Với nhiều bạn trẻ bây giờ, học hành không đơn giản để thêm hiểu biết lấy kiến thức mà còn là một nghề làm thêm có thu nhập tốt.
Khánh, sinh viên khoa Công nghệ thông tin của một trường cao đẳng nhanh chóng làm quen với nghề học thuê ngay từ năm thứ nhất.
Những ngày nghỉ cuối tuần, Khánh hay ở xóm trọ tán gẫu với bạn bè và chơi game, xem phim thâu đêm suốt sáng.
Xóm trọ có anh sinh viên đang học lớp liên thông báo chí của trường thỉnh thoảng lại nhờ Khánh đi học hộ vì bận đi làm.
Ban đầu, vì cả nể, lại vào ngày nghỉ cuối tuần, Khánh nhận lời đi điểm danh hộ. Thấy cậu em nhiệt tình, anh sinh viên này ngỏ ý thuê đi học mỗi buổi với giá là 50 nghìn đồng. Biết Khánh sẽ không dám vì là sinh viên cùng trường nếu bị phát hiện chắc chắn sẽ kỉ luật, anh nhanh chóng thuyết phục rằng, lớp học liên thông thường khá đông; giáo viên dạy đều là những người được mời từ trường khác nên không lo bị phát hiện. Thêm nữa, lớp có mấy người cũng thuê người học từ đầu năm nên cứ đi điểm danh như mọi người là được.
Từ đó, cứ cuối tuần, Khánh lại bút vở đến trường học thuê, lúc thì thế chỗ cho anh hàng xóm, khi thì học hộ cho bạn của anh hàng xóm.
Cứ thế, Khánh lại rủ thêm một số người bạn khác khi có nhiều người thuê học.
Có những ngày thứ 6, Khánh vừa phải học trên lớp lại nhận lời học thuê cho lớp tại chức. Những buổi thực hành, Khánh tranh thủ thời gian để lên lớp điểm danh cho lớp tại chức rồi lại về lớp mình.
“Tất bật là vậy, nhưng mình nghĩ cũng thấy thú vị vì vừa được việc học trên lớp mà vẫn điểm danh được cho người khác”, Khánh chia sẻ.
Nghề học thuê không khó chọn người. Đơn giản chỉ cần có khuôn mặt “người lớn” một chút, có trách nhiệm đi điểm danh đúng giờ, đến giờ kiểm tra thì biết chọn người là thành viên của lớp để ngồi cạnh.
Cùng hoàn cảnh với anh sinh viên ở xóm trọ của Khánh, Thuyết là một nhân viên kinh doanh đã tốt nghiệp cao đẳng được gần hai năm. Sống ở Hà Nội, không thể yên phận với đồng lương ít ỏi, lại thêm sự cạnh tranh từ phía đồng nghiệp, Thuyết quyết định học liên thông đại học. Ngay từ những ngày đầu, Thuyết đã có ý định tìm một người tin tưởng để thuê học. Anh may mắn gặp lại người bạn học cùng phổ thông hiện cũng đang học tại trường. Thế là sau vài buổi nhờ bạn đi học hộ, anh quyết định thuê dài hạn theo thỏa thuận trả tiền công theo ngày, tính cả chi phí đi lại và tiền ăn là 80 nghìn đồng. Anh bạn nhanh chóng nhận lời.
Không chỉ những người đi làm, những sinh viên tại chức hay có nhu cầu thuê người học, nhiều bạn sinh viên không đi làm cũng tìm đến dịch vụ thuê học. Yến, sinh viên Trường Đại học kĩ thuật Y tế Hải Dương chia sẻ: Là sinh viên, ai chẳng có lúc ham chơi, muốn nghỉ học để đi đâu đó, những lúc như vậy mình thường nhờ cô bạn cùng phòng đi học hộ, khi nào bạn ấy bận mình lại đi học thay như vậy vừa giải quyết được việc bận, vừa không ảnh hưởng đến việc học trên lớp.
Do lớp học thường đông sinh viên nên sinh viên học thuê dễ dàng vào lớp mà không bị phát hiện
Hệ lụy
Đến giờ, khi đã ra trường, cầm tấm bằng trên tay, Khánh vẫn không hết đỏ mặt khi kể về những kỉ niệm về nghề học thuê.
Có những buổi không may mắn đi học bị thầy cho lớp làm bài kiểm tra, lại vừa lúc vào lớp muộn, chưa kịp tìm người quen để ngồi cùng.
Thế là suốt giờ kiểm tra, Khánh không biết phải làm bài như thế nào. Cố gắng nhìn sang người bên cạnh nhờ bạn cho chép, bị một bà chị cho một cái trợn mắt đáng sợ! Thế là bài kiểm tra hôm ấy anh bạn cùng xóm trọ bị điểm kém. Vừa ngại lại vừa buồn cười vì bị bắt quả tang lén nhìn bài người khác.
Lại có buổi học Khánh đi học thuê cho một lớp khác, vẫn là thầy dạy ở lớp anh sinh viên cùng xóm, Khánh tá hỏa ra về vì sợ thầy phát hiện thì người thuê học coi như xong. Cũng vì vậy, Khánh tìm được nhiều mối nhờ học thuê bởi luôn thẳng thắn với người thuê học rằng nếu gặp trường hợp có nguy cơ bị phát hiện thì sẽ bỏ học trước để không ảnh hưởng đến cả hai bên.
Còn Thuyết, sau gần một năm nhờ bạn học hộ, đến giờ phải học lại hầu hết các môn học. Vì tin tưởng bạn mình nên Thuyết yên tâm đi học mà không biết anh bạn cùng quê chẳng những khác ngành với mình, lại còn ham chơi.
Cứ đến buổi đi học, anh bạn của Thuyết lại đến lớp điểm danh sau đó ra về để mặc những giờ kiểm tra, những buổi học thầy điểm danh hai lần. Thế là tiền mất tật mang, Thuyết lại mất thêm một quãng thời gian nữa cho cái bằng đại học.
Từ học hộ đến học thuê Khánh, sinh viên khoa Công nghệ thông tin của một trường cao đẳng nhanh chóng làm quen với nghề học thuê ngay từ năm thứ nhất.
Những ngày nghỉ cuối tuần, Khánh hay ở xóm trọ tán gẫu với bạn bè và chơi game, xem phim thâu đêm suốt sáng.
Xóm trọ có anh sinh viên đang học lớp liên thông báo chí của trường thỉnh thoảng lại nhờ Khánh đi học hộ vì bận đi làm.
Ban đầu, vì cả nể, lại vào ngày nghỉ cuối tuần, Khánh nhận lời đi điểm danh hộ. Thấy cậu em nhiệt tình, anh sinh viên này ngỏ ý thuê đi học mỗi buổi với giá là 50 nghìn đồng. Biết Khánh sẽ không dám vì là sinh viên cùng trường nếu bị phát hiện chắc chắn sẽ kỉ luật, anh nhanh chóng thuyết phục rằng, lớp học liên thông thường khá đông; giáo viên dạy đều là những người được mời từ trường khác nên không lo bị phát hiện. Thêm nữa, lớp có mấy người cũng thuê người học từ đầu năm nên cứ đi điểm danh như mọi người là được.
Từ đó, cứ cuối tuần, Khánh lại bút vở đến trường học thuê, lúc thì thế chỗ cho anh hàng xóm, khi thì học hộ cho bạn của anh hàng xóm.
Cứ thế, Khánh lại rủ thêm một số người bạn khác khi có nhiều người thuê học.
Có những ngày thứ 6, Khánh vừa phải học trên lớp lại nhận lời học thuê cho lớp tại chức. Những buổi thực hành, Khánh tranh thủ thời gian để lên lớp điểm danh cho lớp tại chức rồi lại về lớp mình.
“Tất bật là vậy, nhưng mình nghĩ cũng thấy thú vị vì vừa được việc học trên lớp mà vẫn điểm danh được cho người khác”, Khánh chia sẻ.
Nghề học thuê không khó chọn người. Đơn giản chỉ cần có khuôn mặt “người lớn” một chút, có trách nhiệm đi điểm danh đúng giờ, đến giờ kiểm tra thì biết chọn người là thành viên của lớp để ngồi cạnh.
Cùng hoàn cảnh với anh sinh viên ở xóm trọ của Khánh, Thuyết là một nhân viên kinh doanh đã tốt nghiệp cao đẳng được gần hai năm. Sống ở Hà Nội, không thể yên phận với đồng lương ít ỏi, lại thêm sự cạnh tranh từ phía đồng nghiệp, Thuyết quyết định học liên thông đại học. Ngay từ những ngày đầu, Thuyết đã có ý định tìm một người tin tưởng để thuê học. Anh may mắn gặp lại người bạn học cùng phổ thông hiện cũng đang học tại trường. Thế là sau vài buổi nhờ bạn đi học hộ, anh quyết định thuê dài hạn theo thỏa thuận trả tiền công theo ngày, tính cả chi phí đi lại và tiền ăn là 80 nghìn đồng. Anh bạn nhanh chóng nhận lời.
Không chỉ những người đi làm, những sinh viên tại chức hay có nhu cầu thuê người học, nhiều bạn sinh viên không đi làm cũng tìm đến dịch vụ thuê học. Yến, sinh viên Trường Đại học kĩ thuật Y tế Hải Dương chia sẻ: Là sinh viên, ai chẳng có lúc ham chơi, muốn nghỉ học để đi đâu đó, những lúc như vậy mình thường nhờ cô bạn cùng phòng đi học hộ, khi nào bạn ấy bận mình lại đi học thay như vậy vừa giải quyết được việc bận, vừa không ảnh hưởng đến việc học trên lớp.
Do lớp học thường đông sinh viên nên sinh viên học thuê dễ dàng vào lớp mà không bị phát hiện
Hệ lụy
Đến giờ, khi đã ra trường, cầm tấm bằng trên tay, Khánh vẫn không hết đỏ mặt khi kể về những kỉ niệm về nghề học thuê.
Có những buổi không may mắn đi học bị thầy cho lớp làm bài kiểm tra, lại vừa lúc vào lớp muộn, chưa kịp tìm người quen để ngồi cùng.
Thế là suốt giờ kiểm tra, Khánh không biết phải làm bài như thế nào. Cố gắng nhìn sang người bên cạnh nhờ bạn cho chép, bị một bà chị cho một cái trợn mắt đáng sợ! Thế là bài kiểm tra hôm ấy anh bạn cùng xóm trọ bị điểm kém. Vừa ngại lại vừa buồn cười vì bị bắt quả tang lén nhìn bài người khác.
Lại có buổi học Khánh đi học thuê cho một lớp khác, vẫn là thầy dạy ở lớp anh sinh viên cùng xóm, Khánh tá hỏa ra về vì sợ thầy phát hiện thì người thuê học coi như xong. Cũng vì vậy, Khánh tìm được nhiều mối nhờ học thuê bởi luôn thẳng thắn với người thuê học rằng nếu gặp trường hợp có nguy cơ bị phát hiện thì sẽ bỏ học trước để không ảnh hưởng đến cả hai bên.
Còn Thuyết, sau gần một năm nhờ bạn học hộ, đến giờ phải học lại hầu hết các môn học. Vì tin tưởng bạn mình nên Thuyết yên tâm đi học mà không biết anh bạn cùng quê chẳng những khác ngành với mình, lại còn ham chơi.
Cứ đến buổi đi học, anh bạn của Thuyết lại đến lớp điểm danh sau đó ra về để mặc những giờ kiểm tra, những buổi học thầy điểm danh hai lần. Thế là tiền mất tật mang, Thuyết lại mất thêm một quãng thời gian nữa cho cái bằng đại học.
Theo Trần Gấm (VietNamNet)
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét