21/10/11

Một thẩm phán chửi một nữ đảng viên là “đồ đĩ điếm”


Chuyện có thật 100%, thẩm phán Ngô Thế Tiến (Tòa Kinh tế - Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh, chửi chị Trần Liên Hảo (một cán bộ và là Đảng viên) tại trụ sở Tòa án là “Đồ đĩ điếm”.

Câu chuyện đau buồn này, có lẽ không của riêng ai. Ông Choi Young Doo người Hàn Quốc đến đầu tư tại Đồng Nai theo giấy Chứng nhận đầu tư cấp ngày 16/7/2004 của Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai. Ông Choi thành lập doanh nghiệp có tên là Công ty TNHH C and S Tech, vốn đầu tư gần 2 triệu USD, xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Sông Mây, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Ngày 21/3/2009, Công ty C & S Tech ký Hợp đồng mua 300 tấn đồng 99,99% của 1 công ty tại TANZANIA đã thanh toán đầy đủ tiền qua ngân hàng. Trong số tiền đó, có gần 500 nghìn USD tiền mua đồng từ Hợp đồng này của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải Hồng Phát (Địa chỉ: Nhà vườn số 5, Khu đô thị Vĩnh Hoàng, P. Hoàng Văn Thụ, Q. Hoàng Mai, Hà Nội). Khi hàng về cảng Hải phòng, Vinacontrol giám định tất cả 12 Container đều là đất và đá – không có đồng. Trước tình cảnh bị lừa đảo này, ông Choi Young Doo (Công ty C & S Tech) làm đơn khởi kiện đến Chính phủ Tanzania, Interpol Việt nam và Đại sứ quán Hàn quốc tại Tanzania xin can thiệp, xử lý. 

Sau đó vì việc riêng, ông Choi Young Doo về Hàn Quốc thì bị Công ty TNHH TM và DVVT Hồng Phát (xin gọi tắt là Công ty Hồng Phát – có địa chỉ nêu trên) do ông Nguyên Cao Tùng làm giám đốc và bà Vũ Thị Bền (mẹ ông Tùng) làm phó giám đốc, chiếm đoạt toàn bộ nhà máy của Công ty C and S Tech tại Khu công nghiệp Sông Mây, Trảng Bom, Đồng Nai (nhà xưởng, máy móc, phương tiện, nguyên liệu, thành phẩm, hồ sơ tài liệu, con dấu, tiền bạc, két sắt, đồ dùng cá nhân ...) đuổi công nhân ra khỏi nhà máy từ khoảng tháng 8/2009 đến nay. Không những vậy, ông Choi young Doo còn bị Công ty Hồng Phát gửi đơn “vừa ăn cắp, vừa la làng” đến Phòng cảnh sát điều tra phòng chống tội phạm kinh tế và chức vụ (PC46) Công an tỉnh Đồng nai; Không hiểu vì lý do gì (?) PC 46 ra lệnh cấm xuất cảnh và phong tỏa toàn bộ tài khoản Công ty C and S Tech và tài khoản cá nhân đối với ông Choi Young Doo. Không được ra khỏi Việt Nam, nhà máy, tiền bạc, đồ dùng cá nhân bị Công ty Hồng Phát chiếm đoạt, ông Choi phải lang thang làm thuê và nhờ bạn bè để sinh sống, bơ vơ tại Việt nam 1 năm nay. Mọi đơn khiếu nại và tố cáo mà ông Choi gửi tới cơ quan có thẩm quyền tại Đồng Nai đều bị im lặng. Thử hỏi ai dám đầu tư vào Việt Nam như trường hợp này?

Nhà máy bị chiếm đoạt, nhưng những khoản nợ (vay ngân hàng, hợp đồng với các công ty,...) lại đổ lên đầu Công ty C and S Tech gánh chịu, (cụ thể là ông Choi). Một trong những khoản nợ đó là khoản vay hơn 1 tỷ tại Ngân hàng TMCP An Bình. Ông Choi đã nhiều lần đến làm việc và có văn bản gửi Ngân hàng An Bình nhưng không hiểu vì lý do gì mà Ngân hàng An Bình không tiếp, không làm việc, không trả lời.

Tháng 8/2011, ông Choi nhận được thông tin là toàn bộ tài sản trên đất của Công ty C and S Tech đã bị Cục thi hành án tỉnh Đồng Nai phát mại bán cho Công ty TNHH thương mại và sản xuất dây đồng Thuận Phát (Công ty mới thành lập, do bà Vũ Thị Bền làm giám đốc, bà Bền là mẹ của Nguyễn Cao Tùng giám đốc Công ty Hồng Phát, chiếm đoạt toàn bộ nhà máy, tài sản của Công ty C and S Tech).

Quá trình thụ lý xét xử và thi hành án ,... ông Choi Young Doo đều không được mời, không được tham gia, ... trước tình cảnh đó, ông Choi đến Văn phòng Luật sư Vì Dân mời luật sư tư vấn. Với thảm cảnh của ông Choi, Văn phòng Luật sư Vì Dân đồng ý tạm chưa thu phí. Luật sư Trần Đình Triển vào thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai với ông Choi. Ông Choi đến Ngân hàng An Bình 2 lần (1 lần không tiếp, 1 lần ông Choi bị ông Nhơn – Trưởng phòng xử lý nợ, ngang nhiên gọi bảo vệ lên để xử lý, nhằm cưỡng bức ông Choi ra khỏi ngân hàng với lý do giọng nói của ông Choi to quá); khẩu hiệu “câu khách” của ngân hàng “khách hàng là thượng đế”, đồng thời tiếp khách nước ngoài của Ngân hàng An Bình là như vậy đó.

Ba lần đến Tòa Kinh tế - Tòa án ND TP Hồ Chí Minh, 2 lần hẹn để làm việc xin trả lời lý do gì xử vắng mặt ông Choi, bản án đến nay cũng chưa nhận được, xin photo bản án,... Lần thứ 3 xin bạn đọc xem đơn tố cáo của chị Trần Liên Hảo (kèm theo).

Bài viết này, chúng tôi đăng lên trang web của Văn phòng Luật sư Vì Dân, nhân ngày 20/10 (ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam) cùng chia sẻ, cảm thông với chị Hảo (một Đảng viên, một cán bộ trưởng phòng của một doanh nghiệp nhà nước) bị thẩm phán Ngô Thế Tiến xúc phạm, chửi bới, vô văn hóa “Đồ đĩ điếm”. Buồn thay, cho ngành Tòa án có những thẩm phán tham nhũng, xét xử oan sai, trình độ năng lực non yếu, đạo đức suy thoái, “măm” vợ người khác, vô văn hóa chửi một công dân lương thiện là “Đồ đĩ điếm”, có còn tư cách “ Nhân danh nước Cộng hòa XHCN Việt nam” nữa không? Có lẽ lịch sử 4000 năm của dân tộc Việt Nam ở mọi hình thái xã hội chưa từng có, ... Than ôi!!! 




*

Sau đây là thêm một vài "thành tích" của ngài thẩm phán Ngô Thế Tiến, Dân Làm Báo đăng lại 1 vài bài báo để mọi người hiểu thêm về ông thẩm phán chửi nữ đảng viên này.

Cần xem xét lại bản án liên quan đến nhà 84A Nguyễn Du (TP Hồ Chí Minh) 

Từ tháng 7-2008, Báo Quân đội nhân dân đã đưa thông tin về vụ án dân sự liên quan đến ngôi nhà 84A Nguyễn Du, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Theo đơn trình bày của các ông Nguyễn Xuân Trang, Nguyễn Xuân Bao, Nguyễn Xuân Cương thì việc Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh với bản án dân sự số 2204/DSST ngày 18-12-2003 và Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại TP Hồ Chí Minh với bản án dân sự 157/PTDS ngày 11-5-2004 xét xử vụ án dân sự về ngôi nhà trên có sai phạm nghiêm trọng, gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của ông Cương; các ông đã có đơn tố cáo thẩm phán Ngô Thế Tiến, thẩm phán Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã có hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án trên

Vừa qua, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã có văn bản xác minh đơn thư của các ông với xác định: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh mà người trực tiếp thụ lý giải quyết vụ án là Thẩm phán Ngô Thế Tiến đã có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng việc xác định tư cách của bà Lê Thị Tuyết Hồng, việc xác định bà Nguyễn Quỳnh Anh bị mất năng lực pháp luật dân sự tại thời điểm bà ủy quyền cho bà Lê Thị Thu Hồng, cũng như quyền lợi hợp pháp của ông Nguyễn Xuân Cương trong giao dịch mua bán ngôi nhà 84A Nguyễn Du. Những vi phạm pháp luật nghiêm trọng nêu trên gây bức xúc trong dư luận, dẫn đến bản án chưa thể thi hành. Vụ án trên được sự quan tâm của nhiều cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ... và các cơ quan ngôn luận yêu cầu được giải quyết. Để bảo đảm việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật dân sự, bảo đảm quyền lợi chính đáng của đương sự. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị: Vụ án cần được xem xét giải quyết điều tra xét xử lại từ giai đoạn sơ thẩm. QĐND


*

13 năm đi kiện, công lý vẫn… lơ lửng

Tưởng rằng phán quyết của TAND TPHCM tuyên 2 công dân Bình Định thắng kiện vào tháng 4/2004, đã chấm hết chuỗi ngày đằng đẵng 13 năm đi kiện với 7 bản án. Trớ trêu thay, sự thật lại không như vậy! 

Vòng lẩn quẩn 

Ông Vinh bức xúc khi trình bày với PV Tiền Phong ảnh T.H.V 

Nguyên đơn của vụ kiện là hai ông Võ Văn Vinh và Đặng Đạo, người vùng đất Bình Định.

Năm 1992, ông Võ Văn Vinh và ông Đặng Đạo đã ký hợp đồng với Cty xuất nhập khẩu với Campuchia (VIKAMEX – Bộ Thương mại) để vận chuyển gỗ tròn từ Campuchia về kho 622 ở Thủ Đức, TPHCM. 

Trong đoàn xe 10 chiếc vận chuyển gỗ có 2 xe của 2 ông (biển số 77H-2034 và 77A-1357). 

Khi xe về đến tỉnh Sông Bé (nay là Bình Dương) thì Phạm Quang Vinh (cò xe) đã làm giả lệnh giao gỗ của VIKAMEX nhằm điều ba xe gỗ (số lượng hơn 80 m2), trong đó có 2 xe 77H-2034 và 77A-1357 đến Xí nghiệp gỗ 22/12 (tỉnh Sông Bé) bán, rồi ôm tiền bỏ trốn. 

Trước tình thế này, VIKAMEX đã nhờ Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) – CATP HCM tạm giữ và câu lưu 2 xe tải của ông Đạo và ông Vinh, nhằm buộc ông chủ xe trả nợ thay Phạm Quang Vinh (!?). 

Sau đó, vụ việc được chuyển sang Phòng Cảnh sát kinh tế và sau đó là Cơ quan CSĐT. 

Tháng 11/1992, cơ quan này đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, rồi đình chỉ vụ án do không tìm ra được thủ phạm. Hai chiếc xe tải đang bị tạm giữ được giao lại cho chủ sở hữu. 

Thế nhưng, VIKAMEX không chấp hành và đến mãi 15 tháng sau đó, Cơ quan CSĐT buộc phải ra quyết định thu hồi “vật chứng” là 2 xe 77H-2034 và 77A-1357 từ VIKAMEX, để trả lại cho khổ chủ. 

Bấy giờ hai chiếc xe, được ví như “nồi cơm” của 2 gia đình trở nên “già nua” vì nằm phơi gió mưa thời gian dài. Trước những mất mát này, hai ông Vinh và Đạo đã làm đơn kiện ra tòa buộc bồi thường những thiệt hại mà các bên liên quan nêu trên đã gây ra. 

Hành trình dài kiện tụng đã bắt đầu từ đấy. Có lúc ông Đạo đã bỏ cuộc giữa chừng vì tài chính kiệt quệ. Ông ủy thác lại cho người bạn đồng cảnh ngộ là ông Vinh. 

Ngày 23/4/2004, TAND TPHCM đã tuyên bản án sơ thẩm lần 3 với phần quyền lợi của hai ông phần nào được chấp nhận, với sự khẳng định: Cơ quan CSĐT đã có lỗi, buộc phải bồi thường cho 2 nguyên đơn mỗi người 123 triệu đồng. VIKAMEX cũng có trách nhiệm bồi thường cho hai ông Võ Văn Vinh và Đặng Đạo thêm 125 triệu đồng/người. 

Tưởng rằng mọi chuyện đã kết thúc nhưng vụ việc vẫn chưa dừng vì phía bị đơn kháng cáo và Tòa phúc thẩm TANDTC tại TPHCM lại thụ lý vụ kiện và ra phán quyết: hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ về cấp này xét xử trở lại. 

Vụ kiện đã trải qua một hành trình được xem là “lịch sử” trong tố tụng nước ta về độ dài thời gian: 13 năm trời, với 7 phiên tòa…chỉ một vụ kiện có nội dung: đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nhưng tất cả vẫn ở trong vòng… luẩn quẩn! 

“Né” trách nhiệm? 

Vẫn nuôi hy vọng ở công lý, ông Đạo và ông Vinh tiếp tục chờ đợi. Và 2 ông đã vui mừng khi nhận được giấy báo triệu tập của TAND TPHCM do chính thẩm phán Ngô Thế Tiến ký mời họ, ngày 9/9/2005, vào TPHCM làm việc. Hai ông hăm hở lên đường. 

Thế nhưng, sự thật lần này lại khiến 2 ông còn đau xót và thậm chí là phẫn nộ. Thay vì mời ông vào để xử lý vụ kiện thì ông thẩm phán lại tống đạt quyết định chuyển vụ án về TAND thành phố Qui Nhơn, Bình Định thụ lý, giải quyết. 

Mặc dù, ông Vinh và ông Đạo khẳng định hai người không kiện CA TPHCM về bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra theo Nghị quyết 388. Họ chỉ kiện Cty VIKAMEX để đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 

Thực tế trong suốt 7 phiên tòa ở các cấp, Cơ quan CSĐT CA TPHCM tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan chứ không phải đồng bị đơn. 

Nhưng ở trong nội dung của quyết định do ông Ngô Thế Tiến ghi lại có đề cập đến nội dung xem như lý do cho quyết định trên: ông Vinh và ông Đạo đã kiện CA TPHCM ra tòa đòi bồi thường thiệt hại do bị khởi tố vụ án hình sự và thu giữ tài sản thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết 388 nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND TP.HCM (?!). 

Cho đến ngày 27/9/2005, trao đổi qua điện thoại với ông Đạo, chúng tôi được biết, hai ông Đạo và Vinh đã gửi thư khiếu nại liên tục đến TAND TPHCM để bày tỏ sự bức xúc chung quanh quyết định chuyển vụ án trên. 

Dư luận cho rằng, có phải cơ quan tố tụng TPHCM đã “sa lầy” trong vụ kiện này, nên đã tìm cách “né” trách nhiệm khi có quyết định chuyển vụ việc ra Tòa án ở Bình Định để giải quyết? 

Hữu Nguyễn 

Việt Báo (Theo_Tien_Phong)


*

Giở chiêu nói xấu để... thắng kiện

Những tưởng sau khi có công văn này mọi thứ sẽ khác đi, không ngờ Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm là thẩm phán Ngô Thế Tiến vẫn tuyên (Bản án số 142/DSPT ngày 24/1/2002) chẳng khác gì án sơ thẩm. Chỉ khác ở chỗ cho rằng giao dịch này "vô hiệu về mặt hình thức" chứ không "trái đạo đức xã hội" như án sơ thẩm đã tuyên! 

Vụ án dân sự liên quan đến căn nhà lầu 2, số 35, đường An Dương Vương, phường 8 (quận 5, TP HCM) các đương sự không có ai mang tên Lê Hồng Phương. Nhưng, bị đơn trong vụ kiện này lại khẳng định chính vì ông Phương đứng sau nguyên đơn nên vụ kiện mới trở nên phức tạp và kéo dài đến vậy. Và để "triệt hạ đối thủ" sau khi bị thua kiện ở phiên sơ thẩm lần 2, ông Phương đã giở chiêu nói xấu quá khứ của bị đơn đến các cơ quan tiến hành tố tụng. 

Vụ kiện rất đơn giản như thế này: Căn nhà số 35, đường An Dương Vương, phường 8, quận 5 có kết cấu 1 trệt, 2 lầu và sân thượng. Tầng trệt và lầu 1 thuộc sở hữu của chị Phạm Thanh Bình là con gái của ông Phạm Ngọc Chỉnh và bà Nguyễn Thị Kim Hạnh. 

Lầu 2 thuộc quyền quản lý của Nhà nước cho hộ ông Phan Văn Thảo và bà Hà Ngọc Loan thuê căn phòng ở phía trước rộng 38,75m2; còn căn phòng rộng 19,04m2 ở phía sau do hộ ông Đoàn Thiên Long và bà Nguyễn Thị An thuê ở. Hai trường hợp thuê này thuộc diện được mua hóa giá nhà theo quy định tại Nghị định 61/CP. 

Tuy nhiên, để thống nhất ngôi nhà, vợ chồng ông Chỉnh, bà Hạnh gợi ý muốn mua đứt lầu hai và được hai hộ nói trên đồng ý bán. Vì vậy mà ngày 28/4/1997, vợ chồng ông Chỉnh cùng hai hộ ở lầu 2 đã ký thỏa thuận mua bán nhà với giá 17 lượng vàng (trả trước 15 lượng) đối với hộ ông Thảo, bà Loan và 12 lượng vàng (trả trước 11 lượng) đối với hộ ông Long, bà An. 

Vì ai cũng biết đây là nhà chưa hóa giá nên điều 3 của bản cam kết đã quy định: "… Bên bán phải làm thủ tục mua hóa giá của Nhà nước sau đó làm thủ tục bán lại cho bên mua; tiền hóa giá nhà, tiền thuế bên mua chịu" và "nếu bên bán vi phạm thì đền gấp 3 số tiền đã nhận". Sau khi thực hiện thỏa thuận xong, bên bán đã mua nhà chỗ khác và giao quyền sử dụng nhà cho bên mua. 

Tuy nhiên, vào ngày 28/11/1999 khi nhận được thông báo bán hóa giá nhà của UBND quận 5 thì hai hộ bán nhà đã lật kèo, không để cho bên mua nộp tiền bán hóa giá nhà như đã thỏa thuận mà khởi kiện ra tòa để đòi hủy thỏa thuận mà hai bên đã giao kết. 

Bản án sơ thẩm số 21/DSST ngày 15/6/2001 của TAND quận 5 tuyên bố giao dịch mua bán nhà số 35 (lầu 2) An Dương Vương vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội(?); bác yêu cầu của ông Chỉnh, bà Hạnh đòi hai hộ vi phạm hợp đồng phải đền bù gấp 3 mà chỉ tuyên buộc hai hộ trả lại số tiền đã nhận… 

Không thể chấp nhận chuyện người ta lật lọng, chiếm dụng vốn đi mua nhà mới rồi chỉ trả lại là xong, ông Chỉnh - bà Hạnh làm đơn kháng cáo đến TAND TP Hồ Chí Minh. 

Sau khi thụ lý vụ án, Tòa dân sự TAND TP Hồ Chí Minh có công văn đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh cho biết việc thỏa thuận mua bán nhà nói trên có đúng quy định của pháp luật hiện hành về đất đai hay không và UBND TP Hồ Chí Minh đã trả lời: "Biên bản thỏa thuận của mua bán nhà đất ngày 28/4/1997 là đúng quy định của pháp luật hiện hành". 

Những tưởng sau khi có công văn này mọi thứ sẽ khác đi, không ngờ Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm là thẩm phán Ngô Thế Tiến vẫn tuyên (Bản án số 142/DSPT ngày 24/1/2002) chẳng khác gì án sơ thẩm. Chỉ khác ở chỗ cho rằng giao dịch này "vô hiệu về mặt hình thức" chứ không "trái đạo đức xã hội" như án sơ thẩm đã tuyên! 

Lại một bản án không hợp tình hợp lý, ông Chỉnh - bà Hạnh tiếp tục khiếu nại và ngày 14/8/2002, TAND Tối cao đã có Kháng nghị số 111/KNDS đề nghị Tòa dân sự TAND Tối cao xem xét theo trình tự giám đốc thẩm đối với vụ án theo hướng công nhận thỏa thuận mua bán nhà; nếu hủy hợp đồng dân sự có điều kiện này thì bên vi phạm (bên bán) phải chịu phạt mới đúng quy định pháp luật và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho gia đình ông Chỉnh - bà Hạnh. Hơn 1 năm sau, Quyết định giám đốc thẩm số 161/GĐT ngày 28/8/2003 của Tòa dân sự TAND Tối cao giao hồ sơ vụ án về TAND TP Hồ Chí Minh xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm. 

Lần này, công lý đã được lấy lại khi TAND TP Hồ Chí Minh trong phiên xét xử sơ thẩm lại vào tháng 9/2004 đã tuyên buộc các ông bà Long, An, Thảo, Loan phải làm thủ tục mua hóa giá nhà sau đó chuyển tên cho ông Chỉnh - bà Hạnh. Nếu trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày tuyên án mà các ông bà nói trên không thực hiện thì ông Chỉnh - bà Hạnh được quyền liên hệ với các cơ quan Nhà nước để làm thủ tục mua hóa giá… Lần này đến lượt nguyên đơn kháng cáo. Nhưng sự thật vẫn là sự thật và bản án dân sự phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP Hồ Chí Minh đã tuyên y án sơ thẩm vào ngày 13/5/2005. 

Theo đơn tố cáo mà ông Chỉnh gửi các đồng chí lãnh đạo các cấp và cơ quan chức năng thì ông Phương đã tranh mua lầu 2 nhà số 35, An Dương Vương với ông và có thể ông Phương đã mua giấy tay với hai hộ nói trên với giá cao hơn, sau đó vẽ đường cho họ kiện thưa. 

Nghi ngờ của ông là có cơ sở vì thời điểm trước khi mở phiên tòa phúc thẩm cuối cùng, ông Phương đã bằng mọi cách để có được phiếu tra cứu tiền án, tiền sự về ông Phạm Ngọc Chỉnh. 

Sau khi có được "lý lịch trích ngang" về quá khứ không hay của ông Chỉnh, ông Phương gửi đến Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP Hồ Chí Minh nhằm hạ uy tín ông Chỉnh hòng làm cho tòa án có ác cảm với ông Chỉnh, như thế sẽ có lợi cho các nguyên đơn. 

Ông Chỉnh cho rằng rất có thể đây là một đường dây "chạy án" có quy mô lớn nên đã làm đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng từ năm 2005. Ông tin tưởng rằng, dù sớm hay muộn, những ai làm sai cuối cùng cũng phải chịu sự trừng trị của pháp luật dù có hoạt động tinh vi, gian xảo đến mức độ nào

Nhóm PVĐT



0 Lời Bình:

Đăng nhận xét

Facebook Twitter Stumbleupon More