11/4/12

VIỆT NAM CẦN THOÁT KHỎI NỀN KINH TẾ PHI THỊ TRƯỜNG

NGUYỄN TẤN DŨNG – Hai Bà Trưng, Quận 3, Thành phố Hồ Chí MInh
“Việt Nam chấp nhận là nền kinh tế “phi thị trường” khi gia nhập WTO”. Đây là một cam kết mà Việt Nam đã chấp nhận khi gia nhập Tổ chức thương mại lớn nhất thế giới vào năm 2007”.
Công cuộc đổi mới và từng bước hội nhập của Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng kể và khích lệ. Việt Nam đã từng bước hội nhập, là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. Là thành viên thứ 150, là nước đang và chậm phát triển nên khi gia nhập WTO nên được các ưu đãi của WTO khi gia nhập.
Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn chưa là nền kinh tế thị trường. Nó chưa tuân thủ hay đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cơ bản của nền kinh tế thị trường, là một nền kinh tế tự do, với cạnh tranh công bằng, cung cầu… Điều này được minh chứng trong cam kết chính về đa phương sau khi Viêt Nam gia nhập WTO: “Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm, tức là không muộn hơn ngày 31/12/2018”. Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu Việt Nam chứng minh được với đối tác nào là nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó ngừng áp dụng chế độ phi thị trường đối với Việt Nam. Cam kết này là một ưu đãi lớn nhưng đồng thời cho thấy Viêt Nam đang ở đâu trong thế giới đa phương? và nền kinh tế Việt nam đã đạt được gì và ở đâu ở hiện tại.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà lợi nhuận, tự do, tồn tại và diệt vong, bình đẳng và cạnh tranh, phát triển và bất ổn, cung và cầu…là những quy luật, những đặc tính cơ bản. Nhưng thử hỏi, tại sao Việt Nam lại chấp nhận là nền kinh tế “phi thị trường”, có phải Việt Nam chưa có nền kinh tế thị trường? tại sao lại như vậy trong gần 25 năm đổi mới? Có phải nhà nước quản lý quá sâu và quá nhiều vào nền kinh tế, kinh tế bị “bàn tay hữu hình bóp quá chặt”?

Để chuyển đổi cơ chế kinh tế từ tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, thì 3 yếu tố cơ bản thường thấy là: Sự ổn định, tự do hoá và tư nhân hoá.

Để ổn định, cần nhắm tới tạo một môi trường tài chính ổn định, để từ đó sẽ tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng nhanh chóng của những hoạt động thương mại trong nước và thương mai quốc tế, tạo ra nhiều nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, nhưng Viêt nam được gì, khi tình hình lạm phát đang tiếp tục diễn ra, lãi suất ngân hàng thuộc loại cao nhất thế giới, đồng USD tăng, giảm thất thường so với đồng Việt Nam, các nhà xuất khẩu điêu đứng, doanh nghiệp trong nước giải thế, pháp sản hoặc không dám vay vốn để sản xuất kinh doanh… thử hỏi nhà nước đã làm được gì cho tình hình tài chính?
Tự do hoá nền kinh tế, đồng nghĩa với mua bán theo giá cả cung-cầu. Có nghĩa là bỏ kiểm soát nhà nước về giá nhưng điện, nước, xăng dầu… Đặc biệt là vấn đề cổ phần hoá, hay tư nhân hoá. Việt Nam có bao nhiêu ngành, bao nhiêu doanh nghiệp độc quyền nhà nước hoạt động hiệu quả để có thể đưa nền kinh tế phát triển “thần kỳ”? Ngành nào cũng do nhà nước là "ông chủ lớn" nhưng hoạt động có thực sự hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu. Kinh tế thị trường có cần một “ông Vua” trên tất cả những lĩnh vực kinh tế không?  khi tiến hành cổ phần hoá thì Nhà nước đã cổ phần đến đâu? hiệu quả thế nào? Nếu thực sự muốn cổ phần hóa thì cần phải có sự mạnh mẽ, dứt khoát. Một ví dụ điển hình cho thành công từ việc tiến hành cổ phần hoá các công ty nhà nước là “chính sách Thép” ở Anh. Với chính sách này, trong 10 năm từ 1979 đến 1990, nước Anh đã dần hồi phục kinh tế và đã phát triển vượt bậc sau suy thoái và đình trệ. Vậy tại sao Việt Nam lại không học theo?.
Theo cam kết trên, Việt Nam sẽ được miễn trừ điều 19 của Hiệp định GATT và các hiệp định khác của WTO về cơ chế tự vệ của WTO đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam, do Việt Nam là nên kinh tế phi thị trường. Đây là lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, nhưng thử hỏi các doanh nghiệp ta đã xuất khẩu được những sản phẩm công, nông, dich vụ nào có thể thực sự đứng vững, cạnh tranh và đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường khác ở các quốc gia thành viên WTO. Chúng ta xuất khẩu gạo, cá, café được bao nhiêu? trong khi, chỉ cần nhập khẩu vài chiếc ôtô, vài linh kiện máy tính, vài chục người quản lý công nghệ cao từ nước ngoài thì đã tương đương hoặc hơn so với tổng mức thu được từ xuất khẩu của ta.
Tại sao Nhà nước ta không cố gắng thật nhiều để đổi mới, mở rộng, tự tin là một nền kinh tế thị trường, dù không có các ưu đãi, nhưng với một cơ chế pháp lý thông thoáng, đơn giản, một nền kinh tế thị trường thực sự, được nhà đầu tư nước ngoài thực sự tin tưởng. Từ đó, Việt Nam là điểm đến của các nhà đầu tư lớn, nơi có thể sản xuất ra một vài bộ phận của chiếc Ford, chiếc LeXus, chiếc Boeing, máy tính Microsoft. Khi đó chúng ta có cần phải nhập khẩu tất cả những thứ trên như hiện nay không? với mức giá có thể nói là mức trầng của thế giới.
Việt Nam đã tự đặt câu hỏi cho các nhà đầu tư quốc tế, “anh có nên đầu tư vào một nước mà cơ chế kinh tế vẫn còn chưa biết là thị trường hay phi thị trường? anh có thể bị quốc hữu hoá vốn nếu như nhà nước thấy “cần thiết”. Nhà đầu tư có nên tin vào một nước mà tự chấp nhận mình là nền kinh tế “phi thị trường”?.”
Hướng ra sân chơi chung, hội nhập là quyết tâm, nhưng tại sao không tự tin “mở rộng cửa” để đón tất cả các luồng gió từ bên ngoài (kể cả gió độc lẫn gió tốt), mà lại chỉ mở “hé cửa” để rồi gió độc vào được hay không thì không biết, nhưng gió tốt, mát lành lại bay mất đi nơi khác. Chúng ta có gì mất nữa đâu? ngoài nghèo nàn, lạc hậu, ngoài danh hiệu “Viện Ngọc Viễn Đông” không còn. Tại sao không mạnh dạng mà lấy lại, lại chờ đến năm 2020, trong khi có thể vẫn là nước với nền kinh tế “phi thị trường” đến năm 2018.
Thế giới có thực sự thuộc về kẻ mạnh, nước yếu kém không thể cạnh tranh công bằng, không thể phát triển tự do với các nước mạnh? Gia nhập WTO để làm gì nếu không là tận dụng cơ hội để phát triển kinh tế đất nước. Vậy thì phải cạnh tranh với kẻ mạnh hơn thôi. Viêt Nam sao không thể chấp nhận và biết mình là “một con thỏ”? dù ta thừa nhận chó sói mạnh hơn, nhưng tại sao đã vào một môi trường tự do rồi, một sân chơi công bằng, một sân chơi chung rồi, ta lại không “chấp nhận” công bằng… Thỏ, vâng! Việt Nam là thỏ, nhưng sao không dựa vào những cái sẵn có, tự vệ bằng cái láu lỉnh, tinh ranh và tháo quát? đào hang trốn chó sói khi sói bên cạnh, vậy sói mãi chờ cạnh hang thì thỏ làm sao đây? sao không thoả hiệp cùng có lợi? không con sói nào khi thấy lợi mà không hợp tác cả. Phải tự biết mình, không nên và không bao giờ đánh nhau với sói. Việt Nam là thỏ, nhưng sao lại là thỏ nhút nhát, chạy trốn, sợ sệt, trí thông minh và sự cần lao đâu rồi? Mở cửa đón gió. Gió độc sẽ bị trừ đi hay ít nhất chúng ta cũng có được những cộng nghệ, những kỹ thuật tiến bộ mà trừ gió độc, dân sẽ giàu, và lúc đó vẫn còn gió độc thì có tiền mua bình ôxy mà sống chứ? mãi nghhèo thì làm sao sống?
Chấp nhận bị coi là nên kinh tế “phi thị trường” cơ hội nào cho Việt Nam đây? Nếu ta nhìn những nước xung quanh, ta thấy Ấn Độ đã là "văn phòng thế giới", Trung Quốc đã là" công xưởng thề giới", vậy tại sao Việt Nam không dám hy vọng mình sẽ là, dù chỉ là "Nhà  bếp của thế giới"? Nhà bếp Việt nam không chỉ biết nấu cơm với những hạt gạo, mà "nhà bếp" này sẽ làm ra các bộ phận, các linh kiện của máy tính, máy bay, ô tô từ nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, từ công nghệ của nước ngoài. Cơ hội và thách thức luôn song song tồn tại, kinh tế thị trường là mảnh đất nắm bắt cơ hội tốt nhất.
Để kết thúc cho bài viết này, người viết xin lấy một câu nói của Đặng Tiểu Bình nói về con đường đổi mới và mở cửa ở Trung Quốc: “Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng, mèo nào bắt được chuột đó là mèo tốt”.

0 Lời Bình:

Đăng nhận xét

Facebook Twitter Stumbleupon More