Giới Thiệu

Blog Luật của Sự Thật là một trang blog đăng tải các tin tức bài vỡ liên quan đến những sự kiện bất công, lạm dụng luật pháp hiện đang xảy ra tại Việt Nam.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 1

Xin nhấn vào đây để đọc tập 1 về quyền biểu tình.

Chân dung ông Nguyễn Đức Kiên

Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy nửa năm, Sacombank đã nằm gọn trong tay của nhóm “bố già” Nguyễn Đức Kiên.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 2

Xin nhấn vào đây để đọc tập 2 về quyền hội họp, lập hội, lập đảng.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 3

Xin nhấn vào đây để đọc tập 3 về quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin.

30/4/12

Lời tri ân của chị Bùi Thị Minh Hằng


Gửi tất cả những người bạn yêu quý của Bùi Hằng
 
Lời đầu tiên, xin cho Bùi Hằng và gia đình được gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn, những người đã luôn lo lắng và lên tiếng bảo vệ cho Bùi Hằng trong 6 tháng qua. Xin cảm ơn những blogger, các cơ quan truyền thông, tổ chức quốc tế, tòa đại sứ và chính phủ các nước đã lên tiếng đòi trả tự do cho Bùi Hằng. Từ tận đáy lòng, xin các bạn hãy nhận từ Bùi Hằng lời cảm ơn chân thành nhất.

Việt Nam Tuần Qua



Hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, bộ đội được huy động đến xã Xuân Quan để cưỡng chế
Tuần qua tình hình tại Việt Nam ‘nóng’ với vụ cưỡng chế đất tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang

Bước Qua Dòng Bến Hải

Trần Khải

Cuộc nội chiến tại Việt Nam đã sang trang mới kể từ ngày 30-4-1975. Tới khi lằn ranh 2 miền đã không còn chia cách, những sự thật về chế độ độc tài độc đảng đã và đang dần dần hiển lộ.
Không đơn giản là những cách biệt kinh tế hay phương thức kinh doanh, mà còn dị biệt hiển lộ từ những xa rời văn hóa. Và trong tận cùng của nền tảng văn hóa là một ước mơ sâu thẳm về quyền con người, nghĩa là về nhân quyền. Từ đây, mỗi người đã có những cách rất riêng để bước qua dòng sông Bến Hải.

Đất gọi


Phạm Đình Trọng

Cả nước đang sôi sục, nóng bỏng, đang ầm ầm dậy sóng những đoàn người khiếu kiện và đang cuồn cuộn những con sóng ngầm phẫn nộ trong lòng người vì đất đai.
Tiếng súng Đoàn Văn Vươn nổ ở Tiên Lãng, Hải Phòng, phá tan sự thanh bình, êm ả ngàn đời của làng quê Việt Nam cũng vì đất đai. Sự biến ở Văn Giang, Hưng Yên, hàng ngàn công an trập trùng mũ sắt, khiên đồng, súng đạn, dùi cui trấn áp vài trăm người dân lương thiện, lam lũ cũng vì đất đai.

Đảng viên Việt Tân bị bắt vì ‘khủng bố’


Ông Quân bị cáo buộc kích động biểu tình trong dịp kỷ niệm ngày 30/4
BBC
-
Bộ Công an Việt Nam vừa loan báo bắt tạm giam bốn tháng ông Nguyễn Quốc Quân, một thành viên của của Đảng Việt Tân, với cáo buộc ‘khủng bố chống chính quyền nhân dân’.
Theo đó, cơ quan an ninh – điều tra của công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Quân để điều tra về tội danh này theo điều 84 của Bộ luật hình sự.

Ông Quân, 59 tuổi, là Việt kiều Mỹ cư trú tại Garden Grove, bang California. Ông có bằng tiến sỹ về toán tại Đại học North Carolina.
Ông bị bắt và khám xét khẩn cấp vào ngày 17/4 khi ông làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất dưới tên Richard Nguyễn.

Khủng bố hay bất bạo động?

29/4/12

Từ 1/6, chủ ô tô và xe máy phải nộp phí bảo trì đường bộ

Từ1/6, các phương tiện cơ giới sử dụng đường bộ sẽ phải nộp phí bảo trì

Thu phí các phương tiện giao thông để bảo trì đường bộ thật sự không phải là điều quá đáng, nhưng vì những loại thuế dưới chế độ độc tài, độc đảng nên trở thành độc hại cho người dân. Vì không ai được quyền kiểm soát, đặc câu hỏi về mức độ thu phí cho hợp lý, không ai biết được bao nhiêu phần trăm tiền thu được dùng để bảo trì đường xá, bao nhiêu tiền chạy vào túi riêng vì tham nhũng hệ thống. Người dân phải oằn lưng chịu đựng...Câu hỏi đặt ra nếu người dân cùng đồng loạt bất hợp tác không đóng thuế mới, thì nhà nước độc tài nầy sẽ làm gì nhau nhể....LCST

(Dân trí) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định ban hành Nghị định Quỹ bảo trì đường bộ. Tuy chưa có phương án cụ thể về mức thu, cách thức thu, nhưng Nghị định này nêu rõ ô tô và xe máy bắt đầu phải nộp phí bảo trì từ ngày 1/6/2012.

Giải phóng, ân xá, khủng bố và cưỡng chế


Vũ Nhật Khuê (Danlambao) - Cứ vào cuối tháng 4 là nghe đến ân xá tù và thêm một số người bị bắt về tội "khủng bố chính quyền nhân dân". Năm nay thì nghe thêm việc cưỡng chế "giải phóng mặt bằng". Lần này thì nhà cầm quyền đưa ra trình diễn một gương mặt mới mà không mới về tội "khủng bố chính quyền nhân dân" đó là ông Nguyễn Quốc Quân, thành viên của đảng Việt Tân.

Suy nghĩ trong đêm - Trịnh Kim Tiến


Trịnh Kim Tiến - Cả đêm nằm suy nghĩ, cuối cùng thì cũng hiểu ra dạo này tâm trạng tôi hay buồn vì điều gì. Không phải buồn bực vì chuyện gia đình, không phải cái buồn chán nản trong công việc, cũng càng không phải vì chuyện tình cảm. Cái buồn này kèm theo chút gì đó mùi vị của sự thất vọng. Thật ra tôi mới chỉ có 22 tuổi, vốn kiến thức không có, sự hiểu biết không nhiều, tôi lại chưa làm nổi một điều gì đáng nói, có ích cho xã hội, cuộc sống.

CA buộc phải thả chị Bùi Thị Minh Hằng?



Danlambao - Cơ quan CA vừa ra thông báo đã thả chị Bùi Thị Minh Hằng sau 6 tháng giam giữ phi pháp tại nhà tù cải tạo mang tên Cơ sở Giáo dục Thanh Hà. Chiều 28/04, báo An ninh Thủ Đô của CA TP Hà Nội đăng tải bản tin nói rằng chị Bùi Thị Minh Hằng "được hưởng khoan hồng” và sẽ bị “bàn giao” về địa phương tại TP Vũng Tàu để “tiếp tục giáo dục”. Tuy nhiên, đến rạng sáng ngày 29/04, người thân và gia đình vẫn không có thông tin gì về chị. Danlambao sẽ liên tục cập nhật mọi thông tin, diễn biến liên quan đến chị Bùi Thị Minh Hằng trên trang đầu. Mời các bạn đón đọc.

*
04 giờ sáng, ngày 29/04, trên facebook của mình, nhà báo Lê Diễn Đức đã viết cảm nhận về thông tin chị Hằng được trả tự do, và cái cách "trơ trẽn" mà nhà cầm quyền thông báo thả người:
 
- Bùi Thị Minh Hằng đã được trả tự do vào tối ngày 28/4! Với tôi thế là đủ.

BÙI HẰNG ĐƯỢC TRẢ TỰ DO

 
Chiều qua đọc tin chị Bùi thị Minh Hằng được nhà cầm quyền trả tự do, định viết vài dòng chúc mừng, nhưng bận chút việc nên chưa viết được. Lúc này thức dậy sau giấc ngủ ngắn, tôi viết vội mấy câu chúc mừng: “Chúc mừng Hằng được tự do”.
hững kẻ nói xấu chị, tấn công chị lâu nay có đủ thành phần, nhà báo, công an, và tất nhiên có cả lũ cò mồi bồi bút trên mạng Internet. Bọn chúng đang tẽn tò vì tin sốt dẻo: Bùi Hằng được thả. Tôi nói “thả”, không phải “tha”, vì Hằng không có tội gì mà cần phải tha tội.

28/4/12

Bé 5 tuổi bị cô giáo đánh thủng màng nhĩ

Thật là đáng kinh ngạc, trong trường mẫu giáo, các trẻ em được trông nom rất tử tế, sao lại bị cô giáo đánh đến nỗi thủng màng nhĩ. Nghĩ cho cùng, con người sống trong một xã hội như thế nào, mới hành động như vậy. Cô giáo Quyên được đào tạo trong hệ thống giáo dục trong chế độ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trở thành con người cọc cằn, đến nỗi có hành động đáng tiếc như vậy....một phần lỗi của cô Quyên, phần còn lại "lỗi hệ thống" độc tài độc đảng....LCST

Sáng 27- 4, đại diện Sở GD-ĐT Đà Nẵng, Trường mầm non Ngân Hà (P. Hòa Cường Nam,Q. Hải Châu, Đà Nẵng) đã làm việc với gia đình cháu Trần Minh Khoa (5 tuổi, HS Trường mầm non Ngân Hà), bị cô giáo đánh thủng màng nhĩ. 

Theo chị Nguyễn Thị Hường (mẹ cháu Khoa), vào tối 25-4, sau khi đi học về cháu Khoa kêu đau ở tai. Khi phát hiện trong tai cháu có tụ máu, sáng 26-4 chị Hường đã đưa cháu đến trường phản ảnh, sau đó Trường Ngân Hà đã đưa cháu đi bệnh viện khám có sự chứng kiến của chị Hường.
Cháu Khoa bị cô giáo đánh sau khi làm đổ cháo

Cưỡng chế đất Văn Giang: Hàng ngàn nông dân “liều chết giữ đất” - Nguy cơ bùng nổ xung đột lớn


Danlambao - Súng công an đã nổ và máu nhân dân đã đổ

Đúng như lo ngại, cuộc càn quét, cướp đất tại Văn Giang diễn ra trong tình trạng bạo lực nghiêm trọng. Lực lượng cưỡng chế với quân số đông đảo, trang bị vũ khí, lựu đạn cay… đã ra tay hết sức dã man. Nhiều tiếng súng nổ vang liên hồi, người dân liên tiếp bị tấn công bằng dùi cui và lựu đạn cay. Có người đã đổ máu.

Dân kéo đến lấp cống xả thải của Sonadezi


Bắc Lưu (Bee.net) - Sáng 27/4, 13 người dân khu vực rạch Bà Chèo, xã Tam An, huyện Long Thành (Đồng Nai) đã kéo đến cống xả thải của nhà máy xử lý nước thải Khu công nghiệp Long Thành thuộc Công ty Sonadezi Long Thành để lấp cống.
 
Người dân cho hay cống xả của nhà máy đã nhiều năm làm dân chịu cảnh ô nhiễm, bị thiệt hại nặng nề nhưng từ khi bị Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) bắt quả tang đến nay, công ty vẫn chưa bồi thường cho dân.

Người dân cho đất đá vào bao để lấp cống xả thải của
Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành - Ảnh: Tuổi trẻ
 
Trước đó vào tháng 2, dân đã từng kéo đến UBND xã Tam An yêu cầu Sonadezi bồi thường thiệt hại.
 
Khi đó người dân cũng ra điều kiện trong vòng một tháng nếu không được giải quyết thỏa đáng thì dân sẽ lấp cống xả nước của Nhà máy Sonadezi Long Thành. Đến nay vẫn chưa được nghe trả lời từ phía Sonadezi Long Thành nên họ kéo đến lấp miệng cống.

Trước bức xúc người dân, ông Võ Văn Luật - bí thư Đảng ủy kiêm chủ tịch UBND xã Tam An - giải thích xã cũng nóng lòng giải quyết cho người dân nhưng phải chờ tỉnh kết luận, xác định mức độ thiệt hại do Sonadezi gây ra.

Người dân kéo đến miệng cống xả thải của Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành - Ảnh: Tuổi trẻ

Ông Luật nói ngày 3/5, đại biểu Quốc hội sẽ tiếp xúc cử tri, lúc đó người dân cứ bày tỏ nguyện vọng chính đáng của mình để đoàn đại biểu đôn đốc UBND tỉnh Đồng Nai đưa ra hướng giải quyết thỏa đáng trước các thiệt hại của dân.

Theo thống kê của Hội Nông dân xã Tam An, sau khi Sonadezi Long Thành bị bắt quả tang xả thải, đã có trên 260 đơn của người dân đòi Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi và thiệt hại ngành nghề như chèo ghe bắt tôm, đánh cá… với số tiền hơn 16 tỉ đồng.
 
Trao đổi với TTO về việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của nông dân bị thiệt hại do ô nhiễm ra sao, ông Trần Văn Quang - phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai - cho biết sau khi Viện Môi trường - tài nguyên đưa ra kết quả xác minh ô nhiễm ở rạch Bà Chèo, đã có nhiều ý kiến yêu cầu xác định tỉ lệ ô nhiễm và cây trồng, vật nuôi của dân bị thiệt hại ra sao để giải quyết cho dân.
 
Tuy nhiên sau cuộc họp với các cơ quan chức năng đến nay đã hơn một tháng hội cũng chưa biết UBND tỉnh kết luận ra sao nên chưa có cơ sở để trả lời cho dân.

Khánh Hòa: Dân cùng đường làm ăn vì các đại dự án


Tấn Lộc (Phapluattp) - Xã anh hùng Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) sẽ bị xóa tên trên bản đồ hành chính với việc di dời gần 1.500 hộ để lấy đất thực hiện các đại dự án. Hàng ngàn người dân hoang mang không biết làm gì để sinh sống vì chỉ được tái định cư chứ không có tái định canh.
Sáng 27-4, lãnh đạo UBND tỉnh, các sở chức năng của tỉnh Khánh Hòa đối thoại với 74 hộ dân xã Ninh Phước để chuẩn bị chuyển đến khu tái định cư, nhường đất cho dự án Trung tâm Điện lực Vân Phong với Nhà máy nhiệt điện Vân phong 1 của tổ hợp nhà đầu tư Sumitomo/Bachdang - Hanoinco. Theo ông Trần Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa, dự án này triển khai trên diện tích hơn 343 ha, ảnh hưởng đến 318 trường hợp, trong đó có 74 hộ bắt đầu di dời, chuyển đến khu tái định cư từ tháng 5-2012. Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết đây là bước khởi đầu để chuẩn bị giải tỏa trắng toàn bộ xã Ninh Phước với gần 1.500 hộ, lấy đất thực hiện hàng loạt dự án lớn, trong đó có dự án tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong. Do đó, buổi đối thoại thu hút hàng trăm người dân xã Ninh Phước đang thấp thỏm chuẩn bị di dời.
 
Dân không biết làm gì để sinh sống

Hà Nội: hơn 1.000 người vây trụ sở xã đòi đất


* Bình Định: phản đối doanh nghiệp chặt rừng phòng hộ

Lâm Hoài - Xuân Long - Trường Đăng (Tuoitre)
- Đến chiều 27-4, hơn 1.000 người dân xã Liên Hiệp (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) vẫn tập trung tại trụ sở của UBND xã Liên Hiệp phản đối những sai phạm quản lý đất đai của chính quyền xã, đòi chính quyền trả lại đất.

27/4/12

Chính phủ lại đề nghị lùi thời hạn sửa Luật Đất đai


Luật đất đai dù muốn sửa đến bao nhiêu lần, nhưng nếu vẫn không giải quyết vấn đề bồi thường thỏa đáng, "tiền tươi" bị cán bộ nhà nước nuốt chững trước khi đế tay dân thì "cốt khỉ vẫn hoàn cốt khỉ" mà thôi. Đã vậy vấn đề tái định cư cho dân cũng phải được thực hiện công bằng hợp lý song song với vấn đề bồi thường. LCST 
Đây là dự án luật thuộc chương trình cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội thứ 4 (tháng 10/2012).

Khẳng định dự án luật này rất quan trọng, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội và có nội dung liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, lý do Chính phủ đề nghị được lùi là tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2012), Quốc hội mới cho ý kiến về dự thảo luật hoặc nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

Do vậy, Chính phủ đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội cho phép lùi thời hạn trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6.

Đền bù đất đai không đúng “tiền tươi thóc thật”

Có tiếng nói của luật sư lão thành Lê Đức Tiết trong MTTQ vẫn hơn là không ai lên kiến nghị công khai về vấn đề nầy, tuy nhiên 70% khiếu kiện là vấn đề đất đai bị chiếm, không bồi thường thỏa đáng, điều nầy có lẽ ai cũng biết, nguyên nhân chính biến người dân chơn chất thành dân oan, khiếu kiện. Thay vì giải quyết bồi thường thỏa đáng, nhà nước lại ngoa ngoắt đổ thừa thế lực thù địch xui khiến dân oan khiếu kiện.
Mới đây nhất vụ cưỡng chiếm đất Văn Giang, đền bù 48 triệu cho 1 sào đất, trong khi đó giá đăng bán tại Ecopark là 80 triệu cho một.........m vuông. LCST

Luật sư Lê Đức Tiết - Ảnh: Lê Kiên

Trao đổi với PV ngày 25-4, luật sư Lê Đức Tiết khẳng định: “Khiếu kiện về đất đai chiếm đến trên 70% tổng số đơn thư khiếu kiện. Chính phủ đã nỗ lực, tập trung giải quyết nhưng đến nay kết quả chưa đạt được như mong muốn là do chưa giải quyết được tận gốc vấn đề trong Luật đất đai”.

* Thực tế tình trạng khiếu kiện phản ánh bất cập gì trong Luật đất đai, phải làm thế nào để giải quyết tận gốc vấn đề này, thưa ông?

Một áo quan đóng vội, một chuyến cuối phiêu du



Người Buôn Gió
-
“Mình đi đến đâu cũng không thấy đó là buồn, là đau đớn cả. Mình cũng không bao giờ để cho những đứa nào hả hê khi thấy mình bị sao. Đây chỉ là chia sẻ cho lỡ có gì các bạn mình khỏi bất ngờ thôi, không phải là lời than thở nào hết.”
Dạo này hai bố con ở nhà tối toàn nghe bài Bắc Đẩu của Trần Thiên Thanh do Nguyễn Hồng Nhung và Lâm Nhật Tiến hát.
Tí Hớn nói
- Bài này chắc của Trần Thiện Thanh.
Hỏi sao con biết, Tí Hớn bảo con nghe kiểu nhạc con đoán thế.
Hôm qua vợ mình bỗng hỏi
- Có sợ nó bắt không ?
Mình trả lời.
- Mình phải làm trọn lương tâm mình, để sau không phải day dứt.
Vợ mình gật đầu cười.
Hôm nay mình nhận giấy triệu tập, mình biết là sẽ có từ hai hôm nay. Điều đó không có gì bất ngờ cả.

“Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian, vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn”

 
Chúng tôi được bồi thường 48 triệu đồng cho một sào (360m2), trong khi đó khu đô thị sinh thái chưa hình thành họ đã chào bán với giá 80 triệu đồng một m2 đất”.
 
Lê Minh Quang
-
“Đâu rồi khuôn mặt khả kính của vị tổng bí thư đảng, người mà cách đây mấy ngày đã lớn tiếng rao giảng ở nước ngoài về một xã hội tươi đẹp của chủ nghĩa xã hội đang là hiện thực hàng ngày trên đất nước ta?”
Hơn 2000 cảnh sát, cảnh sát cơ động trang bị vũ khí có cả súng AK, thiết bị dò mìn, với cảnh sát vũ trang có lựu đạn cay, dùi cui điện , đã tràn ngập cánh đồng thuộc xã Xuân quang, dồn những người nông dân nghèo ra khỏi mảnh đất đẫm máu và mồ hôi của tổ tiên họ bao đời truyền lại.
Chiến dịch cướp đất của nông dân nghèo với quy mô khủng bố của chính quyền của dân, do dân, vì dân đã bắt đầu.
Quay ngược trở lại để thấy tại sao dự án khu đô thị sinh thái Ecopark khổng lồ này, thu hồi 500 hecta đất Văn Giang lại bị người dân phản đối.
Chúng tôi được bồi thường 48 triệu đồng cho một sào (360m2), trong khi đó khu đô thị sinh thái chưa hình thành họ đã chào bán với giá 80 triệu đồng một m2 đất”.

Những kẻ ám sát cánh đồng

 

Thùy Linh
-
Nhớ chuyện bố kể ngày xưa…Nhà chỉ có hai anh em đùm bọc nhau vì ông bà mất sớm. Ngày toàn quốc kháng chiến năm 46, cả bố và chú mình đều muốn đi bộ đội. Chú nhất định không cho bố đi vì sợ “lỡ hai anh em mình đều hy sinh thì độc lập để ai hưởng?”. Bố ở lại và sống đến năm 83 tuổi, hưởng cuộc sống công chức nghèo thanh bần. Còn chú hy sinh ngay ngày đầu kháng chiến khi mới tròn 20 tuổi. Chú nằm xuống cánh đồng chiêm trũng quê nhà ngập úng. Một sư thầy chôn chú vội vàng vào phút nghỉ giữa hai trận đánh. Mộ chú sau này không tìm thấy… Cả đời bố day dứt về chuỵên này.

Gậy chọi với súng và đạn hơi cay…
Giờ thì mình nghĩ kiếp người ngắn ngủi chưa chắc đã dở? Vì giả sử chú còn sống thì sau chiến tranh sẽ về làm gã nông phu ở làng? Sẽ cày cấy trên thửa ruộng được chia sau năm 54? Và bây giờ có thể sẽ đứng vào đám đông như những người nông dân Văn Giang để chọi lại súng đạn, hơi cay quyết giữ lại mảnh đất nuôi sống mình? Nhiều người bảo ngày xưa, sau năm 54 có khẩu hiệu: “người cày có ruộng”; “ruộng đất về tay dân cày”…Giờ khẩu hiệu đó đã đổi lại: “ruộng đất về tay tư sản đỏ”. Liệu chú có chịu đựng được cú sốc này?

26/4/12

30 Tháng Tư và những tượng đài



Đặng Huy Văn
 
Lời Tác Giả: Sau ngày 30/4/1975, trên dải đất hình chứ S của chúng ta đã mọc lên rất nhiều tượng đài. Đài tưởng niệm các liệt sĩ tuy bé nhỏ nhưng trang nghiêm thì xã huyện nào cũng có và được toàn dân chăm sóc viếng thăm. Nhưng ở một số thành phố và thị xã thì có nhiều tượng đài đồ sộ và rất tốn kém đã được dựng lên để kỉ niệm một trận đánh hoặc để tưởng nhớ một người nào đó. Thậm chí có người đến bất cứ đâu cũng thấy có tượng đài hoành tráng của ông ta. Tượng Mẹ Việt Nam anh hùng cũng đang được bàn cãi để xây dựng, kinh phí dự kiến lên tới hơn 4 trăm tỷ đồng, trong khi nhiều bà mẹ liệt sĩ cuộc sống còn rất khó khăn. Nhưng đáng tiếc hơn là những người có công đầu Thống Nhất và Mở Rộng Giang Sơn như các Chúa Nguyễn thì lại chưa có một tượng đài nào xứng đáng được xây sau 30/4/1975 cả. Những người lính hi sinh ở Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988 và những anh hùng liệt sĩ trong cuộc Chiến Tranh Biên Giới 17/2/1979… rất cần có tượng đài kỉ niệm thì nay vẫn chưa có. Rồi tượng đài ngư dân trải ngàn năm bám biển, tượng các bà “Mẹ Âu Cơ cuối thế kỉ 20” thậm chí còn bị cấm xây. Ngày 30 tháng Tư đến rồi, tôi xót xa mà viết ra những dòng tâm sự này, nếu có gì còn sơ suất thì xin được quí vị rộng lòng tha thứ!
Xin trân trọng cám ơn.
ĐHV.
30 THÁNG TƯ VÀ NHỮNG TƯỢNG ĐÀI

“Việt Nam cắt giảm lãi suất quá nhiều và quá nhanh”

Việt Nam đang ngụp lặn trong kinh tế "thị trường xã hội chủ nghĩa", đặc tính của nền kinh tế nầy là sự can thiệp của nhà cầm quyền khi thấy cần làm, nhưng không cần quan tâm đến những lý do gây ứ đọng kinh tế thật, chỉ  "giật gân" cho một thành phần kinh tế nào đó bất kể các thành phần còn lại. giảm lãi xuất nhanh để kích thích bất động sản, mà không có nguồn phát triển thật sự, tạo ra mãi lực để thúc đẩy tài chánh, chỉ mượn tiền rẽ của ngân hàng nhà nước, muabán bất động sản.... rốt cuộc thì ngân hàng nhà nước "lãnh đủ", nghĩa là nhân dân Việt Nam phải trả khủng nợ do những quyết định thiếu trách nhiệm....LCST



“Hãy cẩn thận, Việt Nam”. Đó là lời cảnh báo từ công ty quản lý đầu tư Alliance Bernstein về rủi ro kinh tế mà đất nước đang tiến vào sau khi cắt giảm lãi suất quá nhanh.


Theo Alliance Bernstein, với việc liên tục làm bất ngờ thịtrường với những đợt cắt giảm mạnh tay, đột ngột, Ngân hàng Nhà nước (SBV) đang quyết tâm thúc đẩy kinh tế “với cái giá phải trả là những nghi ngại gia tăng trong giớiđầu từ về khả năng cân bằng cán cân thanh toán và đồng nội tệ”.

Vài ý về sửa đổi Hiến pháp năm 1992


Khi đảng nói sửa đổi hiến pháp 1992, người dân Việt Nam vẫn biết đảng cũng chỉ loanh hoanh, lẩn quẩn trong cái vòng kim cô, đã kìm hãm dân tộc bao nhiêu thập niên qua. Mới đây GS TS bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Tổng cục 2, đã tuyên huấn rằng, cơ quan nầy có trọng trách bảo vệ nhân sự đảng, chống cho bằng được sự "tự diễn biến", các cán bộ đảng viên có tinh thần dân chủ sẽ bị "ngưng nói không chừng ngưng thở chứ không phải đùa" . Tổng thể bức tranh sửa đổi hiến pháp rình rang, hoành tráng, rốt cục rồi có nhiều khả năng "vũ như cẫn", vẫn như cũ, tức là không đa nguyên đa đảng gì ráo trọi trơn....Nhân dân cùng làm, đảng hưởng lợi.... LCST


Nguyễn Trung

(Ghi lại phát biểu trong cuộc họp bàn về sửa đổi Hiến pháp ngày 24-03-2012 của viện Những Vấn Đề Phát Triển (VIDS), Hanoi , có bổ sung để làm rõ thêm một số vấn đề mà thời gian trình bày có hạn, chưa đề cập đến được.)
Xin cảm ơn VIDS cho tôi cơ hội nói lên vài suy nghĩ trong buổi thảo luận hôm nay về đề tài quan trọng này. Sửa đổi Hiến pháp là việc hệ trọng của một quốc gia. Tôi không hiểu nhiều về Luật, chỉ xin có vài ý kiến về vấn đề này từ góc độ một công dân đảng viên, mà những điều tôi sẽ trình bày liên quan mật thiết đến Đảng. Xin nói rõ ra như thế, vì tất cả chúng ta ngồi đây đều là công dân đảng viên già, từ lâu đã đứng sang bên lề cuộc sống.

Vấn đề nông dân Việt Nam đầu thế kỷ 21



Nguyễn Minh Cần
-
“…sẽ có nhiều cuộc bùng nổ to lớn hơn nữa, và nếu không khéo thì nỗi uất hận của người dân bị kìm nén lâu ngày sẽ bùng lên thành ngọn lửa vĩ đại thiêu rụi cái chế độ toàn trị của ĐCS. Lúc đó, ngay cả những binh lính, sĩ quan của quân đội và công an – vốn xuất thân từ nông dân, từ nhân dân – chắc chắn sẽ không còn là “thanh gươm và lá chắn” cho ĐCS nữa…”
Chưa bao giờ vấn đề nông dân Việt Nam đặt ra một cách cấp thiết trước phong trào dân chủ nước ta như hiện nay. Nông dân là khối người đông đảo chiếm đến trên 70% dân số cả nước. Bằng lao động cực nhọc của mình, từ nghìn xưa cho đến ngày nay họ đã và đang nuôi sống dân ta. Từ năm 1993 đến nay, nông dân đã góp phần tăng sản lượng nông nghiệp lên gấp đôi và tăng khối lượng xuất khẩu nông phẩm của nước ta ra thế giới, nhờ đó đến năm 2008, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nhất nhì trên toàn cầu về gạo, cà phê, hạt điều, tiêu, cá, tôm… Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, thu nhập của hai phần ba dân số Việt Nam phụ thuộc vào ngành nông nghiệp. Thế nhưng, khốn thay, từ trước đến nay, nông dân nước ta đã bị kẻ cầm quyền ngược đãi, đối xử rất tàn tệ và, kể từ năm 1930 cho đến nay, họ luôn luôn là đối tượng của cái chính trị lừa bịp của Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).

Những quả lừa “vĩ đại” của ĐCS

Chỉnh đốn Đảng và kêu cứu từ Văn Giang



Công an tràn vào truy bắ̃t và vây đánh dân làng tại xã Xuân Quan


Thời điểm từ nay đến 2015, là thời gian đáo hạn các hợp đồng thuê đất của nhân dân và nhà nước, vì những nghịch lý của thị trường xã hội chủ nghĩa, các quan chức địa phương sẽ thu hồi lại những khu đất mà họ có thể trục lợi riêng, không chịu ký hợp đồng 15, 20 năm kế tiếp để người dân tiếp tục khai thác kinh tế. Nói là các quan chức địa phương chỉ phản ánh một phần sự thật, phần còn lại nếu không có bao che từ Trung ương, thì các cán bộ địa phương cũng "hỏng dám đâu". Nhìn chung có khả năng rất cao là "tham những hệ thống" một tà lực thúc đẩy diễn biến thu hồi đất đã, đang và sẽ còn xảy ra trong tương lai, cho đến khi chế độ Xã hội Chủ nghĩa....bị nhân dân "làm cho ra đi".... LCST


Nhà văn Võ Thị Hảo
Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hà Nội
-
Bom nổ Tiên Lãng, Hải Phòng chưa dứt, thì gạch đá, khói lửa, máu đổ ở Văn Giang, Hưng Yên đã dâng lên.
Thực vậy, những tưởng sau kết luận của ông Thủ tướng Chính phủ về xử lý sai trái của chính quyền trong vụ Tiên Lãng, sau việc ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản hô hào rộng khắp phong trào chỉnh đốn Đảng, các cấp chính quyền, mà lãnh đạo tuyệt đối là Đảng viên, phải chú ý sửa mình, thì đêm 23 rạng ngày 24/4/2012, lại xảy ra một vụ đàn áp, cưỡng chế dân khốc liệt, khiến người dân vô cùng phẫn nộ.

25/4/12

Về dân quyền và dân tộc nhân 30/4


Xe tăng của quân cách mạng vào dinh Độc Lập 30/4

Sau Thế chiến 2 có bốn nước bị chia cắt: Việt Nam, Triều Tiên, Đức và Trung Quốc nhưng chỉ có Việt Nam quyết định dùng chiến tranh trong gần 20 năm để thống nhất đất nước.
Bố tôi thở phào khi những chiếc xe tăng của nước ngoài do đồng đội của ông lái từ Bắc Việt tràn vào húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập.
Thống nhất đất nước làm ông vui vì chiến tranh qua đi, những người anh em không còn bắn nhau, đặc biệt ông trút được gánh nặng khủng khiếp của câu nói: “5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa…”.

Niềm tin chiến thắng

Giống như hầu hết người dân Miền Bắc khi đó, ông nghĩ rằng việc chiến đấu giành độc lập là đương nhiên, có thể kéo dài mãi mãi. Chiến thắng đến sớm hơn ngày nào thì vui ngày đó nhưng nếu không đến sớm thì cả cuộc đời họ vẫn dấn thân. Sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi vào nam chiến đấu như một định mệnh.

Khi đó con người tập trung vào một điều duy nhất là “độc lập dân tộc”. Chỉ có độc lập dân tộc mới có giá trị, chỉ khi bước qua được nấc thang quan trọng là “giải phóng” thì mới có tất cả. Khi đó chiến tranh đã mang màu sắc tôn giáo cực đoan, hành xác để được an lạc. Ai hy sinh nhiều hơn, đau khổ hơn thì thấy mình tốt hơn với mong ước khi giang sơn liền một mối sẽ tự do vui hưởng thái bình.

Nhờ xác tín điều đó mà chiến thắng đã đến sớm hơn dự định cho những người cộng sản. Cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975 ban đầu cũng chỉ là một vài trận đánh mang tính thăm dò nhưng không ngờ chiến thắng đã đến dễ dàng hơn, dẫn tới toàn thắng 30-4-1975.

Thực tiễn Việt Nam hôm nay

37 năm đã trôi qua, những người nông dân vẫn còng lưng đi cấy. Nhưng khi đang lam lũ, ngẩng mặt lên vuốt vội mồ hôi là lúc bà con thấy đất dưới chân mình trôi đi. Nó bị “cướp” đem bán cho những người khác với giá gấp hàng ngàn lần. Vì vậy, vẫn còn đó anh Vươn tạo “bom” và bà con Văn Giang đang đem cuốc, xẻng, gậy gộc ra đồng giữ đất.

Đất nước vẫn không ngừng động loạn, bất an. Hết cải tạo công thương là quá trình bỏ nước ra đi, sau đó là những năm bao cấp đói đến run người. Kể từ khi xa rời dần với Chủ nghĩa Xã hội, đất nước no bụng nhưng bỗng đói tâm hồn. Nhân phẩm nhiều người như bị xé ra làm đôi, chắp vá. Họ có thể hiền lành, đạo đức rồi bỗng trở nên quay quắt bất ngờ.

QUẢN TRỊ CÔNG VÀ QUẢN TRỊ TƯ

LS. NGUYỄN TIẾN LẬP
Năng lực chịu trách nhiệm của một người quản trị công, dù là một bộ trưởng, làm sao có thể tương thích với các sai lầm và hậu quả của một chính sách mà người dân phải chịu.
Đề xuất thu phí đánh vào phương tiện giao thông của bộ Giao thông tiếp tục hâm nóng dư luận qua các phát biểu của bộ trưởng Đinh La Thăng với giới báo chí chiều 3.4 vừa qua. Đặc biệt khi một lần nữa, Bộ trưởng tỏ rõ sự thẳng thắn, chân thành cũng như bản lĩnh “tư lệnh” của mình bằng nói lời “xin lỗi những người đi ôtô” và khẳng định sẽ “chịu trách nhiệm cá nhân” về đề xuất chính sách này.
Với góc nhìn và tư duy pháp lý, tôi cảm nhận ngay một điều bất cập, đó là hình như bộ trưởng Thăng đã có sự lầm lẫn ở đây giữa hai lĩnh vực hành xử: quản trị công và quản trị tư?

GIẢI MÃ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH

NGUYỄN VÂN ANH – Sở KH&CN tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu; TRẦN VĂN LĂNG – Viện Cơ học và Tin học ứng dụng, TP Hồ Chí Minh; PHẠM HỒNG QUẤT – Bộ KH&CN; NGUYỄN HOÀNG LONG – Trường Chính trị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Giải mã công nghệ (GMCN) để đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm là một xu thế được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Với việc GMCN, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam có thể đi tắt đón đầu, rút ngắn thời gian nghiên cứu thậm chí đến hàng chục năm. Việc ứng dụng giải mã không những giúp tạo ra một công nghệ mới thay thế, có giá thành giảm hơn rất nhiều so với giá trị nguyên bản của nó mà còn có thể hình thành ý tưởng công nghệ mới và tận dụng tối đa tiềm năng sẵn có.

Bài viết cung cấp một cách nhìn tổng quát về vấn đề giải mã, đặc biệt là GMCN đối với chương trình máy tính (CTMT), với những hướng ứng dụng và sáng tạo trong thực tế nhằm đảm bảo tính pháp lý cho việc giải mã. Đây là hướng tiếp cận quan trọng góp phần thúc đẩy đổi mới công nghệ và hạn chế tỷ lệ vi phạm bản quyền CTMT ở Việt Nam.

CTMT và việc bảo hộ CTMT

Kẻ nào bán đất đai của cha ông thì chắc chắn kẻ đó sẽ mạt vận !

Mai Tiến Nghị
-
Bà có 2 con trai, nhỉnh hơn mình vài tuổi. Còn ông chồng thì chết đã lâu.
Ngày cải cách ruộng đất, gia đình nhà bà được xếp là cố nông, lại tích cực đấu tố “địa chủ phong kiến, tay sai đế quốc sài lang”, nên thuộc diện thành phần cốt cán của “cuộc cách mạng vĩ đại đổi đời để dân cày có ruộng”.
Vậy là bà Rao được chia 5 sào ruộng, lại được chia “quả thực” là một nửa cái nhà ngói của địa chủ Tiếm.
Ông Tiếm bị quy địa chủ bóc lột vì nhà có 2 mẫu ruộng, 1 con trâu. Ông cày ruộng, bà làm hàng xáo. Thỉnh thoảng lúc thời vụ cũng phải thuê người làm.

Đừng chĩa súng vào dân!


van-giang-250.jpg
Người dân huyện Văn Giang bị cưỡng chế đất hôm 24/4/2012. RFA screen capture
 
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
-
Mặc dù gặp sự phản đối quyết liệt của người dân huyện Văn Giang nhưng vụ cưỡng chế cánh đồng 70 hecta của xã Xuân Quan vẫn diễn ra sáng sớm ngày 24-04-2012.

Cưỡng chế, bắt người

Hàng ngàn công an, bộ đội được huy động đến cưỡng chế đất ở Hưng Yên


Citizen photo. Hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, bộ đội được huy động đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24-04-2012 để cưỡng chế 70 hecta đất xây dựng khu đô thị Ecopark.
Việt Hà, phóng viên RFA

 
-
Vào rạng sáng ngày 24 tháng 4, chính quyền tỉnh Hưng yên đã huy động các lực lượng công an, bộ đội đến cưỡng chế cánh đồng 70 ha của xã Xuân Quan của huyện Văn Giang.
Hỗn loạn
Vào khoảng 5 giờ 30 phút sáng nay, hàng nghìn công an, bộ đội cùng khoảng 40 máy xúc máy ủi đã được huy động đến cưỡng chế cánh đồng xã Xuân Quan, trong sự chống trả quyết liệt của khoảng 2000 người dân của ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao.

Vào lúc 8 giờ 30 sáng, một người dân xã Xuân Quan cho chúng tôi biết tình hình sự việc như sau:

24/4/12

UBND huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên: Ra quyết định cưỡng chế trái luật

Phan HươngNgọc Phi
Ngày 4-4-2012 và 5-4-2012, UBND huyện Văn Giang ra một số quyết định cưỡng chế đối với một số hộ dân ở xã Xuân Quan để giải phóng mặt bằng, bàn giao đất cho chủ đầu tư. Đáng tiếc đó lại là những quyết định trái luật.
Theo UBND huyện, quyết định cưỡng chế này áp dụng cho 166 hộ gia đình ở xã Xuân Quan để thi hành quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai, giải toả mặt bằng thực hiện bàn giao đất. Các gia đình bị cưỡng chế đều nhận được một quyết định có nội dung giống nhau, thời gian thực hiện từ ngày 20-4-2012, tại xứ đồng Cầu Ván, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang. Các hộ dân cho biết, ngày 4-4-2012, họ nhận được một quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang do Phó Chủ tịch UBND huyện Chu Quốc Hiệu kí. Quyết định gửi cho từng hộ gia đình và lưu văn thư (huyện), căn cứ vào Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18-3-2005 của Chính phủ. Tuy nhiên, theo Điều 4, Nghị định 37 thì thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế là của Chủ tịch, không phải của Phó Chủ tịch, và theo Khoản 2, Điều 6 Nghị định 37 thì quyết định UBND cấp dưới phải gửi cho UBND cấp trên (UBND tỉnh). Hôm sau, 5-4-2012, các hộ nói trên nhận được quyết định mới với nội dung giống như hôm trước, do Chủ tịch UBND huyện Đặng Thị Bích Thuỷ kí. Như vậy, sai lầm về mặt văn bản, phải do Chủ tịch UBND huyện kí đã được sửa, nhưng yêu cầu gửi cho UBND tỉnh thì chưa sửa, văn bản mới vẫn chỉ lưu văn thư mà không gửi cấp trên. Trong các quyết định gửi đến hộ gia đình có những hộ gặp phải quy định trái khoáy: Quyết định số 629/QĐ-CCK ngày 5-4-2012 gửi ông Lê Văn Tuệ, nhưng mọi chi phí liên quan đến việc cưỡng chế lại do ông Đàm Văn Lâm chi trả(?). Điều này cho thấy UBND huyện Văn Giang cương quyết cưỡng chế, không cần kiểm tra xem việc cưỡng chế có đúng đối tượng không, có phù hợp với pháp luật hay không?

“THIẾU PHỤ NỮ ĐỂ KẾT HÔN” LÀ THIẾU THẾ NÀO?

ĐOÀN QUỐC QUÂN – Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí
Vấn đề mất cân bằng giới tính đang có vẻ "nóng". Mới hôm rồi một tờ báo đưa tin “Việt Nam đang thiếu hụt 139.000 phụ nữ trưởng thành” , nghe hết cả hồn. Sợ như thế chưa đủ làm người ta khiếp vía, một bài báo khác hù tiếp “Hàng triệu nam giới Việt có nguy cơ… ế vợ”.
Sự tình là, theo thống kê của Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình thì tỷ số giới tính khi sinh của nước ta hiện ở mức 111 trai/100 gái, tại một số địa phương thậm chí lên đến 130/100. Các chuyên gia lo ngay ngáy, cứ cái đà này thì chả mấy chốc hàng triệu nam giới Việt có nguy cơ ế vợ và phải  nhập khẩu cô dâu.
Nhập khẩu cô dâu cũng tốt, làm phong phú nguồn gien và văn hóa, tuy nhiên dù đó là một đề tài rất thú vị nhưng để dịp khác ta sẽ bàn luận cho rôm rả. Ở đây người viết chỉ muốn nêu ra câu hỏi: Thiếu phụ nữ để kết hôn là thiếu thế nào?

Tường thuật trực tiếp: Cưỡng chế tại Văn Giang-Ecopark – Súng đã nổ

TTHN tổng hợp
-
Từ 4h30, an ninh và lực lượng khác đã có mặt khắp các ngõ ngách trong làng.
Mặc dù bị mất điện từ 4h30 sáng nhưng 5h15 loa của xã đang vang lên về vấn đề cưỡng chế. Đoàn xe máy xúc, ủi đang chạy trên đê đường 195 hướng về bờ kênh Bắc Hưng Hải để tiến vào khu vực cưỡng chế.
- Theo bà con nói ngay tại đầu dốc xuống xóm 1 Xuân Quan có nhiều công an, đầu gấu gác ở trên đê 195 rẽ vào xóm 1.
Loa phóng thanh đọc các văn bản quyết định cưỡng chế  và cấm người dân không được ra nơi cưỡng chế.
5h39: xã Phụng Công báo có người bị công an đánh.

Nóng: Sáng mai 24.4 chính quyền Hưng Yên sẽ tiến hành cưỡng chế cho dự án Ecopark bằng mọi giá

TTHN tổng hợp
-
(Tin cập nhật liên tục)
.
Sáng nay, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức họp báo. Tỉnh thông báo sẽ huy động mọi nguồn lực và sức mạnh trong đêm nay và rạng sáng mai để cưỡng chế bằng được khu vực ba xã Cửu Cao, Phụng Công và Xuân Quan thuộc huyện Văn Giang cho dự án Ecopark. Được biết chính quyền Hưng Yên sẽ tiến hành cưỡng chế cho dự án Ecopark bằng mọi giá vì lý do đất Ecopack chưa cưỡng chế được mà các “nhà đầu tư” đã rao bán và nhận tiền đặt cọc của khách hàng.
15h35‘ – Tin từ CTV liên quan việc có hay không cuộc cưỡng chế ở Văn Giang vào ngày mai 24/4 cho dự án Ecopark: “Khu vực xã Cửu Công, Phụng Công đã dựng lều, chặn đường bằng củi, rơm.” Đề nghị các cơ quan chức năng khẩn cấp cử người xuống khuyên giải bà con, tránh để bùng nổ vụ án có nguy cơ còn lớn hơn Tiên Lãng nhiều.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên hôm nay thông báo sẽ tiến hành cưỡng chế cánh đồng 70 ha của xã Xuân Quan, huyện Văn Giang để lấy đất cho dự án khu đô thị Ecopark, trong khi người dân vẫn kiên quyết giữ đất.
Bổ sung lúc 17h30: Họp báo tại UBND tỉnh Hưng yên. Bùi Huy Thành, Chánh VP UBND tỉnh Hưng Yên và Đặng Bích Thủy Chủ tịch huyện Văn Giang tuyên bố: Mọi việc làm của chính quyền đều đúng. Dân chống lại thì phải cưỡng chế. Lực lượng gồm công an viên của tất cả các xã trong huyện – trừ 3 xã bị cưỡng chế. Bộ CA đưa toàn bộ Học viên của 2 trường Cảnh sát. Tất cả mặc cảnh phục để không nhầm lẫn trong cưỡng chế. Sẽ đào một con hào ngăn cách giữa khu dân cư và đất dự án. Muộn nhất là sẽ tiến hành vào sáng mai.

Ngôn ngữ báo chí đang bị đánh tráo

Lê Dũng
Tuy nhiên, nếu tờ báo nào nói rằng ngư dân Việt nam đã được trả về Việt nam từ Hoàng sa thì có nghĩa là Hoàng sa không phải là của Việt Nam?
Tin về 21 ngư dân Việt nam bị Trung quốc bắt giữ gần tháng nay trên các báo hiện rất có nhiều vấn đề cần phải rút kinh nghiệm. Báo thì bảo: “21 Ngư dân Việt nam được thả”, báo thì bảo: “21 ngư dân được về Việt nam ” v.v và v.v…
Nếu đọc qua thì không có vấn đề gì, ai cũng hiểu là 21 ngư dân bị Trung quốc bắt giữ, thu hai tàu cá và đòi tiền chuộc như báo đăng, ngoại giao Việt nam và công luận đã liên tục đấu tranh, phản đối việc làm phi pháp của phía Trung quốc. Trước áp lực dư luận họ đã phải trả tự do cho 21 ngư dân và một tàu, một tàu còn lại hiện họ vẫn đang giữ.
Tuy nhiên, nếu tờ báo nào nói rằng ngư dân Việt nam đã được trả về Việt nam từ Hoàng sa thì có nghĩa là Hoàng sa không phải là của Việt Nam?

Không còn gọi Việt Tân là khủng bố


Báo Người Lao Động hôm loan tin về vụ xét xử Điếu Cày, Anh Ba Sài Gòn và Tạ Phong Tần vào ngày 17 tháng 4 gây chú ý về nhân quyền quốc tế. Tuy phiên toà đã được hoãn nhưng Hoa Kỳ đã nhân đó kêu gọi Việt Nam thả ba anh chị này vô điều kiện. Đặc biệt bộ phận theo dõi nhân quyền của bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã đặt anh Điếu Cày trong danh sách ba nhân vật truyền thông bị áp bức điển hình nhất hiện nay.

23/4/12

Điều khó ngờ nhất ở làng sách Việt Nam

Các cơ sở in ngoài giấy phép kinh doanh thì không cần bất cứ một loại giấy phép nào khác trong khi một quán phở ngoài giấy phép kinh doanh còn cần phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Sách lậu bày bán tràn lan trên vỉa hè đường Phạm Văn Đồng

Kinh hoàng sách chiết khấu 80%

Đường Phạm Văn Đồng là một trong những nơi sách lậu, sách giả được bán ngang nhiên trong các hiệu sách và lan tràn trên vỉa hè. Chiêu thức "đại hạ giá" của các cửa hàng đã thu hút rất nhiều sinh viên, học sinh và đôi khi còn có cả công nhân viên chức nhà nước tới mua.

Quân đội Philippines sẵn sàng bảo vệ đất nước’

Một quan chức quân sự Philippines tuyên bố binh lính nước này sẵn sàng bảo vệ đất nước nếu bị Trung Quốc tấn công ở bãi đá ngầm Scarborough hay những vùng lãnh thổ tranh chấp khác.


Tuy nhiên, vị quan chức này khẳng định, ông mong muốn tranh chấp được giải quyết bằng biện pháp hòa bình thông qua phân xử quốc tế.

Phát biểu trong buổi lễ khánh thành một trường học do quân Phippines và Mỹ tham dự cuộc tập trận Balikatan (vai kề vai) xây dựng, Chỉ huy Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Tây Juancho Sabban nhấn mạnh rằng, quân đội nước ông sẵn sàng bảo vệ người dân và quốc gia trong trường hợp nếu bị Bắc Kinh tấn công xung quanh chuyện tranh chấp.

“Nếu điều đó xảy ra, đó sẽ là cuộc chiến tranh với quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền của chúng tôi”, tướng Sabban nói. Nhưng ông cho rằng, tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc nên được giải quyết bằng phương cách hòa bình, cho dù binh lính Philippines sẽ không lùi bước nếu bị tấn công.

Vị tướng này khẳng định, tình hình hiện tại “có những diễn biến xa hơn” và chính phủ quốc gia yêu cầu quân đội tỏ rõ lập trường, sau đó “như những người lính, chúng tôi sẽ lên tiếng như những gì các nhà lãnh đạo quốc gia kêu gọi”.

Nói về cuộc tranh chấp xung quanh bãi đá ngầm Scarborough, ông Sabban cho rằng: “Nếu họ viện dẫn lịch sử, chúng tôi còn có nhiều hơn thế. Bãi đá ngầm Scarborough là một phần lãnh thổ của Philippines và tôi không nghĩ rằng, họ (Bắc Kinh) nên tuyên bố chủ quyền ở đó”.

Vị tướng đã đáp trả một cảnh báo từ Trung Quốc cho rằng, cuộc tập trận quân sự Balikatan đang diễn ra giữa Mỹ và Philippines có thể dẫn đến xung đột vũ trang với Trung Quốc. Ông Sabban khẳng định, tập trận được tổ chức suốt 28 năm qua.

Ông khẳng định: “Chúng tôi sẽ hành động trước bất kỳ mối đe dọa nào, không chỉ đến từ Trung Quốc. Lực lượng vũ trang Philippines luôn kiên định bảo vệ lãnh thổ của mình”.

Về phần mình, Chỉ huy lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ ở Thái Bình Dương Duane Thiessen tuyên bố, Mỹ sẽ không ngừng cuộc tập trận hàng năm với Philippines.

Ông bác bỏ quan điểm của Trung Quốc rằng, cuộc diễn tập là một phần thể hiện chiến lược duy trì hiện diện của Mỹ ở Thái Bình Dương: “Mỹ chưa bao giờ rời khỏi Thái Bình Dương, chúng tôi không bao giờ muốn rời khỏi Thái Bình Dương và chúng tôi sẽ ở lại nhiều năm nữa”.

Các nước khác cần lên tiếng với TQ

Xung quanh cuộc đụng độ mới nhất xảy ra giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi đá ngầm Scarborough ở Biển Đông, Ngoại trưởng Philippines hôm 22/4 đã thúc giục các quốc gia khác bày tỏ rõ ràng lập trường về hành động khiêu khích mới của Trung Quốc.

"Kể từ khi tự do hàng hải và thương mại không bị cản trở ở Biển Đông trở nên rất quan trọng với nhiều quốc gia, thì tất cả cần xem xét những gì Trung Quốc đang gắng sức thực hiện ở bãi đá ngầm Scarborough”, ông Albert del Rosario nói. "Tất cả, không chỉ là Philippines, cuối cùng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu chúng ta không tỏ rõ lập trường về vấn đề này”, ông viết trong một tin nhắn SMS gửi tới các phóng viên.

Ông nhấn mạnh rằng, các nỗ lực của Trung Quốc nhằm tuyên bố chủ quyền với toàn bộ Biển Đông như vùng lãnh thổ của họ là “hoàn toàn vô căn cứ”.

Tuyên bố của Ngoại trưởng Philippines đưa ra giữa lúc căng thẳng ngày một leo thang sau khi Trung Quốc điều động thêm các tàu tới bãi đá ngầm Scarborough - chỉ cách đảo Luzon của Philippines khoảng 230km.

Theo bản đồ mà hải quân Philippines cung cấp cho báo chí, điểm đất liền gần nhất của Trung Quốc với bãi Scarborough là tỉnh Hải Nam cũng cách phía tây bắc bãi đá ngầm đến 1.200km.

Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông khi viện dẫn những bằng chứng lịch sử, kể cả các vùng nước sát gần bờ biển của Philippines và các quốc gia Đông Nam Á khác.

Vụ việc mới nhất xảy ra giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông bắt đầu từ 8/4 khi Philippines phát hiện ra 8 tàu cá Trung Quốc tại bãi đá ngầm Scarborough và cử tàu chiến tới bắt giữ ngư dân Trung Quốc.

Bãi đá ngầm Scarborough hình móng ngựa là một trong số hàng trăm hòn đảo, bãi đá ngầm tranh chấp ở Biển Đông - vùng biển được tin là giàu trữ lượng dầu và khí, nguồn cá và có những tuyến vận chuyển quan trọng nhất thế giới. Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền với hầu hết vùng biển này, dù Philippines và những nước khác cũng khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.

Thái An (tổng hợp)
Ảnh: armchairgeneral

Linh Mục Giuse Nguyễn Văn Bình gửi tường trình đến công an huyện Chương Mỹ

LM. Nguyễn Văn Bình
-
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Về việc: khủng bố, có hành động giết người và hủy hoại, cướp bóc tài sản công dân ngày 14/4/2012 tại thôn Xuân Sen – xã Thủy Xuân Tiên – huyện Chương Mỹ
  • Kính gửi: Công an Huyện Chương Mỹ – Thành phố Hà Nội
Tôi là Nguyễn Văn Bình – Linh Mục Đoàn Địa Phận Hà Nội.
Tôi nhận được giấy Triệu tập (Lần 1) của Công an huyện Chương Mỹ để thẩm vấn về việc xảy ra sáng ngày 14/4/2012 tại thôn Xuân Sen – xã Thủy Xuân Tiên. Tôi rất mong tới để trực tiếp bày tỏ chi tiết diễn biến vụ việc xảy ra trong tư cách một người bị hại. Tuy nhiên, vì tình trạng sức khỏe không cho phép, thay sự hiện diện tại Phòng công an huyện Chương Mỹ hôm nay, tôi gửi tới đây bản tường trình này của tôi:

Hai đám tang tiễn người “dưng”

Phương Bích
Mới cuối tháng trước, mình vừa đưa tiễn một người “dưng”. Một cuộc tiễn đưa của rất nhiều người dưng với một người, không ồn ào nhưng lại rất nhiều nước mắt tiếc thương.
Còn hôm nay, mình lại đi đưa tiễn một người “dưng” khác, người chưa một lần gặp mặt nhưng biết đến qua mạng – mẹ của Paul Lê Sơn, chàng thanh niên công giáo xứ Thanh, người từng nhiều lần lặn lội ra tận Hà Nội vào những ngày chủ nhật của mùa hè năm ngoái, chỉ để được tham gia vào những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn, người đã bị chính quyền bắt đưa đi biệt tích hơn nửa năm nay mà không ai biết lý do.

Quản lý Internet mới ở VN: Kể cả nói tục cũng sẽ bị xử lý Hình sự!

Trịnh Hữu Long

-Quy định vậy có đảm bảo bí mật đời tư cho công dân?
+ Nói đăng ký thông tin cá nhân không có nghĩa là đăng ký tên tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân… Đăng ký như thế nào thì sẽ có hướng dẫn sau. Nhưng việc đăng ký làm sao phải bảo đảm là đơn vị cung cấp dịch vụ cũng không biết thông tin thật của anh mà chỉ biết dưới dạng một mã số, một nickname nào đấy thôi. Chỉ có cơ quan chức năng, cơ quan quản lý Nhà nước mới biết được, để khi cần có thể tham chiếu.
. Cơ quan chức năng đó là cơ quan nào, thưa ông?
+ Trong dự thảo đưa ra thì đó là Bộ Công an.
Ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về sự cần thiết phải có nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng.

Thưa ông, dịch vụ nào là cung cấp thông tin công cộng? Lập trang tin điện tử, lập blog cũng đều là cung cấp thông tin công cộng?
+ Ông Lưu Vũ Hải: Khái niệm thông tin công cộng là một khái niệm rộng. Nghị định điều chỉnh chung việc đưa thông tin lên mà anh công khai cho mọi người, anh đưa lên theo cái cách anh không cần biết ai là người dùng. Tạm hiểu là như vậy.
 . Xuất phát từ lý do nào mà chúng ta lại đưa ra dự thảo này?
+ Từ yêu cầu thực tiễn của chính sự phát triển của mạng Internet, của cộng đồng Internet và mong muốn đối với các cơ quan quản lý, làm sao tạo ra một môi trường Internet thật sự lành mạnh. Internet có ích trong việc cung cấp thông tin nhưng ngược lại cũng là môi trường rất dễ bị lạm dụng, lợi dụng để cung cấp thông tin theo những hướng xấu. Nhẹ thì gọi là thông tin thất thiệt. Nặng hơn thì là xúc phạm danh dự cá nhân, tổ chức. Nặng hơn nữa thì là thông tin lừa đảo, thậm chí là chống phá Nhà nước. Tất cả những cái đó đòi hỏi phải có một cái gì đó để đảm bảo anh sẽ phải chịu trách nhiệm về thông tin anh đưa lên.
. Trong thực tiễn sử dụng mạng ở Việt Nam, tôi giả sử có 100 người dùng mạng thì tỉ lệ người lạm dụng Internet, theo đánh giá của Cục hoặc theo một điều tra nào đấy, khoảng bao nhiêu?
+ Thật ra thì cũng chưa có điều tra, khảo sát xã hội học nào về chuyện đó nhưng mình phải thấy thế này: Mặc dù tỉ lệ vi phạm có thể là thấp nhưng hậu quả sẽ càng ngày càng lớn, càng ngày càng nghiêm trọng. Người ta nói là xây thì khó mà phá thì dễ là vậy.
Nói tục sẽ bị xử lý
. Tôi thấy băn khoăn: Trong bối cảnh khó khăn về kinh tế thì tâm trạng của người dân có nhiều bức xúc. Nhiều phát ngôn trên mạng có thể thuần túy là xuất phát từ sự bất mãn, họ nói năng, văng tục… Không hiểu những trường hợp đó có bị xử lý không?
+ Chắc chắn sẽ bị xử lý. Đến mức độ văng tục thì đương nhiên là phải xử lý rồi. Vi phạm thuần phong mỹ tục của Việt Nam, đấy là một trong những điều cấm.
. Nhưng trên thực tế thì người ta cũng văng tục ngoài đời rất nhiều. Đến xả stress, “chém gió” trên mạng mà cũng bị xử lý?
+ Cơ quan quản lý không phải lúc nào cũng đủ người, không phải lúc nào cũng có thể theo dõi thường xuyên được. Nhưng ta phải định hướng. Chính sách xét đến tận cùng là mang tính giáo dục. Có thể có những trường hợp sai phạm chưa bị phát hiện, chưa bị xử lý. Nhưng không có nghĩa là pháp luật dung túng chuyện đó và người dùng dần dần hiểu được điều đó thì người ta có thể tự điều chỉnh.
. Quy định vậy có đảm bảo bí mật đời tư cho công dân?
+ Nói đăng ký thông tin cá nhân không có nghĩa là đăng ký tên tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân… Đăng ký như thế nào thì sẽ có hướng dẫn sau. Nhưng việc đăng ký làm sao phải bảo đảm là đơn vị cung cấp dịch vụ cũng không biết thông tin thật của anh mà chỉ biết dưới dạng một mã số, một nickname nào đấy thôi. Chỉ có cơ quan chức năng, cơ quan quản lý Nhà nước mới biết được, để khi cần có thể tham chiếu.
. Cơ quan chức năng đó là cơ quan nào, thưa ông?
+ Trong dự thảo đưa ra thì đó là Bộ Công an.
. Giả sử có một blogger nào đó lên mạng chỉ trích chính sách thu phí của Bộ Giao thông vận tải thì có bị xử lý không, theo nghị định này?
+ Cái đó phải căn cứ vào nội dung cụ thể. Anh có quyền phân tích, đóng góp ý kiến nhưng phải trên tinh thần xây dựng. Anh không được phỉ báng, bôi nhọ, xúc phạm người ta.
. Giả sử họ nói vị quan chức nọ không có năng lực…
+ Bạn không thể ví dụ bằng việc cắt cả câu ra khỏi bối cảnh. Nếu nói câu đó trong một bối cảnh phù hợp thì có thể chấp nhận được. Nhưng cứ rêu rao câu đó, lặp đi lặp lại 100 lần thì lại thành bêu riếu người ta. Vấn đề là câu nói được thể hiện trong môi trường nào.
. Như thế thì việc phân tích xem một câu nói nào đó có phạm luật không sẽ hơi phức tạp phải không, thưa ông?
+ Đương nhiên. Từ trước đến nay bao giờ cũng thế, ngay cả ra tòa người ta còn phải xử, phải phân tích cơ mà. Ngôn ngữ đâu phải là cái máy để có thể nói một là một, hai là hai. Vấn đề là tính định lượng của nó không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nhưng chuẩn mực về văn hóa, đạo đức xã hội thì lúc nào cũng có. Làm sao phải đảm bảo được chuyện đó.
. Theo quy định của pháp luật thì trong các vấn đề như danh dự, nhân phẩm, uy tín, lợi ích của chủ thể nào thì chủ thể đó tự tìm cách bảo vệ. Ví dụ, một cá nhân bị một cá nhân khác xúc phạm thì bản thân họ phải tự tìm cách bảo vệ mình và khi ra tòa, nghĩa vụ chứng minh ai xúc phạm, xúc phạm như thế nào… thuộc về họ. Cũng chỉ bản thân họ mới biết được là thông tin đó có gây thiệt hại cho mình hay không. Thế thì nếu tôi lập nickname, tôi nói xấu một người khác, Nhà nước có can thiệp vào việc ấy không?
+ Nhà nước can thiệp khi có khiếu nại về thiệt hại. Đây là quan hệ dân sự. (PV nhấn mạnh). Khi có một bên khiếu nại với cơ quan chức năng rằng cái này gây hại cho tôi thì Nhà nước phải can thiệp xem anh khiếu nại có đúng không? Đúng thì xử lý, mà sai thì cũng có quy định. Nhà nước vẫn xử nhưng chỉ xử trên cơ sở có kiến nghị, xem cái này có gây ảnh hưởng, gây hại cho ai không. Nếu không ai kiến nghị, không ai kêu thì làm sao mà biết nhưng có kiến nghị thì phải xem xét.
. Giả sử người dùng nọ đăng tải thông tin công cộng lên Facebook, chúng ta lại yêu cầu Facebook phải cung cấp thông tin của người đó, e là hơi khó khả thi.
+ Luật pháp của chúng ta điều chỉnh những hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, chứ ta làm sao điều chỉnh được hoạt động của doanh nghiệp bên Mỹ.
. Nhưng là dịch vụ cung cấp qua biên giới, Facebook vẫn cung cấp dịch vụ ở Việt Nam mà không cần phải có mặt ở Việt Nam kia mà?
+ Nếu họ cung cấp dịch vụ ở Việt Nam, họ đăng ký theo luật Việt Nam thì họ phải tuân thủ nghị định này. Không đăng ký thì là chuyện khác.
. Vậy có khả năng rất lớn là người dùng Internet Việt Nam bỏ các nhà cung cấp trong nước mà đi tìm nhà cung cấp nước ngoài. Điều này có thiệt thòi cho chúng ta không?
+ Cũng có thể là thiệt. Nhưng cũng chưa chắc đã là thiệt vì cái xu thế này dần dần sẽ không phải chỉ có ta áp dụng. Chắc chắn như thế. (?)
. Ở Mỹ và châu Âu có khái niệm “quyền phát ngôn nặc danh”. Đã có trường hợp một nickname nói xấu một doanh nghiệp và gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp yêu cầu tòa án điều tra nickname đó nhưng bị tòa án phủ quyết. Ông bình luận thế nào về phán quyết này?
+ Đây là sự phát triển của xã hội. Có thể ở thời điểm ban đầu người ta chưa thấy vi phạm là thường xuyên và gây hậu quả nghiêm trọng, nên chưa đặt vấn đề là phải xử lý nó. Nhưng nếu những vi phạm đó thường xuyên xảy ra hơn và hậu quả càng ngày càng lớn hơn thì phải điều chỉnh luật pháp để xử lý những vấn đề đó.
. Xin cảm ơn ông.
Theo: PLTP

21 ngư dân Quảng ngãi về đất liền an toàn

Một tàu cá đang cập bến ở Quảng Nam (minh họa)
Việt Hà
-
Nó đánh bằng roi điện, rồi nó dùng giày nó đá, nó đá nhiều lắm, hiện bây giờ em sụt nhiều lắm. Và tài sản của bọn em nó lấy đi cả gần 1 tỷ bạc. – Anh Lê Lớn

22/4/12

Thư của em Nguyễn Huyền Anh về việc công an côn đồ phá nhà nuôi trẻ mồ côi

"Chúng con vẫn không biết rồi mình sẽ sống ra sao? Ngày mai sẽ như thế nào? Cuộc sống của chúng con sẽ đi về đâu? Thậm chí khi ra đường chúng con cũng phải sợ hãi vì họ luôn theo dõi và đe dọa chúng con. Những người lớn lo lắng chúng con sẽ bị bắt đi và bị ném đá. Cái cách mà những cán bộ xã Thủy Xuân Tiên nhìn chúng con thể hiện rằng họ muốn chúng con biến mất khỏi thế giới này và họ sẽ không từ bất cứ một thủ đoạn nào, ngay cả cho đến bây giờ họ vẫn tiếp tục tháo dỡ và đập phá, họ để biển cấm chúng con bước vào khu đất của mình, ngày đêm họ canh giữ ở đó, họ mắc võng ở đó để ngủ..." 

Niềm đau cuối trời


Gởi blogger Paulus Lê Văn Sơn để thay lời phúng điếu ngày Mẹ của anh qua đời

Miền quê trông ngóng âm thầm 
Thương con không biết giam cầm nơi nao 
Đêm nay tiếng nấc nghẹn ngào 
Mẹ tuy khuất núi vẫn đau cuối trời… 


Facebook Twitter Stumbleupon More