Việt Nam không được quên nghèo đói vẫn là vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt đối với người dân miền núi, vùng sâu vùng xa, dân tộc ít người - lời khuyên của bà Fiona Lappin, Trưởng Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID), cơ quan điều phối hoạt động hỗ trợ xóa đói giảm nghèo của các đối tác quốc tế tại Việt Nam.
Ghi nhận thành tích xóa đói giảm nghèo của Việt Nam song các nhà tài trợ quốc tế gần đây không ít lần cảnh bảo về hình thức nghèo mới ở Việt Nam - nghèo đô thị. Quan điểm của bà?
Việt Nam không được quên nghèo đói vẫn là vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt đối với người dân miền núi, vùng sâu vùng xa, dân tộc ít người. Vẫn còn nhiều việc phải làm để đối phó với nghèo đói ở những khu vực này.
Song cũng phải lưu ý một chiều khác của đói nghèo đang gia tăng ở Việt Nam, liên quan trực tiếp đến những người lao động từ nông thôn lên thành thị tìm việc làm. Họ chủ yếu làm những việc dịch vụ giản đơn, có thể kiếm được nhiều tiền hơn so với ở nông thôn, nhưng thường chỉ trong thời gian ngắn. Khi mất việc hoặc phải trở về quê, họ phải đối mặt với nguy cơ tái nghèo.
Bên cạnh đó, họ và con cái ít có cơ hội tiếp cận với các hình thức phúc lợi xã hội như giáo dục, y tế… Tôi cho đây là vấn đề nghiêm trọng hơn, vì họ bị tách ra khỏi cộng đồng của mình.
Bộ phận dân cư này tuy ở đô thị nhưng thực sự nghèo, không những không được hưởng phúc lợi xã hội mà còn dễ bị tổn thương về mặt kinh tế. Hầu hết không có công việc ổn định nên nếu mất đi nguồn thu nhập, hoặc gặp những khó khăn về sức khỏe, họ và gia đình sẽ gặp vấn đề lớn.
Những vấn đề bà nêu đặt ra những thách thức cho Chính phủ, cũng như các hoạch định chính sách trong nỗ lực giảm nghèo như thế nào?
Việt Nam cần có một hệ thống phúc lợi xã hội toàn diện hơn. Bảo hiểm xã hội là một chính sách tốt, nhưng quan trọng là quỹ này phải được đảm bảo về tài chính, được quản lý tốt và chi tiêu đúng mục đích. Hiện quỹ này mới chỉ dành cho những người có công việc ổn định, cần có phương án mở rộng để cả những người làm việc không ổn định cũng được hưởng.
Nghị quyết 11 của Chính phủ cũng là một giải pháp tốt để duy trì tăng trưởng, nhưng tất cả mọi người cần phải được hưởng lợi từ sự tăng trưởng đó. Các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội trong nghị quyết này phải được thực hiện mạnh mẽ, nghiêm túc hơn.
Cần một chiến lược đối phó nghèo đói mới, với sự tham gia ý kiến của người dân. Tình trạng nghèo đói có thể thay đổi rất nhanh nên cần có một lộ trình đối phó rõ ràng, ổn định.
Bà có cho rằng khoảng cách thu nhập đang gia tăng cũng như nền kinh tế ngày càng mang tính chất thị trường và cạnh tranh có thể tác động đến công cuộc xóa đói giảm nghèo?
Tôi nghĩ là có. Chính vì vậy, Chính phủ cần tạo thêm điều kiện cho người nghèo, đặc biệt ở vùng nông thôn, tiếp cận thị trường. Khi người nông dân hiểu được quy luật vận hành của thị trường, họ có thể bán được nông sản mình sản xuất ra. Khi mở cửa thị trường, Chính phủ cũng cần chú ý giúp đỡ nông dân tìm kiếm cơ hội xuất khẩu nông sản.
Việt Nam đã là thành viên WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, các cam kết mở cửa thị trường phải được đảm bảo. Việt Nam có đội ngũ lao động trẻ, tay nghề tốt, song chiến lược phát triển kinh tế xã hội cần đội ngũ lao động được đào tạo tốt và có tay nghề cao hơn nữa.
Chung Hoàng
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/55623/viet-nam-can-chien-luoc-doi-pho-ngheo-doi-moi.html
Bà Fiona Lappin |
Ghi nhận thành tích xóa đói giảm nghèo của Việt Nam song các nhà tài trợ quốc tế gần đây không ít lần cảnh bảo về hình thức nghèo mới ở Việt Nam - nghèo đô thị. Quan điểm của bà?
Việt Nam không được quên nghèo đói vẫn là vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt đối với người dân miền núi, vùng sâu vùng xa, dân tộc ít người. Vẫn còn nhiều việc phải làm để đối phó với nghèo đói ở những khu vực này.
Song cũng phải lưu ý một chiều khác của đói nghèo đang gia tăng ở Việt Nam, liên quan trực tiếp đến những người lao động từ nông thôn lên thành thị tìm việc làm. Họ chủ yếu làm những việc dịch vụ giản đơn, có thể kiếm được nhiều tiền hơn so với ở nông thôn, nhưng thường chỉ trong thời gian ngắn. Khi mất việc hoặc phải trở về quê, họ phải đối mặt với nguy cơ tái nghèo.
Bên cạnh đó, họ và con cái ít có cơ hội tiếp cận với các hình thức phúc lợi xã hội như giáo dục, y tế… Tôi cho đây là vấn đề nghiêm trọng hơn, vì họ bị tách ra khỏi cộng đồng của mình.
Bộ phận dân cư này tuy ở đô thị nhưng thực sự nghèo, không những không được hưởng phúc lợi xã hội mà còn dễ bị tổn thương về mặt kinh tế. Hầu hết không có công việc ổn định nên nếu mất đi nguồn thu nhập, hoặc gặp những khó khăn về sức khỏe, họ và gia đình sẽ gặp vấn đề lớn.
Những vấn đề bà nêu đặt ra những thách thức cho Chính phủ, cũng như các hoạch định chính sách trong nỗ lực giảm nghèo như thế nào?
Việt Nam cần có một hệ thống phúc lợi xã hội toàn diện hơn. Bảo hiểm xã hội là một chính sách tốt, nhưng quan trọng là quỹ này phải được đảm bảo về tài chính, được quản lý tốt và chi tiêu đúng mục đích. Hiện quỹ này mới chỉ dành cho những người có công việc ổn định, cần có phương án mở rộng để cả những người làm việc không ổn định cũng được hưởng.
Nghị quyết 11 của Chính phủ cũng là một giải pháp tốt để duy trì tăng trưởng, nhưng tất cả mọi người cần phải được hưởng lợi từ sự tăng trưởng đó. Các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội trong nghị quyết này phải được thực hiện mạnh mẽ, nghiêm túc hơn.
Cần một chiến lược đối phó nghèo đói mới, với sự tham gia ý kiến của người dân. Tình trạng nghèo đói có thể thay đổi rất nhanh nên cần có một lộ trình đối phó rõ ràng, ổn định.
Bà có cho rằng khoảng cách thu nhập đang gia tăng cũng như nền kinh tế ngày càng mang tính chất thị trường và cạnh tranh có thể tác động đến công cuộc xóa đói giảm nghèo?
Tôi nghĩ là có. Chính vì vậy, Chính phủ cần tạo thêm điều kiện cho người nghèo, đặc biệt ở vùng nông thôn, tiếp cận thị trường. Khi người nông dân hiểu được quy luật vận hành của thị trường, họ có thể bán được nông sản mình sản xuất ra. Khi mở cửa thị trường, Chính phủ cũng cần chú ý giúp đỡ nông dân tìm kiếm cơ hội xuất khẩu nông sản.
Việt Nam đã là thành viên WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, các cam kết mở cửa thị trường phải được đảm bảo. Việt Nam có đội ngũ lao động trẻ, tay nghề tốt, song chiến lược phát triển kinh tế xã hội cần đội ngũ lao động được đào tạo tốt và có tay nghề cao hơn nữa.
Chuẩn nghèo chính thức thấp? Theo LHQ tại Việt Nam, chuẩn nghèo chính thức của Việt Nam hiện ở mức thấp so với các tiêu chuẩn quốc tế, và thấp hơn hầu hết các quốc gia ở khu vực Đông Á. Một số nhóm dân cư, như người di cư trong vòng dưới 6 tháng, không được tính vào các cuộc khảo sát cấp quốc gia, gây ảnh hưởng đến việc tính toán tỉ lệ đói nghèo.Theo chuẩn nghèo quốc tế do Ngân hàng thế giới đề ra là 1,25 USD/ngày thì tỉ lệ nghèo của Việt Nam năm 2008 là 21%. Số liệu của Tổng cục thống kê qua Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010 cho thấy tỉ lệ hộ nghèo là 10,7% nếu áp dụng chuẩn nghèo tại thời điểm đó, và tăng lên 14,2% khi áp dụng chuẩn nghèo chính thức được đưa ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015. “LHQ khuyến nghị rằng chuẩn nghèo chính thức được cập nhật hàng năm để theo kịp tỉ lệ lạm phát” - thông điệp của LHQ gửi Chính phủ tại Hội nghị tài trợ CG tháng 12/2011. |
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/55623/viet-nam-can-chien-luoc-doi-pho-ngheo-doi-moi.html
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét