(The Guardian) - Quy mô các khoản nợ trong lĩnh vực ngân hàng và các công ty nhà nước cồng kềnh làm ảnh hưởng đến nền kinh tế đang lên theo chủ nghĩa thân hữu tại khu vực châu Á.
Việt Nam trước đây được xem là một nền kinh tế đang lên tại Đông Nam Á và dành được mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, thời gian gần đây nền kinh tế nước này bắt đầu trở nên khó khăn và tuần vừa qua lại tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng cứu trợ tài chính tại Sacombank thuộc sở hữu nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố đã chuẩn bị bơm 28 nghìn tỷ đồng (khoảng 1,4 tỷ USD) vào Sacombank sau khi Chủ tịch Đặng Văn Thành từ chức. Đây là lần thứ hai trong những tháng gần đây NHNN gặp khó khăn liên quan đến các khoảng nợ của ngành ngân hàng. Hồi tháng Tám, NHNN đã lên tiếng công khai đảm bảo với người gửi tiền rằng tiền của họ được giữ an toàn sau vụ bắt giữ ông trùm Nguyễn Đức Kiên lan rộng trong dư luận. Ông Kiên là người đồng sáng lập ngân hàng tư nhân lớn đứng hạng thứ tư tại Việt Nam, Ngân hàng Cổ phần Thương mại Á châu (Asia Commercial Joint Stock Bank – ACB).
Tuy nhiên, những rắc rối tại Việt Nam lan rộng hơn so với khu vực ngân hàng. Năm 2009, trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn mức suy thoái kinh tế toàn cầu, Chính phủ đã thực hiện một loạt các biện pháp mở rộng tín dụng giá rẻ cho các doanh nghiệp nhà nước khổng lồ (DNNN), trong đó DNNN chiếm ưu thế trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp trong số này đã sử dụng khoản tín dụng trên để đa dạng hóa các ngành công nghiệp, trong đó bao gồm cả việc đầu tư vào các ngành mà họ có rất ít hoặc thậm chí không có kinh nghiệm. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quan tâm đáng kể và đã đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm và thậm chí dịch vụ taxi. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có cổ phần đầu tư vào ngành viễn thông và giáo dục, và Tập đoàn đóng tàu khổng lồ Vinashin đã đầu tư vào lĩnh vực cung cấp, các thiết bị chưng cất và bảo hiểm.
Đối với Vinashin, nợ nần của tập đoàn này lên đến mức trầm trọng nhất vào tháng Tám khi họ yêu cầu các chủ nợ cho gia hạn thời gian trả nợ. Vinashin đã tuyên bố khoản nợ lên đến 639 tỷ đồng. Tình trạng các tập đoàn nhà nước khổng lồ khác cũng không mấy sáng sủa. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có các khoản nợ tổng cộng lên đến 72,3 nghìn tỷ đồng; EVN nợ 62,8 nghìn tỷ đồng; và TKV nợ 19,6 nghìn tỷ đồng. Trong tổng số nợ của các doanh nghiệp nhà nước, số nợ xấu lên đến 200 nghìn tỷ đồng.
Những khó khăn hiện nay đến từ bối cảnh tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Việt Nam. Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã từ một trong những nước nghèo nhất thế giới phóng lên mức thu nhập trung bình trong danh sách của Ngân hàng Thế giới. Trong thực tế, thu nhập bình quân đã tăng từ 110 USD hồi năm 1989 lên đến 1,260 USD vào năm 2009. Đảng [Cộng sản] đã không chậm chạp trong việc chia sẻ những lợi ích mà Việt Nam đạt được. Năm 1993, 58% dân số tại đây được cho là sống dưới mức nghèo khổ so với 12% hồi năm ngoái.
Trong nhiều cách, Việt Nam lại là một nạn nhân trong sự thành công của riêng họ. Dominic Mellor, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Phát triển châu Á, cho biết ông lo ngại về hệ thống ngân hàng của nước này cách đây hai năm về trước. "Trong khi khu vực bất động sản đã chạy rất nhanh thì tăng trưởng trong lĩnh vực tài chính đã tụt giảm đáng kể", ông nói. Khi nền kinh tế đã nở rộ, khả năng điều hành và giám sát của Ngân hàng Nhà nước đã bị ngưng trệ đáng kể. Tăng trưởng tín dụng đã gây nhiều sửng sốt, nhưng Ngân hàng Nhà nước đã có "ít cơ sở để đánh giá rủi ro và kiểm soát tín dụng", ông Mellor cho biết.
Hồi tháng Bảy vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cho biết các khoản nợ xấu chiếm đến 8,6% trong tổng số nợ cho vay trong hệ thống ngân hàng, tăng gấp đôi so với dự kiến trước đó và cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Sự oán giận đang có dấu hiệu gia tăng – đặc biệt giữa các phe nhóm – chủ yếu giữa các nhóm ưu tú thân chính quyền. Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phương, được dư luận đồn đại là một trong những người giàu nhất nước, hiện đang điều hành Viet Capital Asset Management và công ty môi giới Chứng khoán Viet Capital. Anh trai của cô là thứ trưởng Bộ Xây dựng. Chủ tịch Sacombank vừa từ nhiệm [Đặng Văn Thành] đã bổ nhiệm con trai ông, Đặng Hồng Anh, lên làm Phó Chủ tịch. Trong tháng Tư vừa qua, Linh Hương, con gái 24 tuổi của Ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa, được bổ nhiệm làm chủ tịch và giám đốc điều hành công ty xây dựng nhà nước Vinaconex.
Các nhóm trên mạng hiện đang đặt các câu hỏi rằng liệu tình hình này có thể tiếp tục được bao lâu. Chắc chắn rằng Đảng Cộng sản đương quyền dường như cam kết sẽ tiếp tục cải cách. Hai tuần trước, lần đầu tiên họ đã công khai khiển trách Bộ Chính trị về cách điều hành nền kinh tế. Tuy nhiên, những cải cách trước đó đã dẫn đến sự tăng trưởng trong nhóm lợi ích có ảnh hưởng rất lớn và hiện họ phải xác định chính xác làm thế nào để thay đổi các hướng đó.
Cho đến nay, Việt Nam vẫn tự hào có một môi trường chính trị ổn định và một nền kinh tế có giá gia công lao động thấp. Các cơ sở xản xuất đang phát triển vẫn còn là điều hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, năm năm trước đây, các công ty đa quốc gia tìm cách đến Việt Nam như một thị trường tương tự như ở Trung Quốc vì giá lao động khá rẻ. Nhưng cho đến thời điểm này thì không phải hoàn toàn đúng, theo Mellor: "Nhận thức nay đã thay đổi. Bây giờ mọi người đang nói đến Indonesia, Myanmar [Miến Điện] và Philippines. Việt Nam sẽ phải làm thêm rất nhiều để có thể tiếp tục duy trì lợi thế của họ".
Việt Nam hiện nay phải đối mặt với hàng loạt cải cách tái các doanh nghiệp nhà nước. Miễn là họ tiếp tục sàn lọc tín dụng, thay đổi các điều kiện cơ bản về kinh tế – bao gồm cả trong lĩnh vực ngân hàng – nếu không thì sẽ không thể nào cạnh tranh với các nước khác. Hơn nữa, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài phần nhiều phụ thuộc vào một nền kinh tế cải cách thành công trong khu vực ngày càng cạnh tranh, thì tầm quan trọng của Việt Nam chưa bao giờ thuận tiện như lúc này. Bất cứ điều gì xảy ra trong nền kinh tế rộng lớn hơn thì Việt Nam cũng cần phải chuẩn bị cho một đoạn đường dài và nhiều rắc rối khó khăn trước mặt.
Simon Speakman Cordall - The Guardian
Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ
Việt Nam trước đây được xem là một nền kinh tế đang lên tại Đông Nam Á và dành được mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, thời gian gần đây nền kinh tế nước này bắt đầu trở nên khó khăn và tuần vừa qua lại tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng cứu trợ tài chính tại Sacombank thuộc sở hữu nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố đã chuẩn bị bơm 28 nghìn tỷ đồng (khoảng 1,4 tỷ USD) vào Sacombank sau khi Chủ tịch Đặng Văn Thành từ chức. Đây là lần thứ hai trong những tháng gần đây NHNN gặp khó khăn liên quan đến các khoảng nợ của ngành ngân hàng. Hồi tháng Tám, NHNN đã lên tiếng công khai đảm bảo với người gửi tiền rằng tiền của họ được giữ an toàn sau vụ bắt giữ ông trùm Nguyễn Đức Kiên lan rộng trong dư luận. Ông Kiên là người đồng sáng lập ngân hàng tư nhân lớn đứng hạng thứ tư tại Việt Nam, Ngân hàng Cổ phần Thương mại Á châu (Asia Commercial Joint Stock Bank – ACB).
Tuy nhiên, những rắc rối tại Việt Nam lan rộng hơn so với khu vực ngân hàng. Năm 2009, trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn mức suy thoái kinh tế toàn cầu, Chính phủ đã thực hiện một loạt các biện pháp mở rộng tín dụng giá rẻ cho các doanh nghiệp nhà nước khổng lồ (DNNN), trong đó DNNN chiếm ưu thế trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp trong số này đã sử dụng khoản tín dụng trên để đa dạng hóa các ngành công nghiệp, trong đó bao gồm cả việc đầu tư vào các ngành mà họ có rất ít hoặc thậm chí không có kinh nghiệm. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quan tâm đáng kể và đã đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm và thậm chí dịch vụ taxi. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có cổ phần đầu tư vào ngành viễn thông và giáo dục, và Tập đoàn đóng tàu khổng lồ Vinashin đã đầu tư vào lĩnh vực cung cấp, các thiết bị chưng cất và bảo hiểm.
Đối với Vinashin, nợ nần của tập đoàn này lên đến mức trầm trọng nhất vào tháng Tám khi họ yêu cầu các chủ nợ cho gia hạn thời gian trả nợ. Vinashin đã tuyên bố khoản nợ lên đến 639 tỷ đồng. Tình trạng các tập đoàn nhà nước khổng lồ khác cũng không mấy sáng sủa. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có các khoản nợ tổng cộng lên đến 72,3 nghìn tỷ đồng; EVN nợ 62,8 nghìn tỷ đồng; và TKV nợ 19,6 nghìn tỷ đồng. Trong tổng số nợ của các doanh nghiệp nhà nước, số nợ xấu lên đến 200 nghìn tỷ đồng.
Những khó khăn hiện nay đến từ bối cảnh tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Việt Nam. Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã từ một trong những nước nghèo nhất thế giới phóng lên mức thu nhập trung bình trong danh sách của Ngân hàng Thế giới. Trong thực tế, thu nhập bình quân đã tăng từ 110 USD hồi năm 1989 lên đến 1,260 USD vào năm 2009. Đảng [Cộng sản] đã không chậm chạp trong việc chia sẻ những lợi ích mà Việt Nam đạt được. Năm 1993, 58% dân số tại đây được cho là sống dưới mức nghèo khổ so với 12% hồi năm ngoái.
Trong nhiều cách, Việt Nam lại là một nạn nhân trong sự thành công của riêng họ. Dominic Mellor, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Phát triển châu Á, cho biết ông lo ngại về hệ thống ngân hàng của nước này cách đây hai năm về trước. "Trong khi khu vực bất động sản đã chạy rất nhanh thì tăng trưởng trong lĩnh vực tài chính đã tụt giảm đáng kể", ông nói. Khi nền kinh tế đã nở rộ, khả năng điều hành và giám sát của Ngân hàng Nhà nước đã bị ngưng trệ đáng kể. Tăng trưởng tín dụng đã gây nhiều sửng sốt, nhưng Ngân hàng Nhà nước đã có "ít cơ sở để đánh giá rủi ro và kiểm soát tín dụng", ông Mellor cho biết.
Hồi tháng Bảy vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cho biết các khoản nợ xấu chiếm đến 8,6% trong tổng số nợ cho vay trong hệ thống ngân hàng, tăng gấp đôi so với dự kiến trước đó và cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Sự oán giận đang có dấu hiệu gia tăng – đặc biệt giữa các phe nhóm – chủ yếu giữa các nhóm ưu tú thân chính quyền. Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phương, được dư luận đồn đại là một trong những người giàu nhất nước, hiện đang điều hành Viet Capital Asset Management và công ty môi giới Chứng khoán Viet Capital. Anh trai của cô là thứ trưởng Bộ Xây dựng. Chủ tịch Sacombank vừa từ nhiệm [Đặng Văn Thành] đã bổ nhiệm con trai ông, Đặng Hồng Anh, lên làm Phó Chủ tịch. Trong tháng Tư vừa qua, Linh Hương, con gái 24 tuổi của Ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa, được bổ nhiệm làm chủ tịch và giám đốc điều hành công ty xây dựng nhà nước Vinaconex.
Các nhóm trên mạng hiện đang đặt các câu hỏi rằng liệu tình hình này có thể tiếp tục được bao lâu. Chắc chắn rằng Đảng Cộng sản đương quyền dường như cam kết sẽ tiếp tục cải cách. Hai tuần trước, lần đầu tiên họ đã công khai khiển trách Bộ Chính trị về cách điều hành nền kinh tế. Tuy nhiên, những cải cách trước đó đã dẫn đến sự tăng trưởng trong nhóm lợi ích có ảnh hưởng rất lớn và hiện họ phải xác định chính xác làm thế nào để thay đổi các hướng đó.
Cho đến nay, Việt Nam vẫn tự hào có một môi trường chính trị ổn định và một nền kinh tế có giá gia công lao động thấp. Các cơ sở xản xuất đang phát triển vẫn còn là điều hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, năm năm trước đây, các công ty đa quốc gia tìm cách đến Việt Nam như một thị trường tương tự như ở Trung Quốc vì giá lao động khá rẻ. Nhưng cho đến thời điểm này thì không phải hoàn toàn đúng, theo Mellor: "Nhận thức nay đã thay đổi. Bây giờ mọi người đang nói đến Indonesia, Myanmar [Miến Điện] và Philippines. Việt Nam sẽ phải làm thêm rất nhiều để có thể tiếp tục duy trì lợi thế của họ".
Việt Nam hiện nay phải đối mặt với hàng loạt cải cách tái các doanh nghiệp nhà nước. Miễn là họ tiếp tục sàn lọc tín dụng, thay đổi các điều kiện cơ bản về kinh tế – bao gồm cả trong lĩnh vực ngân hàng – nếu không thì sẽ không thể nào cạnh tranh với các nước khác. Hơn nữa, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài phần nhiều phụ thuộc vào một nền kinh tế cải cách thành công trong khu vực ngày càng cạnh tranh, thì tầm quan trọng của Việt Nam chưa bao giờ thuận tiện như lúc này. Bất cứ điều gì xảy ra trong nền kinh tế rộng lớn hơn thì Việt Nam cũng cần phải chuẩn bị cho một đoạn đường dài và nhiều rắc rối khó khăn trước mặt.
Simon Speakman Cordall - The Guardian
Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét