Giới Thiệu

Blog Luật của Sự Thật là một trang blog đăng tải các tin tức bài vỡ liên quan đến những sự kiện bất công, lạm dụng luật pháp hiện đang xảy ra tại Việt Nam.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 1

Xin nhấn vào đây để đọc tập 1 về quyền biểu tình.

Chân dung ông Nguyễn Đức Kiên

Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy nửa năm, Sacombank đã nằm gọn trong tay của nhóm “bố già” Nguyễn Đức Kiên.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 2

Xin nhấn vào đây để đọc tập 2 về quyền hội họp, lập hội, lập đảng.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 3

Xin nhấn vào đây để đọc tập 3 về quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin.

30/11/12

Asean cảnh báo kế hoạch khám tàu của TQ


Tổng thư ký Asean Surin Pitsuwan kêu gọi các bên kiềm chế

Người đứng đầu Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Asean) tuyên bố kế hoạch của Trung Quốc nhằm kiểm soát tàu qua lại khu vực tranh chấp trên Biển Đông có thể làm gia tăng căng thẳng.

Tổng thư ký Surin Pitsuwan nói với Reuters rằng kế hoạch của Bắc Kinh "là sự kiện bước ngoặt".

Tờ China Daily hôm thứ Năm đưa tin quy định mới, có hiệu lực từ ngày 1/1, sẽ cho phép cảnh sát tỉnh Hải Nam khám xét tàu thuyền tiến vào vùng biển Trung Quốc "bất hợp pháp".

"[Sự việc này] chắc chắn là một bước cao hơn của sự việc vốn đã ngày càng căng thẳng," ông Pitsuwan nói với Reuters.

"Rất cần phải kiềm chế và xem xét diễn biến này một cách bình tĩnh và lắng nghe quan ngại của mọi bên."

Thông báo của Trung Quốc được đưa ra trong thời điểm các nước trong khu vực đang phản ứng giận dữ về hộ chiếu mới của Trung Quốc in bản đồ hình lưỡi bò.

Việt Nam và Philippines cũng từ chối đóng dấu lên hộ chiếu mới của Trung Quốc, mà chỉ cấp thị thực trên một tờ rời.

Trung Quốc trấn an

Trước tin về việc kiểm soát tàu qua lại ở Biển Đông, Trung Quốc nói nước này "xem trọng" vấn đề tự do đi lại trên Biển Đông.

"Mọi quốc gia đều có tự do đi lại ở Biển Nam Trung Hoa theo đúng luật pháp quốc tế," người phát ngôn Hồng Lỗi nói tại một cuộc họp báo hôm thứ Sáu.

Nhưng ông Hồng từ chối giải thích thêm về quy định mới.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố đã yêu cầu ngoại trưởng nước ông xác minh.

Ông nếu nếu việc này được xác nhận, Philippines sẽ chính thức phản đối.

Ông Aquino tuyên bố Trung Quốc sẽ khó thực hiện quyết định kiểm soát tàu bè vì nó đi ngược lại Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển.

Đảng là Bà của Luật Pháp

Lê Quốc Quân - Chúng ta thường xuyên nghe cụm từ “Đảng và Nhà nước”. Tại sao phải đưa từ Đảng vào cụm từ đó và đứng trên Nhà nước, làm nhà nước mất thiêng, vừa tốn kém giấy mực vừa gây nhầm lẫn cho quốc tế ? (vì đảng tiếng anh còn có nghĩa là bữa tiệc )

Phải dùng cụm từ đó là vì nhân dân Việt Nam đang “một cổ hai tròng”, có 2 bộ máy song trùng đè đầu cưỡi cổ. Cứ bên Chính phủ có một “Bộ” là bên Đảng có một “Ban”. “Ban” chỉ đạo còn “Bộ” thực hiện. Dân phải kiếm tiền nuôi hai người tự nhận là lãnh đạo cỡi trên lưng, thỉnh thoảng lại có một cái bóng nằm giữa cũng tự xưng là lãnh đạo.

Công khai lấy tiền của dân

Điều 46 điều lệ của Đảng cộng sản, có quy định là: “tài chính đảng gồm các nguồn thu từ: Đảng phí, hoạt động kinh tế của Đảng và ngân sách Nhà nước”. Đảng phí thì ít, hoạt động kinh tế thì lỗ, thậm chí phải bù thêm. Phần nhiều nhất, quan trọng nhất cho hoạt động của đảng là là đến từ ngân sách Nhà nước.

Khi cần tiền thì đảng sang Bộ tài chính lấy và hầu hết chi bằng tiền mặt. Hoạt động của Đảng có ghi ra thành mục, tương ứng với các dòng vốn chi cho các hoạt động đó nhưng một số cơ quan của trong ngành an ninh, nội chính còn lấy lý do bảo mật thậm chí không ghi hạng mục và hạn mức, tự “vẽ” dự án, chuyên án cho riêng mình để chi tiêu.

Cho đến nay dân chưa bao giờ được nhìn thấy báo cáo kiểm toán công khai xem cơ quan Đảng đã sử dụng bao nhiêu tiền của dân và chi tiêu về vấn đề gì ?. Người dân không ai biết được ngoại trừ bộ phận kinh tài của đảng, và các đơn vị đi thanh tra, kiểm tra với nhau. Kiểm toán Nhà nước thì cũng đưa thông tin nhỏ giọt và có mục đích riêng.  

Tại sao nhân dân lại phải đóng thuế nuôi đảng ? Có người đã hỏi điều này ở đại hội thì ông Đỗ Mười khi đó là tổng bí thư trả lời là: “Đảng lãnh đạo dân thì nhận lương của dân là hợp lý”. Nhưng dân có cần đảng lãnh đạo không khi họ đã có Nhà nước ?. Nghiêm trọng hơn là sau này nếu có một đảng nào đó lên lãnh đạo rồi học theo cách đảng Cộng sản cũng đòi tiền ngân sách thì sao ?

Tóm lại ta có thể hình dung Mẹ Việt Nam hằng ngày, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, nhưng lại phải cõng trên lưng 2 người rất béo, rất khỏe và ông nào cũng đòi lãnh đạo. Một ông thì lãnh đạo bằng Nghị quyết còn ông kia thì bằng Luật pháp, mẹ giống như con trâu đã bị xâu mũi kéo cày, hai bên 2 dây thừng, thỉnh thoảng ông lãnh đạo này lại giật sang bên trái, lúc thì ông khác ghì về bên phải.

Đảng là “bà” của luật


Một điều tréo cẳng ngỗng nữa là Quốc hội làm ra luật và Điều 4 Hiến pháp cũng quy định là đảng hoạt động “trong khuôn khổ Hiến Pháp và pháp luật”.Nhưng quốc hội lại phải dựa vào Nghị quyết để làm luật. Đảng nằm trong luật, luật nằm trong Nghị quyết nhưng Đảng lại “đẻ” ra Nghị quyết. Điều đó nghĩa là Đảng là “bà”, luật là “cháu” nhưng bà lại nằm trong bụng cháu.

Điều này dẫn đến sự thất bại thảm hại về thực tiễn. Lý do là thực tiễn rất sinh động và đời sống xã hội phải thay đổi luôn luôn. Như Tố Hữu đã nói cái “hòn máu đỏ” vô tổ quốc, vô gia đình (không quê hương sương gió tơi bời) đó cũng phải lớn lên, thay đổi, chạy theo để “rượt đuổi” thực tiễn phát triển xã hội và ban hành ra “Nghị Quyết” mới, từ Nghị quyết đó lại đi xây dựng Luật mới. Như vậy là bắt đầu lại khởi tạo một vòng tròn lập quy ngẫu hứng và nhiều khi mang tính phản động cao.

Đất nước đã có luật thì cứ theo luật mà làm, sao lại còn phải có Nghị Quyết. Chính việc ban hành các Nghị quyết đã thể hiện rõ tính chất lâm thời của đảng. Cứ tưởng có cả Nghị Quyết và cả Luật thì chắc ăn nhưng thực ra chính là nơi tạo ra khe hở. Sau đây là ví dụ thoát hiểm.

Đồng chí X thắng hai kiện tướng

Đồng chí X vừa là một uỷ viên BCT vừa là Thủ tướng, ngài tồn tại với 2 tư cách và chuyên môn khác nhau, thậm chí đôi khi trái ngược nhau. Với tư cách là ủy viên BCT, đồng chí X cùng 13 người khác ra một Nghị quyết. Sau đó đồng chí X dựa vào Nghị quyết để thực hiện với tư cách là Thủ tướng. Khi hậu quả xảy ra, lẽ ra đồng chí X, với tư cách là ủy viên BCT thì phải “chịu trách nhiệm chính trị theo nghị quyết” và với tư cách là Thủ tướng ông phải“chịu trách nhiệm pháp lý theo luật”

Thế nhưng ông đã thắng cả 2 cửa. Trong Đảng Đồng chí X bảo tôi làm theo “quy định của pháp luật” và chịu trách nhiệm pháp lý vì Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp Luật. Ông cũng không quên giải trình về sự liên quan của 13 vị khác trong một trách nhiệm pháp lý chung theo luật định. Nhưng khi ở diễn đàn quốc hội, nơi dân chúng quan tâm và bàn về Luật và trách nhiệm pháp lý thì Đồng chí X lại khẳng định là mình theo đảng, làm theo Nghị quyết của Đảng và “chịu trách nhiệm chính trị với đảng”.

Điều này làm cho chúng ta nhớ lại một câu chuyện là cậu bé đánh thắng cả 2 nhà quán quân. Một kiện tướng cờ và một kiện tướng bài Poker. Chính cậu bé thách đấu cả 2 và khi cậu bé chạy đi chạy lại giữa 2 toa tàu là lúc cậu dùng kiến thức của kiện tướng này để đánh với người kia và ngược lại.

Đồng chí X đã dùng kiến thức kinh tế, pháp lý của mình để nói rất đúng trong  nội bộ đảng về Luật, sau đó lại chạy sang Quốc hội để đáp lại quốc hội tại diễn đàn chung theo Nghị quyết.

Phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Hiến pháp và Pháp luật phải đại diện cho công lý, là nền tảng vững chắc cho đất nước và con người phát triển. Nó không phải là một ông kễnh với bộ não của một cậu bé vừa muốn nhận mình là khiêm tốn lại thích phán ra những điều kinh thiên động địa cho mai sau.

Và để không còn một cổ hai tròng, để đảng không còn lấy tiền dân chi tiêu cho riêng mình, không còn ai làm sai và thoát hiểm nữa thì Quốc hội phải độc lập làm ra luật, chính phủ thực thi luật và tòa án đứng ra canh giữ luật đó. Các cơ quan phải độc lập và đối trọng lẫn nhau thì mẹ Việt Nam mới đỡ bị một lúc 2 kẻ xâu mũi dắt đi lung tung theo chủ trương đầy ngẫu hứng như kẻ say rượu.

Suy nghĩ về về bản chất dân chủ của bầu cử


Lê Quang Việt (LCST) - Điểm 3 Điều 21 Tuyên ngôn thế giới nhân quyền mà Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1948 đã nêu rõ: “Ý chí của nhân dân phải là cơ sở của quyền lực của nhà nước. Ý chí này thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và chân thực, tổ chức theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín hoặc bằng những tiến trình bầu cử tự do tương đương”.
Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Quyền lực của nhân dân là tối thượng. Bản thân nhà nước không “tự nhiên” có quyền mà do nhân dân ủy quyền; quyền lực của người cầm quyền có thể bị tước bỏ, quyền lực của nhân dân thì không ai có thể tước bỏ nó đi được. Điều đáng nói ở đây là, mặc dù hành vi bầu cử rất đơn giản, nhưng vai trò, ý nghĩa của bầu cử lại rất to lớn, là hoạt động cụ thể và thiết thực nhất của quyền lực nhân dân.
Dân chủ xét dưới góc độ tổ chức bộ máy nhà nước có nghĩa là nhân dân chính là chủ thể của quá trình tổ chức. Trong thế giới hiện đại, chính quyền thành lập không qua bầu cử - như bằng đảo chính quân sự - dù nhằm mục đích gì (kể cả được coi là chính đáng, như chính quyền cũ quá thối nát), thường không được các quốc gia, các tổ chức quốc tế công nhận, hoặc nếu có thì sự thừa nhận cũng hết sức dè dặt. Ngược lại, một chính quyền do người dân thành lập thông qua bầu cử theo những nguyên tắc tiến bộ: tự do, công bằng và trung thực, thì về nguyên tắc, chính quyền đó được coi là hợp pháp và được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế. Ý chí nhân dân là vấn đề quan trọng nhất của bầu cử bởi vì chỉ khi bầu cử mang ý chí nhân dân thì ý nghĩa dân chủ đích thưc của nó mới đạt được. Như vậy, chỉ bằng ý chí nhân dân thể hiện trong bầu cử, chính quyền mới được hợp pháp hóa. 
Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình. Trong nhà nước dân chủ, bầu cử được tiến hành để xác định quyền cho những người đại diện nắm giữ những cương vị chính trị. Một vấn đề quan trọng của Luật Hiến pháp là việc nhân dân lựa chọn đại diện của mình để giữ những chức vụ đại biểu ở trung ương và địa phương. Vì thế việc phản ánh trung thực ý chí của nhân dân là vấn đề cốt lõi của mọi cuộc bầu cử.
Như vậy, ý chí của nhân dân chính là nền tảng của quyền lực nhà nước. Thông qua bầu cử, nhân dân chọn lựa cho mình người đại diện và ủy thác quyền lực cho họ. Nói cách khác, cơ quan đại diện nhận quyền lực từ nhân dân và thay mặt nhân dân để thực hiện quyền lực (chủ quyền nhân dân) trong bộ máy nhà nước. Chính vì lẽ đó, chính quyền được thành lập thông qua các cuộc bầu cử hợp pháp được cộng đồng quốc tế công nhận.
Vậy những yếu tố nào cần có để cuộc bầu cử mang đúng bản chất dân chủ thiết thực?
Có thể cho rằng, đã nói đến bầu cử như là cách thức thành lập các chức danh nhà nước quan trọng theo ý chí của các thành viên của cộng đồng xã hội thì bầu cử chỉ có ý nghĩa nếu như nó được tiến hành tự do, công bằng, công khai, mở rộng, khách quan và chính xác. Những thuộc tính phải có của bầu cử nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ và là cơ sở của nhau, đôi khi giao nhau vì có chung những biểu hiện và suy cho cùng, cũng là để cho cuộc bầu cử thực sự dân chủ: kết quả của bầu cử là sự thể hiện ý chí chung của nhân dân, không phải ý chí nhà nước hay bất kỳ tổ chức nào đang tồn tại, kể cả các tổ chức có vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị.
Các yêu cầu cơ bản bảo đảm ý chí nhân dân trong bầu cử đã được nhân loại quan tâm trong nhiều thập niên và đã được đúc rút, tổng kết. Đó là việc phải duy trì các nguyên tắc bầu cử một cách thực chất bao gồm: phổ thông, bình đẳng và bỏ phiếu kín. Điều 25 Công quốc tế về quyền dân sự - chính trị 1966 khẳng định lại một lần nữa quan điểm công dân có quyền và cơ hội để “bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ ý nguyện của mình”.
Bầu cử là phương thức hợp pháp hóa chính quyền văn minh tiến bộ và do đó cũng có tính phổ biến nhất trong thời đại ngày nay. Sự xuất hiện của một chính quyền mới hay nói cụ thể hơn là những người đại diện mới do dân thành lập theo định kỳ, qua một cuộc bầu cử công khai, rộng rãi và khách quan được coi là việc trao quyền hợp pháp, được đón nhận một cách tự nhiên trong hoạt động chính trị và trong quan hệ quốc tế. khi nào các quyền con người được tôn trọng và có cơ chế bảo vệ và thực thi trong một xã hội dân sự phát triển và một nền pháp quyền vững mạnh thi bầu cử nhất định sẽ đúng bản chất dân chủ.
Nhận thấy rằng, khi tương quan lực lượng chính trị xã hội chỉ được đánh giá đúng, khách quan nếu bầu cử công khai, không gian lận. Đã gian lận trong bầu cử thì không thể nói đến ý chí nhân dân. Ở các quốc gia phát triển và trong thể chế chính trị đa nguyên đa đảng, nếu như ý chí của nhân dân được phản ánh trung thực, kết quả bầu cử là thước đo của sự phát triển và giá trị của các xu hướng chính trị, phục vụ nhu cầu thông tin chính trị của mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội.
Bầu cử là phương thức hợp pháp hóa chính quyền văn minh tiến bộ và do đó cũng có tính phổ biến nhất trong thời đại ngày nay. Sự xuất hiện của một chính quyền mới hay nói cụ thể hơn là những người đại diện mới do dân thành lập theo định kỳ, qua một cuộc bầu cử công khai, rộng rãi và khách quan được coi là việc trao quyền hợp pháp, được đón nhận một cách tự nhiên trong hoạt động chính trị và trong quan hệ quốc tế.
Hà Nội, Ngày 29 tháng 12 năm 2012
Lê Quang Việt

29/11/12

Cảnh sát Hải Nam đã được trung ương trao quyền ‘khám xét tàu thuyền’ đi vào vùng mà Trung Quốc coi là ‘lãnh hải’ của họ ở Biển Đông.


Các hãng thông tấn nước ngoài từ Bắc Kinh hôm 29/11/2012 cho hay từ 1 tháng 1/2013, cảnh sát tỉnh Hải Nam sẽ "lên tàu và khám xét" thuyền bè nước ngoài.

Họ cũng sẽ cầm giữ tàu thuyền mà phía Trung Quốc cho là "vi phạm lãnh hải" của Trung Quốc.

Cho tới nay, các nguồn nước ngoài đều trích dẫn bản tiếng Anh của báo Trung Quốc, tờ China Daily nói các quy định mới cho phép Hải Nam thực hiện việc khám xét và bắt giữa tàu thuyền nước ngoài từ năm mới.

Tuy vậy, hiện không rõ Trung Quốc muốn nói đến cả các tàu khách và tàu hàng hay các loại tàu thuyền nào nữa.

Dù thế, hãng tin Reuters khi đưa tin này đã viết đây là động thái có thể sẽ làm tăng thêm căng thẳng trong vùng biển ‘Nam Trung Hoa đang tranh chấp’.

Trang của SkyNews ở Anh thì đăng tấm bản đồ ‘lưỡi bò’ với chú thích hiện Trung Quốc ‘đang đòi chủ quyền gần hết biển Nam Trung Hoa’.

SkyNews cũng nói họ nhìn thấy ảnh vệ tinh ghi nhận các hoạt động xây cất của cả Trung Quốc và Philippines đang tăng mạnh ở một hòn đảo thuộc Trường Sa.

'Thật là quá thể'

Nếu đúng thế thì đây sẽ là lo ngại cho Philippines và cộng đồng quốc tế"
Bài của phóng viên Mark Stone từ Bắc Kinh nói tuy các chuyên gia không lo sợ sẽ có xung đột quân sự ngay lập tức tại khu vực Biển Đông, hoạt động ‘gần sát nhau’ của hải quân các nước có thể làm nổ ra vấn đề nghiêm trọng hơn.

Báo chí quốc tế cũng nói Trung Quốc sẽ "thay thế các tàu hải giám mới" để hoạt động trong vùng biển Đông và Hoa Đông, nơi hiện họ có tranh chấp với Nhật Bản về Điếu Ngư/Senkaku.
Reuters hôm 29/11 trích lời giới chức Philippines nói hành động của Trung Quốc từ năm 2013 sẽ "vi phạm quyền hàng hải quốc tế".
Tàu cá của Trung Quốc tại vùng Trường Sa
Trung Tướng hải quân Juancho Sabban nói:
"Thật là quá thể. Trong khi chúng tôi đang tìm mọi biện pháp hòa bình thì họ lại làm thế."
Còn ông Raul Hernandez, phát ngôn viên cho Bộ Ngoại giao Philippines thì nói Bộ của ông còn đang kiểm chứng tin báo chí về quy định mới của Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông nói, nếu đó là sự thật thì "đây sẽ là lo ngại cho Philippines và cộng đồng quốc tế".
Cho đến chiều 29/11 giờ Hà Nội, chưa thấy giới chức Việt Nam lên tiếng về chuyện này.
Động thái mới đây nhất của Trung Quốc cho in đường lưỡi bò trong hộ chiếu điện tử mới cấp cho công dân họ đã gây ra phản đối và hành động đáp trả của nhiều nước châu Á, gồm cả Việt Nam.
Trong những năm qua, đã nhiều lần Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trên Biển Đông thuộc vùng gần Hoàng Sa và có lúc đòi tiền chuộc rồi mới thả họ về.
Nhưng chuyện công bố để cảnh sát Hải Nam lên tàu và khám xét là diễn biến mới.

27/11/12

Lạm phát VN cao nhất trong nửa năm

Lạm phát tháng 11/2012 ở Việt Nam tiếp tục tăng cao so với tháng 10 và cao nhất trong sáu tháng qua

Lạm phát Việt Nam trong tháng 11/2012 lên cao nhất trong sáu tháng qua theo số liệu chính thức cho thấy hôm Thứ bảy.

Lạm phát cao được cho là sẽ gây thêm áp lực bên cạnh những thách thức kinh tế vốn có mà các nhà lãnh đạo của quốc gia Cộng sản đang phải đối mặt.

Theo Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng tăng ước tính 7,08% trong tháng này so với một năm trước đó, sau khi tăng 7,0% trong tháng 10/2012. Đây là mức tăng rõ nét nhất kể từ tháng Năm.

So sánh từng tháng, giá cả đã tăng 0,47% vào tháng Mười Một.

Một quan chức cấp cao của một trong các ngân hàng tư nhân lớn của Việt Nam không muốn nêu danh tính nói với hãng AFP:

"Chính phủ đang thực sự vật lộn để cố kiềm chế lạm phát trong khi muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế."

Theo theo dõi của AFP, Việt Nam vật lộn với nạn tăng giá ở mức hai con số trong suốt nhiều năm nhưng sau một chuỗi tăng lãi suất được ngân hàng trung ương đưa ra nhằm ngăn chặn nền kinh tế quá nóng, lạm phát hàng năm giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm với khoảng 5,0% vào tháng Tám, so với đỉnh cao lên tới 23% một năm trước đó.
"Chính phủ đang thực sự vật lộn để cố kiềm chế lạm phát trong khi muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế"
Một quan chức ngân hàng tư nhân

Giới chức từ đó đã thay đổi chiến thuật để đáp ứng tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và đã cắt giảm lãi suất năm lần kể từ đầu năm 2012.

Quốc gia cộng sản dự kiến tăng trưởng kinh tế 5,2% cho năm 2012 - mức thấp nhất trong 13 năm qua.

Việt Nam cũng đang khó khăn vì đầu tư trực tiếp nước ngoài tụt dốc bên cạnh lo ngại ngày một nhiều về các khoản nợ độc hại trong hệ thống ngân hàng mong manh, nhiều rủi ro.

Vào tháng trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận rằng Chính phủ của ông đã phạm nhiều sai lầm trong quản lý nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và nói với Quốc hội rằng nội các của ông "đã học được một bài học."

'Quý tư sóng gió'

Chỉ số giá tiêu dùng mở đầu quý Tư tăng cao nhất trong vòng một năm qua

Trước đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam trong tháng 9/2012, được giới chức công bố cho thấy có mức tăng cao nhất trong vòng hơn một năm qua.

Theo đó, chỉ số CPI của Việt Nam trong tháng mở đầu Quý 4 và mở đầu giai đoạn cuối năm, tăng 2,2% so với tháng liền trước đó – mức cao nhất kể từ tháng Sáu năm 2011.

Trước đó, Việt Nam đã chứng kiến hai tháng giảm phát liên tiếp trong tháng Sáu và tháng Bảy làm giảm sức ép tăng giá và làm nhẹ bớt phần nào gánh nặng cơm áo gạo tiền của người dân.

Tuy nhiên, chỉ số CPI đột ngột tăng mạnh đã dẫn đến lo ngại rằng lạm phát có khả năng trở lại tác động xấu đến cuộc sống của đại đa số người dân lao động Việt Nam vốn đang vất vả mưu sinh trong điều kiện kinh tế khó khăn.

Đầu tháng trước, hôm 8/10, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ mức dự đoán tăng trưởng của Việt Nam xuống thấp hơn so với mức đưa ra hồi tháng 5/2012 trong báo cáo của tổ chức này đăng tải trên trang nhà.

Theo "Báo cáo kinh tế Đông Á-Thái Bình Dương", Ngân hàng Thế giới dự đoán tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam trong năm 2012 giảm xuống còn 5,2% so với mức 5,7% hồi cuối tháng Năm.

Tuy nhiên Ngân hàng Thế giới cũng nhận định rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể có triển vọng tăng lên 5,7% trong năm 2013 với một số điều kiện nhất định.

26/11/12

Hai thanh niên Công giáo từ chối luật sư cho phiên tòa sắp diễn ra


Nghệ An - Việc không cần luật sư trước một phiên tòa mà những người bị xét xử biết là sẽ bị đối xử cách bất công là một khẳng định về tình trạng pháp chế XHCN VN đang trở nên đáng xấu hổ với mọi người dân, nhất là với giới trẻ Việt Nam.
Trong khoảng 3 năm trở lại đây, nhà cầm quyền VN đã thực hiện rất nhiều cuộc bắt bớ, bỏ tù vô pháp luật gây bức xúc trong dư luận. Đặc biệt là vụ công an bắt bớ hàng loạt các thanh niên, trong số đó, đa phần các thanh niên này là những người Công Giáo thuộc giáo phận Vinh, Nghệ An.
 
Chuyện bắt người không tuân thủ pháp luật, mà mang tính chất du côn, du đảng do công an và an ninh Việt Nam là thủ phạm, việc biệt giam không cho người thân thăm gặp hoặc rỉ tai, tung tin bẩn thỉu nhằm bôi nhọ những người bị bắt giữ cũng như việc hăm doạ người thân, v.v… từ phía công an đã được nhiều người vạch rõ, lên tiếng chỉ trích.
 
Nhân dịp phiên tòa sắp diễn ra, chúng tôi xin được đề cập đến hai trường hợp bị nhà cầm quyền đem ra xét xử với tội danh cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo điều 79 BLHS. Một cáo buộc rất nặng nề, nhưng hai anh đã từ chối luật sư biện hộ. Đó là anh FX. Đặng Xuân Diệu Paul Trần Minh Nhật.
 
Sở dĩ hai anh quyết định như thế bởi theo thông tin từ người thân và luật sư cho biết, đối với sinh viên Trần Minh Nhật (năm nay Nhật 24 tuổi), lí do Nhật từ chối luật sư chỉ là “không muốn trút gánh nặng lên vai cha mẹ nghèo, hơn nữa Nhật không có tội nên nhà cầm quyền Việt Nam muốn bỏ tù hay làm gì thì tùy thích”.

Còn đối với anh Đặng Xuân Diệu (năm nay anh 33 tuổi) thì lí do anh từ chối luật sư thật đáng nể phục: “Tôi không làm bất cứ điều gì trái với lương tâm nên dù nhà cầm quyền có dùng nhục hình và bản án nặng nề để hại tôi thì chính quyền đang dẫm đạp lên đạo lí tốt đẹp ngàn đời của dân tộc VN và đó là chuyện của họ, họ phải tự chịu trách nhiệm”.
 
Vì không có điều kiện để thăm hỏi tất cả các gia đình, người thân của những thanh niên còn lại, nên chúng tôi chưa có thêm thông tin gì về họ. Tuy nhiên, việc từ chối luật sư và thách thức nhà cầm quyền Việt Nam của hai anh Nhật và Diệu đã làm nhiều người thêm lòng cảm phục các anh.
 
Anh Trần Minh Nhật, là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, với tuổi đời còn rất trẻ. Một người trẻ đã bị bắt cóc và biệt giam trong hơn 1 năm qua dưới bàn tay được biết đến là độc ác, xảo quyệt của những viên an ninh được huấn luyện bài bản với lập trường “chỉ biết còn đảng còn mình” và sẵn sàng dùng bạo lực, nhưng đã không đánh gục được anh Nhật. Điều này không làm cho những người quan tâm và cổ vũ cho công lý, sự thật đang theo dõi vụ án tự đặt ra cho mình những câu hỏi để suy nghĩ sao? Đối với chúng tôi, anh Nhật là một người trẻ đầy khí phách và bản lĩnh, chúng tôi khâm phục và ngưỡng mộ anh!
 
Anh Fx.Đặng Xuân Diệu, là người có sự hiểu biết sâu rộng hơn và luôn sống theo sự thật nên việc từ chối luật sư của anh cũng là điều dễ hiểu. Có lẽ anh đã biết và hiểu rõ về các phiên tòa có án “bỏ túi” của chính quyền VN đối với những ai không ngoan ngoãn tùng phục họ. Theo chúng tôi lý do để anh từ chối luật sư là do anh hiểu một đất nước mà nền pháp trị đang bị vi phạm nghiêm trọng bởi nhà cầm quyền. Trong lần tiếp xúc luật sư, anh Diệu đã yêu cầu luật sư: “Trước tòa, luật sư phải tố cáo cách bắt bớ và giam giữ trái pháp luật của công an VN đối với tôi, nếu không làm được điều đó thì tôi không cần đến luật sư”. Anh biết anh đang làm những việc đúng với lương tâm của một người yêu nước trước những vấn nạn đang đẩy đất nước vào ngõ cụt. Những vấn nạn được xuất phát từ cái chủ nghĩa Mác – Lê lỗi thời, thứ chủ nghĩa mà đảng cộng sản VN “kiên quyết đi theo” đã dẫn đến tình trạng "hèn với giặc, ác với dân", tham nhũng hối lộ tràn lan, nhân quyền và dân quyền bị vi phạm nghiêm trọng, đạo đức xã hội đang bị đảo lộn, bệnh vô cảm đang ngày một lên ngôi...
 
Trước khi bị bắt, anh Diệu đã trao xe lăn cho những người khuyết tật, kêu gọi để giúp đỡ những học sinh nghèo hiếu học, chôn cất những trẻ thơ bị chính cha mẹ mình giết hại, cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt…, là những việc làm có ý nghĩa cho con người và xã hội.
 
“Sau cơn mưa, trời lại sáng”. Chúng tôi tin như vậy! Chúng tôi mong ước ngày chế độ này đem các anh ra xét xử là ngày tuổi trẻ Việt Nam lại thấy có thêm những gương sáng phản chiếu, đánh động mạnh mẽ đến tuổi trẻ Việt Nam, mở ra sự dấn thân và tiếp tục con đường mà những người con ưu tú của dân tộc đã và đang đi, là con đường vinh quang, con đường sẽ dẫn đến những thay đổi tốt đẹp cho quê hương, dân tộc.

Anthony Thiên Ân

25/11/12

GPMB Cầu Nhật Tân: Bắt đầu phá nhà dân để trồng cỏ





Cưỡng chế GPMB dự án cầu Nhật Tân

KTĐT - Chiều 23/11, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Phúc Quang cho biết đã hoàn thành việc tổ chức cưỡng chế hành chính 3 hộ dân, với diện tích 180m2 tại tổ 47B phường Phú Thượng để phục vụ dự án xây dựng cầu Nhật Tân, do không bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

Buổi cưỡng chế diễn ra an toàn, đúng quy định của pháp luật. Dự án xây dựng cầu Nhật Tân (phía bờ Nam thuộc quận Tây Hồ) hiện đã GPMB được 25,91ha (đạt 94,2%). Đã có 284 hộ bàn giao mặt bằng, còn 116 hộ không hợp tác. Thời gian tới, quận tiếp tục tuyên truyền để người dân đồng thuận, sẽ thực hiện cưỡng chế những hộ cố tính không bàn giao mặt bằng.


 

Việc cưỡng chế cũng đã được báo chí lề đảng từ hơn 3 tháng trước:

Cưỡng chế các hộ không di dời

TP - Để dự án cầu Nhật Tân không phải điều chỉnh thêm tiến độ, Ban quản lý (BQL) Dự án hạ tầng Tả Ngạn (TP Hà Nội) cho biết, thời gian tới sẽ thực hiện cưỡng chế để GPMB. Trong khi đó các hộ dân bị ảnh hưởng cho rằng, họ không nằm trong phạm vi bị giải tỏa.

Dự án cầu Nhật Tân đang mắc lại bởi chưa thể di dời
203 hộ dân khu vực nút giao Phú Thượng. Ảnh: Trọng Đảng.

BQL Dự án hạ tầng Tả Ngạn cho rằng, hầu hết mặt bằng dự án cầu Nhật Tân đã được UBND TP Hà Nội - cụ thể là Ban Tả Ngạn giải phóng xong và giao cho chủ đầu tư (BQL Dự án 85 - PMU 85, Bộ GTVT).

Tuy nhiên tại nút giao Phú Thượng nằm ở phía bờ Nam thuộc quận Tây Hồ hiện vẫn còn 283 hộ dân chưa di dời bàn giao mặt bằng cho dự án.

Đây là lý do chính khiến dự án được phê duyệt từ năm 2006 nhưng đến tháng 9-2011 (sau 5 năm) gói thầu số 2: Xây dựng nút giao Phú Thượng và đường dẫn phía Nam mới khởi công.

“Tuy khởi công muộn nhất nhưng đến nay mặt bằng gói thầu này vẫn còn vướng đất thổ cư của 283 hộ dân tại nút giao Phú Thượng thuộc các tổ dân phố 46, 47 cụm 7 phường Phú Thượng (Tây Hồ) chưa giải quyết xong”, ông Hoàng Trung Kính, Trưởng phòng GPMB - BQL Dự án hạ tầng Tả Ngạn cho biết.

Theo ông Kính, sau khi được khởi công, cả chủ đầu tư và Ban Tả Ngạn luôn vận động các hộ dân trong khu vực nút giao Phú Thượng bàn giao mặt bằng để thi công đảo cỏ và đường nhánh hoa thị.

Tính đến thời điểm hiện tại trong 283 hộ dân đã có 161 hộ hợp tác điều tra để di dời, còn 122 hộ dân thuộc các tổ dân phố số 47B, C, D - cụm 7 không hợp tác. Do việc GPMB không thể chậm trễ được nữa nên quan điểm của Ban Tả Ngạn cũng như UBND quận Tây Hồ là phải tiến hành cưỡng chế.

“Hiện các quyết định cưỡng chế đang được UBND quận Tây Hồ chuẩn bị ban hành. Theo đó Ban GPMB dự án dự kiến sẽ thực hiện cưỡng chế theo từng đợt, trước mắt sẽ chọn từ 3 đến 5 hộ làm điểm trước”, ông Kính nói.

Đảo cỏ và đường hoa thị không có trong thiết kế ban đầu

Ủng hộ chủ trương thực hiện dự án cầu Nhật Tân để giải tỏa áp lực cho giao thông TP, nhưng nhiều hộ dân nằm trong nút giao Phú Thượng tại các tổ dân phố 46, 47 cụm 7 phường Phú Thượng, quận Tây Hồ cho rằng, hạng mục đường dẫn và nút giao Phú Thượng đã không được thực hiện theo đúng thiết kế ban đầu và cũng được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trong văn bản số 128/2006.

Cụ thể, theo các hộ dân đảo cỏ và đường hoa thị tại nút giao Phú Thượng là hai hạng mục không có trong thiết kế ban đầu của dự án cầu Nhật Tân.

"Việc UBND TP Hà Nội và đại diện chủ đầu tư tự ý điều chỉnh, mở rộng chỉ giới đường đỏ để xây thêm đảo cỏ và đường nhánh hoa thị là trái quy định”, ông Nông Văn Pỉu, Bí thư Chi bộ cụm dân cư số 7, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ cho hay.

Cũng theo ông Pỉu, đường dẫn cầu Nhật Tân đi qua cụm dân cư số 7 phần lớn là đi trên cao, việc mở rộng nút giao Phú Thượng để trồng cỏ, tạo cảnh quan là không cần thiết. “Chỉ để tạo không gian, điểm nhấn cho cầu mà khiến hàng trăm hộ dân phải mất nhà cửa và làm dự án gặp muôn vàn khó khăn về mặt bằng thì không đáng có?”.

Nhiều hộ dân tại tổ dân cư 47, cụm 7 phường Phú Thượng cũng cho rằng, việc thực hiện thu hồi và đền bù đất ở tại khu dân cư của họ Ban GPMB cũng không tiến hành bàn bạc, lấy ý kiến nhân dân như quy định.

“Hơn nữa, không rõ Ban GPMB dựa vào đâu mà chỉ đưa ra mức giá đền bù cho đất thổ cư của chúng tôi chỉ 14 triệu đồng/m2; trong khi đó đất nhỏ lẻ, xen kẹt cũng tại đây lại được quận Tây Hồ bán đấu giá lên tới 70 đến 72 triệu đồng/m2. Đó là chưa nói tới đến nơi tái định cư mới chúng tôi còn phải trả tiền thêm mới được vào ở”, bà Lê Thu Hương, hộ dân ở tổ dân phố 47 phàn nàn.

Trọng Đảng

24/11/12

Quốc Hội họp kín về Biển Đông


Biển Đông: “Quốc hội họp kín nhưng cử tri hỏi thì sẽ trả lời”

Chí Hiếu (SGTT.VN) - Tại buổi họp báo chiều 23.11 để công bố kết quả kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói rằng việc Quốc hội họp kín về tình hình Biển Đông vào chiều hôm qua (22.11) là theo kiến nghị của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và điều này là bình thường, đúng quy định.

Theo chương trình nghị sự thì vào chiều 22.11 Quốc hội họp kín để nghe báo cáo tình hình Biển Đông, vậy việc họp kín là thực hiện theo thủ tục nào: theo đề nghị của Chủ tọa, đề nghị của Chính phủ hay theo ý kiến của quá nửa số ĐBQH?
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc

Quốc hội họp kín chiều qua về Biển Đông là điều rất bình thường, không phải chỉ ở Việt Nam, Quốc hội mới họp kín mà trên thế giới, Nghị viện các nước cũng thế khi có nhu cầu. Cụ thể, lý do của phiên họp kín chiều qua là do trước khi báo cáo dự thảo chương trình kì họp phát đi để chúng tôi tiếp thu ý kiến đại biểu thì có đề nghị báo cáo tình hình Biển Đông. Tiếp thu ý kiến đại biểu thì chúng tôi tổ chức báo cáo để ĐBQH nghe nên việc này là đúng theo quy định.

Sau họp kín các vấn đề mà được đông đảo nhân dân quan tâm thì Quốc hội có nên có thông điệp tới cử tri, tới đây khi tiếp xúc cử tri nếu cử tri hỏi Quốc hội nghe và bàn thế nào về tình hình Biển Đông thì ông sẽ nói gì?

Khi các ĐBQH tiếp xúc cử tri, nếu nắm được chắc các nội dung cụ thể về Biển Đông thì sẽ trả lời cho cử tri. Bản thân tôi nếu được cử tri hỏi thì mình sẽ trả lời.

Trong khi Quốc hội thảo luận dự thảo luật Đất đai sửa đổi thì dân Văn Giang có gửi thư đề nghị Quốc hội và ĐBQH về tiếp thu ý kiến, lắng nghe nhưng không có ĐBQH nào về, điều này khiến có ý nói trách nhiệm đại biểu với cử tri như vậy là cần phải bàn, ông bình luận gì?

Ở mỗi tỉnh đều đã có đoàn ĐBQH, trách nhiệm của đoàn đó, ĐBQH đoàn đó khi tiếp xúc đã phản ánh đầy đủ ý kiến của dân bức xúc. Trong báo cáo của chủ tịch Mặt trần tổ quốc về tổng hợp kiến nghị cử tri đã đề cập vấn đề này, trong đó yêu cầu Chính phủ tập trung giải quyết vấn đề đất đai; Trong 528 vụ việc khiếu kiện phức tạp kéo dài thì đã giao Tổng thanh tra Chính phủ, bộ Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm giải quyết và Văn Giang là một trong nội dung đó, dù đã được giải quyết nhưng vẫn chưa giải quyết xong. Tại phiên chất vấn kỳ họp rồi cũng có nội dung này và tiếp tục yêu cầu cần được tiếp tục giải quyết những tồn tại.

Truyền hình có phản ảnh một cảnh rất đáng buồn là trong khi một đại biểu phát về một dự án luật, tại hội trường thì nhiều hàng ghế bị bỏ trống. Vậy có cơ chế nào trong nội bộ kì họp để cho ĐB tham dự hay vắng mặt?

Trong tất cả nội quy kì họp, luật Tổ chức Quốc hội không quy định ĐBQH nghỉ thế nào. ĐBQH thay mặt cho cử tri thì phải hoàn thành nhiệm vụ. Có ĐBQH có việc đặc biệt, hoặc ốm đau thì phải nghỉ. Hơn nữa, Quốc hội chúng ta có từ 60-70% là đại biểu kiêm nhiệm nên có những việc cần phải giải quyết. Khi xin nghỉ thì đã có đơn báo cáo trưởng đoàn, trưởng đoàn báo cáo với Chủ tịch Quốc hội.


23/11/12

Lễ cầu nguyện cho Công lý & Hòa bình: 20:00, Chúa nhật 25.11.2012


VRNs (24.11.2012) - Sài Gòn - Những bản án bất công vẫn liên tục diễn ra, gây nên đau khổ cho những người trong cuộc và những ai đang dấn thân tìm kiếm công bằng xã hội. Những thanh niên Công giáo và Tin lành bị bắt giam cách bất công vẫn không được thả ra. Về an ninh quốc gia, Trung Quốc đang công khai phổ biến bản đồ lưỡi bò, xâm hại nghiêm trọng đến lãnh hải Việt Nam. Tuy nhiên, trong tháng qua, có một tín hiệu vui là người Việt Nam trong nước và hải ngoại đang liên kết với nhau mật thiết hơn, cùng nhau hướng về nỗ lực cho quyền làm người ở Việt Nam.
Đối với hai nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang, họ đã phải nhận bản án đến 10 năm cho 2 người, chỉ vì sáng tác những nhạc phẩm yêu nước và tình yêu. Nhà giáo Đinh Đăng Định bị kết án 6 năm về những bài viết mà không chứng minh được chính ông là tác giả. Vì những bài viết bị kết án được phổ biến trên internet tháng 12, trong khi tháng 10 ông đã bị giam giữ. Tòa án không tuân thủ đúng Bộ luật tố tụng hình sự là xem xét những bằng chứng tại tòa là quan trọng nhất, mà chỉ xét xử theo hồ sơ, bất kể những lời kêu oan cùng với bằng chứng được nêu lên trước tòa.
 
Để chuẩn bị cho cho những phiên tòa bất công kế tiếp, công an đã cho đăng nhiều bài viết bôi nhọ các thanh niên Công giáo và Tin lành theo kiểu râu ông cắm cằm bà hòng chuẩn bị cho những kết án bất công sắp diễn ra ở Nghệ An. Hầu hết các thanh niên Công giáo và Tin lành này vẫn nhận mình là vô tội. Đặc biệt, anh Phaolô Trần Minh Nhật, VRNs đã từ chối luật sư, vì cho rằng luật sư có giỏi đến đâu thì những lời bào chữa vẫn không được chấp nhận, vì bản án đã có sẵn trong túi các quan tòa. Minh Nhật sẽ tự bào chữa cho mình trước tòa.
 
Mới đây, sau Hội nghị ASEAN mở rộng tại Campuchia, Trung Quốc đã phát hành hộ chiếu có in hình lưỡi bò, vùng biển thuộc về Việt Nam, Philippines và các quốc gia Đông Nam Á khác, để dần dần hợp thức hóa phần lãnh hải mà họ cố tình lấn chiếm của Việt Nam và các nước Đông Nam Á.
 
Thời gian gần đây, có những tín hiệu vui về sự hiệp nhất của người Việt quốc nội cũng như hải ngoại, mặc dù vẫn bị truyền thông nhà nước tìm cách phân tán. Rõ nhất là sự kiện giải nhân quyền Việt Nam được trao cho 3 phụ nữ Việt Nam là các chị Phạm Thanh Nghiên, Maria Tạ Phong Tần, và Mary Huỳnh Thục Vy. Và chiến dịch Triệu con tim, Một tiếng nói kêu gọi Liên hiệp quốc can thiệp về nhân quyền cho Việt Nam.
 
Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý & Hòa bình cuối năm phụng vụ được diễn ra lúc 20;00, ngày 25.11.2012, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn.
 
Thánh lễ đồng tế do cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên, cố vấn Tỉnh Dòng, giám đốc Học viện thánh Anphong chủ tế, và cha Giuse Đinh Hữu Thoại, chánh văn phòng Tỉnh DCCT VN giảng thuyết.
 
Kính mời anh chị em đến hiệp thông dâng thánh lễ cầu nguyện cho quê hương Việt Nam và cho các nạn nhân của bất công xã hội. Nhất là cầu nguyện cho người Việt Nam trên khắp thế giới bỏ qua những bất đồng nhỏ để cùng nhau thực hiện một ước nguyện lớn là làm cho nước Việt Nam vững mạnh, có tự do, công bằng và nhân quyền.
 
Ban Tổ Chức
 

22/11/12

Thầy giáo Đinh Đăng Định bị tuyên 'y án sơ thẩm'


Công an 'bịt miệng', đánh đập thầy giáo Đinh Đăng Định giữa tòa

Danlambao - Sáng nay, 21/11/2012, sau khoảng 45 phút xét xử, thầy giáo yêu nước Đinh Đăng Định đã bị tòa phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm với bản án 6 năm tù giam.
 
Phiên tòa diễn ra tại Trụ sở Tòa án Nhân dân Đăk Nông được bắt đầu lúc 7h30 giờ sáng, đến khoảng 8h15 sáng đã có ngay bản án. Chủ tọa phiên xử là ông Nguyễn Văn Bường, thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao tại Đà Nẵng.
Khoảng 100 công an đủ loại được huy động đứng chật cứng bên trong phòng xử. Vợ thầy giáo Định cùng hai cô con gái là những người duy nhất được vào bên trong tham dự phiên tòa. Đứng ra bào chữa cho thầy Đinh Đăng Định là luật sư Nguyễn Thanh Lương.
 
Khi đứng trước tòa, sức khỏe thầy Định trở nên suy kiệt thấy rõ, tuy nhiên thầy vẫn luôn kiên định lập trường, khẳng định sự vô tội của mình đồng thời lên tiếng tố cáo tội ác của nhà cầm quyền.
 
Trước tòa, hầy giáo Đinh Đăng Định mạnh mẽ tố cáo tất cả những hành vi đánh đập, bức cung của cơ quan công an trong quá trình điều gia, giam giữ. Thầy Định cho biết, phía công an đã dùng nhục hình để bắt thầy phải viết theo những gì họ đọc... Nói đến đây, lực lượng công an có mặt trong phiên tòa lập tức kéo bàn ghế, đồng thời tạo ra những âm thanh ồn ào để lấn át tiếng nói thầy Định.
 
Màn kịch xét xử kết thúc sau 45 phút chóng vánh, thẩm phán Nguyễn Văn Bường đọc bản kết án 6 năm tù giam đối với thầy giáo Đinh Đăng Định.
 
Lúc bị áp giải ra xe tù trở lại trại trại giam, thầy giáo Đinh Đăng Định cố quay đầu nhìn lại vợ con thì lập tức bị một lực lượng công an hung bạo dùng dùi cui đánh túi bụi. Sau đó, những viên công an ném thầy vào chiếc xe tù ‘như ném một con vật’.
 
Những hành động thô bạo như trên diễn ra ngay trong khuôn viên cái gọi là ‘Tòa án Nhân dân Đăk Nông’. Chứng kiến cảnh người thân bị đánh đập, vợ con thầy Định chỉ biết đau đớn gào lên đau đớn.

Dân bao vây trụ sở UBND xã đòi ruộng đất


Viết tiếp vụ “Xã Lập Lễ lợi dụng dồn điền để bòn rút ruộng của dân”

Nguyễn Đại (Dân Việt) - Mấy ngày vừa qua, hàng trăm nông dân xã Lập Lễ (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) tập trung bao vây trụ sở UBND xã để đòi lại ruộng đất mà năm 2004, lợi dụng chính sách dồn điền đổi thửa, UBND xã đã chiếm dụng của dân.
Theo phản ánh của người dân, năm 2004, xã Lập Lễ tiến hành dồn điền đổi thửa, UBND xã đã tự ý cắt bớt ruộng của dân. Cụ thể, năm 1993, mỗi nhân khẩu trong xã được 14 thước ruộng, nhưng năm 2004 sau khi dồn điền đổi thửa thì mỗi hộ chỉ được nhận 12 thước. Cũng theo người dân thì sau khi dồn điền đổi thửa, nhiều nông dân không được chia ruộng đất.
 
Chị Đinh Thị Vân ở thôn Đồng Mới bức xúc cho biết: Năm 1993, nhà chị được Nhà nước giao 5 sào ruộng để sản xuất, diện tích đất này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng năm 2004, xã Lập Lễ dồn điền đổi thửa thì gia đình chị không được chia một thước đất để sản xuất. Bây giờ gia đình có 5 nhân khẩu, chị là nông dân nhưng không có ruộng, hiện phải đi thuê ruộng của người khác để cấy cày.
Nông dân bao vây trụ sở UBND xã hôm 17.11.
 
Tương tự như gia đình chị Vân, hàng trăm hộ dân khác không được chia ruộng để sản xuất. Bà Vũ Thị Trọn ở thôn Bảo Kiếmphản ánh: Gia đình tôi có 6 khẩu. Năm 1993, gia đình tôi được Nhà nước giao cho 6 sào ruộng để sản xuất, nhưng năm 2004, bị UBND xã cắt hết ruộng. 8 năm qua, gia đình tôi không có ruộng để sản xuất. UBND xã Lập Lễ bắt ép gia đình tôi phải đổi đất nuôi trồng thủy sản thành đất nông nghiệp mà Nhà nước đã giao cho chúng tôi. Điều này là bất hợp lý nên chúng tôi tập trung yêu cầu UBND xã phải trả lại ruộng đất đã chiếm dụng của nhân dân chúng tôi 8 năm qua.
 
Trước đó, ngày 25.5 Báo NTNN đã có bài phản ánh việc UBND xã Lập Lễ “lợi dụng dồn điền để bòn rút ruộng của dân”. Sau khi báo đăng, UBND huyện Thủy Nguyên đã thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra nội dung thông tin trên, tuy nhiên, cho đến nay, sau hai lần gia hạn thời gian thanh tra công tác dồn điền đổi thửa tại xã Lập Lễ, Thanh tra huyện Thủy Nguyên vẫn chưa đưa ra được kết luận chính thức.
 
Cuối tuần qua, phóng viên Báo NTNN trao đổi với bà Lê Thị Kim Loan - Chánh Thanh tra huyện Thủy Nguyên, và được bà cho biết: Vụ việc ở xã Lập Lễ rất phức tạp, liên quan đến hàng nghìn hộ dân trong xã, có nhiều nội dung cần phải thanh tra liên quan đến nhiều cán bộ qua các thời kỳ, như: Thanh tra công tác dồn điền đổi thửa, thanh tra tài chính… nên phải mất rất nhiều thời gian. Dự kiến trong tháng 11 này, Đoàn thanh tra sẽ có kết quả sơ bộ để trả lời nhân dân trong xã. Hiện tại, Đoàn Thanh tra đã yêu cầu UBND xã Lập Lễ phải giải trình cho nhân dân trong xã về những kiến nghị của bà con.
 

21/11/12

Phi Quốc Tế Hóa Ngoại Biên Là Tư Duy Chính Trị Đầu Gấu Ao Làng


Bài viết sau đây của Triết gia Nguyễn Hoàng Đức gửi cho blog Lê Quốc Quân hôm qua nhưng chưa kịp đăng. Hôm nay nhân dịp 20/11, Ông cùng mấy người bạn gồm có 2 tiến sỹ triết là giảng viên đại học ra và yêu cầu ngồi im để nghe ông đọc. Đây là bài viết hay và thời sự. Nhưng quan trọng hơn là từbài viết này sau đó đã xảy ra một cuộc tranh luận "dai nhách" liên quan đến Công lý. Nó nhì nhằng, khóđọc nhưng cũng sâu sắc, quyết liệt và đầy tôn trọng. Hiểu về dân chủ là quan trọng nhưng kinh nghiệm sống dân chủ quan trọng hơn nhiều. Nó nên bắt đầu từ những cuộc tranh luận như thế này. Cuộc tranh luận được ghi lại trực tiếp và sau đó mọi người vui vẻ chia tay.

PHI QUỐC TẾ HÓA NGOẠI BIÊN

LÀ TƯ DUY CHÍNH TRỊ ĐẦU GẤU AO LÀNG

Nguyễn Hoàng Đức

Ở đời cứ có hai người trở nên mà không có công lý thì sự việc không bao giờ vận động trôi chảy.

Có một câu chuyện dân gian mà trẻ con nào cũng biết. Đó là: hai con dê đi đối diện nhau qua một chiếc cầu hẹp, nếu cả hai con không nhường nhau, húc nhau đòi đi, thì cả hai đều rơi xuống nước. Câu chuyện trên chưa chứađựng nhiều phẩm chất của công lý, vì nó còn bàn đến sự bao dung nhường nhịn.

Nhưng trên một con đường, hai chiếc xe chạy đối diện, nếu không chạy phân thành hai luồng, hoặc bên phải, hoặc bên trái, thì sẽ đâm nhau. Chính người Trung Quốc có câu "Có lý đi khắp thiên hạ, không có lý không đi qua một bước chân".

Bọn trộm cắp tụ tập thành nhóm rất hùng hậu nhưng tại sao chúng phải ăn cướp ở một chỗ, rồi đem tiền đến chỗ khác tiêu tiền mà không dám xộc thẳng vào quán ăn đập phá? Bởi lẽ chính chúng cũng hiểu: chúng phải "nấp vào lý" thì mới tồn tại lâu.

Một đôi giầy dẫm lên cát sỏi mà đi, đó là hợp lý! Nhưng chỉcần một viên sỏi nhỏ nằm trong giầy, người ta sẽ chẳng thể nào đi nổi. Đó là bất hợp lý.

"Công lý là người thứ ba!"
Một phiên tòa không thể xử nếu không tìm được người thứ ba làm chứng. Hai vợ chồng cãi nhau, dù đúng sờ sờ hay sai lè lè, cũng chẳng thểnào phân định nếu người ta định cãi chày cãi cối. Nhưng khi có người thứ ba làm chứng sự thể sẽ rõ ràng ngay.

Việc Biển Đông là của nhiều quốc gia trong khu vực, tự thân nó là vấn đề quốc tế. Quốc tế là gì? Theo gốc Latin là Inter-national. Từ này bao gồm hai phần:

Inter : Tức sự tương tác có tính chất bên trong

Nation: Tức quốc gia.

Gộp hai phần lại, có nghĩa: Quốc tế là sự tương tác giữa hai quốc gia trở lên. "quốc tế" theo Hán tự cũng có nghĩa: "quốc" là quốc gia. "Tế"là giao tế. Hai huyện hay hai tỉnh giao lưu với nhau, người ta không bao giờgọi là "giao lưu quốc tế". Nhưng hai nước giao lưu với nhau cho dù hát hò, bóng bàn hay điền kinh, thì đều được gọi là giao lưu quốc tế.

Nước lớn như Trung Quốc là quốc gia chiếm dân số đến ¼ loài người, lẽ ra phải có tầm nhìn lớn. Nhưng theo lãnh tụ Tôn Trung Sơn thì tầm nhìn của Trung Quốc "luôn luôn chỉ là những gia tộc như bãi cát rời rạc", chưa từng có khái niệm về cá nhân, dân chủ, tự do, hay cộng hòa, nên vẫn chỉ là liên dòng họ, mà chưa bao giờ đạt đến tầm quốc gia cả. Nhà văn Nguyễn Bá Dương trong cuốn "Người Trung Quốc xấu xí" có nói: "Một con lừa cũng làm được vua Trung Quốc".

Giờ cụ thể chúng ta hãy bàn thẳng vào vấn đề Biển Đông.

Khi các nước ASEAN họp mặt, lẽ tất yếu phải đưa ra vấn đề khúc mắc nhất và phổ quát nhất, giống như cơ thể có bệnh tật chẳng hạn, người ta phải tập trung chữa bệnh nào nguy nan nhất. Nhưng mỗi lần họp như vậy, lãnh dạo Trung Quốc lại tìm cách dụ dỗ, mua chuộc, đe dọa "vấn đề Biển Đông chỉ là song phương. Khôngđược quốc tế hóa Biển Đông". Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nói với các nước Đông Nam Á hôm 19/11 rằng thương lượng về tranh chấp Biển Đông không nên được "quốc tế hóa".
Tại sao Trung Quốc lại sợ quốc tế hóa, tức là vấn đề "người thứ ba" đến vậy?

Bởi Trung Quốc rất sợ công lý! Một khi không có công lý, thì cách tự nhiên nó duy trì lề luật của kẻ mạnh, đó cũng là lề luật của cơ bắp! Bất cứnước nào muốn làm việc với Trung Quốc thì cũng đều bị Trung Quốc biến thành "người thứ hai". Biển Đông không thểthuộc hai nước theo kiểu một là Trung Quốc, hai là nước khác.

Vì vậy Trung Quốc đều muốn biến các nước thành "nước thứ hai thứ nhất", "nước thứ hai thứ hai" hoặc nước thứhai thứ ba…. Hãy hình dung khi Trung Quốc điểm danh hàng lính 10 người: ngườiđầu tiên – là người thứ nhất, người kế tiếp là người thứ hai, kế tiếp khôngđược gọi người thứ ba, mà phải gọi người thứ hai thứ hai…

Khi hai người cãi nhau, thì chẳng thể nào ngã ngũ. Trung Quốc rất sợ công lý hay ngã ngũ, bởi vì họmuốn càng đục nước lâu thì càng béo cò.

Than ôi thời buổi thế kỷ 21 rồi mà vẫn có quốc gia ở trình độmuốn dùng cơ bắp đe dọa hơn là sống công lý!

Không yêu công lý thì không bao giờ có thể yêu Lập Hiến !

Đó là lý do tại sao đến tận bây giờ Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn thiếu vắng tuyệt đối một nhà nước pháp quyền. Cái gọi là nhà nước mà các chuyên gia phương Tây thường gọi "nhà nước quân chủ phong kiến biến tướng từ độc tài cá nhân thành độc tài tập đoàn".

Quốc hội là cơ quan lập hiến cao nhất của một quốc gia cũng chỉ trở thành trò chơi giả vờ, đánh trận giả, một thứ màn hình biểu diễn phô trương ra ngoài cho các hoạt động kín như bưng của Đảng cộng sản.

Hiến pháp là cái cao trọng nhất cho một quốc gia và con người lại có thể giả vờ được thì thử hỏi họ lạc hậu và coi thường nhân dân đến mức nào?

Trời ơi, bao giờ thì cái khát vọng hiển nhiên của nhân dân làđược sống trong nhà nước pháp quyền mới trở thành hiện thực?!

N H Đ 20/11/2012

PHẦN BÌNH LUẬN TRỰC TIẾP CHIỀU TỐI 20/11

Sau đó 5 anh em quan tâm đến thời sự, chính trị ngồi với nhau, Nguyễn Hoàng Đức đọc to bài của mình lên và bắt đầu một cuộc tranh luận hết sức "sát ván" và đầy tính học thuật. Sauđây là phần "so găng" giữa một số người nhưng chủ yếu là giữa Tiến sỹ Nguyễn Văn Vịnh và Nguyễn Hoàng Đức. Tất cả đều thống nhất là Quân phải post lên blog và phải giữ nguyên văn phong của từng người.

Tiến sỹ Nguyễn Văn Vịnh nói

"Nhà triết học Nguyễn Hoàng Đức do tự phong mà có ". Ông nói về một vấn đềcụ thể nhưng lại lan man đề cập đến những chủ đề khác nhau. Ông Đức cần phải hiểu là mình đang nói cái gì. Nếu ông muốn bàn về công lý, chúng ta sẽ thảo luận về chủ đề công lý với tư cách là những người có học vấn và sử dụng những khái niệm cơbản của khoa học. Theo tôi công lý phải được hiểu theo những khía cạnh sau:
Thứ nhất Công lý là những điều hợp với tự nhiên của đời sống sinh học các loài. Điều này được diễn giải đơn giản là những quy luật tự nhiên mang tính sinh học. Đó là quyền được ăn, được ngủ, được đ, đượcỉa, nó là quyền tối thiểu nhất của các loài.

Thứ hai loài người, theo cách tự nhận đáng yêu nhất của mình về mặt ý tưởng là loài đứng đầu của muôn loài. Qua các thời đại khác nhau loài người buộc lòng phải đi đến những cam kết với 2 ý nghĩa. Một là phải theo những quy luật tự nhiên, dựa vào tự nhiên để xây dựng những hệ giá trị về đạo đức, pháp lý, triết học vv... Hai là khái niệm công lý theo nghĩa là những giá trị phổ quát mà được các xã hội loài người ở các thời đại khác nhau công nhận.

Về tính pháp lý thì khi loài người tổ chức sự tồn tại theo nhóm ở các mức độ nào đó (cộng đồng, làng, xã huyện, tỉnh, nước..) buộc lòng phải có và phải chấp nhận những thoả thuận và quy định chung. Điều này cũng được gọi là công lý.

Nhưng điều sau đây là quan trọng: Công lý là một khái niệm bị lạm dụng đến mức 2 tiêu chí trên thường không được tính đến. Sự thật là chỉ cần nhóm đứng đầu của một cộng đồng nào đó, một nhóm xã hội nào đó đưa ra các ý tưởng để bảo vệ quyền và lợi ích của mình thì họ sẽ đồng nghĩa với công lý.

Albert Einstein đã nói: "sau một thiên tài bạo chúa bao giờ cũng là một lũ khốn kiếp". Điều này có thể diễn dịch những cá nhân hoặc nhóm độc tài khi "bắt cóc được xã hội"họ luôn coi những mong muốn của họ đồng nghĩa với công lý. Công lý của họ trong trường hợp này nếu như thực sự bị thiểu năng trí tuệ thì gọi là đáng yêu nhưng tiếc thay thực chất đây là sự lừa đảo đáng thương.

Tôi bất ngờ về cách luận giải và suy nghĩ của nhà "triết học tự phong Nguyễn Hoàng Đức".


Nguyễn Hoàng Đức đáp lại: "Tôi rất hân hạnh được dự một buổi trực tiếp với tiến sỹ Nguyễn Văn Vịnh, Luật sư Lê Quốc Quân (người đánh máy), Admin mạng Chungta.com Bùi Quang Minh và Tiến sỹ Triết-Thần học Phạm Huy Thông."

Tôi thấy tiến sỹ Vịnh có 3 điều sai: một là tôi chưa bao giờtự nhận mình là nhà triết học (nếu có chỉ là lúc trà dư tửu hậu ) nhưng tôi thách thức tất cả người Việt Nam so găng với tôi về mặt triết học.

Hai là trong thâm tâm tôi có một "địa chỉ" là Bùi Văn Nam Sơn là người tôi rất nểvề kiến thức triết học (thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và với 20 năm nghiên cứu triết học ở Đức). Thế nhưng, tôi chưa thấy khả năng phát kiến và sáng tạo của Ông. Còn ông Trần Đức Thảo là nhà triết học duy vật mậu dịch- Mác xít-số một Việt Nam (nhưng tiếc thay ông không còn hiện diện với chúng ta nữa). Tôi đã thách thức ở L’espace với tất cả học trò của ông Thảo (buổi đó có nhà văn Nguyễn Đình Chính và cả nhà giáo Hoàng Ngọc Hiến) thi đấu với tôi nhưng chính thức cho đến nay tôi chưa nhận được "găng" từ học trò của Ông. Tôi vẫn tha thiết "ném găng" cho đám học trò của Ông. Còn đám mậu dịch bao cấp của Việt Nam, vốn đông từ 15 đến 20 ngàn người thì tôi chưa nhận được một sự "ho he"nào từ phía họ, dù bé như ngón út.

Ba là: tiến sỹ Vịnh nói rằng Công lý theo "tự nhiên-sinh học". Theo tôi nhận thức như vậy là sai. Ví dụ: nước Anh, Hà Lan và một số quốc gia khác quy định lái xe bên trái... Đó cũng là công lý nhưng không bao hàm chuyện "tứ khoái". Tôi cho rằng công lý là công ước thoả thuận của loài người, nó không phải công ước của các sinh vật. Việc TS. Vịnh nói "Công lý - Luật tự nhiên" là ông đã nhầm lẫn căn bản giữa Công lý và Chân lý. Theo tôi: Chân lý là sự thật (truth) còn Công lý (justice) là thoả hiệp mang tính quy ước chung của loài người...

Tôi mời Tiến sỹ Vịnh nói và nên trực tiếp tấn công vào ý của tôi, đừng nói vòng vo. Cách trả lời của ông ở trên là cách nói "bao vây" theo kiểu "mặt trận" mà không giámđi vào trực tiếp kẻ "ném găng" thách đấu. Tôi mời ông Vịnh nói 1 câu trả lời 1 câu, không dài dòng. Tôi thề sẽ nốc ao tiến sỹ Vịnh (do nhà nước mậu dịch phong) trong vòng 1 phút.

Nguyễn Văn Vịnh tung chưởng:

"Tôi tin rằng sự thiểu năng trí tuệ của loài người là có thực. Và ông Đức là một bằng chứng hiển nhiên". Tôi lấy làm tiếc là ông Đức không hiểu chủ đề tranh luận là gì. Chân lý không phải là công lý. Chân lý là mục đích của khoa học ở tất cả mọi ngành.

Công lý là một khái niệm hẹp hơn Chân lý, được dùng trong lĩnh vực quan hệ xã hội của loài người mang "tính hướng đến""bắt buộc theo"những quy luật của tự nhiên. Điều này được giải thích trong một không gian rộng. Loài người là một trong những loài mà Thượng Đế tạo nên vì vậy trong một trường hợp cụ thể nhất khái niệm Công lý được gọi là "những giá trị phổ quát được mọi người chấp nhận". Tôi rất buồn việc ông Đức dẫn ra nhà triết học TrầnĐức Thảo và Bùi Văn Nam Sơn để bao biện cho vị trí số một tự phong của mình.

Tôi buộc lòng phải nói lại một cách dễ hiểu nhất, để người bình thường không cần tri thức triết học cũng hiểu được rằng triết gia Trần Đức Thảo là người duy nhất trong thế kỷ 20 này chỉ ra nguồn gốc ý thức của loài người khác với các loài khác là chúng ta có ngón tay để chỉ các sự vật. Ông đã diễn giảiđiều này khi ngón tay trỏ vào những sự vật khác nhau bắt buộc phải có sự phát âm khác nhau. Tôi nghĩ việc ông Đức đưa tên tuổi của 2 triết gia ra rồi dìm họ để chứng tỏ mình không phải là cách thức của những người có trí tuệ.

Nguyễn Hoàng Đức: "Tôi đã đếm được rằng ông Vịnh nói 12 phút bao gồm cảtốc độ đánh máy của ông Quân. Giờ tôi xin vào cuộc bằng cách bấm đồng hồ, giống như tiếng chuông của nghị viện trong xã hội văn minh.

Một là: tiến sỹ Vịnh không có khả năng nói ngắn. Ông nói 12 phút nhưng không có câu trả lời hoặc câu hỏi nào trực tiếp nhắm vào tôi. Hai là ngón tay của ông Trần Đức Thảo là thể hiện ngôn ngữ học chứ không phải bản thểluận của triết học.

Theo tôi: "Để bình bầu giải quán quân thiểu năng ở đây thì không ai xứng đáng hơn ông tiến sỹ Vịnh". Tôi chưa bao giờ coi tiến sỹ Vịnh là đối tượng tranh luận của tôi về triết học. Nếu Ts Vịnh muốn chứng tỏmình xứng đáng bàn về triết học thì xin hãy đặt câu hỏi cho tôi mà có một mệnhđề. Trên một mệnh đề, tôi sẽ không trả lời ! (Nguyễn Hoàng Đức mất 5 phút – Bùi Quang Minh bấm giờ) .

Tiến sỹ Nguyễn Văn Vịnh: "Tôi rất buồn khi phải nói nói những lời không nhã nhặn với ông Đức, nhưng Chân lý và Triết học buộc lòng tôi phải nói một cách thẳng toẹt sự nhầm lẫn đáng thương của Nguyễn Hoàng Đức về Trần Đức Thảo trong cách giới thiệu của tôi. Tôi chưa bao giờ nói rằng triết gia Trần Đức Thảo đặt vấnđề về Bản thể Thế giới (Ontology). Ở đây tôi đang nói về ông Trần Đức Thảo với tư cách là một triết gia về "nguồn gốc của ý thức và ngôn ngữ".

Cách tranh luận của ông Đức, từ Công lý, sang Chân lý rồi sang Vô lý… là dấu hiệu của sự không lành mạnh của trí tuệ. Điều này để nói rằng sẽkhông còn có bất cứ một cuộc tranh luận nào tiếp theo nữa về chủ đề này.

Nguyễn Hoàng Đức: "Tôi mời ông Vịnh nói một mệnh đề mà ông Vịnh không nói được. Tôi thực lòng, với tất cả sự khiêm tốn của mình, muốn đạp đổ Trần Đức Thảo và triết học của ông ấy. Một thứ triết học Mác xít - Duy vật- Mậu dịch. Còn tiến sỹ Vịnh chưa bao giờ dám dám bén mảng để làm đối thủ hoặc học trò của ôngấy thì làm sao còn dám tranh luận với tôi. Tiến sỹ nhà nước mậu dịch phong Nguyễn Văn Vịnh không những phải tắt điện trong cuộc tranh luận này mà mãi mãi "tối om"khi bình luận triết học với tôi (2 phút).

Nguyễn Văn Vịnh

"Mời mọi người lên mạng đọc ông Thảo là ai, ông Đức là ai thì sẽ rõ. Tôi chắc chắn ôngĐức chưa bao giờ đủ thẩm quyền để tranh luận về những vấn đề tối thiểu của triết học. Tôi thực sự xấu hổ vì đã tranh luận với ngài "triết gia tự phong" về việc này (1,5 phút).

Nguyễn Hoàng Đức: Tôi ra đòn nốc ao, với lòng kính trọng nhưng không thương tiếc, rằng tôi không mời tiến sỹ xấu hổ về trí tuệcủa tôi. Tôi chịu trách nhiệm về trí tuệ của tôi. Tôi vẫn say mê ném găng cho TrầnĐức thảo và tất cả học trò của ông Thảo, huống hồ chi ông Vịnh. (1 phút).


Tiến sỹ Vịnh chốt lại: "Với lòng mến yêu người bạn mình theo nghĩa sinh vật, tôi cho rằng nếu đây là mở đầu cho một cuộc tranh luận triết học về Công lý, Chân lý và cá nhân triết gia Trần Đức Thảo thì tôi thấy rất buồn cười vềviệc triết gia Nguyễn Hoàng Đức không hiểu được những khái niệm đơn giản nhất về mặt logic. Tôi hy vọng mọi người sẽ góp ý, tranh luận thẳng thắn về câu chuyện của chúng tôi trên bất cứ mạng thông tin toàn cầu nào.

Tiến sỹ Phạm Huy Thông

Công lý vẫn là khát vọng của loài người mà chưa hoàn toàn có trên thực tế. Vì vậy chúng ta phải đấu tranh cho có, hiện nay đang có "lem nhem" thì ta phải tiếp tục hoàn thiện nó. Nếu chưa có trong thực tiễn thì cũng cần hội thảo để hoàn thiện về mặt lý luận. Tôi cũng thông báo là sắp tới ở Đại học Quốc gia có một cuộc hội thảo quốc tế về vấn đề thực tiễn "Chính trị - tôn giáo ở Việt Nam". Ai quan tâm tôi sẽ trao giấy mời đến dự."

Luật sư Lê Quốc Quân: Chúng ta đã có một cuộc tranh luận rất quyết liệt nhưngđầy tôn trọng. Cá nhân tôi cho rằng: Bàn về Công lý ở xã hội Việt Nam hôm nay là một sự xa xỉ. Tôi vô cùng thất vọng khi có những đại biểu quốc hội do dân bầu ra lại đứng lên viện dẫn Nghị quyết của riêng đảng cộng sản nhưlà một kim chỉ nam để xây dựng Hiến pháp cho toàn dân tộc. Tệ hại hơn cái Nghị quyết như một vũng nước đó lại chảy về từ cái ao Bắc Triều. Như ông Đức đã nói là một kẻ "đầu gấu ao làng".

20/11/12

Về với đất và người Văn Giang


Bùi Thị Minh Hằng - Ngày xảy ra trận đàn áp Văn Giang, tôi còn đang nằm trong trại Thanh Hà. Trở về nhà, vừa theo dõi thông tin tôi lại vừa khóc. Thật tình ở mãi tận Vũng Tàu tôi không thể làm được việc gì trước nỗi đau của bà con Văn Giang.

Tôi âm thầm in những hình ảnh, bài viết về Văn Giang của bạn bè, các blogger Hà Nội và dán lên tấm bảng tin HÃY ĐẾN MÀ XEM ngay trước cổng nhà, cùng với những hình ảnh đàn áp giáo phận Con Cuông... coi như đó là sự chia xẻ, đồng cảm với nỗi đau đớn, oan khuất trước những lối hành xử tàn nhẫn của nhà cầm quyền đối với bà con mình.

Tôi vẫn lặng người đến nghẹt thở theo dõi chặng đường tranh đấu của bà con cả Văn Giang - Vụ Bản - Dương Nội - Phúc Thọ... và cả những đoàn dân oan khắp nơi trên cả nước.

Chưa bao giờ tôi cảm nhận thấy nỗi đau đớn và sự thương cảm trước đồng bào của mình hơn những lần chứng kiến hay xem những clip về cảnh bà con quyết tâm giữ đất như thế.

Và rồi, tình cờ tôi được về với Văn Giang trong ngày chủ nhật đẹp trời 18-11-2012.

Tôi về với Văn Giang trong niềm vui khôn tả của bà con nông dân nơi đây, trước khí thế đấu tranh có chuyển biến thắng lợi bước đầu mà niềm vui ấy hòa trong bao giọt nước mắt.... Tôi lại được cùng khóc những giọt nước mắt chia vui.

Hai ngày qua đã có không biết bao nhiêu bài viết về Văn Giang. Đã có không biết bao nhiêu hình ảnh bà con Văn Giang trong ngày đón những "đại diện Nhân Dân" về với họ. Tôi nghĩ mình cũng không cần viết thêm gì nữa vì bao người đã nói thay cho tất cả... Nhưng rồi bao tâm sự cứ thôi thúc tôi, bao hình ảnh bà con Văn Giang mà tôi được lần đầu gặp gỡ cứ quanh quẩn trong ý nghĩ tôi suốt ngày và cả trong giấc ngủ, cả khi tôi đi làm việc hay lúc ngồi uống cafe cùng bạn bè

Thế nên tôi phải viết một chút gì về mảnh đất lần đầu tôi đặt chân tới. Viết về những con người mà mới chỉ gặp một lần nhưng sao quá đỗi thân quen

Tôi trở về Hà Nội sau đúng một năm cách xa. Ngay cả những người thân quen cũ từ những ngày hè đỏ lửa 2011 tôi cũng chưa có cơ hội gặp mặt hết

Đúng dịp có bức thư mời của đại diện nhân dân Văn Giang vào chủ nhật (18-11-2012), tôi vội xin đi ngay lập tức.

Mấy anh em rong ruổi xe máy từ 8 giờ sáng qua cầu Chương Dương, gặp thêm một nhóm bên kia cầu nữa, chúng tôi hào hứng tiền về hướng Văn Giang.

Gần tới cổng làng thì ngồi nghỉ chờ nhau cho đông đủ. Chừng 10 giờ nghe điện thoại chúng tôi tiến vào lối nhà văn hóa xã thì đã thấy khoảng hơn trăm người cả khách lẫn dân làng.

Tôi thấy sự có mặt của cụ Lê Hiền Đức, bác đại tá Quang , tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện và nhiều nhân sĩ trí thức. Một số nhà báo mà tôi từng biết và cả những người lần đầu tôi mới gặp, cùng rất đông bà con Dân Oan các tỉnh và cả những blogger, những biểu tình viên chống Trung Quốc.

Tôi hưởng niềm vui mừng đầu tiên khi gặp lại một số các bác và anh chị em quen từ những lần biểu tình năm ngoái. Ai cũng tay bắt mặt mừng.

Rồi cả những người mà tôi chưa từng biết đến, nhưng cũng bắt tay thăm hỏi rộn ràng như từng gắn bó thân quen.
Bà con lần lượt dẫn đoàn khách đi thăm lại cánh đồng từng bị cưỡng chế và những nơi máu đồng bào Văn Giang đã đổ cho cuộc giữ từng tấc đất quê hương.

Xe chúng tôi chạy theo sự hướng dẫn của các bà con đến những điểm tham quan để thấy rõ những việc làm sai trái gây thiệt hại và thương đau cho Nhân Dân nơi này và lý giải vì sao họ anh dũng bền bỉ và trường kỳ theo đuổi cuộc đấu tranh pháp lý trong tám năm qua.

Sau khi đi hết một vòng những điểm thăm quan đoàn trở về cổng UBND xã.

Nơi đây bà con 3 xã tề tựu về đông đủ. Mới từ đầu làng mọi người đã đứng 2 bên đường vẫy cờ, giơ tay vẫy chào và vỗ tay khi xe chúng tôi bắt đầu tiến tới.

Đầu tiên với tôi là cảm xúc ngỡ ngàng, sau đó là xúc động, xúc động đến lặng người.

Tại điểm tập trung này tôi lại gặp thêm biết bao những khuôn mặt thân quen từ những ngày xuống đường biểu tình như bác Quang , Anh Đào Tiến Thi, Anh Ba Sàm, Anh JB Vinh và rất nhiều người quen khác.

Xúc động nhất là khi xe đưa cụ Lê Hiền Đức vào tới nơi bà con tràn lên, người thì chạy theo xe, người thì cầm dù che, người thì cố vươn người víu lấy cánh tray cụ , hay chỉ mong cầm vào bàn tay cụ mân mê...

Và bà con khóc, người đứng gần thì ôm lấy cụ khóc, người đứng ra thì chùi mắt sụt sùi, nghẹn ngào... Tôi cũng khóc tự bao giờ và khi nhìn lên thì thấy kể cả cánh đàn ông mạnh mẽ cũng không thể dễ gì cầm lòng vì xúc động. Xem những tấm hình, những video clip tôi thấy được tình cảm da diết và sự tin yêu của bà con biết nhường nào dành cho những con người từng cùng họ sát cánh xẻ chia trong cuộc đấu tranh giữ đất này.

Tám năm đầy gian khổ hy sinh để hôm nay dù mới chỉ nhìn thấy những thay đổi nhỏ nhoi như sự nhìn nhận sai trái của một quan chức chính quyền đã về hưu mà bà con đã mừng vui khôn tả.

Bởi họ như thấy được sự hiện diện của chính nghĩa và công lý.

Biết bao khuôn mặt của nhiều thế hệ trẻ già đều rưng rưng một niềm xúc cảm.

Mọi người bảo nhau ngồi vào những hàng ghế chỗ căng bạt để nghe cụ Đức và các vị đại diện bà con nông dân phát biểu.

Cứ mỗi câu nói, môi lời nhắc nhở động viên là lại vang dội những tràng vỗ tay của mọi người

Niềm vui hiện rõ trên những khuôn mặt và những đôi mắt ngấn lệ của các ông bà , các cô bác anh chị.

Nó như sự động viên, thôi thúc cho cả những bà con Dân Oan khắp nơi hôm nay cũng có mặt chia sẻ cùng bà con Văn Giang.... Mọi người vồn vã đón tiếp, vồn vã chia sẻ cả những nỗi niềm và cả bao nỗi vất vả buồn đau, hy sinh đã qua.

Các Cụ bà thì têm trầu mời khách, các cô các chị thì gói bánh đặc sản quê hương đãi khách... Mọi người ngồi chuyện trò râm ran. Chẳng hề thấy sự xa cách hay khách xáo nào trong sự đón tiếp rất chân quê nhưng nồng hậu đến nao lòng.

Tôi cứ day rứt mãi về câu chuyện của một chị khi chị mang đĩa bánh răng bừa mời mọi người và ấn vào tận tay tôi nói: "Chị ăn đi, bánh này tự tay em làm đấy, gạo thì cấy ngay trên ruộng từng bị cưỡng chế này, hạt gạo thấm cả máu và mồ hôi dân Văn Giang chúng em"

Rồi chị kể về những đau thương của 8 năm trường kỳ giữ đất có biết bao những đau thương uất hận.

Có những đau thương không hiển hiện bằng sự đổ máu bên ngoài, không phải những bạo tàn của nhà cầm quyền dành cho nông dân qua những vỏ đạn cay hay thuốc nổ mà nó là nỗi đau đớn uất hận và cay đắng không dễ gì nguôi ngoai trong tiềm thức người nông dân phải chịu cay đắng bất công trên đất Văn Giang này và chắc chắn còn nhiều nơi trên mảnh đất chứ S đau thương này nữa.

Bằng giọng nghẹn ngào, chị kể: "Nhà chị có người anh là liệt sĩ. Tìm bao nhiêu năm mới đem được xương cốt từ chiến trường miền nam về. Vậy mà chỉ vì quyết tâm giữ đất, không thỏa hiệp trước sai trái của chính quyền mà xã đã không cho người chết được vào trong nghĩa trang liệt sĩ...."
Chao ơi! Thật không thể nào mường tượng ra những tàn ác bất công mà chính quyền khắp nơi cứ áp lên đầu người dân. Họ bất chấp tất cả không chừa cả đến vong linh người đã khuất và họ sẵn sàng chà đạp để cướp bóc cho thỏa lòng tham.

Phải chăng vì họ đã không còn biết đến cả những điều tâm linh, không màng tới công lao những người đã khuất, nên vong hồn quả cảm của những anh hùng liệt sĩ đã không thể tha thứ cho những kẻ dã tâm xâm chiếm cướp bóc và nhất định sẽ trừng phạt họ?

Những tên quan lại tàn ác sẽ bị trừng trị !

Đất và ruộng vườn phải trả về tay nông dân và những người chủ thật sự của nó.

Hơn tất cả là những anh hùng liệt sĩ cống hiến trọn đời và xương máu mình vì độc lập dân tộc phải được về nằm đúng nơi đúng chỗ của mình trong lòng đất và trong lòng dân.

Chia tay bà con Văn Giang trong lưu luyến và tràn đầy thương yêu, cảm phục, tôi nhủ với lòng mình chắc chắn tôi sẽ phải về mảnh đất này thêm nhiều lần nữa.

Và quả thật hai đêm nay trong lòng tôi luôn tràn ngập bao hình ảnh và bao suy nghĩ về mảnh đất với con người Văn Giang.

Hà Nội 20-11-2012

19/11/12

Ai giết Mẹ!?





Mẹ miền bắc đi biểu tình đòi đất

giữa thủ đô chúng hất mẹ ngã lăn

mẹ chết rồi chúng nào có ăn năn

chúng bỏ mặc kệ mẹ nằm giữa phố

mẹ miền Nam bị chính quyền khủng bố

phản đối cộng nô xăng đổ tự thiêu

Mẹ chết rồi chính quyền tỉnh Bạc Liêu

cho người đến đám tang liều cướp giật

hai người mẹ can trường bất khuất

là tấm gương soi lối thật ngoan cường

con sụt sùi nén những nỗi đau thương

ai gieo rắc oan trường ai giết mẹ

Có phải chúng là ngoại bang con ghẻ

chẳng máu đào chung mẹ đẻ Âu Cơ

khi quê hương đang hán hóa từng giờ

mà cộng sản vẫn thờ ơ chẳng biết

Quê hương gọi tuổi trẻ ơi hãy quyết

cùng đứng lên tiêu diệt bọn Việt gian

cứu mẹ hiền và cứu lấy Việt Nam

cứu tất cả những dân oan mất đất.

Cù Huy Hà Bảo

Facebook Twitter Stumbleupon More