Thời Trần của Đại Việt, có một kẻ hàng giặc cầu vinh, tự dối mình gạt người bằng học vấn uyên thâm, ấy là Trần Ích Tắc. Sứ giả Nguyễn Đại Pháp của Đại Việt đã làm bẻ mặt Trần Ích Tắc vào năm Nhâm Thìn 1292 khi đi sứ nước Nguyên. Ngày xuân nghĩ về cha ông, rất đỗi tự hào, cảm phục những anh hùng liệt nữ nhưng cũng không khỏi buồn lòng về một số nhân vật lịch sử đớn hèn, có học vấn cao nhưng vẫn mơ hồ về chủ thuyết “bốn biển là anh em” như Trần Ích Tắc. Không may cho Ả Trần, một môn đồ của ông là Lê Tắc, trong An Nam chí lược đã ghi chép khá chi tiết về hành trạng của ông, một hàng thần được thiên triều Nguyên trọng dụng và ban nhiều ân sũng.
Trần Ích Tắc là hoàng tử thứ năm của vua Trần Thái Tông. Trần Ích Tắc rất thông minh, ham học và tài hoa. Tứ thư ngũ kinh làu thông mà các kinh Pháp Hoa, Bát Nhã, Thủ Lăng Nghiêm... ông cũng tham cứu sâu sắc, nhưng ông không đạt được minh triết của Tuệ Trung Thượng Sĩ, không có tiết tháo của Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản...Thật vậy Trần Ích Tắc với tước Chiêu Quốc Vương, từng lĩnh ấn Đại Tướng, chỉ huy chống giặc miền Đà Giang, mới thua địch đã vội đầu hàng.Chẳng qua ông đã nhòm ngó ngai vàng từ trước, kẻ cơ hội chớp được thời cơ bất chấp liêm sĩ. Một tuấn sĩ sớm trở thành kẻ vô sĩ, đem triết lý Tống Nho biện minh cho hành động “nội phụ” thiên triều Nguyên, tự cho mình đã thể hiện chữ trung với Nguyên đế. Trần Ích Tắc đã “chính danh hóa” việc ông đầu hàng và xu nịnh triều Nguyên, mưu đồ đưa Đại Việt vào đồ bản đế quốc Nguyên Mông, bằng triết học Tống Nho.
Trần Ích Tắc là hoàng tử thứ năm của vua Trần Thái Tông. Trần Ích Tắc rất thông minh, ham học và tài hoa. Tứ thư ngũ kinh làu thông mà các kinh Pháp Hoa, Bát Nhã, Thủ Lăng Nghiêm... ông cũng tham cứu sâu sắc, nhưng ông không đạt được minh triết của Tuệ Trung Thượng Sĩ, không có tiết tháo của Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản...Thật vậy Trần Ích Tắc với tước Chiêu Quốc Vương, từng lĩnh ấn Đại Tướng, chỉ huy chống giặc miền Đà Giang, mới thua địch đã vội đầu hàng.Chẳng qua ông đã nhòm ngó ngai vàng từ trước, kẻ cơ hội chớp được thời cơ bất chấp liêm sĩ. Một tuấn sĩ sớm trở thành kẻ vô sĩ, đem triết lý Tống Nho biện minh cho hành động “nội phụ” thiên triều Nguyên, tự cho mình đã thể hiện chữ trung với Nguyên đế. Trần Ích Tắc đã “chính danh hóa” việc ông đầu hàng và xu nịnh triều Nguyên, mưu đồ đưa Đại Việt vào đồ bản đế quốc Nguyên Mông, bằng triết học Tống Nho.
Lập luận sặc mùi nô dịch của Trần Ích Tắc là khi Trần Thái Tông, phụ vương của ông, chịu thần phục thiên triều Nguyên, nhận ấn An Nam Quốc Vương thì việc ông “hàng nhà Nguyên”, lĩnh ấn An Nam Quốc Vương là “nối chí” của tiên đế. Trong bài thơ “ Xuất quốc” của Trần Ích Tắc, ông tự cho mình là người “trung quân ái quốc” thuộc loại “siêu hạng”, không ai hiểu được ông, chỉ có trời mới biết:
“Bỏ nước ra đi nhớ tự ngày
Lòng trung canh cánh có trời hay.”
Trần Ích Tắc muốn phơi bày lòng mình bằng điển cố điển tích một cách ngụy tín:
“Chẳng qua Vi Tử buồn Ân mất,
Há phải Văn Công trốn nước ngoài.”
Ông biện minh việc ông bỏ nước hàng giặc không phải vì tham sống sợ chết mà vì mục đích cứu nước, cứu nhà như ông Vi Tử, hoàng huynh của vua Trụ. Vi Tử từng can ngăn thói hoang dâm vô độ của vua Trụ nhà Ân, vua không nghe, ông đành bỏ nước ra đi. Về sau Võ Vương diệt Trụ Vương, phong Vi Tử ở Tống để nối dòng dõi nhà Ân. Ông cho rằng Đại Việt không thể địch lại quân Nguyên, ông đầu hàng nhà Nguyên là để tránh nạn can qua cho tổ quốc và giữ được nghiệp nhà. Ông được nhà Nguyên trao ấn An Nam Quốc Vương để chính danh khi theo quân xâm lược Nguyên về “dày mả tổ”. Vua anh là Trần Thánh Tông, vua cháu là Trần Nhân Tông của ông đâu làm mất Đại Việt như vua Trụ để Trần Ích Tắc nối dõi! Nhưng bã “vinh hoa phú quí” mà ông được các hoàng đế Nguyên Mông đặc ân rất là “hậu hỷ” đã làm mờ mắt Trần Ích Tắc.
Lê Tắc, trong An Nam Chí Lược, cho biết cứ mỗi lần Trần Ích Tắc về kinh đô chầu hầu trong lễ đăng quang của các vua Nguyên là được vua Nguyên “gia ân”. Năm 1284, quân Nguyên xâm lược Đại Việt, vua anh Trần Thánh Tông của ông đang lãnh đạo cả nước kháng chiến, còn các vương hầu Trần Ích Tắc, Trần Tú Viên, Trần Lộng, Trần Kiện lại tham sống sợ chết, đem mấy vạn quân đầu hàng quân Nguyên năm 1285.
Năm sau 1286 kẻ phản bội Trần Ích Tắc đã thỏa nguyện khi vua Nguyên Hốt Tất Liệt trao ông ấn An Nam Quốc Vương, trong tình cảnh nước nhà đầy máu và nước mắt nhưng lửa quật khởi vẫn bừng bừng khí thế. Vua có ngai mà chẳng có dân Trần Ích Tắc được thưởng 5000 quan tiền, năm sau được thưởng gấp đôi. Con trưởng của ông là Trần Bá Ý, cũng được Hốt Tất Liệt ban ấn An phủ sứ lộ Đà Giang, chức Gia nghị Đại phu. Với bã vinh hoa phú quí như thế, cha con An Nam Quốc Vương mang hia đội mão, khoát nhung y lên ngựa, theo Trấn Nam Vương Thoát Hoan về dày xéo tổ quốc, đốt vạn nhà, mổ bụng ngàn người, đào mả Trần Thái Tông. Tội ác như thế mà Trần Ích Tắc vẫn tự cho mình đúng đắn, đến mức vô liêm sĩ:
Nghề mọn cơ cầu noi nghiệp trước,
Tiếng thơm sử sách để sau này.
Gã hoang tưởng Trần Ích Tắc tự dối mình gạt người chứ ông thừa biết “noi nghiệp tiền nhân, tiếng thơm sử sách” thuộc về vua anh Trần Thánh Tông và vua cháu Trần Nhân Tông! Khi quân Nguyên chiếm Thăng Long, An Nam Quốc Vương Trần Ích Tắc từ nơi đóng quân, tạm gác nhung y về thăm cố cung, không gặp người thân vì hầu hết xuôi nam kháng chiến, trong cảm thái cô đơn ông có viết bài thơ Trở về nước:
“Bao năm xa nước khói mây mờ,
Mình gởi nhung yên tạm viếng nhà.
Lớp lớp lâu đài trơ bóng nguyệt,
Hàng hàng châu thúy cách phương xa.
Hạc về Đông Hải thôi đành vậy,
Rắn cắn Nam Môn há dám mà.
Hiu quạnh biết cùng ai nhắn hỏi,
Gió sông lay đóa lệ chi già.”
Thà ông đừng gieo hai câu luận (5,6) thì người đọc rất cảm xúc và dễ cảm thông nỗi lòng của một người bao năm đi xa về thăm nhà, không còn người thân thích, không còn hàng xóm xưa để hỏi tin tức người thân. Cặp luận làm bài thơ chỉ là “xảo ngôn” của tay đại trí thức, lỡ bán mình, hại nhà phá nước, nhằm che đậy “trái tim đen” mà thôi. Thật vậy ông vẫn tự phụ khi dùng hai điển cố Hạc và Nam Môn. Đinh Lịnh Uy người Liêu Đông từng xa quê hương tìm thầy học đạo tu tiên, về sau hóa Hạc bay về cố hương, đậu trên cột hoa biểu mà kêu.Còn Nam Môn ở nước Trịnh, có con mãng xà ở ngoài cửa cắn con mãng xà trong cửa; con trong cửa là rắn lớn do yêu quái hiện hình, nên bị mãng xà ngoài cửa cắn chết, người đời cho đó là điềm Lệ Công được về nước Trịnh.
Trong dòng cảm xúc thật của Trần Ích Tắc có khả năng là “Khi sao phong gấm rũ là/Giờ sao tan tác như hoa giữa đường/Mặt sao dày gió dạn sương...” nhưng khi hạ bút, Trần Ích Tắc đã dối lòng khi dùng hai điển cố trên để tự an ủi và ngụy biện một cách tự cao tự đại. Đinh Lịnh Uy vì Tiên mà hóa Hạc qui cố hương, còn Trần Ích Tắc vì Tiền hóa Tặc về tàn phá nước nhà. Mãng xà ngoài cửa Nam Môn là loài vật còn biết phân biệt chính tà, quyết diệt loài rắn yêu quái trong cửa, chứ Thân Vương Trần Ích Tắc tự cho mình chính nghĩa, còn quyến thuộc họ Trần là yêu tặc nên ông theo Trấn Nam Vương Thoát Hoan về đánh giết huynh đệ.
Hai câu luận của bài thơ Xuất quốc là bằng chứng trong thâm tâm Trần Ích Tắc rất hổ thẹn nhưng bên ngoài vẫn làm ra bộ mình có chính nghĩa. Một điều chắc chắn mà Trần Ích Tắc đã thể nghiệm: “Đại Mãng Xà” Thoát Hoan phải “chui ống đồng” thoát thân, “mãng xà” An Nam Quốc Vương Trần Ích Tắc cũng phách lạc hồn xiêu chạy về đất Ngạc, còn “mãng xà” Trần Thánh Tông, bề ngoài nhận ấn của thiên triều để tránh can qua chứ bề trong thì bất phục. Năm 1287, An Nam Quốc Vương giả Trần Ích Tắc lại theo Trấn Nam Vương về nước tác quái, tất nhiên bị đại bại hơn lần trước, đành phải nhận chức quan hàng tỉnh Hồ Quảng đẳng xứ, Hành Trung thư sảnh, Bình chương chính sự, để có lương bổng vậy...
Những ngày ở Ngạc Châu, Trần Ích Tắc dần dần vỡ mộng và lòng thấy thẹn khi biết mình đã sai. Cú sốc đớn đau đối với An Nam Quốc Vương “giấy” Trần Ích Tắc là cuộc gặp sứ giả nhà Trần Nguyễn Đại Pháp năm Nhâm Thìn 1292. Sự kiện Nguyễn Đại Pháp của Đại Việt đi sứ sang Nguyên, Đại Việt sử ký toàn thư chép:
“Nhâm Thìn, [Trùng Hưng] năm thứ 7 [1292]... Nguyễn Đại Pháp đến nước Nguyên, người Nguyên gọi là Lão lệnh công. Đại Pháp đến Ngạc Châu, vào yết kiến các quan bình chương ở hành tỉnh. Lúc ấy Chiêu Quốc Vương Ích Tắc cũng ngồi ở đó. Đại Pháp chỉ không chào một mình hắn. Ích Tắc hỏi:
“Ngươi không phải là tên biên chép ở nhà Chiêu Đạo Vương đó ư?”(Chiêu Đạo Vương trước tên là Quang Xưởng, là con thứ của Thái Tông, anh cùng mẹ của Ích Tắc). Đại Pháp trả lời:
“Việc đời thay đổi, Đại Pháp trước vốn là tên biên chép cho Chiêu Đạo Vương, nay là sứ giả, cũng như Bình chương xưa kia là con vua, nay lại là người đầu hàng giặc”.
Ích Tắc có vẻ hổ thẹn. Tứ đấy về sau, sứ ta đến, hắn không còn ngồi ở tỉnh đường nữa” (sđ d,tập II, tr.69).
An Nam Quốc Vương “giấy” và Bình chương Chính sự ăn lộc thiên triều Nguyên, sau khi nhà Nguyên bãi binh, đành ngụ ở Ngạc Châu. Để vớt vát cho cái ấn An Nam Quốc Vương vô nghĩa, ông vẫn còn rêu rao về lý tưởng đại đồng mà ông đã theo. Ông nói thế nhằm che đậy dã tâm “mãi quốc cầu vinh”, ham vạn quan tiền Chí Nguyên, vài tấm kim đoạn, vài trăm khoảnh ruộng, để nhẫn tâm làm đất mẹ bao lần bị dày xéo, mộ cha ông bị đào, đồng bào mình tan nhà nát cửa, người thân mình phải điêu linh...:
Ngày nay bốn biển chung đường lối,
“Nhâm Thìn, [Trùng Hưng] năm thứ 7 [1292]... Nguyễn Đại Pháp đến nước Nguyên, người Nguyên gọi là Lão lệnh công. Đại Pháp đến Ngạc Châu, vào yết kiến các quan bình chương ở hành tỉnh. Lúc ấy Chiêu Quốc Vương Ích Tắc cũng ngồi ở đó. Đại Pháp chỉ không chào một mình hắn. Ích Tắc hỏi:
“Ngươi không phải là tên biên chép ở nhà Chiêu Đạo Vương đó ư?”(Chiêu Đạo Vương trước tên là Quang Xưởng, là con thứ của Thái Tông, anh cùng mẹ của Ích Tắc). Đại Pháp trả lời:
“Việc đời thay đổi, Đại Pháp trước vốn là tên biên chép cho Chiêu Đạo Vương, nay là sứ giả, cũng như Bình chương xưa kia là con vua, nay lại là người đầu hàng giặc”.
Ích Tắc có vẻ hổ thẹn. Tứ đấy về sau, sứ ta đến, hắn không còn ngồi ở tỉnh đường nữa” (sđ d,tập II, tr.69).
An Nam Quốc Vương “giấy” và Bình chương Chính sự ăn lộc thiên triều Nguyên, sau khi nhà Nguyên bãi binh, đành ngụ ở Ngạc Châu. Để vớt vát cho cái ấn An Nam Quốc Vương vô nghĩa, ông vẫn còn rêu rao về lý tưởng đại đồng mà ông đã theo. Ông nói thế nhằm che đậy dã tâm “mãi quốc cầu vinh”, ham vạn quan tiền Chí Nguyên, vài tấm kim đoạn, vài trăm khoảnh ruộng, để nhẫn tâm làm đất mẹ bao lần bị dày xéo, mộ cha ông bị đào, đồng bào mình tan nhà nát cửa, người thân mình phải điêu linh...:
Ngày nay bốn biển chung đường lối,
Nhà cũ xa trông núi Việt dài.
“Bốn biển chung đường lối” tất nhiên không phải đường lối nội phụ thiên triều Nguyên của ông. Đường lối của một thân vương quá nhiều lần cúi rạp mình, dâng biểu chúc tụng các hoàng đế nhà Nguyên để được gia ân hàng vạn quan tiền. Đường lối của vua Đại Việt là cử sứ giả sang dâng biểu chúc tụng, dâng cống vật về mặt ngoại giao, để đổi lấy sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, tránh can qua cho sinh dân hai nước, chứ không bao giờ tự thân các vua Nam qua chầu hầu hoàng đế phương Bắc! Trần Ích Tắc viết như thế để che giấu đường lối sai lầm đầy ô nhục và tội lỗi của mình đó thôi. Trần Ích Tắc là một trí thức lớn đời Trần, ông thừa biết Thành Cát Tư Hãn, Hốt Tất Liệt đã tiêu diệt nhiều nước, trong đó có nước Tống tức Trung Quốc thời bấy giờ, thế thì “chung đường lối” để vào rọ của Đại Nguyên, là nô lệ ngoại bang ư?.
Không phủ nhận Trần Ích Tắc có nỗi nhớ nhà nhớ nước, nhưng không phải nỗi đau khắc khỏai của Bà Huyện Thanh Quan đời sau: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Quả là “núi Việt dài” như ông nghĩ, nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, sơn hà xã tắc Đại Việt vẫn trường tồn, dẫu Đại Nguyên từng mưu toan chiếm đoạt và xóa sổ. Ông không thể cảm khái như Trần Quang Khải từng cảm khái: “Bến Chương Dương cướp giáo/Cửa Hàm Tử bắt thù/Thái bình nên gắng sức/Non nước cũ muôn thu”.Cảm xúc của Trần Ích Tắc không thể là cảm khái của cháu ruột của ông là Trần Nhân Tông: “Xã tắc hai phen bon ngựa đá/Non sông nghìn thuở vững âu vàng”. Hoặc ông làm sao sánh được anh ông là Trần Thánh Tông, ung dung tự tại của một người chiến thắng, nối nghiệp cha ông: “Trăng vô sự soi người vô sự/Nước vẻ thu ngậm trời vẻ thu/Bốn biển đã quang trần đã lặng/Chuyến đi này thắng chuyến đi xưa”.
Kết cục buồn của An Nam Quốc Vương “giấy” Trần Ích Tắc là những ngày già ở Thiện Lạc đường ở Ngạc Châu, Hồ Quảng đẳng xứ. Có khả năng các đồng liêu của ông đã quên ông, không muốn nói là xem nhẹ ông, kẻ mãi quốc cầu vinh ở Bắc quốc. Bằng chứng môn đệ ông là Lê Tắc không chép một câu đối hay bài thơ nào của một vị nào thời Nguyên viếng ông khi ông tổ chức lễ mừng thọ hay khi ông qua đời. Trong khi đó, dù xa ngàn dặm, Lê Tắc vẫn sưu tầm những bài thơ của vua quan triều Trần, có cả thơ Trần Anh Tông, thuộc hàng cháu nội của Trần Ích Tắc. Có chăng là bài thơ viếng ông của môn đệ Lê Tắc “Vãn An Nam Quốc Vương”:
Kết cục buồn của An Nam Quốc Vương “giấy” Trần Ích Tắc là những ngày già ở Thiện Lạc đường ở Ngạc Châu, Hồ Quảng đẳng xứ. Có khả năng các đồng liêu của ông đã quên ông, không muốn nói là xem nhẹ ông, kẻ mãi quốc cầu vinh ở Bắc quốc. Bằng chứng môn đệ ông là Lê Tắc không chép một câu đối hay bài thơ nào của một vị nào thời Nguyên viếng ông khi ông tổ chức lễ mừng thọ hay khi ông qua đời. Trong khi đó, dù xa ngàn dặm, Lê Tắc vẫn sưu tầm những bài thơ của vua quan triều Trần, có cả thơ Trần Anh Tông, thuộc hàng cháu nội của Trần Ích Tắc. Có chăng là bài thơ viếng ông của môn đệ Lê Tắc “Vãn An Nam Quốc Vương”:
“Ngày nào khách tọa nghe đàm đạo.
Nay trước linh sàng đốt nến thờ.
Nhìn họa dung xưa hồn phảng phất,
Đọc thơ cáo cũ lụy chan hòa.
Nấm mồ Nam quốc hầu xanh cỏ,
Lối cũ Tây môn vẫn trắng hoa.
Bao ná chiêu hồn ca khúc Việt,
Tro tiền gió thổi, cỏ cây mờ.”
Những ngày cuối đời của Trần Ích Tắc, cùng với người thân tín duy nhất là Lê Tắc ông đã nhắc nhiều về những thân thuộc đồng chí hướng “hàng giặc” như Trần Tú Viên, Trần Văn Lộng, Trần Kiện. Trần Tú Viên khi hàng giặc và bị binh tướng nhà Trần đuổi đánh, gia đình thiệt mạng 8 người, viết thoại điếu thảm thiết “Ba đời chịu tám tang, đau thương nghìn thuở/ Một mình ngoài muôn dặm, cô quạnh trăm năm”. Có khả năng Trần Ích Tắc, Lê Tắc đau đớn nhất và nhớ thương nhất là Chương Hiến Thượng hầu, từng hàng giặc và theo giặc chạy sang Nguyên, không may bị quân nhà Trần giết chết ở ải Chi Lăng. “Nấm mồ Nam quốc hầu xanh cỏ/Lối cũ Tây môn vẫn trắng hoa” là nổi đau da diết của Trần Ích Tắc về những người thân cùng “chí hướng”, chung cảnh ngộ của ông vào những năm tháng cuối đời.
Cuối đông Canh Dần.
Quang Minh
http://danlambaovn.blogspot.com/2011/12/tran-ich-tac.html#more
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét