Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức chậm nhất trong 13 năm vào năm 2012 trong bối cảnh quý Tư không đạt được tăng trưởng mạnh do khối ngân hàng hạn chế cho vay và nhu cầu nội địa thấp.
GDP tăng 5.03% trong năm 2012 so với tăng trưởng năm 2011 là 5.89%, là mức tăng trưởng kinh tế thấp nhất là 4.77% vào năm 1999, Tổng Cục thống Kê cho biết.
Tăng trưởng vào quí Tư đạt 5.44% trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng do ngân hàng hạn chế cho vày vì nợ xấu và thiếu vốn.
Trong khi đó xuất khẩu lại giúp đà tăng trưởng bớt chậm lại trong bối cảnh Việt Nam lần đầu tiên xuất siêu trong hai thập niên.
“Xuất khẩu bù đắp cho nhu cầu nội địa chậm,” kinh tế gia Jonathan Pincus, Giám đốc Đào tạo Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại Tp HCM, được hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời.
"Kết quả như vậy cũng không quá tồi khi xét tới việc giảm thiểu các tác động liên quan, mặc dù về lâu dài thì đây không phải là kiểu tăng trưởng mà Việt Nam muốn duy trì"
Jonathan Pincus, Hiệu trưởng Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Tp HCM
"Kết quả như vậy cũng không quá tồi khi xét tới việc giảm thiểu các tác động liên quan, mặc dù về lâu dài thì đây không phải là kiểu tăng trưởng mà Việt Nam muốn duy trì.”
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 10/12/2012 nói tăng trưởng có thể đạt 5.2% vào năm nay.
Số liệu sơ bộ từ Tổng cục Thống kê cho thấy Việt Nam xuất siêu 284 triệu USD trong năm 2012.
Lần gần nhất Việt Nam có thặng dư mậu dịch là vào năm 1992.
Xuất khẩu tăng 18.3%, đạt mức 114.6 tỷ USD vào năm 2012, trong khi nhập khẩu tăng 7.1%, đạt mức 114.3 tỷ đôla.
Ngân hàng Nhà nước nói hôm 21/12/2012 rằng họ sẽ hạ mức tái cấp vốn từ 10% xuống 9%, là lần cắt giảm thứ sáu trong năm nay so với mức tái cấp vốn đầu năm nay là 15%.
Lạm phát vào tháng 12 chậm lại lần đầu tiên trong bốn tháng qua, là cơ sở đề Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất nhằm hỗ trợ cho tăng trưởng, theo Bloomberg.
Trong khi đó một nhà nghiên cứu tại Khoa châu Á và Quốc tế tại Đại học Hong Kong, nhận định điều được xem là “Bộ máy Nhà nước đang trong trạng thái hơi bị chết đứng,”
Ông Jonathan London được hãng thông tấn Bấm AFP dẫn lời nói trong bài phân tích vào hôm 23/12 rằng Hà Nội phải cải cách khu vực kinh tế nhà nước, tái cơ cấu khu vực ngân hàng và chống tham nhũng”.
Việt Nam cần những nhà lãnh đạo có thể chặn đứng các nhóm lợi ích đầy quyền lực – từ các tổ chức quân đội, các tập đoàn Nhà nước cho đến các quan chức địa phương – tự tung tự tác để đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo, phân tích gia Jonathan London nói.
“Hiện không rõ liệu ai có thể làm được điều này,” ông nói thêm.
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét