Các nhân tố con người dưới chế độ xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường, đàng lãnh đạo nhà nước quản lý, đặc biệt trong ngành tài chánh ngân hàng, béo bỡ thì các "đại gia" tận tình khai thác, vấn đề rũi ro đạo đức không còn là rũi ro nữa mà là sự thật đương nhiên, lý do là các "đại gia" nầy lớp thì dựa vào các cán bộ đảng đương quyền, lớp khác thì dựa vào thế lực các cựu lãnh đạo đảng đề thao túng và chia chát quyền lợi. Muốn thanh lọc ngân hàng không phải là chuyện nhỏ, bứt dây động rừng. Nhưng có động rừng cũng phải làm, làm như thế nào cho hiệu quả tốt nhất, hỏi tức đã trả lời....thay đổi hệ độc đảng chính trị thành dân chủ đa nguyên, người dân chọn người tài đức lãnh đạo đất nước, người dân sẽ thanh lọc tất cả chính quyền theo mỗi nhiệm kỳ. Nếu được như vậy, rũi ro đạo đức sẽ được tẩy sạch theo ý dân...LCST
Rủi ro đạo đức và nhân tố con người
Cách đây 4 năm, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra, sự đổ vỡ của những NH lớn nhất thế giới, cộng thêm “quả bom” lừa đảo tài chính Madoff đã rung chuyển cả thế giới. Thời điểm đó, bên cạnh những nguyên nhân trực tiếp về kinh doanh và quản trị thì hầu hết các chuyên gia trên thế giới đều nhấn mạnh đến yếu tố sâu xa nhất là lòng tham, rủi ro đạo đức… đã gây nên hậu quả mà cả thế giới đến hôm nay vẫn chưa thể khắc phục hết.
Một chuyên gia từ Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã nhấn mạnh, giữa thị trường và mong muốn chủ quan của con người luôn là cuộc rượt đuổi không có điểm dừng. Trong đó, nếu lòng tham của con người không được kiểm soát thì đó chính là tiền đề xuất hiện rủi ro đạo đức, làm tha hóa phẩm chất của một số cán bộ NH. Từ đó, gây nên hậu quả rất khó lường.
Chính điều này lý giải vì sao ở Mỹ, với hệ thống giám sát rủi ro rất hiện đại, nghiêm minh và hệ thống thông tin công khai, minh bạch, nhưng tất cả đều bất lực trước rủi ro đạo đức.Toàn bộ hệ thống giám sát từ giám sát nội bộ của ngân hàng thương mại đến hệ thống giám sát của chính quyền đều bất lực trước rủi ro đạo đức. Bởi chẳng có hệ thống giám sát nào “quản” thứ rủi ro này nếu không quản tốt con người.
Tuy nhiên, lúc đó, câu chuyện rủi ro đạo đức trong hệ thống NH Việt Nam dường
như còn khá xa xôi vì mới chỉ dừng lại của những sự vụ nhỏ lẻ lộ ra. Nhưng rồi,
với sự biến động nhanh chóng trong những năm qua, nhất là sau những biến cố gần
đây đã cho thấy rủi ro đạo đức là một căn bệnh tiềm tàng, một tảng băng chìm
đang đe dọa sự ổn định và kỷ cương của hệ thống NH.
Những rủi ro dạng này trong hệ thống NH Việt Nam có nhiều cấp độ. Trước hết, đơn giản nhất có thể chỉ là những vụ gian lận trong vay vốn, thụt két tiền tỷ nhà băng của những cán bộ biến chất hay nhân viên ngân hàng bắt tay với các đối tượng xấu để chiếm dụng tiền vốn từ những hợp đồng tín dụng sai phạm… cao hơn là những vụ làm giả giấy tờ, cố tình lừa đảo để chiếm dụng tiền.
Tuy nhiên, xét cho cùng đó cũng chỉ là những hành vi mang tính cá nhân và nhỏ lẻ. Cho nên việc xử lý cũng không khó và hậu quả dễ khắc phục.
Ở một mức độ cao hơn, gần đây chúng ta đã chứng kiến những sự vụ quy mô lớn, được thực hiện một cách cố tính trong cả một tổ chức và gây thiệt hại rất lớn. Trong số đó phải kể đến những sai phạm ở Công ty ALC II thuộc (Agribank) gây thiệt hại lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Tiếp theo đó, các vụ lừa đảo rất nghiêm trọng như Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo trên thị trường chứng khoán và ngân hàng gây thiệt hại lên đến hàng ngàn tỷ. Hay mới đây nhất, chính là việc ở ACB khi có hành vi cố ý làm trái của một số cá nhân nguyên là lãnh đạo NH này ra chủ trương để ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền VNĐ và USD vào 29 ngân hàng để hưởng lãi suất cao hơn trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định gây thiệt hại hơn 700 tỷ đồng.
Và không dừng lại đó, những rủi ro dạng này tiếp tục được nhắc đến trong báo cáo mới nhất của Ủy ban kinh tế Quốc hội đó chính là những nguy cơ từ sở hữu chéo và việc cho vay lòng vòng đối với các DN “sân sau” của các ông chủ NH.
Đã có những ví dụ được dẫn ra để cảnh báo về việc các ông chủ NH, những người liên quan sử dụng các “chiêu trò tài chính” để huy động vốn, chuyển tiền qua lại nhằm tạo lợi nhuận một cách bất hợp pháp.
Có vẻ như trong tất cả mọi sự kiện đáng tiếc đã diễn ra thì vụ án ông Nguyễn Đức Kiên đang được điều tra là một ví dụ cho thấy tính chất phức tạp, mức độ và quy mô của những rủi ro này trên thị trường tài chính Việt Nam đang tăng lên và trở thành một vấn đề báo động.
Cắt bỏ những rủi ro
NH là ngành kinh doanh đặc biệt, kinh doanh dựa trên niềm tin của khách hàng đối với sự ổn định, minh bạch của mỗi tổ chức tài chính. Vì thế, chủ quan với quản lý con người và rủi ro đạo đức chẳng khác nào coi nhẹ sự ổn định và phát triển lành mạnh của mình.
Các chuyên gia NH đều cho rằng, rủi ro đạo đức luôn là một nguy cơ thường trực đe dạ các tổ chức tài chính, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới. Điều đó nhắc nhở các nhà lãnh đạo và quản lý luôn phải cứng rắn trong việc giữ kỷ cương và không thể dễ dãi trước những món lợi trước mắt mà buông lỏng quy định.
Tuy nhiên, đối mặt với rủi ro này luôn là một vấn đề không hề dễ khi nó hiện mình trong mọi hoạt động kinh doanh, các mối quan hệ hằng ngày và luôn đi kèm với những lợi ích lớn.
Rủi ro đạo đức là điều không thể tránh khỏi. Nhưng vấn đề là phải làm sao để quản trị tốt, giảm thiểu những rủi ro này. Đây cũng là một câu hỏi lớn dành cho các ngân hàng trong quá trình tái cấu trúc sắp tới, cũng nhưng quá trình vận hành ngân hàng sau tái cấu trúc sau này. Ngân hàng là lĩnh vực đòi hỏi sự minh bạch và chuyên nghiệp cao, do đó, việc quản lý và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ ngân hàng là điều hết sức quan trọng. Đó chính là một nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình tái cơ cấu.
Những rủi ro dạng này trong hệ thống NH Việt Nam có nhiều cấp độ. Trước hết, đơn giản nhất có thể chỉ là những vụ gian lận trong vay vốn, thụt két tiền tỷ nhà băng của những cán bộ biến chất hay nhân viên ngân hàng bắt tay với các đối tượng xấu để chiếm dụng tiền vốn từ những hợp đồng tín dụng sai phạm… cao hơn là những vụ làm giả giấy tờ, cố tình lừa đảo để chiếm dụng tiền.
Tuy nhiên, xét cho cùng đó cũng chỉ là những hành vi mang tính cá nhân và nhỏ lẻ. Cho nên việc xử lý cũng không khó và hậu quả dễ khắc phục.
Ở một mức độ cao hơn, gần đây chúng ta đã chứng kiến những sự vụ quy mô lớn, được thực hiện một cách cố tính trong cả một tổ chức và gây thiệt hại rất lớn. Trong số đó phải kể đến những sai phạm ở Công ty ALC II thuộc (Agribank) gây thiệt hại lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Tiếp theo đó, các vụ lừa đảo rất nghiêm trọng như Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo trên thị trường chứng khoán và ngân hàng gây thiệt hại lên đến hàng ngàn tỷ. Hay mới đây nhất, chính là việc ở ACB khi có hành vi cố ý làm trái của một số cá nhân nguyên là lãnh đạo NH này ra chủ trương để ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền VNĐ và USD vào 29 ngân hàng để hưởng lãi suất cao hơn trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định gây thiệt hại hơn 700 tỷ đồng.
Và không dừng lại đó, những rủi ro dạng này tiếp tục được nhắc đến trong báo cáo mới nhất của Ủy ban kinh tế Quốc hội đó chính là những nguy cơ từ sở hữu chéo và việc cho vay lòng vòng đối với các DN “sân sau” của các ông chủ NH.
Đã có những ví dụ được dẫn ra để cảnh báo về việc các ông chủ NH, những người liên quan sử dụng các “chiêu trò tài chính” để huy động vốn, chuyển tiền qua lại nhằm tạo lợi nhuận một cách bất hợp pháp.
Có vẻ như trong tất cả mọi sự kiện đáng tiếc đã diễn ra thì vụ án ông Nguyễn Đức Kiên đang được điều tra là một ví dụ cho thấy tính chất phức tạp, mức độ và quy mô của những rủi ro này trên thị trường tài chính Việt Nam đang tăng lên và trở thành một vấn đề báo động.
Cắt bỏ những rủi ro
NH là ngành kinh doanh đặc biệt, kinh doanh dựa trên niềm tin của khách hàng đối với sự ổn định, minh bạch của mỗi tổ chức tài chính. Vì thế, chủ quan với quản lý con người và rủi ro đạo đức chẳng khác nào coi nhẹ sự ổn định và phát triển lành mạnh của mình.
Các chuyên gia NH đều cho rằng, rủi ro đạo đức luôn là một nguy cơ thường trực đe dạ các tổ chức tài chính, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới. Điều đó nhắc nhở các nhà lãnh đạo và quản lý luôn phải cứng rắn trong việc giữ kỷ cương và không thể dễ dãi trước những món lợi trước mắt mà buông lỏng quy định.
Tuy nhiên, đối mặt với rủi ro này luôn là một vấn đề không hề dễ khi nó hiện mình trong mọi hoạt động kinh doanh, các mối quan hệ hằng ngày và luôn đi kèm với những lợi ích lớn.
Rủi ro đạo đức là điều không thể tránh khỏi. Nhưng vấn đề là phải làm sao để quản trị tốt, giảm thiểu những rủi ro này. Đây cũng là một câu hỏi lớn dành cho các ngân hàng trong quá trình tái cấu trúc sắp tới, cũng nhưng quá trình vận hành ngân hàng sau tái cấu trúc sau này. Ngân hàng là lĩnh vực đòi hỏi sự minh bạch và chuyên nghiệp cao, do đó, việc quản lý và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ ngân hàng là điều hết sức quan trọng. Đó chính là một nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình tái cơ cấu.
Thực tế, sự phát triển quá nóng
của hệ thống, trong khi nguồn nhân lực có chất lượng cao, có đạo đức nghề
nghiệp thấp nên rủi ro tác nghiệp và đạo đức gia tăng. Bên cạnh đó, sự phát
triển nhanh về số lượng ngân hàng, sự tăng trưởng chóng mặt của thị trường
trong khi quản lý còn hạn chế đã tạo ra nhiều lỗ hổng kích thích lòng tham và
làm nảy sinh những rủi ro trong hoạt động NH mà những câu chuyên trên đây là
một ví dụ.
Vì thế, bên cạnh sự trông đợi và các hệ thống quản lý kỹ thuật thì vấn đề con người luôn là yếu tố quyết định. Có lẽ vì thế, trong khi đặt vấn đề tái cơ cấu NH ở Việt Nam, không ít chuyên gia đã có vấn đề tái cơ cấu bắt đầu tư vấn đề nhân sự và cốt lõi cũng chính là vấn đề con người.
Với yêu cầu tái cơ cấu một cách quyết liệt, với mục tiêu thiết lập kỷ cương, ổn định và lành mạnh hệ thống NH… trong thời gian qua, trong mỗi ngân hàng và cơ quan quản lý chuyên ngành đã có những động thái mãnh mẽ để chấn chỉnh chính mình.
Trong khi đó, với quan điểm thực thi quyết liệt và không có vùng cấm nào trong xử lý các sai phạm ngân hàng thì những vụ việc gần đây gây như khởi tố là bắt giam ông Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải; khởi tố với ông Trần Xuân Giá và 4 cựu lãnh đạn ACB… Rộng hơn là những vụ án đang được xem xét đối với các “đại gia” một thời trên thi trường chứng khoán như: Phan Huy Chí, Hoàng Xuân Quyến, Huỳnh Thị Huyền Như… chính là những bước thanh lọc cần thiết để thiết lập kỷ cương, tạo lập môi trường lành mạnh cho sự phát triển ổn định của các ngân hàng - tài chính.
Đó là một nhát cắt đau nhằm loại bỏ những khối u rủi ro trong cuộc đại phẫu - tái cơ cấu các NH ở Việt Nam, là bước đi cần thiết để lấy lại niềm tin.
Vì thế, bên cạnh sự trông đợi và các hệ thống quản lý kỹ thuật thì vấn đề con người luôn là yếu tố quyết định. Có lẽ vì thế, trong khi đặt vấn đề tái cơ cấu NH ở Việt Nam, không ít chuyên gia đã có vấn đề tái cơ cấu bắt đầu tư vấn đề nhân sự và cốt lõi cũng chính là vấn đề con người.
Với yêu cầu tái cơ cấu một cách quyết liệt, với mục tiêu thiết lập kỷ cương, ổn định và lành mạnh hệ thống NH… trong thời gian qua, trong mỗi ngân hàng và cơ quan quản lý chuyên ngành đã có những động thái mãnh mẽ để chấn chỉnh chính mình.
Trong khi đó, với quan điểm thực thi quyết liệt và không có vùng cấm nào trong xử lý các sai phạm ngân hàng thì những vụ việc gần đây gây như khởi tố là bắt giam ông Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải; khởi tố với ông Trần Xuân Giá và 4 cựu lãnh đạn ACB… Rộng hơn là những vụ án đang được xem xét đối với các “đại gia” một thời trên thi trường chứng khoán như: Phan Huy Chí, Hoàng Xuân Quyến, Huỳnh Thị Huyền Như… chính là những bước thanh lọc cần thiết để thiết lập kỷ cương, tạo lập môi trường lành mạnh cho sự phát triển ổn định của các ngân hàng - tài chính.
Đó là một nhát cắt đau nhằm loại bỏ những khối u rủi ro trong cuộc đại phẫu - tái cơ cấu các NH ở Việt Nam, là bước đi cần thiết để lấy lại niềm tin.
Lê Khắc - Theo Vef.vn
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét