Nhà báo tự do Tạ Phong Tần vừa gửi thư tố cáo nhà chức trách Việt Nam đến các đại sứ Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu.
Bà Tần nói chính quyền Việt Nam đã "liên tục bắt giữ" bà trái pháp luật và "tước đoạt quyền tự do tôn giáo của công dân".Bấm Thư của bà Tần xuất hiện gần như cùng thời điểm với Bấm thư ngỏ của ông Lê Hiếu Đằng, người từng là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong 20 năm cho tới năm 2009.
Ông Đằng gửi thư ngỏ tới Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng Cộng sản để phản đối việc "thông tin sai sự thật" của báo chí nhà nước về các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc.
Bản thân bà Tần nói bà là thành viên duy nhất của Câu Lạc bộ Nhà báo Tự do còn 'dám' viết những gì bà muốn viết bất chấp những cản trở từ phía chính quyền.
Trả lời phỏng vấn của Nguyễn Hùng hôm 15/6 bà Tần nói công an thành phố Hồ Chí Minh đã bắt giữ bà vô cớ.
Bà Tạ Phong Tần: Không có bất cứ một lý do nào cả. Và việc đó tôi cũng đã tường thuật rõ ràng trong những bài viết trước rồi.
BBC: Tức là họ cứ thích thì họ làm?
Đúng rồi. Coi như là họ dùng vũ lực bắt cóc người như một lũ lưu manh ăn cướp thôi chứ không phải chính quyền gì cả. Tôi đã gọi bọn họ là lũ lưu manh giả danh nhà nước mà.
BBC: Nếu mà chị gọi họ như vậy thì cũng chỉ góp phần làm tăng căng thẳng và tăng khả năng mọi chuyện lại xảy ra tiếp thôi đúng không ạ?
Tăng hay giảm thì cái đó tôi không cần biết. Dù cho tăng hay giảm thì cái quyền của tôi tôi vẫn phải bảo vệ. Cái sự thật nó là như thế thì tôi gọi đúng bản chất cái sự thật như thế chứ không né tránh gì cả.
BBC: Trong cái thư mà tôi có thì chị cũng 'mày tao' với họ. Dĩ nhiên họ cũng có thể họ nói như vậy nhưng về phía chị, một khi chị nói như vậy thì quan hệ gần như rất khó có thể khôi phục?
Họ không xứng đáng được tôi tôn trọng gọi là anh chị và ông bà. Họ chỉ xứng đáng được tôi gọi là 'mày' và xưng 'tao' thôi. Bởi vì bản thân họ là những người được coi là đại diện cho một nhà nước nhưng họ đã hành xử như một lũ lưu manh, một lũ ăn cướp.
Họ đã ăn cướp tài sản của tôi, rồi họ bắt cóc người trái pháp luật như thế thì làm sao còn xứng đáng được tôn trọng. Gọi là 'mày' như thế còn là tốt lắm rồi đấy.
BBC: Họ ăn cướp tài sản nghĩa là sao?
Có nghĩa là họ vào nhà tôi lấy đi máy tính, máy chụp ảnh, lấy đi tất cả những vật dụng của tôi, kể cả thư từ của gia đình tôi ở dưới quê gửi lên. Coi như là họ thích lấy cái gì thì lấy cái đấy. Không có một quy định nào cho họ làm như thế cả nhưng vì họ có quyền lực, họ có số đông nên họ muốn làm gì thì làm, không ai cản trở được, trong khi tôi ở nhà có một mình thôi.
BBC: Thưa chị mọi việc có lẽ đều có một cái khởi đầu. Vậy lý do, theo chị, họ có cách đối xử như vậy là tại sao?
Vì họ muốn bịt miệng tôi, một nhà báo tự do. Thế thôi. Trong một cái xã hội mà tất cả báo chí đều do nhà nước quản lý và phải nói theo ý nhà nước và báo chí chỉ được ca ngợi nhà nước, ca ngợi Đảng Cộng sản thôi thì những người nói lên sự thật như tôi đương nhiên phải bị bịt miệng bằng cách này hay cách khác.
Nếu dùng biện pháp pháp luật vu cho một cái tội nào đấy không được, chẳng hạn trường hợp anh Điếu cày, Nguyễn Văn Hải, thì lại dùng bạo lực như một lũ côn đồ. Tôi không có tài sản nào để cho thuê và tôi không kinh doanh cái gì cả nên không vu cáo cho tôi trốn thuế được.
- 'Làm báo tự do'
Tôi đã gửi đơn khiếu nại rồi và suốt hai năm trời không ai giải quyết cả. Đó là khi tôi còn ở ngay phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, tôi đã từng gửi đơn khiếu nại đến công an quận, Viện kiểm sát quận, công an thành phố, Viện kiểm sát thành phố Sài Gòn để khiếu nại về việc bắt giữ tôi trái phép ở cơ quan phường Cầu Ông Lãnh nhưng hai năm trời không ai giải quyết hết.
BBC: Bây giờ cụ thể công việc của chị là gì và chị có bị cản trở trong công việc hàng ngày không?
Tôi hành nghề viết báo tự do và việc cướp đi những phương tiện để làm việc của tôi như máy tính, máy chụp ảnh là việc cản trở rồi đó. Rồi ngăn cản không cho tôi đến chỗ này chỗ nọ là một cái cản trở rồi đó. Trước đây còn câu kết với một người khác, một người bạn tôi để cướp một xe máy của tôi để tôi không có phương tiện đi lại.
Công an thì giữ xe, còn giấy tờ xe tôi đưa cho bạn tôi giữ giùm thì cái cô này mặc dầu là người công giáo nhưng lại tráo trở nói rằng tôi không gửi giấy tờ. Công an thì chặn đường giữ xe của tôi trong khi tôi không có bất cứ vi phạm nào khi đang lưu thông.
Cái biên bản tạm giữ xe lúc đó tôi có chụp lại đăng một bản trên blog của tôi. Nhưng mà ngay cả cái biên bản đó họ cũng vào nhà tôi họ lục soát họ lấy đi luôn. Bây giờ chính tôi cũng không còn biên bản đó nữa.
Biên bản không có, giấy tờ thì bị nó tráo trở nói rằng tôi không có gửi thì tôi không có bất kỳ giấy tờ gì để đi đòi xe lại được. Cái đó chẳng phải là ăn cướp thì là cái gì?
BBC: Cái xe đó bị bắt giữ lâu chưa chị?
Cái đó gần một năm nay rồi.
BBC: Chị hành nghề nhà báo tự do, như vậy là không có thu nhập, bây giờ điều kiện sinh sống của chị ra sao?
Thì tôi sống nhờ vào cái nghề đó, làm báo tự do, viết cho một số tờ báo tiếng Việt ở nước ngoài, chứ không phải ở trong nước đâu.
BBC: Trong vụ việc lần cuối này phía công an họ có cho biết là liệu mọi việc đã kết thúc ở đấy chưa hay là vẫn có thể có cái tương tự xảy ra?
Tôi không biết vấn đề đó, kết thúc hay không kết thúc là việc của họ và tôi không có quan tâm tới và cũng không cần tìm hiểu. Và cũng không ai nói với tôi cái gì nữa vì họ chỉ bắt cóc tôi và giữ tôi như thế thôi.
Nhưng mà trong lần thứ tư này nó còn có một việc quan trọng hơn, ảnh hưởng tới tính mạng tôi là giật chìa khóa nhà của tôi để khi tôi trở về tôi thấy cái xe của tôi, cái cổ xe lỏng là lỏng lẻo, không sử dụng được. Nếu mà tôi như người bình thường, lên xe là chạy liền có phải tôi chết rồi hay không?
- 'Chà đạp'
Tất nhiên khi người ta cầu cứu đến một đối tượng nào thì người tao bao giờ cũng đặt niềm hy vọng. Ví dụ như anh cầu nguyện với Chúa thì anh cũng hy vọng Thiên Chúa sẽ ban phước lành cho anh, giúp anh được toại nguyện. Còn bây giờ tôi gửi thư kiến nghị đến cấp có thẩm quyền thì tôi phải hy vọng rằng cái quyền lợi của tôi được bảo vệ.
"Tôi càng nhún nhường thì quyền lợi của tôi càng bị chà đạp."
Ví dụ như hiện nay đang cần chống Trung Quốc để bảo vệ lãnh hải, lãnh thổ thì họ luôn đưa các văn bản, hiệp ước quốc tế đó lên. Nhưng đối với người dân trong nước họ chưa bao giờ tôn trọng các văn bản đó cả.
BBC: Về phía cá nhân chị thì trong các lần bị bắt chị có làm gì để các tình huống đấy bớt căng thẳng không? Theo như tôi đọc cái bản mà chị gửi đi thì chị cũng chẳng ngán gì họ, theo nghĩa bình dân . Dĩ nhiên trong những tình huống như thế thì căng thẳng sẽ càng thêm căng thẳng?
Căng thẳng hay không là do họ. Nếu mà họ đối xử vô thiên vô pháp, trái pháp luật với tôi thì tôi bắt buộc phải bảo vệ quyền lợi của mình. Chứ tôi không thể vì họ có số đông, họ có sức mạnh mà tôi phải hèn yếu, quỵ lụy và cúi đầu trước mặt họ.
BBC: Ý tôi nói là trong những lần gặp gỡ đó thì chị đều tỏ ra là chị chẳng coi họ ra cái gì. Dĩ nhiên là họ cũng chẳng coi chị ra gì theo những lời chị nói. Nhưng nếu hai bên đều coi nhau chẳng ra gì thì cũng chẳng bao giờ giải quyết được vấn đề gì?
Tôi không phải là người có quyền. Tôi càng nhún nhường thì quyền lợi của tôi càng bị chà đạp. Bằng chứng là việc đã xảy ra rồi. Thậm chí có những người bạn của tôi trong Câu lạc bộ Nhà báo tự do đã tự nguyện rút lui, không viết lách gì cả. Có những người bị buộc phải đóng blog.
Càng nhún nhường thì quyền lợi của mình càng bị tước đoạt. Chỉ có tôi bây giờ là người duy nhất của Câu lạc bộ Nhà báo tự do còn tiếp tục viết, còn tiếp tục làm những điều tôi muốn. Tuy rằng nó có bị giới hạn so với người viết báo tự do ở các nước phương Tây, ở thế giới văn minh nhưng dầu sao tôi vẫn hơn những người ở trong nước đang phải ngậm bồ hòn mà đóng blog, hoặc là ngưng viết, hoặc là ẩn danh dưới một cái tên nào đó.
BBC:http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/06/110615_taphongtan_letter.shtml
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét