Giới Thiệu

Blog Luật của Sự Thật là một trang blog đăng tải các tin tức bài vỡ liên quan đến những sự kiện bất công, lạm dụng luật pháp hiện đang xảy ra tại Việt Nam.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 1

Xin nhấn vào đây để đọc tập 1 về quyền biểu tình.

Chân dung ông Nguyễn Đức Kiên

Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy nửa năm, Sacombank đã nằm gọn trong tay của nhóm “bố già” Nguyễn Đức Kiên.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 2

Xin nhấn vào đây để đọc tập 2 về quyền hội họp, lập hội, lập đảng.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 3

Xin nhấn vào đây để đọc tập 3 về quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin.

30/6/11

LS Trần Vũ Hải đề nghị UBTV Quốc hội giải thích Điều 69 Hiến pháp: quyền biểu tình


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******

Hà nội ngày 29 tháng 6 năm 2011

KIẾN NGHỊ CỦA CÔNG DÂN TRẦN VŨ HẢI
ĐỀ NGHỊ UBTVQH GIẢI THÍCH ĐIỀU 69- HIẾN PHÁP

Kính gửi: ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (UBTVQH)
Tôi, Trần Vũ Hải, công dân của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt  Nam (CHXHCNVN), địa chỉ liên hệ tai: 81 phố Chùa Láng, Đống đa, Hà Nội và 227 đường Hùng Vương, Quận 5, T.p Hồ Chí Minh, hiện đang hành nghề luật sư.
Theo Điều 53- Hiến pháp hiện hành của nước CHXHCNVN 1992 (“HP 1992”) “Công dân có quyền…tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, …
Với tư cách công dân của nước CHXHCNVN, tôi xin kiến nghị UBTVQH thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo Khoản 3, Điều 91 của HP 1992 “giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;”. Cụ thể, tôi đề nghị UBTVQH giải thích Điều 69-Hiến pháp 1992 “Công dân có quyền …biểu tình theo quy định của pháp luật.”.
Theo quy định của Điều trên và phù hợp với Điều 50-HP 1992, biểu tình là một quyền công dân cơ bản (quyền con người về chính trị), được tôn trọng ở Việt Nam.
Tuy nhiên, Quốc hội chưa ban hành Luật Biểu tình. Vậy tôi đề nghị UBTVQH giải thích, trong trường hợp Quốc hội chưa ban hành Luật Biểu tình, công dân Việt Nam có quyền thực hiện một quyền công dân cơ bản  là quyền biểu tình không ?
Quan điểm của tôi với tư cách một luật sư: trong trường hợp Quốc hội chưa ban hành Luật Biểu tình, công dân Việt Nam vẫn có quyền biểu tình vì đây là quyền công dân cơ bản (quyền con người về chính trị), được Nhà nước CHXHCNVN tôn trọng và bảo đảm theo Điều 50 Hiến pháp 1992. Để thực hiện quyền này, công dân chỉ cần thông báo công khai về mục đích và địa điểm biểu tình.

Quy định chi tiết thi hành Luật Bưu chính

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 47/2011/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính về đầu tư trong lĩnh vực bưu chính, giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính, tem bưu chính, bồi thường thiệt hại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính.
Theo đó, dự án có vốn đầu tư nước ngoài có mức vốn dưới 15 tỷ đồng phải được thẩm tra nhưng không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; từ 15 tỷ đồng trở lên phải trình Thủ tướng quyết định.
Cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của Sở Thông tin và Truyền thông đối với các dự án đầu tư cung ứng dịch vụ bưu chính trên phạm vi nội tỉnh hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông với các dự án đầu tư cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi liên tỉnh, quốc tế.
Khi chuyển nhượng vốn, dự án, tạm ngừng, giãn tiến độ thực hiện dự án, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, thanh lý dự án đầu tư hoặc có các điều chỉnh khác phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư và báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về bưu chính để xem xét.
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8.

Nhiều chính sách mới thực thi từ 1/7

Trong số 8 luật có hiệu lực thi hành từ 1/7, có nhiều chính sách mới sẽ tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân, trong đó, có Luật tố tụng hành chính, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật An toàn thực phẩm và Luật Thi hành án hình sự.

Điểm mới đáng lưu ý nhất trong Luật Tố tụng hành chính mới là về quyền khởi kiện vụ án hành chính. Theo đó, các cá nhân, cơ quan, tổ chức nếu không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án (mà không đặt ra điều kiện phải khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu rồi mới có quyền khởi kiện ra Tòa án như quy định của Pháp lệnh trước kia).

8 luật sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/72011, gồm: Luật Thanh tra; Luật Tố tụng hành chính; Luật Khoáng sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật An toàn thực phẩm và Luật Thi hành án hình sự.

29/6/11

Biểu tình và xã hội dân sự

Những cuộc biểu tình ôn hòa diễn ra tại hai thành phố lớn nhất nước trong những tuần đầu tháng 6 vừa qua là dấu hiệu cho thấy biểu tình đang từng bước trở lại với đời sống chính trị của nước ta. Thế nhưng, chỉ cần lướt qua một loạt các ý kiến khác nhau trên báo chí – nhất là ý kiến của các quan chức – người ta thấy có những ngộ nhận khá trầm trọng về ý nghĩa của hai chữ biểu tình.

Thật ra biểu tình là gì? Là quyền của người dân hay là hoạt động của chính quyền? Biểu tình có thật sự là nguy hiểm đối với trật tự công cộng và an ninh quốc gia hay không?

Xét một cách thật khách quan và khoa học, “mít-tinh” hay “biểu tình” là những khái niệm mang tính lịch sử, nhân loại, không thể hiểu một cách chủ quan, tùy tiện. Thiết nghĩ việc tìm hiểu thấu đáo nội dung của khái niệm “biểu tình” có thể góp phần soi sáng quan điểm của cả ba phía (Nhà nước Trung Quốc, Nhà nước Việt Nam và nhân dân Việt Nam) đối với phong trào biểu tình đã và đang tiếp tục diễn ra. Bài viết này là một nỗ lực nhỏ nhoi nhằm vào mục đích thiết thực ấy.

Biểu Tình là gì?

Hán-Việt Từ điển Đào Duy Anh (1931) giải thích biểu tình 表 情 như sau: “Dân chúng tụ họp nhau để biểu thị ẩn tình và ý nguyện (meeting)”. Cách giải thích này giúp ta hiểu một cách chính xác ý nghĩa của khái niệm biểu tình, thế nhưng tác giả đã có sự nhầm lẫn khi dùng chữ meeting để so sánh, bởi vì từ này không tương đương với từ biểu tình.

28/6/11

Phỏng vấn nhà văn bất đồng chính kiến Trần Khải Thanh Thủy


 Nhà văn bất đồng chính kiến Trần Khải Thanh Thủy tới Mỹ tị nạn

Việt Nam vừa phóng thích và trục xuất nhà văn bất đồng chính kiến Trần Khải Thanh Thủy sang Mỹ ‘tị nạn nhân đạo’, theo giải thích của chính quyền Hà Nội. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với Trà Mi Ban Việt Ngữ đài VOA sau khi đặt chân tới Mỹ, nhà văn Thanh Thủy khẳng định bà qua Mỹ 'tị nạn chính trị', chứ không phải ‘tị nạn nhân đạo’ như tuyên bố của Việt Nam.

Facebook Twitter Stumbleupon More