14/4/12

Ưu tiên phổ biến pháp luật đến ngư dân

Ngư dân Việt Nam trong vùng Hoàng sa, Trường sa biết họ cần gì trong khi đánh cá, họ không cần dạy cho biết là vùng biển nầy của Việt Nam, vì đã lâu đời ngư dân sinh sống bằng nghề biển tổ quốc thế mà bây giờ bị "tàu lạ" bắn giết hành hung, trong tay không tấc sắt. Ngư dân cần sự bảo vệ của "Hải quân Việt Nam", ước gì các đại biểu Quốc hội nhà nước dám nói lên sự thật nầy....Luật Của Sự Thật.
UB Pháp luật QH, cơ quan thẩm tra dự luật, nhận định ngư dân là những người hoạt động dài ngay trên biển, ít có khả năng điều kiện thực tế tiếp cận các quy định của pháp luật.
Trong các đối tượng đặc thù này còn có người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn. Dự kiến họ sẽ được phổ biến, giáo dục các quy định pháp luật vềdân tộc, quốc phòng, an ninh, biên giới, chủ quyền quốc gia, biển, đảo, tài nguyên, khoáng sản…

Người lao động trong các doanh nghiệp; người khuyết tật; phạm nhân, người bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, chữa bệnh… cũng là những đối tượng được ưu tiên phổ biến, giáo dục pháp luật.
Báo cáo trước Thường vụchiều nay (13/4), UB Pháp luật còn đề nghị bổ sung “cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang” vào đối tượng đặc thù do “đây là những người cần được trang bị kiến thức pháp luật sâu và đầy đủ để thực hiện việc lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn hoặc trực tiếp thực hiện việc phổ biến giáo dục pháp luật”.
Phó Chủ tịch QH Nguyễn ThịKim Ngân thấy điểm này thiếu hợp lý. Theo bà Ngân, cán bộ, công chức đương nhiên phải hiểu biết pháp luật.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thuý Hiền lý giải rằng trên thực tế, nhiều cán bộ cơ sở chưa thực sự am hiểu pháp luật, trong thực thi nhiệm vụ có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích người dân mà Tiên Lãng là một bài học, nên họ cũng cần được ưu tiên phổ biến, giáo dục pháp luật.
Bà Kim Ngân đồng tình sựcần thiết có các cán bộ hiểu luật, song cho rằng đây là tiêu chuẩn, nhiệm vụ và là trách nhiệm của bản thân cán bộ và các cơ quan, chứ không nên đưa họ vào đối tượng đặc thù cùng với những người ít có điều kiện tìm hiểu pháp luật.
UB Pháp luật cũng đề nghịbỏ đối tượng đặc thù là nạn nhân của bạo lực gia đình, mua bán người vì bản thân những người này là nạn nhân của hành vi vi phạm pháp luật do người khác gây ra đối với họ.
“Nếu cần phổ biến, giáo dục pháp luật để ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và mua bán người thì đối tượng cần được phổ biến, giáo dục pháp luật phải là những người có khả năng thực hiện các hành vi trên”, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý nói.
Song Thứ trưởng Nguyễn Thuý Hiền không đồng ý. Theo bà, nạn nhân của bạo hành gia đình, mua bán người phầnđông là nữ giới, trình độ hạn chế, yếu thế trong xã hội và ngay trong gia đình, tổ ấm của mình.
“Giáo dục pháp luật không chỉ cần sau khi họ trở thành nạn nhân mà cả trước khi đó, nếu xác địnhđược họ là đối tượng có nguy cơ”, bà Hiền nói. “Họ cần biết cách tự bảo vệ mình, cũng cần hiểu luật như những người gây ra hành vi phạm tội”.
Dự thảo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ được tiếp tục chỉnh lý để đưa ra thảo luận tại kỳ họp QH tới.
Chung Hoàng


0 Lời Bình:

Đăng nhận xét

Facebook Twitter Stumbleupon More