậu quả trước nhất và sau cùng là người dân Việt Nam phải chịu đựng. Câu hỏi đặt ra là đến bao giờ.... LCST
 
 

 
 
Quanlambao - Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) từ năm 2006 đã được Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chuyển từ Quỹ hỗ trợ phát triển sang thành NHPTVN (VDB) với vốn Điều lệ ban đầu của NH là 5.000 tỷ đồng từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ Hỗ trợ phát triển. Tại Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg ngày 30/3/2007, Thủ tướng Chính phủ đã nâng vốn điều lệ Ngân hàng Phát triển Việt Nam thuộc sở hữu nhà nước lên 10.000 tỷ đồng.

Chức năng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Thủ Tướng quy định rõ: "hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Ngân hàng Phát triển được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật."
Lật lại hồ sơ bà Nghị bị đuổi Con số nói lên sự thật lừa đảo của TH True Milk Hành xử lưu manh của bà Thái Hương Tổng TK bị khủng bố vì phát biểu sự thật về TH Milk Các bố già trốn thuế Tung hỏa mù Bác Hồ chịu Oan khuất Trò lừa đảo của Sữa True Milk Tiền đâu xây nhà thờ Tổ Bắc Á & Sữa TH True lừa đảo
Kể từ năm 2006 đến nay Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện VDB tài trợ cho 2.445 dự án và quản lý vô cùng tuỳ tiện, và đã kết luận "tỷ lệ nợ xấu cho vay đầu tư phát triển là 12,05%, cho vay xuất khẩu là 13,42% (chưa bao gồm nợ xấu của Chương trình Cuba và Tàu biển Vinashin)"!

Với tổng dư nợ khoảng gần 250.000 tỷ đồng thì nợ xấu tại VDB khoảng 25.000 tỷ đồng/ Vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng thì đã mất 2.5 lần vốn điều lệ! Nếu tính cả nợ xấu của Vinasshin và Vinaline thì VDB sẽ mất vốn gấp 3 lần vốn điều lệ. Vậy mà Thủ Tướng không hề có bất cứ chỉ đạo thanh tra kiểm tra, giám sát đặc biệt và buộc phải tái cấu trúc ngăn chặn sự sụp đổ còn tồi tệ gấp 03 - 4lần Vinashin?

Tại sao VDB lại được Thủ Tương ưu ái vậy? Hãy xem đây để hiểu rõ:



Nguyễn Đình Ấm - Quang minh chính đại đi tù


Ngày 24/9/2012 ba bloger CLB “nhà báo tự do” Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần bị tòa TP Hồ Chí Minh hấp tấp xử phạt từ 4-12 năm tù bất chấp chứng cứ phạm tội của họ không có hoặc không rõ ràng. Điều này không có gì bất ngờ vì trước đó, đã nhiều người viết blog, đơn kiện, tuyên bố…công khai một cách đàng hoàng những chính kiến trái với “định hướng” của đảng, nhà nước bị đi tù với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”.

26/9/12

Tường thuật trực tiếp “Phiên tòa công khai” phúc thẩm 3 thanh niên công giáo tại Tòa án Tỉnh Nghệ An ngày 26/9/2012


Tường thuật trực tiếp “Phiên tòa công khai” phúc thẩm 3 thanh niên công giáo tại Tòa án Tỉnh Nghệ An ngày 26/9/2012
Ngày hôm nay, 26/9/2012, tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An sẽ diễn ra một vở kịch có tên là Phiên tòa phúc thẩm xét xử công khai 3 thanh niên công giáo yêu nước và dấn thân cho Công lý – Sự thật ở Việt Nam.
Phiên tòa này được xét xử như thế nào? Chúng tôi sẽ cố gắng cập nhật thông tin để độc giả có thể thấy được sự thật của cái gọi là Nhà nước Pháp quyền XHCN có hình dạng ra sao.
Từ đêm qua, đoàn giáo dân Tổng Giáo phận Hà Nội đi trên một số xe ô tô vào Nghệ An để dự phiên tòa, khi đến cầu Yên Lý đã bị xe cảnh sát giao thông chặn lại lúc 0h 5 phút để gọi là kiểm tra nhắm bắt bẻ các nhà xe. Đến 0h45 một xe CSGT tiếp tục tăng cường đe dọa lái xe và giữ xe không cho đi tiếp
Công an đưa một xe khác, yêu cầu bà con giáo dân lên chiếc xe này để họ chở đi, song bà con giáo dân đã nhất định không chấp nhận mà đồng lòng yêu cầu để họ tự thuê xe khác đi về Thành phố. Công an đã hết sức lúng túng trước sự đấu tranh của bà con giáo dân.
Một số giáo dân đã tiến bước về Thành phố Vinh, đợi giờ bắt đầu phiên tòa.
Giáo dân các nơi trên những chuyến xe đi dự Tòa phúc thẩm
3h 45 phút: Xung quanh khu vực Tòa án, công an đã bắt đầu tuần tra và bao vây hiện trường.

25/9/12

Mảng Trống Nhân Quyền


Lê Quang Việt (LCST) - Trong thời gian gần đây đã có nhiều học giả và ngay cả một số vị Đại biểu trong Quốc hội kêu gọi Hiến Pháp và Luật Pháp Việt Nam cần phải được sửa đổi cho phù hợp với trào lưu tiến hóa của nhân loại, nhưng quan trọng hơn hết cho phù hợp với xã hội và lòng người Việt Nam. Tuy nhiên, cho dù có sửa đổi bao nhiêu lần đi chăng nhưng cốt lõi vẫn thiếu sự tôn trọng quyền con người thì liệu nó có mang đến lợi ích gì chăng. LCST xin được giới thiệu đến cùng quí bạn bài phân tích của Lê Quang Việt bên dưới về "Mảng Trống Nhân Quyền".

 Trong khi tôi đang ngồi trên bàn làm việc để viết những dòng này thì trên khắp mọi nẻo đường của cuộc sống, từ vùng thành thị đông đúc cho tới vùng làng mạc hẻo lánh, xa xôi có biết bao nhiêu con người đã và đang dùng lương tâm đạo đức, sự chính trực và trí tuệ của họ đấu tranh bảo về quyền con người. Họ không khuất phục trước đòn roi tra tấn, đánh đập, bắt giữ và giam giữ tùy tiện, bị đe dọa mạng sống, bị quấy rối, phỉ báng và bị cấm tự do hoạt động, tự do ngôn luận, lập hội và hội họp để đấu tranh cho bảo vệ quyền con người - thành tựu chung của cả loài người.

   Quyền con người là thành tựu chung của cả loài người, là kết tinh của nền văn minh nhân loại. Một xã hội muốn được coi là công bằng, dân chủ, văn minh thì trước hết trong xã hội đó phải tôn trọng quyền con người. Ngược lại, nơi nào quyền con người bị phủ nhận và chà đạp, thì cho dẫu không có chiến tranh đẫm máu, người ta chỉ sống trong một thứ hòa bình giả tạo mà thôi. Lịch sử loài người cho thấy, tri thức về quyền con người có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển và tiến bộ của các xã hội cũng như là tiền đề cho sự phát triển đầy đủ về nhân cách và năng lực của mỗi cá nhân. Ở phạm vi rộng hơn, tri thức về quyền con người là tiền đề cho hòa bình và thịnh vượng của toàn nhân loại.

  Cho đến nay, chúng ta phải thừa nhận rằng khó có thể tìm thấy một định nghĩa triết học “kinh điển” nào về quyền con người. Ngay cả những nhà tư tưởng lớn như Lôccơ, Rútxô… và sau này Mác, Engen, Lênin cũng không đưa ra một định nghĩa nào về khái niệm này giống như cách làm thông thường đối với các khái niệm triết học khác. Quyền con người (human rights) là một phạm trù đa diện, do đó có nhiều định nghĩa khác nhau (theo một tài liệu của Liên Hiệp Quốc, có đến gần 50 định nghĩa về quyền con người đã được công bố) ( United Nations: Human Rights: Question and Answers, Geneva, 1994.). Chúng ta thường chỉ tìm thấy các định nghĩa kiểu như “quyền con người người là quyền…“. Chẳng hạn, Lốccơ nói : “quyền tự nhiên của con người là quyền sống, quyền tự do, quyền tư hữu” . Các văn bản pháp lý đầu tiên quy định về quyền con người là " Luật về các quyền" của Anh (1689); " Tuyên ngôn độc lập" của Hoa Kỳ (1776); "Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của Pháp (1789). Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ 1776 viết: quyền con người – đó là “các quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Hiến pháp 1791 của Pháp viết: quyền con người – đó là “ quyền tự do, sở hữu, được an toàn và chống lại áp bức”. Cho đến nay, từ Đông sang Tây đã có rất nhiều định nghĩa về quyền con người, có những định nghĩa liệt kê quyền con người bao gồm những quyền cụ thể nào đó, có những định nghĩa rất khái quát. Mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề từ một góc độ nhất định, chỉ ra những thuộc tính nhất định, nhưng không định nghĩa nào bao hàm được tất cả các thuộc tính của quyền con người.

    Ngày 10 tháng 12 năm 1948, Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc đã long trọng tuyên bố bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Ðây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, cộng đồng thế giới  đã đưa ra một văn kiện đầu tiên của bộ luật quốc tế về quyền con người. Ngày nay, bảo vệ quyền con người đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Khoản 1 và 2 của bản tuyên ngôn nhân quyền đã khẳng định rằng: “Tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng trong phẩm giá và quyền lợi, và mỗi một cá nhân, không phân biệt chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, nguồn gốc dân tộc hay xã hội... đều được hưởng mọi quyền lợi và tự do, được công bố trong bản tuyên ngô .Về mặt lý luận, các quyền con người (các quyền cá nhân) được chia thành hai nhóm chính là nhóm các quyền dân sự, chính trị và các nhóm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Cả hai nhóm quyền này cùng được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948. Bản tuyên ngôn nhân quyền đã được công bố một thời gian ngắn sau đệ nhị thế chiến. Thảm kịch của chiến tranh đã cho nhân loại mỗi lúc một hiểu rằng hòa bình chỉ thực sự có khi con người biết tôn trọng quyền lợi và tự do căn bản của con người.

    Ở Việt Nam các quyền cơ bản của con người cũng đã được khẳng định trong Hiến pháp và nhiều văn bản luật. Một số định nghĩa về quyền con người do một số chuyên gia, cơ quan nghiên cứu từng nêu ra cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét chung, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Quyền con người và luật quốc tế về quyền con người từ lâu đã là một chuyên ngành nghiên cứu riêng ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên, mới chỉ chính thức trở thành chủ đề nghiên cứu ở Việt Nam trong khoảng hơn hai thập kỷ gần đây.  Điều đó trước hết là bởi quyền con người, ít hoặc nhiều tùy theo đối tượng, vẫn còn được cho là chủ đề “nhạy cảm’’ ở Việt Nam.

   Theo tôi, khái niệm chung về quyền con người phải được xác định trên ba bình diện giá trị, đó là giá trị đạo đức và giá trị pháp lý và giá trị văn hóa. Về bình diện giá trị đạo đức, quyền con người là một giá trị xã hội cơ bản, vốn có của con người. Về bình diện giá trị pháp lý, quyền con người là một chế định pháp luật được quốc tế và mỗi quốc gia đảm bảo thực hiện.Theo luật pháp quốc tế cũng như luật pháp trong nước thì quyền con người bao gồm các quyền cơ bản như: quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ, quyền được tự do đi lại và cư trú, quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt...Đồng thời, chúng ta phải nhận thức rằng vấn đề quyền con người là sự kết tinh các giá trị văn hóa của các dân tộc trên thế giới chứ không phải là sản phẩm riêng của bất kỳ một giai cấp, dân tộc hay khu vực nào; và xu hướng chung trên thế giới trong thế kỷ XXI thì quyền con người sẽ được tôn vinh và bảo đảm ngày càng chặt chẽ hơn, cả trên phương diện quốc gia và quốc tế. Những nhận thức như vậy bước đầu đã giúp giải tỏa một số quan điểm ấu trĩ cho rằng nhân quyền hoàn toàn là ‘sản phẩm’ và công cụ của phương Tây nhằm can thiệp vào chủ quyền của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các nước XHCN. Quyền con người là vấn đề phức tạp đa nghĩa, chứa đựng những mặt đối lập, mâu thuẫn, nhưng không loại trừ nhau. Đó là các mặt khách quan và chủ quan, tự nhiên và xã hội, kinh tế và tinh thần, văn hoá và chính trị, đạo lý và luật pháp. Nó cũng là sự kết hợp giữa các yếu tố quốc tế và dân tộc, giai cấp và nhân loại. Khi xem xét quyền con người, chúng ta phải phân biệt rõ bản chất và hiện tượng nội dung và hình thức, nguồn gốc và sự phát triển của nó. Xuất phát từ tất cả những khía cạnh đó, có thể nói rằng quyền con người chẳng qua là sự tự ý thức của con người về những giá trị, những nhu cầu sống cơ bản, phù hợp với trình độ phát triển mang tính thời đại của xã hội loài người.

  Như vậy, nhìn ở góc độ nào và ở cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định như là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Những chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ áp dụng với con người, cho tất cả mọi người. Nhờ có những chuẩn mực này, mọi thành viên trong gia đình nhân loại mới được bảo vệ nhân phẩm và mới có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân với tư cách là một con người. Cho dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định, một điều rõ ràng là quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử. Tất cả các quốc gia văn minh đều nỗ lực xác định và ủng hộ nhân quyền. Ở đâu cũng vậy, cốt lõi của khái niệm này là giống nhau, đó là: nhân quyền là các quyền mà mỗi con người đều có. Nhân quyền là của mọi người và bình đẳng cho mọi người. Nhân quyền cũng là những quyền bất khả xâm phạm. 

  Ở phạm vi bài viết này, như đã nói ở phần đầu “nhân quyền” là một phạm trù đa diện vì vậy thiết nghĩ vấn đề nhân quyền cũng nên được xem xét một cách tổng thể trên tất cả các mặt. Chúng ta không nên nhìn nhận vấn đề một cách cực đoan, xem nhẹ hay cường điệu hóa một mặt nào đó vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Tiếp cận vấn đề nhân quyền trên mặt pháp lý, chúng ta cũng phái khách quan nhìn nhận rằng Chính phủ Việt Nam đã tham gia nhiều văn kiện quốc tế ở nhiều khía cạnh liên quan đến vấn đề nhân quyền và từng bước nội luật hóa. Thực hiện yêu cầu của viêc xây dựng, ban hành kịp thời, thực hiện các pháp luật, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về quyền con người, quyền công dân…, nhiều giá trị tiến bộ của nhân loại về quyền con người trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội quy định trong các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên đã được thừa nhận và từng bước được nội luật hoá. Lần đầu tiên trong Hiến pháp nước ta đã thừa nhận thuật ngữ quyền con người; bỏ hình phạt tử hình đối với nhiều tội trong Bộ luật Hình sự; vai trò của luật sư, của tranh tụng được ghi nhận trong các bộ luật tố tụng và từng bước được thực thi trong đời sống. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước lần đầu tiên ra đời ở nước ta… Đó là những tư duy pháp lý mới về quyền con người, quyền công dân ngày càng được khẳng định và ghi nhận trong hệ thống pháp luật và trong thực tiễn ở Việt Nam thời gian qua. 

   Tuy nhiên, đối chiếu với đòi hỏi của thực tiễn thời kì mới hội nhập, mở cửa một khi các quan hệ xã hội biến đổi nhanh chóng, các quan hệ xã hội mới hình thành thì pháp luật về đảm bảo quyền con người vẫn còn đặt ra những câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Luật pháp quy định như vậy nhưng trong thực tế quyền con người có được thực thi nghiêm chỉnh hay không lại là một chuyện khác. Đây là một câu chuyện dài, rất dài...Nhưng "tinh thần thượng tôn pháp luật", "luật pháp bất vị thân", "phụng công thủ pháp chí công vô tư" "sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật"...vẫn đang là những câu khẩu hiệu treo lơ lửng trước mắt mọi người!
 
   Thực tế, vấn đề nhân quyền là một vấn đề luôn mang tính thời sự và thu hút sự quan tâm của dư luận. Dư luận trong và ngoài nước có thể có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về vấn đề thực hiện nhân quyền ở Việt Nam, gần đây dư luận biết đến nhiều sự kiện phản ánh vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.Thực tiễn cho thấy ở Việt Nam có không ít những vụ việc xâm hại đến quyền của con người nhưng cơ quan bảo vệ pháp luật phản ứng quá chậm chạp, khi giới truyền thông lên tiếng thì sự việc gần như mới lọt vào tầm ngắm của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Đó là các vụ hành hạ dã man trẻ em, nạn bạo hành liên miên với phụ nữ… Đâu là nguyên nhân và giải pháp cho thực trạng này? Một vài ví dụ cụ thể như: vụ Luật sư Lê Thị Công Nhân bị bắt tạm giam tại Hà Nội vào ngày 6 tháng 3 năm 2007 với lý do "hoạt động tuyên truyền chống nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam", và bị xóa tên khỏi danh sách Đoàn Luật sư Hà Nội. Việc bắt giam luật sư Lê Thị Công Nhân gây ra những chỉ trích từ phía Cộng đồng chung như Liên Hiệp Âu Châu, Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền trên thế giới. Một vụ khác như việc Tổng biên tập, phó tổng biên tập các tờ báo Thanh NiênTuổi Trẻ (Bùi Thanh, Vũ Kim HạnhNguyễn Công Khế) bị thay đổi, kỷ luật và rút thẻ nhà báo nhiều phóng viên vì liên quan đến việc đăng tin bài phản ánh vụ án tham nhũng điển hình nhất lúc bấy giờ là vụ án PMU 18, vào năm 2008.

    Qua một số sự kiên nêu trên chúng ta cần khách quan đánh giá rằng phải chăng pháp luật về đảm bảo quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân vẫn còn đó những “khoảng trống”, vẫn chưa thể chế hết các quyền mà hiến định? Vì vậy, một số quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định nhưng chưa có luật cụ thể hoá để công dân thực hiện như Luật Biểu tình, Luật về Quyền lập hội, Luật về Quyền được thông tin, Luật về Quyền được bí mật đời tư… Từ năm 1988, với sự tuyên bố ngừng hoạt động của Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam, nhà nước Việt Nam không cho phép thành lập đảng, tổ chức đối lập công khai cũng như phát hành báo chí tư nhân và biểu tình, mít tinh ngoài biên chế. Những người bất đồng chính kiến đã dùng internet để phổ biến quan điểm của họ rằng họ không đồng tình với chính sách, quy định nào đó của nhà nước, qua hình thức diễn đànblog. Nhiều người đã bị bắt giam vì theo luật Việt Nam họ đã vi phạm Điều 88 Bộ luật Hình sự về hành vi chống Nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành về đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự, nhất là các quy định về giam giữ, điều tra, cải tạo, truy tố, xét xử… chưa thực sự phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong quản lý tư pháp. Tình trạng luật sư chưa được tham gia ngay từ giai đoạn khởi tố bị can, gia hạn tạm giam nhiều lần - kéo dài hàng năm, thậm chí nhiều năm - trong quá trình điều tra… là những biểu hiện vi phạm trong quản lý nhà nước về tư pháp hình sự, không phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế. Luật Trưng cầu dân ý, Luật Tham vấn và phản biện xã hội là những đạo luật tạo điều  kiện cho nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước một cách trực tiếp, đến nay chưa có.
 
   Hiện nay có một số nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng như  Cù Huy Hà VũDương Thu HươngHoàng Minh Chính, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Văn Đài, Lê Công ĐịnhLê Thị Công NhânNguyễn Văn LýNguyễn Đan QuếPhạm Hồng SơnThích Quảng Độ, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Minh Hoàng, Nguyễn Tiến Trung, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Trần Khải Thanh Thủy, Tạ Phong Tần.Những người bộc lộ tư tưởng chỉ trích sự lãnh đạo của Đảng được coi là các đối tượng "bất đồng chính kiến", và ở mức cao hơn là "thế lực thù địch" và có thể bị nghiêm trị. Trong một số trường hợp, những người bảo vệ quyền con người là đối tượng bị buộc tội hoặc bị các cáo buộc khác dẫn đến việc họ bị truy tố và kết án. Các vụ biểu tình hòa bình, đệ trình đơn khiếu tố chính thức chống lại sự ngược đãi của cảnh sát hay việc tham gia vào cuộc mít tinh của những người bảo vệ quyền con người trong nước hay việc giương biểu ngữ tưởng niệm những nạn nhân của các hành vi vi phạm quyền con người đều bị truy tố theo những tội như hối lộ, phá hoại trật tự công cộng, gây rối. Những bản án đưa ra trong trường hợp này bao gồm cả việc phạt tù dài hạn. Tuy nhiên, pháp luật về chế độ bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nói chung, nhất là bảo hộ các quyền của công dân trước các cơ quan tư pháp nói riêng, chưa được đảm bảo. Người dân chưa thật sự tin tưởng vào các bản án của Toà án. Cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân chưa đi tới cùng. Công dân chưa có quyền yêu cầu xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật được các cơ quan công quyền áp dụng đối với mình. Cơ chế xem xét và xử lý các vi phạm pháp luật từ phía Nhà nước đối với các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân chưa thật sự bình đẳng. 

Công dân vẫn còn thiệt thòi trong mối quan hệ với Nhà nước khi bị cơ quan nhà nước, nhân viên cơ quan nhà nước có thẩm quyền xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Luật Trách nhiệm bồi hường của Nhà nước đã được ban hành, nhưng còn rất khó khăn khi thực hiện trong thực tế. Chưa có cơ chế bảo vệ công dân một cách có hiệu quả trong việc thực hiện quyền tố cáo, nhất là tố cáo người có chức vụ, quyền hạn tham nhũng, tiêu cực.

   Hiện nay chưa có sự rõ ràng giữa "phản biện xã hội" và "chống phá cách mạng" tại Việt Nam. Ví dụ điển hình như trường hợp Cù Huy Hà Vũ có các bài phát biểu đi ngược lại tư tưởng và đường lối lãnh đạo của Đảng đã bị buộc tội "chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa". Theo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà Việt nam đã ký cam kết thực hiện, công dân có quyền "tự do tư tưởng", sự phân định giữa "phản biện" và "tuyên truyền chống phá" là chưa nhất quán. Loại hình bảo vệ lợi ích của mình và phản đối các bất cập trong quy chế xã hội vẫn xảy ra như nông dân khiếu kiện và biểu tình chống bất công trong việc trưng thu đất đai của họ như vụ việc của ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, công nhân đình công đòi tăng lương và tăng quy chế bảo vệ xã hội, sinh viên đòi giảm học phí, người dân chống tăng giá xăng. Việt Nam hay bất kì nhà nước nào một khi đã tham gia vào các qui ước quốc tế thì nhà nước đó phải  có nghĩa vụ phải tuân thủ theo các qui ước đó. Nhà nước phải kiềm chế không can thiệp, kể cả trực tiếp hoặc gián tiếp,vào việc hưởng thụ các quyền con người của mọi cá nhân.  Đồng thời chính quyền phải có nghĩa vụ bảo vệ, ngăn chặn sự vi phạm các quyền con người của các bên thứ ba, phải có những biện pháp chủ động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân hưởng thụ đầy đủ các quyền con người, đặc biệt là các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Là thành viên của nhiều qui ước quốc tế hiện hành về quyền con người do Liên hợp quốc ban hành, Việt Nam có nghĩa vụ bảo đảm các quyền con người được ghi nhận trong các qui ước mà chính mình đã phê chuẩn hoặc gia nhập. Điều này cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội theo hướng công bằng, dân chủ.   

   Tóm lại, tuy đã thừa nhận và thể chế thành pháp luật nhiều giá trị mới, nhưng pháp luật về quyền con người cũng còn những “mảng trống”, chưa bao quát hết thảy các lĩnh vực, các loại chủ thể, các hình thức và phương tiện thực hiện các quyền con người, quyền công dân mà Hiến pháp và cuộc sống đòi hỏi. Do đó, trong thực tế ở một số lĩnh vực quyền con người, quyền công dân được thực hiện còn hình thức, chưa đảm bảo để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách hữu hiệu trong mối quan hệ với Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực tư pháp hình sự.

   Trong phạm vi bài viết, để có thể thực hiện tốt vấn đề nhân quyền với tầm nhận thức và tri thức nhỏ bé của mình tôi chỉ mạnh dạn góp ý ba vấn đề: thứ nhất, về nghiên cứu khoa học về nhân quyền; thứ hai, vấn đề về hoàn thiện pháp luật về nhân quyền; thứ ba, vấn đề giáo dục nhân quyền.

  Nghiên cứu khoa học về quyền con người là một hoạt động cần thiết và quan trọng, bắt nguồn từ nhu cầu hội nhập quốc tế nói riêng và sự nghiệp đổi mới nói chung ở Việt Nam. Tuy nhiên, xét về mọi khía cạnh, hoạt động nghiên cứu khoa học về quyền con người ở Việt Nam hiện mới chỉ ở giai đoạn đầu, còn nhiều hạn chế cả về mức độ, phạm vi, kết quả nghiên cứu và hiệu quả ứng dụng. Việc thúc đy hoạt động nghiên cứu khoa học về quyền con người là một yêu cầu cần thiết và cấp thiết trong thời gian tới nhà nước cần tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho hoạt động nghiên cứu trên lĩnh vực quyền con người trong khuôn khổ pháp luật quy định, bao gồm việc cho phép thành lập thêm các cơ sở nghiên cứu mới và đào tạo các chuyên gia có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này. 

  Cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi bị Nhà nước, các nhân viên nhà nước có thẩm quyền xâm hại đến còn chưa bình đẳng. Dân chủ hoá tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng là một đòi hỏi bức thiết, cần phải công khai, minh bạch hơn nữa, cần nghiên cứu xây dựng Luật về Công khai minh bạch hoạt động của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền. Theo đó, trong thời gian tới cần xây dựng Luật về Cơ quan bảo hiến độc lập; Luật về Quyền tiếp cận thông tin, Luật về Phản biện xã hội và tham vấn nhân dân, Luật Thanh tra nhân dân, bổ sung hoàn thiện các luật hiện có về giám sát của Quốc hội, Luật Thanh tra; Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Báo chí…Mặc khác, để nhân dân trực tiếp tham gia vào đời sống nhà nước ngày càng đông đảo và thực chất, cần xây dựng Luật Trưng cầu dân ý, Luật Tham vấn và phản biện xã hội; Luật Bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực trong; Luật Giám sát của nhân dân. Tiếp tục hoàn thiện các luật hiện có như Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Khiếu nại, tố cáo…Xuất phát từ thực trạng pháp luật hiện hành về quyền con người và quyền tự do dân chủ của công dân, nhu cầu đầu tiên của hoàn thiện pháp luật về quyền con người là phải tiếp tục cụ thể hoá các quyền hiến định. Theo đó, một mặt phải sớm ban hành các luật về quyền tự do lập hội, quyền tự do hội họp, luật biểu tình, luật tiếp cận thông tin, luật trưng cầu dân ý… Mặt khác, phải nâng các pháp lệnh như Pháp lệnh về dân chủ cơ sở, Pháp lệnh về tôn giáo tín ngưỡng, Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính... lên thành luật. 

  Quyền con người, quyền công dân không chỉ được thực hiện bằng việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật mà còn phải được tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế. Vì thế, tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý về quyền và nghĩa vụ của công dân là một định huớng quan trọng cùng với xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Bằng các hoạt động nghiên cứu, xây dựng thư viện, dịch tài liệu, biên soạn giáo trình, giảng dạy về quyền con người, sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong lĩnh vực này.

   Tác giả tin tưởng rằng giáo dục nhân quyền, rất phù hợp với truyền thống nhân đạo, với chủ nghĩa nhân văn của dân tộc, sẽ phát triển nhanh chóng và đem lại hiệu quả thiết thực cho xã hội nếu được chúng ta quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, có lẽ theo tác giả vấn đề đầu tiên là mỗi cá nhân phải biết, phải hiểu được quyền của mình để đòi hỏi và tự bảo vệ. Thêm vào đó, mọi cá nhân trong cộng đồng cũng cần có ý thức về nhân phẩm và tôn trọng quyền của người khác.

Hà Nội, Ngày 26 tháng 9 năm 2012

Lê Quang Việt



23/9/12

Thách Đấu Thủ TướngVề Nguyễn Văn Hưởng

Quanlambao - Việc Thủ Tướng tiếp tục sử dụng Tướng Nguyễn Văn Hưởng một kẻ khét tiếng tàn bạo và bẩn thỉu của Bộ Công An làm Cố vấn đã gây nhiều nghi vấn về động cơ của Thủ Tướng. Hôm nay 'Thám tử' Trần Quốc Toản của chúng tôi tiếp tục 'thách đấu' Thủ Tướng bằng những câu chất vấn về các vụ án Bất bình thường và khuất tất gây nghi ngờ trong Nhân dân về Tướng về hưu, ông 'Cố vấn Thủ Tướng' Nguyễn Văn Hưởng:

1. Tướng Hưởng trong quá khứ đã thuê người nhận tội cứu con trai Thủ Tướng Phan Văn Khải thoát tội giết người, sau đó chính Hưởng đã thu xếp đánh đổi với Chính Phủ Úc để đưa 'kẻ nhận thế' sang định cư xoá sạch dấu vết. Đây là hành động bán nước, hại dân, bán rẻ quyền lợi Quốc gia vì cá nhân của Hưởng và Phan Văn Khải. Khi đó Thủ Tướng đang giữ vị trí Phó Thủ Tướng và chính ngài là người với nghiệp vụ công an của mình đã nắm rõ và báo cáo toàn bộ sự việc cho Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh và 'chỉ điểm' để TC2 thu thập bằng chứng tội lỗi này của Hưởng và Phan Văn Khải.

Xin hỏi:
- Vậy tại sao khi đã lên giữ cương vị Thủ Tướng ngài đã không làm gì mà lại tiếp tục ưu ái, trọng dụng Tướng Hưởng?
- Phải chăng Thủ Tướng đang dùng gót chân A-Sin của Hưởng để phục vụ cho kế hoạch bẩn thỉu của chính mình?
2. Vụ án Giết Thứ Trưởng Bộ công an: Chính Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng là người đã chỉ điểm cho TC2 thu thập chứng cớ và báo cáo cố vấn Lê Đức Anh tố cáo Phan Văn Khải và Nguyễn Văn Hưởng, do vậy với đầy đủ chứng cớ đã có, Nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh kết án Nguyễn Văn Hưởng “Chính là người đã đầu độc giết chết Tướng Tư Rop – Thứ trưởng Bộ Công an”.

Xin hỏi:
- Thủ Tướng trả lời thế nào khi đã lên vị trí Thủ Tướng thì đã không tiếp tục đưa vụ án ra ánh sáng mà lại trọng dụng Hưởng?
- Tướng Hưởng có phải chính là lá bài "I scratch your back, you scratch mine" - "Tôi gãi lưng anh, thì Anh gãi lưng tôi" không?

3. Dư luận trong nhân dân âm ỉ về việc cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt bị đầu độc sau khi kiên quyết phản đối Đề án sát nhập Thủ Đô của Chính Phủ, có thể làm phá sản kế hoạch của những nhóm lợi ích buôn bán cơ chế hưởng lợi từ đất đại hàng chục hàng trăm tỷ đô la. Ngay tại Quốc Hội đợt thăm dò cũng bị thất bại, sau đó Thủ Tướng đã cho Lực lượng an ninh 'ra quân' 'ép' các Đoàn Đại biểu phải bỏ phiếu thông qua. Rất nhiều Đại biểu khoá 12 có thể làm chứng về vấn đề này.

Xin hỏi:

- Thủ Tướng cho biết về tố cáo Tướng Nguyễn Văn Hưởng đã thực hiện mệnh lệnh của ai để đầu độc Nguyên Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt?
- Thủ Tướng đã làm gì trước những tố cáo và dư luận âm ỉ trong nhân dân, làm rõ Vụ án đưa kẻ Thủ ác của dân tộc ra trước vành móng ngựa để Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt có thể ngậm cười nơi chín suối?

4. Vụ án Văn Giang, cũng là một vụ án về đất đai nhưng đã bị Thủ Tướng hành xử trái ngược 180 độ so với vụ án Tiên Lãng gây bất bình và không thể ngăn được sự nghi vấn Thủ Tướng có dính liu vào dự an Eco Park.

Xin hỏi:
- Thủ Tướng đã cho điều tra việc tố cáo chính Nguyễn Văn Hưởng đã điều 3000 cảnh sát xuống đàn áp dân tại Văn Giang?
- Ai là người đã cấm các Báo chí Lề Đảng không được đăng tải về việc cảnh sát đàn áp dân? Phải chăng vì Chủ dự án chính là con gái rượu và Tướng Hưởng là chủ sở hữu dự án Eco Park?
- Tại sao chủ dự án thuê côn đồ đánh dân dã man mà đến nay bị trôi vào quên lãng?
- Chưa có một dự án nào của Việt Nam có hàng trăm cây cổ thụ hàng vài trăm năm tuổi của khắp cả nước được mang về trồng tại Eco Park, thậm chí có cây cổ thụ vẫn còn mang 'quả bom sịt' của chiến tranh ở rừng Trường Sơn. Rõ ràng đây là một tội ác phá hoại thiên nhiên, phá hoại rừng mà các bằng chứng hiển hiện tại Eco Park. Tại sao Thủ Tướng không cho truy tố trước pháp luật? Được biết, hàng trăm cây cổ thụ này là nhờ chính Tướng Nguyễn Văn Hưởng đã dùng chức vụ và ' sự tàn bạo khét tiếng của mình' buộc các đệ tử đánh cắp từ trong rừng mang về trồng tại đây? Vậy Thủ Tướng đã làm gì và Tại sao lại ưu ái xuống thăm dự án này vào ngày nghỉ cuối tuần không kèn, không trống? Liệu nếu dự án này của một Nhà đầu tư khác không liên quan có được hưởng ưu ái như vậy không?
- Tại sao Ban lãnh đạo Hải Phòng bị kiểm điểm mà Ban lãnh đạo Hưng Yên lại vô can trong khi việc đàn áp dân tại Văn Giang tàn ác và vi phạm pháp luật còn nghiêm trọng hơn gấp nhiều lần?

5. Vụ án Vinashin: Chính Cục trưởng Cục An Ninh của Bộ Công An, người đã chứng kiến cảnh Phạm Thanh Bình được đưa vào an dưỡng tại Bộ Công An, hàng ngày có người phục vụ rượu thịt đến nỗi Phạm Thanh Bình phải kêu lên với Tướng Hưởng "Anh cho em làm gì chứ ở trong này em béo ra mất....".

Xin hỏi:
- Vậy Phạm Thanh Bình bị bắt vào tù hay chẳng qua Thủ Tướng cho mang đi l'ánh nạn' trước vì sợ nếu để 'người khác' bắt được?
- Tại sao sau khi ông Cục Trưởng Tuyên tiết lộ ra 'bí ẩn của Thủ Tướng và Tướng Hưởng' qua 'câu nói nổi tiếng của 'Tù nhân' Phạm Thanh Bình thì ngay lập tức chưa tới 01 tháng bị 'đuổi' đi Tây nguyên và một Cục trưởng đệ tử của Hưởng mới về thay thế?

6. Vụ án Bố già Kiên: Ngay sau khi Nguyễn Đức Kiên bị bắt, Tướng Nguyễn Văn Hưởng ngồi tại phòng làm việc mà ông ta chây ỳ không chịu trả lại cho Bộ Công An dù đã về hưu, cố tình mở cánh cửa, gọi điện quát tháo, chửi Thứ Trưởng Tướng Phạm Quý Ngọ "Đ.M mày, tại sao mày bắt mà không báo cho tao...." vừa để uy hiếp những cán bộ cấp dưới vừa can thiệp trắng trợn vào việc thi hành pháp luật của Bộ Công An. Tất cả sự việc này cả Bộ công an đều có thể làm chứng. Đồng thời trước ngày Nguyễn Đức Kiên bị bắt 2 ngày 'cố vấn' Nguyễn Văn Hưởng lén lút gặp bố già tại quán cà phê.

Xin hỏi:
- Tại sao Tướng Hưởng - Một ông cố vấn của Thủ Tướng đã lợi dụng chức vụ cố vấn để can thiệp bao che cho đường dây các bố già tham nhũng, lũng đoạn đất nước một cách công khai, trắng trợn. Trong thời gian qua Hưởng đồng thời cũng là cố vấn hưởng lương và lợi ích từ bố giá Kiên, vậy thì việc can thiệp trắng trợn của y rõ ràng là bằng chứng quan trọng, vậy tại sao Hưởng không bị bắt ngay để phục vụ điều tra cùng vụ án bố già Nguyễn Đức Kiên?
- Một ông cố vấn ngang nhiên chửi một Thứ trưởng đương chức, ai đã bao che cho ông ta để dám làm như vậy mà đến nay Hưởng vẫn nhởn nhơ, thậm chí còn tháp tùng Thủ Tướng đi Trung Quốc, gặp Tập Cẩm Bình vào ngày 21/9/2012 vừa qua?

7. Tướng Hưởng quan hệ bất chính với Hồ Thị Thu Hồng suốt 20 năm qua và biến mối quan hệ này trở thành đường dây làm ăn, chạy án, bao che tội phạm, tống tiền các Doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài mới vào Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn đầu những năm 90, Hưởng công khai xin tiền các nhà đầu từ phải cống nộp cho y để lấy tiền xây nhà cho Hồ Thị Hồng. Mối quan hệ Tình - Tiền bất chính này hàng ngàn Cán bộ lực lượng công an đều biết rõ.

Xin hỏi:
- Thủ Tướng có biết về mối quan hệ Tình - Tiền và móc nối làm ăn bẻ cong pháp luật từ 20 năm qua này không? Có thể nào một người đã từng đi lên từ 'Công an' mà không biết rõ mọi uẩn khúc trong cuộc đời cố vấn của mình hay vì đó cũng chính là điều 'tương đồng, tương ý' để trở thành 'Ông cố vấn ' Thủ Tướng?
- Thủ Tướng là người trực tiếp Quản lý Bộ Công An, cũng là người nắm rõ cả quá khứ và hiện tại về Hưởng, tại sao trước hành động tha hoá của Hưởng có hệ thống mà Thủ Tướng vẫn dung dưỡng?

8. Tiết lộ bí mật Quốc gia: Việc Nguyễn Như Phong và Hồ Thị Thu Hồng ngang nhiên công bố trên Petrotimes và trên Blog Beo băng ghi âm những buổi làm việc của Tướng Nguyễn Văn Hưởng khi còn giữ chức vụ Thứ Trưởng Bộ Công An với Đại sứ và Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, là HÀNH ĐỘNG TIẾT LỘ BÍ MẬT QUỐC GIA, GÂY HẬU QUẢ ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG ĐẾN LỢI ÍCH CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC.

Xin hỏi:
- Tại sao Thủ Tướng ngoảnh mặt làm ngơ để ông cố vấn của mình bán rẻ đất nước chỉ vì 'cay mũi' một câu tiết lộ của BBC rằng 'Đại sứ Mỹ chê Tướng Hưởng"?
- Tại sao Nguyễn Văn Hưởng và đồng bọn không bị đưa ra xét xử khi ông ta công khai tiết lộ bí mậtt Quốc gia? Trách nhiệm của Thủ Tướng liên đới trong việc này như thế nào? Một ông cố vấn Thủ Tướng phạm tội phản quốc như vậy mà vẫn được bao che thì có phải đó chính là do Thủ Tướng là đồng phạm?

9. Bắt giữ Phạm Chí Dũng: Phạm Chí Dũng đã bị Tướng Hưởng và Trần Quốc Liêm - em vợ Thủ Tướng đã chỉ đạo Công An TP. HCM bắt giữ với tố cáo "Là chủ quan làm báo! Thực chất Phạm Chí Dũng chưa bao giờ gởi bài cho Quan làm báo và sau nhiều tháng bắt giữ Phạm Chí Dũng Quan làm báo vẫn hoạt động bình thường và thứ hạng từ chỗ xếp trên 500 thì nay đã dưới 80 theo xếp hạng của Alexa.

Xin hỏi:
- Tại sao Thủ Tướng có thể cho phép bắt giữ người một cách 'mơ hồ', thiếu chứng cứ như vậy?
- Việc Beo Hồng - Tình nhân của Nguyễn Văn Hưởng tung tin Phạm Chí Dũng đã từng là thư ký của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và sự bắt bớ này có phải có sự liên quan nhằm bôi nhọ CTN?
- Tại sao Phạm Chí Dũng vẫn chưa được thả tự do? Phải chăng bắt bớ chỉ vì để trả mối thù cá nhân về những bào báo đanh thép của Phạm Chí Dũng lột tả một phần sự thất bại của Thủ Tướng trong điều hành nền kinh tế đất nước, về sự đổ vỡ của các Doanh nghiệp, về nợ xấu, về bàn tay của 'nhóm bố già lợi ích', về những tham nhũng của các Tập đoàn nhà nước và tham vọng làm Tổng thống của chính Thủ Tướng và kéo theo tamnhin.net bị đóng cửa?
- Tại sao Tướng Hưởng có thể lộng hành bất chấp pháp luật như vậy trong vai trò 'Ông cố vấn của Thủ Tướng'?

10. Vụ Bắt cóc 02 nhân viên vô tội vào ngày 5/9 vừa qua trên đường phố và sau đó đã biến thành có tội 'tiết lộ bí mật Quốc gia' và ' Xâm phạm quyền lợi người khác' đối với nhân viên của Công ty đầu tư Sài gòn và công ty Tân Tạo rõ ràng là hành động phạm pháp, có dấu hiệu ép cung, lập hồ sơ giả mạo. Tướng Hưởng đã thực hiện mệnh lệnh của ai hay chính Tướng Hưởng là chủ mưu của những vụ bắt cóc vô cùng khuất tất như hành động của những kẻ Mafia và đó cũng là cách Hưởng đã bắt Lâm Minh để bịa đặt ra vụ án 'Tiết lộ bí mật Quốc gia' năm 1997 và sau đó đã bị vạch trần. Sau 15 năm, Hưởng và tay chân tiếp tục hành động như nhưng kẻ giang hồ mà KHÔNG MỘT NGƯỜI DÂN NÀO CÓ THỂ TƯỞNG TƯỢNG ĐƯỢC NÓ ĐÃ XẢY RA TẠI THẾ KỶ 21.
Chưa hết, Hưởng tiếp tục cho tay chân liên tục doạ nạt gia đình nạn nhân "Nếu thuê luật sư thì sẽ biết tay với chúng tôi ..." làm cho người dân sợ hãi không dám thuê luật sư để vạch mặt sự phạm pháp và thủ đoạn đê hèn giả mạo của chúng.

Xin hỏi:
- Dư luận cả nước cho rằng Thủ Tướng đứng sau các vụ án này để nhằm đánh vào CTN, làm cho nhân dân run sợ không dám đứng lên ủng hộ CTN vạch trần hệ thống lũng đoạn, tham nhũng của các bố già và con gái Thủ Tướng. Thủ Tướng nói gì về điều đó?
- Nếu cho rằng mình không liên quan, Tại sao Thủ Tướng không cho điều tra việc tố cáo liên qua đến 02 vụ bắt cóc này?
- Nếu thật sự những nhân viên vô tội này phạm tội thật sự sao không được Viện Kiểm sát phê chuẩn và thực hiện lệnh bắt giữ theo luật pháp mà phải đón lõng dọc đường, dùng an ninh mặc thường phục tống nạn nhân vào xe đưa đi mất tích nhiều ngày trước khi có lệnh của cơ quan công an khám xét, bắt người? Phải chăng mục đích để lập hồ sơ giả, biến không thành có bằng nhục hình?
-- Thủ Tướng có tin rằng sự man rợ bắt người vô tội phục vụ cho mưu đồ chính trị này sẽ che dấu mãi được không?

11. Có thông tin báo rằng Hưởng đã có hộ chiếu Nam Phi cùng cơ sở chuẩn bị sẵn để khi BCT bỏ phiếu nếu Thủ Tướng thất bại thì sẽ 'chuồn' sang Nam Phi chốn chạy. Với cương vị nắm toàn bộ lực lượng an ninh Quốc gia hàng nhiều chục năm cùng toàn bộ bí mật Quốc gia cùng đường dây tình báo ngoại tuyến tại Hải Ngoại, việc Hưởng chốn chạy sẽ đe doạ nghiêm trọng đến an ninh của Tổ Quốc. Với những hành động Hưởng đã làm trong quá khứ có thể thấy Hưởng sẽ sẵn sàng bán rẻ Tổ Quốc để kiếm một chỗ dung thân cho chính y.

Xin hỏi:
- Thủ Tướng đã làm gì để ngăn chặn điều này xảy ra?
- Nếu Hưởng chốn chạy thì Thủ Tướng có lãnh chịu trách nhiệm không? Thủ Tướng có dám cam kết Hưởng sẽ không thể chốn thoát để có cơ hội tiếp tục phản bội đất nước và bán rẻ lợi ích của dân tộc?

Có lẽ tội ác của Nguyễn Văn Hưởng thì có thể kể ra đến mười năm cũng không hết. Không một ai của Bộ công an không biết về sự tàn ác, lưu manh, côn đồ, tham lam, mưu mô, xảo quyệt, độc ác, phản trắc, bán nước khét tiếng suốt 20 năm qua của Nguyễn Văn Hưởng. Song Thủ Tướng vẫn trọng dụng Tướng về hưu Nguyễn Văn Hưởng và gần đây nhất dù gần đây nhất có dư luận nói rằng BCT đã yêu cầu chấm dứt 'chức vụ cố vấn'. Tại sao Hưởng vẫn lộng hành và sánh vai cùng Thủ Tướng đi Trung Quốc hội kiến Tập Cầm Bình???

Ông bà ta có câu "NGƯU TẦM NGƯU, MÃ TẦM MÃ". THỦ TƯỚNG NGHĨ SAO VỀ CÂU NÀY?

Facebook Twitter Stumbleupon More