Hà Nội chuẩn bị cấm xích lô vì cản trở giao thông. Vụ ồn ào dư luận quanh cuốn sách "Tài năng và Đắc dụng" khiến cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ hot như sao Việt gây xì căng đan. Và tia hi vọng nhen lên từ những cam kết mạnh mẽ của các ứng viên ĐBQH. Đó là những lát cắt của Phát ngôn - Hành động tuần này.
Cấm xích lô hay sờ gáy người không có tóc?
"Xích lô Hà Nội sắp bị xóa sổ", thông tin được đăng tải trên báo điện tử VNExpress tuần qua khiến nhiều người giật mình, không biết xích lô đã làm gì nên nỗi? Bởi từ vài năm nay, xích lô như một phương tiện giao thông đón khách đã hoàn toàn vắng bóng, để nhường đất cho xe ôm và taxi. Nếu không có dịp lên quận Hoàn Kiếm thì gần như chẳng thấy bóng xích lô bao giờ. Nhiều người nhớ xích lô, nhớ cảm giác "sống chậm" khi lững thững ngắm phố phường Hà Nội mà không phải dùng xe "căng hải", đã phải tìm thuê xích lô du lịch, hành trình cũng chỉ trong khu phố cổ. Ấy vậy mà, dù xích lô đã thu hẹp đến mức chỉ còn thuộc vài công ty du lịch, cả Hà Nội cũng chỉ cấp phép cho 324 xích lô (như chính con số mà Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, GĐ Công an Hà Nội đưa ra), mà nào có yên?
Những lý do được đưa ra cho việc sẽ tiến tới cấm xích lô thì rất dễ đoán, đó là do xích lô cản trở giao thông, gây lộn xộn. Cụ thể, theo thông tin của Trung tướng Nhanh là việc chỉ cấp phép cho 324 xích lô du lịch nhưng lại có tới hơn 1000 xe đang hoạt động, rồi quy định xích lô chỉ được đi 1 đoàn 5 chiếc, mỗi đoàn phải cách nhau 200m, phải có bãi đỗ, nhưng không được thực hiện.
Nghe những lý do này, thấy thương xích lô quá. Nếu lỗi ở xích lô dù, thì hãy xử xích lô dù, đi chưa đúng quy định thì nhắc nhở để đi đúng quy định. Còn chuyện người có chứng chỉ không lái xích lô mà chỉ đứng tên để cho người khác thuê, trộm nghĩ chuyện đó xảy ra nhan nhản trong bao lĩnh vực, rất dễ thấy. Thế mà chỉ riêng xích lô bị "sờ gáy".
Với những việc xích lô chưa làm đúng, chỉ cần "nắm tóc" doanh nghiệp để yêu cầu điều chỉnh. Cả Hà Nội chỉ còn 4 doanh nghiệp kinh doanh xích lô, chứ nào có nhiều nhặn gì đâu?
Lạ lùng nhất là lý do cấm xích lô vì xích lô gây cản trở giao thông. Nếu nói đến chuyện gây cản trở giao thông, chắc chắn "thủ phạm" chính phải là chuyện ô tô dàn hàng ngang chiếm trọn đường phố, khiến xe máy vốn đã đi lộn xộn, giờ càng được (hay bị) phát huy khả năng luồn lách của mình, hoặc len lỏi giữa các làn ô tô, hoặc lên vỉa hè, hoặc... chạy sang làn đường của chiều ngược lại, miễn sao đi được thì đi. Bảo xích lô gây cản trở giao thông, nhưng hình như những điểm ùn tắc lớn của thành phố lại toàn những chỗ xích lô chẳng được phép "bén mảng".
Ấy là chưa kể, cấm 324 chiếc xích lô, nhưng trong năm 2010, mỗi tháng có khoảng 4.000 ô tô và 10.000 xe máy được cấp giấy phép hoạt động, nghĩa là mỗi ngày Hà Nội lại cấp phép cho hơn 100 ô tô và hơn 300 xe máy đổ thêm ra đường phố. Vậy thì thủ phạm là ai? Giảm đi 324 chiếc xích lô, kể cả khi tính gộp thêm xích lô dù thành 1000 chiếc đi nữa, thì cũng thấm vào đâu so với những con số quá lớn kia?
Chỉ thương cho những chiếc xích lô "thấp cổ bé họng". Nhớ lại dạo cuối năm 2007, đầu năm 2008, để đưa ra quyết định cấm hàng rong hoạt động, người ta cũng buộc cho hàng rong rất nhiều tội, trong đó tất nhiên có tội vứt rác bừa bãi và tội gây cản trở giao thông. Nghe lập luận ở thời điểm đó, cứ tưởng như không cho bán hàng rong nữa thì thành phố sẽ đỡ ùn tắc, và sẽ rất ít rác. Ấy vậy mà cấm hàng rong ở 61 tuyến phố rồi đấy, chẳng thấy giao thông khá gì hơn, còn rác thì... xin không bình luận, bởi ai cũng có thể thấy Hà Nội nhiều rác đến mức nào.
Lần tìm các thông tin liên quan, chợt thấy ngày 1/4, Báo An ninh thủ đô cho biết: Quận ủy Hoàn Kiếm chuẩn bị sơ kết việc sử dụng phương tiện giao thông sạch (xe ô tô điện) vào phục vụ du khách trong và ngoài nước tham quan khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm. Trong đó, ông Hoàng Công Khôi - Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm - đánh giá ô tô điện đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và được người dân hoan nghênh, ủng hộ. "Sắp tới, sẽ mở rộng mô hình này, nhằm giảm dần các phương tiện thô sơ và tiến tới cấm hẳn xe xích lô trong khu phố cổ" là phát biểu của ông Khôi.
Vậy là, chuyện cấm xích lô có liên quan đến việc hoạt động của ô tô điện! không bàn đến chuyện ô tô điện và xích lô, cái nào sạch hơn, nhưng cái nào cản trở giao thông hơn thì có lẽ còn phải suy nghĩ. Cũng chỉ nghe ý kiến của các lãnh đạo rằng người dân hoan nghênh, ủng hộ ô tô điện, chứ cũng chưa thật sự có một cuộc điều tra xem, so sánh ô tô điện và xích lô, ai sẽ hơn ai? Chỉ biết rằng, phản hồi thông tin xóa bỏ xe xích lô trên VNExpress, đa phần bạn đọc không đồng tình, không chỉ vì họ thấy xích lô đã thành nét văn hóa, mà còn bởi họ thấy quá bất công với xích lô. Không lẽ, Hà Nội định xóa văn hóa xích lô, để mong xây dựng văn hóa xe điện? Xóa thì nhanh, còn xây thì khó lắm.
Nghĩ đi nghĩ lại, bàn tới bàn lui, vẫn thấy những lý lẽ để cấm xích lô không đủ thuyết phục, nhất là khi đã dồn xích lô đến mức chỉ còn vài trăm chiếc, chỉ hoạt động trên những tuyến cố định. Thôi thì, chỉ mong các lãnh đạo Hà Nội sẽ sáng suốt đưa ra quyết định đúng đắn, để xích lô đừng bị chết oan
Nhân danh khoa học cãi vã vô bổ và sự im lặng... có văn hóa?
Cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ bỗng nhiên trở nên "nóng hừng hực" trong tuần qua, vì những lùm xùm quanh sự xuất hiện của doanh nhân này như một nhân vật trong cuốn sách "Tài năng và đắc dụng", bên cạnh những tên tuổi lớn như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam hay Thomas Alva Edison, Albert Einstein, Bill Gates... của thế giới. Người ta cho rằng như thế là xếp Vũ ngang hàng với vĩ nhân, rồi còn đặt câu hỏi phải chăng có sự sắp xếp đó là vì Vũ đã bỏ tiền PR cho bản thân...
Nóng đến mức, nếu Vũ là một ngôi sao trong lĩnh vực giải trí, chắc chắn cát sê của anh sẽ lên vùn vụt, sẽ có rất nhiều show diễn mời anh xuất hiện. Nếu thì, cũng chắc chắn anh sẽ xuất hiện, trả lời phỏng vấn rất nhiều báo, khẳng định theo nhiều kiểu, rằng đây không phải là lỗi của anh, hoặc anh không định PR bản thân...
Nhưng đọc lại vài chục bài viết quanh vụ lùm xùm này, điểm đầu tiên đáng lưu ý, là Vũ chưa hề xuất hiện, chưa hề giải thích trên bất kỳ tờ báo nào trong nước (phải nói rõ thế, vì Vũ có trả lời trên một tờ báo nước ngoài), duy nhất luật sư Vương Công Đức - đại diện ủy quyền của Đặng Lê Nguyên Vũ gửi văn bản cho báo Sài Gòn giải phóng đề nghị đính chính "Đặng Lê Nguyên Vũ không phải là đồng tác giả của nhóm chủ biên". Còn trả lời trên báo nước ngoài thì Vũ nói rõ hơn, rằng Vũ không quen biết gì nhóm tác giả, mà do TS Phan Quốc Việt giới thiệu, chứ bản thân Vũ không liên quan.
Thế mà, không hiểu vì sao, dù không lên tiếng, nhưng Vũ dường như đang phải "giơ đầu chịu báng", hứng chịu phần lớn búa rìu dư luận, cứ như thế đây là live show của riêng mình Vũ, không có ai dính dáng gì cả. Nhưng vì Đặng Lê Nguyên Vũ chưa hề phát biểu gì, nên Phát ngôn và hành động xin không bình luận gì đến Vũ, mà chuyển hướng bình luận về... những người khác, xung quanh vụ lùm xùm này.
Trước hết là hai đồng chủ biên, GS.TSKH Nguyễn Hoàng Lương và GS.TS Phạm Hồng Tung. Ngay khi vụ lùm xùm mới bắt đầu, vào ngày 12/5 GS.TS Phạm Hồng Tung đã phát biểu trên báo chí, trong đó chủ yếu nói lại cho rõ về mục tiêu của công trình là "tập trung làm sáng tỏ về con đường hình thành và bộc lộ tài năng, quá trình phát triển nhân cách tài năng và việc tài năng của các cá nhân đó được sử dụng như thế nào", rằng "14 trường hợp nhân tài được lựa chọn để nghiên cứu ở đây không nhất thiết là những nhân tài xuất chúng tiêu biểu nhất của Việt Nam và thế giới" (những điều này đã được ghi trong phần lời mở đầu và tổng luận)
GS Tung cũng giải thích rõ ràng rằng, trong công trình đó, nhóm chủ biên không có ý định so sánh các trường hợp nghiên cứu với nhau, càng không nhận định rằng 14 trường hợp này là các bậc anh hùng, danh nhân tiêu biểu của lịch sử Việt Nam hay thế giới.
Về phần GS.TSKH Nguyễn Hoàng Lương, ông đã chọn cách im lặng không trả lời báo chí, chỉ đưa ra văn bản phúc đáp đã gửi đến báo Sài Gòn giải phóng cũng chính với những lập luận như GS.TS Phạm Hồng Tung đã trả lời ở trên.
Nghĩa là, doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ đáp ứng tiêu chí là người tài năng, thuộc lĩnh vực kinh tế - kinh doanh, và thuộc thời hiện đại. Và quả thật, với những tiêu chí này thì ông Vũ hoàn toàn đủ tiêu chuẩn.
Nhưng tiếc thay, khi được hỏi về lý do chọn ông Vũ, GS Phạm Hồng Tung lại có hai trả lời khác nhau. Một lần, GS Tung trích luôn lý do đã đưa ra trong cuốn sách, là "Một trong những doanh nhân tiêu biểu, thành đạt của Việt Nam thời kỳ đổi mới". Lần khác khi câu hỏi có thêm ý "ông Đặng Lê Nguyên Vũ có "gợi ý" cho nhóm tác giả viết về mình hay không" thì ông Tung lại trả lời "về việc này thì tôi cũng không được rõ vì trước khi xuất bản thành sách thì đây là một đề tài nghiên cứu khoa học và là một đề tài nhánh nên mỗi người đảm nhiệm làm về một vài nhân vật. Lúc đó GS.TSKH Nguyễn Hoàng Lương có nhiệm vụ chọn và làm việc về trường hợp ông Đặng Lê Nguyên Vũ".
Đọc đến đây, thấy buồn vì phần trả lời của GS Phạm Hồng Tung. Bản thân người viết bài này cứ ước gì ông đừng trả lời như thế, thì những phần trả lời khác của ông sẽ rất hợp tình, hợp lý. Nhưng khi ông "đá bóng" sang cho người đồng chủ biên, thì dư luận lại thấy hoang mang? Hai người là đồng chủ biên với nhau, không lẽ cứ mạnh ai nấy làm, chỉ ghép lại là xong? Kể cả có "độc lập" đến thế thì cũng phải có trao đổi qua lại kỹ lưỡng chứ?
Chính sự không nhất quán của một trong 2 vị đồng chủ biên đã khiến người đọc thêm băn khoăn. Nếu đã là một đề tài khoa học, như GS Phạm Hồng Tung cho biết là được nghiệm thu và đánh giá tốt, thì những người đã làm đề tài đó hãy vững vàng bảo vệ đề tài của mình. Còn chính người chủ biên đã lung lay vì dư luận, thì trách sao được dư luận tiếp tục dồn đuổi.
Không chỉ có chủ biên cuốn sách, mà ngay cả GS.TSKH Đào Trọng Thi, chủ nhiệm của cả công trình lớn mà cuốn sách kia là sản phẩm của đề tài nhánh, cũng đã có những phát biểu khiến dư luận băn khoăn. GS Đào Trọng Thi khẳng định "bất bình về việc các tác giả đã lựa chọn những nhân vật như vậy rồi để xâu chuỗi, lại lấy chủ để là giới thiệu một cách "mập mờ" trong các nhân vật từ cổ đến kim, ở trong nước và thế giới và đặt một doanh nhân bình thường ở Việt Nam xếp bên cạnh những vĩ nhân".
GS Thi còn khẳng định đề tài nghiên cứu của ĐH Quốc gia chẳng liên quan gì đến việc các vị chủ biên tự lọc ra một vài nhân vật rồi giới thiệu như là những nhân vật xuất chúng. Ông trách NXB Chính trị quốc gia, kêu gọi các tác giả dũng cảm đứng ra chịu trách nhiệm chứ đừng trốn chạy trách nhiệm và tìm chỗ nọ chỗ kia để "đánh tráo khái niệm". "Đó không phải là sự dũng cảm của những người làm khoa học. Mình có thể có những sai sót, có sự không chuẩn xác nhất định thì có thể cải chính và sửa chữa lại..."
GS Thi thẳng thắn là thế, nhưng dư luận lại không biết đâu mà lần? GS Phạm Hồng Tung khẳng định cuốn sách xuất bản từ những kết quả của đề tài nhánh đã được hội đồng nghiệm thu và đánh giá tốt hẳn hoi, nhưng người chủ nhiệm đề tài lớn lại khẳng định đề tài lớn chẳng hề liên quan, thì biết phải hiểu thế nào đây?
Thôi thì, khía cạnh tốt của vụ lùm xùm là khiến rất nhiều người trong cuộc phải lên tiếng, để dư luận đọc xong, tự suy ngẫm về chuyện làm khoa học ở nước mình thôi vậy. Chỉ tiếc là, những người làm khoa học lên tiếng hẳn hoi đấy, nhưng dư luận thì vẫn chỉ thích "thịt" Đặng Lê Nguyên Vũ mà thôi.
Lại hứa quyết chống tham nhũng đến cùng
Không "nóng" như vụ lùm xùm quanh "Tài năng và đắc dụng" hay gây "băn khoăn" như chuyện xích lô sắp bị cấm, đều đặn trên báo chí tuần qua là sự xuất hiện của những ứng viên ĐBQH, ĐB Hội đồng nhân dân. Những cuộc tiếp xúc cử tri cuối cùng đã kết thúc, chỉ còn 2 ngày nữa là cử tri cả nước sẽ "quyết định số phận" của các ứng viên, quyết định việc ai sẽ chính thức trở thành ĐB của dân.
Có tới 827 ứng viên, nên chuyện phỏng vấn tất cả trở thành không tưởng. Những ứng viên ngẫu nhiên, hay may mắn? được báo chí lựa chọn để phỏng vấn hay giao lưu trong thời điểm này sẽ có cơ hội lớn để thể hiện bản thân, để thuyết phục cử tri rằng họ xứng đáng là ĐBQH.
Bởi nhiều ứng viên đã tỏ ý nuối tiếc khi chủ yếu chỉ tiếp xúc được với đại cử tri vì không nhiều thời gian, nhất là với những địa bàn các huyện xa xôi thì chuyện có thể đến từng xã đã là không tưởng.
Nhìn lại những buổi tiếp xúc cử tri do Mặt trận tổ quốc tổ chức, ông Lê Truyền - 1 trong 4 ứng viên tự ứng cử của Hà Nội đã rất chân thành chia sẻ trong cuộc giao lưu trực tuyến trên báo Tuổi trẻ rằng "trong quá trình vận động bầu cử cũng cần suy nghĩ đến yếu tố tranh cử, mặc dù hiện nay chưa có quy định về tranh cử nhưng nên chăng ngoài việc báo cáo chương trình hành động với cử tri, trao đổi thẳng thắng giữa cử tri với người ứng cử thì cũng cần có yêu cầu đặt ra giữa việc trao đổi giữa những ứng cử viên với nhau". Quả thật, phần đông cử tri đến tham dự các buổi tiếp xúc với ứng viên ĐBQH vẫn chủ yếu để nghe các ứng viên trình bày chương trình hành động, rất ít người hỏi, mà có hỏi thì cũng hỏi chung cho tất cả ứng viên, có nhận xét thì thường nhận xét theo kiểu "chương trình hành động rất tốt, tất cả ứng viên đều xứng đáng" nên cũng khó mà đoán được cử tri sẽ chọn ai. Chưa kể, vì không có sự trao đi đổi lại, nên những ứng viên có chương trình hành động không "hoành tráng" sẽ khó được cử tri chú ý, dẫn đến việc nhiều người phải hứa thật nhiều, cố bao quát thật nhiều lĩnh vực, thật nhiều đối tượng, còn hứa rồi làm được đến đâu thì... hậu xét. Nếu đề xuất của ông Lê Truyền được thực hiện, thì chính quá trình các ứng viên trao đổi qua lại sẽ giúp cử tri nhận ra ai sẽ thật sự "nói và làm".
Nhưng đó là chuyện của những kỳ bầu cử QH sau này. Còn với kỳ bầu cử QH này, đọc trả lời của các ứng viên qua báo chí, thấy ai cũng rất mạnh mẽ, rất quyết tâm trong công cuộc chống tham nhũng. Tuần trước thì Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang có phát biểu khiến dư luận xôn xao "Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này", và nhấn mạnh mục tiêu trước mắt là sửa đổi cơ chế, thể chế và tổ chức chỉ đạo để ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng.
Tuần này thì ĐB Trần Du Lịch - đã là ĐBQH khóa XI, XII, nay đang ứng cử ĐB khóa XIII - khẳng định không thể chống tham nhũng bằng vụ việc, mà "đề cao vấn đề công khai minh bạch thông qua cơ chế đối với mọi thủ tục hành chính, đối với chức trách của cơ quan hành chính công quyền, đối với hoạt động của các tập đoàn Tổng công ty nhà nước; đối với mọi thủ tục đầu thầu, đấu giá về đất đai, công trình xây dựng...", cũng là những quan tâm để hoàn thiện thể chế kinh tế và hành chính nhà nước.
Ứng viên Lê Truyền cũng khẳng định sẽ đấu tranh tới cùng để xóa bỏ cơ chế xin - cho, làm công khai minh bạch các hoạt động của chính quyền, để làm sao thói quen nhận tiền không chính đáng mà không biết xấu hổ và tự trọng trong một bộ phận cán bộ, công chức sẽ biến mất.
Với những lời hứa mạnh mẽ từ Thường trực Ban Bí thư đến ĐB tái cử và ĐB lần đầu tiên ứng cử, liệu có đủ tín hiệu để hy vọng, với sự mạnh mẽ của QH khóa XIII, sẽ đến ngày tham nhũng trở lại là "con sầu làm rầu nồi canh", chứ không phải là nhiều con sâu, hay "một bầy sâu" nữa.
PHÁT NGÔN VÀ HÀNH ĐỘNG
"Xích lô Hà Nội sắp bị xóa sổ", thông tin được đăng tải trên báo điện tử VNExpress tuần qua khiến nhiều người giật mình, không biết xích lô đã làm gì nên nỗi? Bởi từ vài năm nay, xích lô như một phương tiện giao thông đón khách đã hoàn toàn vắng bóng, để nhường đất cho xe ôm và taxi. Nếu không có dịp lên quận Hoàn Kiếm thì gần như chẳng thấy bóng xích lô bao giờ. Nhiều người nhớ xích lô, nhớ cảm giác "sống chậm" khi lững thững ngắm phố phường Hà Nội mà không phải dùng xe "căng hải", đã phải tìm thuê xích lô du lịch, hành trình cũng chỉ trong khu phố cổ. Ấy vậy mà, dù xích lô đã thu hẹp đến mức chỉ còn thuộc vài công ty du lịch, cả Hà Nội cũng chỉ cấp phép cho 324 xích lô (như chính con số mà Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, GĐ Công an Hà Nội đưa ra), mà nào có yên?
Những lý do được đưa ra cho việc sẽ tiến tới cấm xích lô thì rất dễ đoán, đó là do xích lô cản trở giao thông, gây lộn xộn. Cụ thể, theo thông tin của Trung tướng Nhanh là việc chỉ cấp phép cho 324 xích lô du lịch nhưng lại có tới hơn 1000 xe đang hoạt động, rồi quy định xích lô chỉ được đi 1 đoàn 5 chiếc, mỗi đoàn phải cách nhau 200m, phải có bãi đỗ, nhưng không được thực hiện.
Xích lô phố cổ đã trở thành một nét văn hóa Hà Nội.Ảnh: Đất Việt |
Nghe những lý do này, thấy thương xích lô quá. Nếu lỗi ở xích lô dù, thì hãy xử xích lô dù, đi chưa đúng quy định thì nhắc nhở để đi đúng quy định. Còn chuyện người có chứng chỉ không lái xích lô mà chỉ đứng tên để cho người khác thuê, trộm nghĩ chuyện đó xảy ra nhan nhản trong bao lĩnh vực, rất dễ thấy. Thế mà chỉ riêng xích lô bị "sờ gáy".
Với những việc xích lô chưa làm đúng, chỉ cần "nắm tóc" doanh nghiệp để yêu cầu điều chỉnh. Cả Hà Nội chỉ còn 4 doanh nghiệp kinh doanh xích lô, chứ nào có nhiều nhặn gì đâu?
Lạ lùng nhất là lý do cấm xích lô vì xích lô gây cản trở giao thông. Nếu nói đến chuyện gây cản trở giao thông, chắc chắn "thủ phạm" chính phải là chuyện ô tô dàn hàng ngang chiếm trọn đường phố, khiến xe máy vốn đã đi lộn xộn, giờ càng được (hay bị) phát huy khả năng luồn lách của mình, hoặc len lỏi giữa các làn ô tô, hoặc lên vỉa hè, hoặc... chạy sang làn đường của chiều ngược lại, miễn sao đi được thì đi. Bảo xích lô gây cản trở giao thông, nhưng hình như những điểm ùn tắc lớn của thành phố lại toàn những chỗ xích lô chẳng được phép "bén mảng".
Ấy là chưa kể, cấm 324 chiếc xích lô, nhưng trong năm 2010, mỗi tháng có khoảng 4.000 ô tô và 10.000 xe máy được cấp giấy phép hoạt động, nghĩa là mỗi ngày Hà Nội lại cấp phép cho hơn 100 ô tô và hơn 300 xe máy đổ thêm ra đường phố. Vậy thì thủ phạm là ai? Giảm đi 324 chiếc xích lô, kể cả khi tính gộp thêm xích lô dù thành 1000 chiếc đi nữa, thì cũng thấm vào đâu so với những con số quá lớn kia?
Chỉ thương cho những chiếc xích lô "thấp cổ bé họng". Nhớ lại dạo cuối năm 2007, đầu năm 2008, để đưa ra quyết định cấm hàng rong hoạt động, người ta cũng buộc cho hàng rong rất nhiều tội, trong đó tất nhiên có tội vứt rác bừa bãi và tội gây cản trở giao thông. Nghe lập luận ở thời điểm đó, cứ tưởng như không cho bán hàng rong nữa thì thành phố sẽ đỡ ùn tắc, và sẽ rất ít rác. Ấy vậy mà cấm hàng rong ở 61 tuyến phố rồi đấy, chẳng thấy giao thông khá gì hơn, còn rác thì... xin không bình luận, bởi ai cũng có thể thấy Hà Nội nhiều rác đến mức nào.
Lần tìm các thông tin liên quan, chợt thấy ngày 1/4, Báo An ninh thủ đô cho biết: Quận ủy Hoàn Kiếm chuẩn bị sơ kết việc sử dụng phương tiện giao thông sạch (xe ô tô điện) vào phục vụ du khách trong và ngoài nước tham quan khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm. Trong đó, ông Hoàng Công Khôi - Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm - đánh giá ô tô điện đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và được người dân hoan nghênh, ủng hộ. "Sắp tới, sẽ mở rộng mô hình này, nhằm giảm dần các phương tiện thô sơ và tiến tới cấm hẳn xe xích lô trong khu phố cổ" là phát biểu của ông Khôi.
Vậy là, chuyện cấm xích lô có liên quan đến việc hoạt động của ô tô điện! không bàn đến chuyện ô tô điện và xích lô, cái nào sạch hơn, nhưng cái nào cản trở giao thông hơn thì có lẽ còn phải suy nghĩ. Cũng chỉ nghe ý kiến của các lãnh đạo rằng người dân hoan nghênh, ủng hộ ô tô điện, chứ cũng chưa thật sự có một cuộc điều tra xem, so sánh ô tô điện và xích lô, ai sẽ hơn ai? Chỉ biết rằng, phản hồi thông tin xóa bỏ xe xích lô trên VNExpress, đa phần bạn đọc không đồng tình, không chỉ vì họ thấy xích lô đã thành nét văn hóa, mà còn bởi họ thấy quá bất công với xích lô. Không lẽ, Hà Nội định xóa văn hóa xích lô, để mong xây dựng văn hóa xe điện? Xóa thì nhanh, còn xây thì khó lắm.
Nghĩ đi nghĩ lại, bàn tới bàn lui, vẫn thấy những lý lẽ để cấm xích lô không đủ thuyết phục, nhất là khi đã dồn xích lô đến mức chỉ còn vài trăm chiếc, chỉ hoạt động trên những tuyến cố định. Thôi thì, chỉ mong các lãnh đạo Hà Nội sẽ sáng suốt đưa ra quyết định đúng đắn, để xích lô đừng bị chết oan
Nhân danh khoa học cãi vã vô bổ và sự im lặng... có văn hóa?
Cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ bỗng nhiên trở nên "nóng hừng hực" trong tuần qua, vì những lùm xùm quanh sự xuất hiện của doanh nhân này như một nhân vật trong cuốn sách "Tài năng và đắc dụng", bên cạnh những tên tuổi lớn như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam hay Thomas Alva Edison, Albert Einstein, Bill Gates... của thế giới. Người ta cho rằng như thế là xếp Vũ ngang hàng với vĩ nhân, rồi còn đặt câu hỏi phải chăng có sự sắp xếp đó là vì Vũ đã bỏ tiền PR cho bản thân...
Nóng đến mức, nếu Vũ là một ngôi sao trong lĩnh vực giải trí, chắc chắn cát sê của anh sẽ lên vùn vụt, sẽ có rất nhiều show diễn mời anh xuất hiện. Nếu thì, cũng chắc chắn anh sẽ xuất hiện, trả lời phỏng vấn rất nhiều báo, khẳng định theo nhiều kiểu, rằng đây không phải là lỗi của anh, hoặc anh không định PR bản thân...
Đặng Lê Nguyên Vũ trở thành cái tên hot trên mặt báo |
Nhưng đọc lại vài chục bài viết quanh vụ lùm xùm này, điểm đầu tiên đáng lưu ý, là Vũ chưa hề xuất hiện, chưa hề giải thích trên bất kỳ tờ báo nào trong nước (phải nói rõ thế, vì Vũ có trả lời trên một tờ báo nước ngoài), duy nhất luật sư Vương Công Đức - đại diện ủy quyền của Đặng Lê Nguyên Vũ gửi văn bản cho báo Sài Gòn giải phóng đề nghị đính chính "Đặng Lê Nguyên Vũ không phải là đồng tác giả của nhóm chủ biên". Còn trả lời trên báo nước ngoài thì Vũ nói rõ hơn, rằng Vũ không quen biết gì nhóm tác giả, mà do TS Phan Quốc Việt giới thiệu, chứ bản thân Vũ không liên quan.
Thế mà, không hiểu vì sao, dù không lên tiếng, nhưng Vũ dường như đang phải "giơ đầu chịu báng", hứng chịu phần lớn búa rìu dư luận, cứ như thế đây là live show của riêng mình Vũ, không có ai dính dáng gì cả. Nhưng vì Đặng Lê Nguyên Vũ chưa hề phát biểu gì, nên Phát ngôn và hành động xin không bình luận gì đến Vũ, mà chuyển hướng bình luận về... những người khác, xung quanh vụ lùm xùm này.
Trước hết là hai đồng chủ biên, GS.TSKH Nguyễn Hoàng Lương và GS.TS Phạm Hồng Tung. Ngay khi vụ lùm xùm mới bắt đầu, vào ngày 12/5 GS.TS Phạm Hồng Tung đã phát biểu trên báo chí, trong đó chủ yếu nói lại cho rõ về mục tiêu của công trình là "tập trung làm sáng tỏ về con đường hình thành và bộc lộ tài năng, quá trình phát triển nhân cách tài năng và việc tài năng của các cá nhân đó được sử dụng như thế nào", rằng "14 trường hợp nhân tài được lựa chọn để nghiên cứu ở đây không nhất thiết là những nhân tài xuất chúng tiêu biểu nhất của Việt Nam và thế giới" (những điều này đã được ghi trong phần lời mở đầu và tổng luận)
GS Tung cũng giải thích rõ ràng rằng, trong công trình đó, nhóm chủ biên không có ý định so sánh các trường hợp nghiên cứu với nhau, càng không nhận định rằng 14 trường hợp này là các bậc anh hùng, danh nhân tiêu biểu của lịch sử Việt Nam hay thế giới.
Về phần GS.TSKH Nguyễn Hoàng Lương, ông đã chọn cách im lặng không trả lời báo chí, chỉ đưa ra văn bản phúc đáp đã gửi đến báo Sài Gòn giải phóng cũng chính với những lập luận như GS.TS Phạm Hồng Tung đã trả lời ở trên.
Nghĩa là, doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ đáp ứng tiêu chí là người tài năng, thuộc lĩnh vực kinh tế - kinh doanh, và thuộc thời hiện đại. Và quả thật, với những tiêu chí này thì ông Vũ hoàn toàn đủ tiêu chuẩn.
Nhưng tiếc thay, khi được hỏi về lý do chọn ông Vũ, GS Phạm Hồng Tung lại có hai trả lời khác nhau. Một lần, GS Tung trích luôn lý do đã đưa ra trong cuốn sách, là "Một trong những doanh nhân tiêu biểu, thành đạt của Việt Nam thời kỳ đổi mới". Lần khác khi câu hỏi có thêm ý "ông Đặng Lê Nguyên Vũ có "gợi ý" cho nhóm tác giả viết về mình hay không" thì ông Tung lại trả lời "về việc này thì tôi cũng không được rõ vì trước khi xuất bản thành sách thì đây là một đề tài nghiên cứu khoa học và là một đề tài nhánh nên mỗi người đảm nhiệm làm về một vài nhân vật. Lúc đó GS.TSKH Nguyễn Hoàng Lương có nhiệm vụ chọn và làm việc về trường hợp ông Đặng Lê Nguyên Vũ".
Đọc đến đây, thấy buồn vì phần trả lời của GS Phạm Hồng Tung. Bản thân người viết bài này cứ ước gì ông đừng trả lời như thế, thì những phần trả lời khác của ông sẽ rất hợp tình, hợp lý. Nhưng khi ông "đá bóng" sang cho người đồng chủ biên, thì dư luận lại thấy hoang mang? Hai người là đồng chủ biên với nhau, không lẽ cứ mạnh ai nấy làm, chỉ ghép lại là xong? Kể cả có "độc lập" đến thế thì cũng phải có trao đổi qua lại kỹ lưỡng chứ?
Chính sự không nhất quán của một trong 2 vị đồng chủ biên đã khiến người đọc thêm băn khoăn. Nếu đã là một đề tài khoa học, như GS Phạm Hồng Tung cho biết là được nghiệm thu và đánh giá tốt, thì những người đã làm đề tài đó hãy vững vàng bảo vệ đề tài của mình. Còn chính người chủ biên đã lung lay vì dư luận, thì trách sao được dư luận tiếp tục dồn đuổi.
Cuốn sách xuất bản từ 2008, 3 năm sau bỗng gây ồn ào dư luận |
Không chỉ có chủ biên cuốn sách, mà ngay cả GS.TSKH Đào Trọng Thi, chủ nhiệm của cả công trình lớn mà cuốn sách kia là sản phẩm của đề tài nhánh, cũng đã có những phát biểu khiến dư luận băn khoăn. GS Đào Trọng Thi khẳng định "bất bình về việc các tác giả đã lựa chọn những nhân vật như vậy rồi để xâu chuỗi, lại lấy chủ để là giới thiệu một cách "mập mờ" trong các nhân vật từ cổ đến kim, ở trong nước và thế giới và đặt một doanh nhân bình thường ở Việt Nam xếp bên cạnh những vĩ nhân".
GS Thi còn khẳng định đề tài nghiên cứu của ĐH Quốc gia chẳng liên quan gì đến việc các vị chủ biên tự lọc ra một vài nhân vật rồi giới thiệu như là những nhân vật xuất chúng. Ông trách NXB Chính trị quốc gia, kêu gọi các tác giả dũng cảm đứng ra chịu trách nhiệm chứ đừng trốn chạy trách nhiệm và tìm chỗ nọ chỗ kia để "đánh tráo khái niệm". "Đó không phải là sự dũng cảm của những người làm khoa học. Mình có thể có những sai sót, có sự không chuẩn xác nhất định thì có thể cải chính và sửa chữa lại..."
GS Thi thẳng thắn là thế, nhưng dư luận lại không biết đâu mà lần? GS Phạm Hồng Tung khẳng định cuốn sách xuất bản từ những kết quả của đề tài nhánh đã được hội đồng nghiệm thu và đánh giá tốt hẳn hoi, nhưng người chủ nhiệm đề tài lớn lại khẳng định đề tài lớn chẳng hề liên quan, thì biết phải hiểu thế nào đây?
Thôi thì, khía cạnh tốt của vụ lùm xùm là khiến rất nhiều người trong cuộc phải lên tiếng, để dư luận đọc xong, tự suy ngẫm về chuyện làm khoa học ở nước mình thôi vậy. Chỉ tiếc là, những người làm khoa học lên tiếng hẳn hoi đấy, nhưng dư luận thì vẫn chỉ thích "thịt" Đặng Lê Nguyên Vũ mà thôi.
Lại hứa quyết chống tham nhũng đến cùng
Không "nóng" như vụ lùm xùm quanh "Tài năng và đắc dụng" hay gây "băn khoăn" như chuyện xích lô sắp bị cấm, đều đặn trên báo chí tuần qua là sự xuất hiện của những ứng viên ĐBQH, ĐB Hội đồng nhân dân. Những cuộc tiếp xúc cử tri cuối cùng đã kết thúc, chỉ còn 2 ngày nữa là cử tri cả nước sẽ "quyết định số phận" của các ứng viên, quyết định việc ai sẽ chính thức trở thành ĐB của dân.
Bởi nhiều ứng viên đã tỏ ý nuối tiếc khi chủ yếu chỉ tiếp xúc được với đại cử tri vì không nhiều thời gian, nhất là với những địa bàn các huyện xa xôi thì chuyện có thể đến từng xã đã là không tưởng.
Nhìn lại những buổi tiếp xúc cử tri do Mặt trận tổ quốc tổ chức, ông Lê Truyền - 1 trong 4 ứng viên tự ứng cử của Hà Nội đã rất chân thành chia sẻ trong cuộc giao lưu trực tuyến trên báo Tuổi trẻ rằng "trong quá trình vận động bầu cử cũng cần suy nghĩ đến yếu tố tranh cử, mặc dù hiện nay chưa có quy định về tranh cử nhưng nên chăng ngoài việc báo cáo chương trình hành động với cử tri, trao đổi thẳng thắng giữa cử tri với người ứng cử thì cũng cần có yêu cầu đặt ra giữa việc trao đổi giữa những ứng cử viên với nhau". Quả thật, phần đông cử tri đến tham dự các buổi tiếp xúc với ứng viên ĐBQH vẫn chủ yếu để nghe các ứng viên trình bày chương trình hành động, rất ít người hỏi, mà có hỏi thì cũng hỏi chung cho tất cả ứng viên, có nhận xét thì thường nhận xét theo kiểu "chương trình hành động rất tốt, tất cả ứng viên đều xứng đáng" nên cũng khó mà đoán được cử tri sẽ chọn ai. Chưa kể, vì không có sự trao đi đổi lại, nên những ứng viên có chương trình hành động không "hoành tráng" sẽ khó được cử tri chú ý, dẫn đến việc nhiều người phải hứa thật nhiều, cố bao quát thật nhiều lĩnh vực, thật nhiều đối tượng, còn hứa rồi làm được đến đâu thì... hậu xét. Nếu đề xuất của ông Lê Truyền được thực hiện, thì chính quá trình các ứng viên trao đổi qua lại sẽ giúp cử tri nhận ra ai sẽ thật sự "nói và làm".
Ứng viên tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII Lê Truyền |
Nhưng đó là chuyện của những kỳ bầu cử QH sau này. Còn với kỳ bầu cử QH này, đọc trả lời của các ứng viên qua báo chí, thấy ai cũng rất mạnh mẽ, rất quyết tâm trong công cuộc chống tham nhũng. Tuần trước thì Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang có phát biểu khiến dư luận xôn xao "Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này", và nhấn mạnh mục tiêu trước mắt là sửa đổi cơ chế, thể chế và tổ chức chỉ đạo để ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng.
Tuần này thì ĐB Trần Du Lịch - đã là ĐBQH khóa XI, XII, nay đang ứng cử ĐB khóa XIII - khẳng định không thể chống tham nhũng bằng vụ việc, mà "đề cao vấn đề công khai minh bạch thông qua cơ chế đối với mọi thủ tục hành chính, đối với chức trách của cơ quan hành chính công quyền, đối với hoạt động của các tập đoàn Tổng công ty nhà nước; đối với mọi thủ tục đầu thầu, đấu giá về đất đai, công trình xây dựng...", cũng là những quan tâm để hoàn thiện thể chế kinh tế và hành chính nhà nước.
Ứng viên Lê Truyền cũng khẳng định sẽ đấu tranh tới cùng để xóa bỏ cơ chế xin - cho, làm công khai minh bạch các hoạt động của chính quyền, để làm sao thói quen nhận tiền không chính đáng mà không biết xấu hổ và tự trọng trong một bộ phận cán bộ, công chức sẽ biến mất.
Với những lời hứa mạnh mẽ từ Thường trực Ban Bí thư đến ĐB tái cử và ĐB lần đầu tiên ứng cử, liệu có đủ tín hiệu để hy vọng, với sự mạnh mẽ của QH khóa XIII, sẽ đến ngày tham nhũng trở lại là "con sầu làm rầu nồi canh", chứ không phải là nhiều con sâu, hay "một bầy sâu" nữa.
PHÁT NGÔN VÀ HÀNH ĐỘNG
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét