Giới Thiệu

Blog Luật của Sự Thật là một trang blog đăng tải các tin tức bài vỡ liên quan đến những sự kiện bất công, lạm dụng luật pháp hiện đang xảy ra tại Việt Nam.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 1

Xin nhấn vào đây để đọc tập 1 về quyền biểu tình.

Chân dung ông Nguyễn Đức Kiên

Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy nửa năm, Sacombank đã nằm gọn trong tay của nhóm “bố già” Nguyễn Đức Kiên.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 2

Xin nhấn vào đây để đọc tập 2 về quyền hội họp, lập hội, lập đảng.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 3

Xin nhấn vào đây để đọc tập 3 về quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin.

31/7/12

HRW nói về vụ thân mẫu Tạ Phong Tần

Ông Robertson gửi lời chia buồn tới gia quyến và những người liên quan
-
Khi biết tin thân mẫu bà Tạ Phong Tần tự thiêu, tổ chức theo dõi nhân quyền từng trao giải thưởng cho bà Tần nói đây là ‘tấn bi kịch’ và gửi lời chia buồn.
Nghe thông báo tin bà Đặng Thị Kim Liêng qua đời vì tự thiêu, ông Phil Robertson, Giám đốc phụ trách châu Á của Human Rights Watch, tổ chức đã trao giải nhân quyền cho bà Tần trong năm 2011 nói: “Đó là điều bi thảm khi bà thấy phải có hành động như vậy.
“Tôi xin gửi lời chia buồn tới gia quyến và những người có liên quan.
“Điều chính là bà Tạ Phong Tần đáng ra không phải ra tòa.
“Bà không làm gì trái với những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn.
“Viết blog, thực hiện quyền tự do biểu đạt, nói ra quan điểm của mình… – tất cả những điều này phải được bảo vệ thay vì trấn áp.”
“Ở đây chúng ta thấy sự thiếu dung tha của chính quyền Việt Nam đối với những quan điểm trái với cái nhìn của chính quyền.”
Dự kiến phiên xử bà Tần cùng hai thành phiên khác của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do sẽ diễn ra vào ngày 7/8.
Gia đình bà Liêng nói bà muốn gặp bà Tần trước phiên xử nhưng chính quyền không cho phép và cũng có cáo buộc bà bị chính quyền dọa nạt.

‘Dũng cảm và kiên định’

Ít ngày sau khi bị bắt hồi tháng Chín năm 2011, bà Tần cùng bảy nhà hoạt động nhân quyền khác đã được Human Rights Watch trao giải thưởng Hellman Hammett.
Human Rights Watch nói giải thưởng “ghi nhận lòng dũng cảm và kiên định trước sức ép đàn áp chính trị.”
“Đây không phải là cách đi lên của một đất nước đang phát triển nhanh.”
Phil Robertson, Phó Giám đốc Châu Á của Human Rights Watch


Tin về cái chết của bà Đặng Thị Kim Liêng trên truyền thông quốc tế


Dân Làm Báo - Chỉ vài giờ sau khi bà Đặng Thị Kim Liêng - mẹ của blogger Tạ Phong Tần qua đời, một số cơ quan truyền thông quốc tế đã đăng tin. Vietnam blogger's mother dies in self-immolation - Mẹ của blogger Việt Nam chết bởi tự thiêu là nhan đề của các bài báo.

Thông tin về bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu đã được đăng tải khắp nơi trên các trang blog lề Dân. Truyền thông báo chí của nhà nước vẫn chưa có động tĩnh.

Straits Times (Singapore) -

Hãy đến với gia đình của bác Đặng Thị Kim Liêng, chị Tạ Phong Tần và gia đình
Hoàng Vi (Danlambao) - Sự có mặt của chúng ta không những xuất phát từ lòng thương yêu đối với người thân của chị Tạ Phong Tần mà còn là một nghĩa vụ của lương tâm - chúng ta không thể để những người hy sinh đời mình cho đất nước thấy gia đình mình phải lẻ loi khi tai họa xảy đến, khi đau thương chồng chất.

Xin mọi người cùng bạn bè thân quý hưởng ứng lời kêu gọi từ đáy lòng này của tôi...

*

Thứ Hai, ngày 5 tháng 9 năm 2011 chị Tạ Phong Tần bị bắt. Suốt quãng thời gian 10 tháng 25 ngày, bác Liêng lặn lội lên Sài Gòn thăm nuôi con gái. Đó là quãng thời gian bác sống trong lo lắng, mong đợi con gái đang bị giam cầm không có bản án.

Thứ Hai, ngày 30 tháng 7 năm 2012, bác Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu trước cơ quan công quyền. Bác Liêng qua đời ngay chiều hôm đó, thân thể cháy đen. Bác chết trong đau đớn, tức tưởi và buồn phiền.

Một lần nữa những người thân trong gia đình chị Tạ Phong Tần phải gánh chịu thêm nỗi đau xa lìa người thân. Đau đớn cho chị Tạ Phong Tần là chị sẽ không bao giờ còn được thấy mặt mẹ. Đau đớn hơn nữa khi chị biết mẹ đã phải chết một cái chết đau thương. Trong nỗi oan khiên của dân tộc bây giờ chị Tạ Phong Tần còn mang nặng nỗi oan khiên của Mẹ.

Nhìn được gương mặt mẹ chị Tần cháy đen, đến lúc này tôi vẫn còn cảm thấy bàng hoàng, không thể nào chợp mắt nổi. Nghe tiếng chị Tạ Khởi Phụng (em gái út chị Tần) khóc than thảm thiết, lòng không khỏi xót xa "Trời ơi! Gia đình tôi đã làm gì mà phải chịu nhiều bất công như vậy?". Đứa cháu ngoại (con trai chị Phụng) đôi mắt cũng đỏ hoe...

Còn nhớ, trong những lần lặn lội lên Sài Gòn thăm con, bác Liêng kể rằng sau khi chị Tần bị bắt, gia đình bác phải chịu rất nhiều áp lực và đe dọa. Bác còn bị công an ép buộc phải viết đơn tố cáo con gái mình theo một kịch bản có sẵn. Ngay sau đó, tờ đơn này đã bị bác Liệng xé làm đôi ngay trước mắt mọi người.

Phải chứng kiến cảnh con gái bị giam cầm "đấu tố", gia đình lại liên tục bị khủng bố và đe dọa, nhiều năm khiếu kiện dồn nén, với nhiều lần bị xua đuổi, xô xát và lối hành xử thô bạo ngay trước cổng cơ quan công quyền khiến bác phải ngã quỵ nhiều lần.

Những ngày gần đây, bác Liêng lại nghe tin con gái mình là chị Tạ Phong Tần sắp bị đưa ra xét xử, với khung hình phạt nặng nề từ 10 đến 20 năm.

Nỗi xót xa tình máu mủ đã khiến người mẹ già không còn chịu đựng được thêm, hậu quả là bác đã chọn hình thức tự thiêu trước trụ sở ủy ban để phản đối.

Một người con phải chịu tù đày vì yêu nước. Một người Mẹ qua đời thân thể cháy đen đủi vì những uất ức, bất công. Những tang thương này không cho phép những ai có lương tâm có thể vô cảm quay lưng.

Là những người bạn của chị Tạ Phong Tần, tôi tha thiết kêu gọi mọi người cùng chúng tôi:

- Cùng nhau cầu nguyện cho linh hồn bác Đặng Thị Kim Liêng cũng như gia đình chị Tạ Phong Tần;

- Lên tiếng, thông tin, bày tỏ suy nghĩ của mình về những oan sai đã và đang xảy ra đối với gia đình;

- Và quan trọng hơn hết: cùng với chúng tôi có mặt tại Bạc Liêu để thăm hỏi, động viên, an ủi gia đình. Sự có mặt của chúng ta không những xuất phát từ lòng thương yêu đối với người thân của chị Tạ Phong Tần mà còn là một nghĩa vụ của lương tâm - chúng ta không thể để những người hy sinh đời mình cho đất nước thấy gia đình mình phải lẻ loi khi tai họa xảy đến, khi đau thương chồng chất.

Xin mọi người cùng bạn bè thân quý hưởng ứng lời kêu gọi từ đáy lòng này của tôi.

Địa chỉ gia đình chị Tạ Phong Tần tại Bạc Liêu:
38/9, đường Hậu Hòa Bình, Khóm 6, Phường 1, Thành phố Bạc Liêu

Liên lạc Nguyễn Hoàng Vi, số điện thoại: 01656246672

Mẹ chị Tạ Phong Tần tự thiêu tại khu hành chánh ở Bạc Liêu




Dân Làm Báo - 11:30 sáng, 31/07/2012 - Cập nhật từ gia đình: Lễ động quan cho bà Đặng Thị Kim Liêng sẽ được tổ chức vào lúc 7h sáng ngày 2/8/2012.

Tin và hình cập nhật lúc 03:30 sáng, 31/07/2012:

Sau khi đã đưa xác bà Đặng Thị Kim Liêng về nhà xác bệnh viện tỉnh Bạc Liêu, hai người con của nạn nhân bị chính quyền địa phương ép buộc phải ở lại. Phía CA, chính quyền yêu cầu hai người con bà Liêng là chị Tạ Khởi Phụng và anh Tạ Hòa Phú phải ký cam kết "không khiếu nại" thì mới cho gia đình mang xác nạn nhân về.

Hai người con của nạn nhân vì thương mẹ nên buộc phải ký giấy cam kết. Khoảng 21 giờ tối ngày 30/07, thi hài nạn nhân Đặng Thị Kim Liêng đã được đưa về nhà cử hành tang lễ.

Khi vừa về đến nhà, đại diện chính quyền địa phương cũng có mặt rất nhanh. Quanh nhà công an đứng đầy đầu ngõ. Luôn có mặt 3 người phụ nữ lạ mặt theo sát những người thân của gia đình nạn nhân để theo dõi và nghe ngóng.

Vì hoàn cảnh gia đình chị Tạ Phong Tần đang rất khó khăn, những người thân và bạn bè của chị Tần đã nhanh chóng có mặt để cùng gia đình hỗ trợ lo tang lễ cho bà Đặng Thị Kim Liêng.

Dự kiến, ngày 15 âm lịch sắp tới, tức ngày 02/08/2012, gia đình sẽ tổ chức đưa nạn nhân đi an táng.

30/7/12


Trong khi ngài đại tướng đang "trân trọng... ghi nhớ... biết ơn" thì:

Bình Định huấn luyện ngư dân bắn mục tiêu trên biển 

Văn Tố (phapluattp)- Sau 12 ngày ra quân huấn luyện, sáng 29-7, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Phù Mỹ (Bình Định) đã tổ chức kiểm tra bắn đạn thật mục tiêu cố định trên biển.
 


Nhà giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa bị đặt mìn

T. Nguyễn (PLO) - Khoảng 6 giờ 15 phút ngày 30-7-2012, một vụ nổ mìn xảy ra tại nhà đại tá Trần Ngọc Khánh, Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa (ông Khánh ở chung nhà với gia đình bên vợ) ở 54 Phan Chu Trinh, Tp Nha Trang, Khánh Hòa. 

Công an ngăn chận biểu tình chống TQ ngày 29/7


 Công an đứng ở công viên 30/4 tại Sài Gòn sáng 29/04/2012 để ngăn chận biểu tình chống Trung Quốc.
Thanh Trúc - RFA
-
Tuy không có lời kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc trên mạng cuối tuần này, thế nhưng từ thứ Sáu ngày 27 thì công an Hà Nội đã đến tận nơi ở của những người hay đi biểu tình để ngăn cản họ.

Thanh Trúc hỏi chuyện một vài người bị công an đến nhà làm việc từ hôm thứ Sáu.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A là người thường tham gia biểu tình chống Trung Quốc và tuần trước ông cũng đã có mặt tại cuộc biểu tình với khoảng hai trăm người trước vườn hoa cạnh đại sứ quán Trung Quốc:
“Tuần này trên mạng không thấy nói gì có biểu tình cả. Thì ngày thứ Sáu người ta hai lần, một lần buổi chiều bốn người danh nghĩa là đến thăm ông bố vợ tôi nhưng lại muốn gặp tôi. Lúc đấy tôi đang ở bên ngoài.
Tôi bảo với họ rằng như vậy là xếp của các cậu không chịu khó tìm hiểu thông tin, hôm nay không ai đi biểu tình cả, như vậy làm gì phải khổ sở ngày Chủ Nhật mất công như thế này.
TS Nguyễn Quang A

Mẹ bà Tạ Phong Tần tự thiêu tại khu hành chánh ở Bạc Liêu



-
Bạc Liêu – Bà Đặng Thị Kim Liêng, thân mẫu chị Tạ Phong Tần, đã tự thiêu ngay sau khu hành chánh thành phố Bạc Liêu, gần nhà của bà. Đây là tin do con gái bà Đặng Thị Kim Liêng, em chị Tạ Phong Tần vừa cho VRNs biết qua điện thoại.

Sự việc được tường trình như sau:

Khoảng hơn 9 giờ sáng nay, 30.07.2012, công an xã đến báo cho các con của bà Đặng Thị Kim Liêng hiện đang cấp cứu tại bệnh viện tỉnh Bạc Liêu. Khi các con của bà đến bệnh viện thì bị nhiều công an ngăn cản không cho vào, chỉ cho một người con trai của bà tên Tạ Hoà Phú được vào.
Khi trở ra gặp người nhà, anh con trai này nói “cháy đen thui”. Tức khắc công an bắt anh này mang đi, và không còn ai khác là thân nhân của bà Đặng Thị Kim Liêng được vào trong bệnh viện với bà.

Cựu đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam nói gì về Biển Đông?


Ông Tề Kiến Quốc
Văn Việt (lược dịch)
-
Cựu đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam, ông Tề Kiến Quốc nói, Việt Nam được Mỹ ủng hộ về Biển Đông, nhưng cũng sẽ không bị Mỹ 'giật dây'.

Ông Tề Kiến Quốc từng là Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2005. Sau khi kết thúc nhiệm kỳ, ông Tề về nước và giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu châu Á ở nước này. Hôm 26/7, ông Tề trả lời phỏng vấn tờ Hoàn Cầu thời báo, sau hàng loạt những động thái gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.

29/7/12

Nhưng chống Trung Quốc bằng cách nào?


Ngô Nhân Dụng
-
Câu tựa đề trên đây là ý kiến của một vị độc giả sau khi đọc bài trước trên mục này: “Ai cũng biết Việt Nam đang bị Trung Quốc làm nhục, nhưng chống Trung Quốc bằng cách nào?”

Ðó cũng là ý kiến của Thái Úy Trần Nhật Hiệu, vào thế kỷ 13.

Năm 1257 Hốt Tất Liệt, sau khi xóa tan nước Ðại Lý, sai quân tấn công nước ta vì vua nhà Trần không chịu qua Vân Nam khấu đầu quy phục. Ðạo quân Mông Cổ phá đổ hàng phòng thủ đầu tiên do Trần Quốc Tuấn chỉ huy; rồi đánh bại đạo quân chính do Trần Thái Tông trực tiếp lãnh đạo; tiến tới chiếm thành Thăng Long, “cướp phá, giết tất cả nam phụ lão ấu ở trong thành,” như Trần Trọng Kim ghi trong Việt Nam Sử Lược.
Triều đình chạy về Hưng Yên, Thái Tông hỏi ý kiến mọi người. Thái Úy Trần Nhật Hiệu cầm sào viết xuống nước hai chữ: Nhập Tống (xin vào nước Tống). Lúc đó Tống còn là tên gọi cả nước Trung Hoa; mặc dù vua quan nhà Tống chỉ còn làm chủ một mẩu đất ở vùng Quảng Ðông, hai năm sau mới bị quân Mông Cổ tiêu diệt. Nếu theo lời khuyên của Thái Úy Trần Nhật Hiệu thì vua nhà Trần đã xin hàng. Nhưng Thái sư Trần Thủ Ðộ có ý kiến khác: “Ðầu tôi chưa rơi xuống đất thì xin bệ hạ đừng lo.” Cuối cùng nước Việt Nam không bị nhục.

Vị độc giả trên còn lý luận: “Chưa thấy ai nói đến phương thức chống Trung Quốc bành trướng một cách có hiệu quả. Chỉ có những cuộc biểu tình ồn ào, không kết quả.”

Năm 1285 chắc cũng có người nghĩ như vậy. Trước mối đe dọa quân Nguyên sang tấn công lần thứ ba, Thái thượng hoàng Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông mời các vị già cả trong nước vào họp ở điện Diên Hồng để tham khảo. Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư viết: “Các phụ lão đều nói ‘Ðánh,’ vạn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng.”

Chính quyền cần chấm dứt những hành vi thấp kém, hèn mọn!


Mạc Văn Trang
-
Lâu nay những người viết bài, trả lời phỏng vấn phản biện những việc làm sai trái của chính quyền, hay những người đi biểu tình chống tham nhũng, phản đối Trung Quốc xâm lấn, cướp bóc ở biển Đông, hầu hết đều bị “các lực lượng chức năng” của chính quyền gây phiền hà, nhiều khi bằng những hành vi thấp kém, hèn mọn.


Những hành vi thấp kém như: các lực lượng chức năng cho người đến nhà các “đối tượng” để “tuyên truyền, giải thích, giáo dục” với những lý lẽ giáo điều như  nói với trẻ con. Nhiều người trong số cán bộ Mặt trân, bí thư chi bộ, tổ trưởng dân phố, hội trưởng phụ nữ, chủ tịch cựu chiến binh phường… chưa biết blog, trang Web là cái gì lại cứ “giáo dục” các trí thức, sinh viên, lão thành cách mạng… là đừng có nghe “địch tuyên truyền diễn biến hòa bình”, “Chớ lợi dụng “Clog” để tuyên truyền không công cho các thế lực thù địch”! Chớ nghe “kẻ xấu xúi giục, kích động đi biểu tình”! Rồi có khi công an căn vặn:  “Ai xui đi biểu tình?”; “Đi biểu tình mỗi bận được bao nhiêu tiền?”; “Trả lời đài nước ngoài nó trả bao nhiêu đôla?”… Đúng là kiểu suy bụng ta ra bụng người! Khi người ta tranh luận lại thì chẳng biết đối thoại ra sao, liền quy kết là “ngoan cố, kiêu ngạo”, “coi thường chính quyền”, “dám đứng trên cả hệ thống chính trị của đảng à?”, … Chưa bao giờ, đội quân tuyên truyền lại bất cập, thấp kém trước nhân dân đến vậy! Chưa bao giờ những người thay mặt chính quyền/chế độ đi “giác ngộ quần chúng”, lại bị “quần chúng” coi thường đến thế! Chẳng qua không có chính nghĩa thì chẳng có lý lẽ gì thuyết phục! Không thuyết phục được thì dùng biện pháp đe dọa bằng các hành vi ngày một kém văn hóa hơn…

Hết thiết giáp lại đến máy bay quần đảo bầu trời Xã Đoài


Facebook Xã Đoài Choa - Những đợt máy bay gầm rú đinh tai nhức óc đã khuấy động sự yên tĩnh của bầu trời Xã Đoài trong sáng nay 24.7.2012. Có nhiều khả năng, hoạt động trên nằm trong đợt diễn tập quân sự “phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ” của quân khu IV thời gian này. 

Máy bay chiến đấu các loại được người dân cho rằng “đã bay là là rất thấp trên mặt đất”. Cũng như xe thiết giáp, diễn tập máy bay chiến đấu trong nhiều năm gần đây rất hiếm tại Nghệ An và Xã Đoài không phải là nơi thích hợp cho hoạt động này. 

Dưới mặt đất, đông đảo cảnh sát, công an chìm nổi đã được bố trí dọc theo trục đường Quán Hành - Xã Đoài. Người dân chứng kiến một đội xe giao thông đứng chặn ngay ngã tư xã. 

Không ai được biết lý do gì mà hôm nay công an, cảnh sát xuất hiện dày đặc vậy?

Trong một diễn biến khác liên quan đến cuộc diễn tập do huyện đội Nghi Lộc tổ chức tại xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An vào chiều 23.7, một giáo dân xứ đạo Bình Thuận đã bị bắn xuyên thủng cánh tay.

Hỗn chiến dịp sinh nhật 60 Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh


Cầu Nhật Tân - Đội quân tử thần, đội kiêu binh chưa tàn nhưng đã phế, cánh tay nối dài của An ninh Việt Nam đã nếm đòn thất bại đầu tiên tại một nhà hàng Hải sản ở Mai Dịch (Hà Nội) trong sứ vụ đòi nợ thuê bất thành. Trận giáp chiến này đã đập tan huyền thoại vô địch, bách chiến bách thắng của một đội quân tội phạm ô hợp, hoạt động dưới sự bảo kê của An ninh gây bao tang tóc và sợ hãi tại địa bàn thủ đô. Cũng trong trận chiến này, hàng chục “sỹ quan đòi nợ” chịu thương tích buộc phải tháo chạy, bỏ lại bốn chiếc chiến xa bị phá hỏng. Trận chiến cũng hé lộ chân tướng của cái gọi là “quần chúng tự phát”.

.

Hiểm họa mất nước và nhu cầu dân chủ hóa



Lê Kim-Song (Danlambao)Với những động thái ngày càng hung hăng và có hệ thống trên Biển Đông, Trung Quốc đang biểu lộ dã tâm biến Biển Đông thành ao nhà của mình một cách trắng trợn bất chấp công luận và pháp luật quốc tế (Công Ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS, 1982) và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên (DOC, 2002)). Vấn đề Biển Đông và hàng loạt những vấn đề khác trong quan hệ với Trung Quốc (kể cả hai hiệp định trên đất liền (1999) và lãnh hải (2000), vấn đề bauxite Tây Nguyên và việc cho Trung Quốc thuê hàng chục ngàn mẫu rừng đầu nguồn) đang đặt ra cho dân tộc Việt Nam một đe dọa rất lớn đối với sự mất còn của đất nước chúng ta. 

Đối với tranh chấp Biển Đông về mặt đối ngoại, chính phủ Việt Nam lên án Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam và tìm kiếm sự hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế nhưng về mặt đối nội, giới lãnh đạo Việt Nam đã tỏ ra mâu thuẫn trong chính sách của mình. 

Chính phủ Việt Nam hay nói cho đúng hơn, Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) cần hiểu rằng cái vũ khí vạn năng để chống ngoại xâm chính là tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam. Điều này đã được minh chứng một cách hùng hồn qua lịch sử của đất nước. Bắt bớ, sách nhiễu những người dân đi biểu tình chống Trung Quốc là chà đạp tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, là tự mình từ bỏ một thứ vũ khí mà kẻ xâm lược e sợ. Đây là một chính sách đang tạo ra nhiều bất mãn trong xã hội và đồng thời thể hiện một lập trường nhiều mâu thuẫn và không nhất quán trong việc chống ngoại xâm. 

28/7/12

Bản đồ cổ phương Tây khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam


Những tấm bản đồ cổ của phương Tây góp phần minh chứng từ hơn 5 thế kỷ trước, Việt Nam đã xác lập chủ quyền quốc gia trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 >>  "Chính nhà Thanh thừa nhận lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam" >>  Thêm tư liệu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613 (Ảnh: TS. Sơn cung cấp).
Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613 (Ảnh: TS. Sơn cung cấp).
Khẳng định chủ quyền Việt Nam
TS Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội TP Đà Nẵng vừa hoàn thành đề tài Font tư liệu về chủ quyền Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng).
TS. Sơn cho hay: Không chỉ các bản đồ cổ Việt Nam, Trung Quốc mà rất nhiều bản đồ cổ của phương Tây đều khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Một trong những thành công lớn của nhóm nghiên cứu là sưu tầm được 56 tấm bản đồ phương Tây của font tư liệu này.
Các bản đồ này được vẽ rất sớm, như: Bản đồ do Livro da Marinharia FM Pinnto vẽ năm 1560, bản đồ do Gerard Mercator (1512 - 1594) vẽ có niên đại vào nửa sau thế kỷ XVI... cho đến những bản đồ được vẽ vào cuối thế kỷ XIX như: Bản đồ do Stielers Handatla vẽ năm 1891...
Tất cả đều thể hiện bằng hình vẽ hoặc bằng chữ viết vị trí của quần đảo Hoàng Sa (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam dưới các tên gọi như Cauchi, Cochi, Cochinchina, Cochinchine... (tùy theo ngôn ngữ của từng nước phương Tây).
Trên một số bản đồ, địa danh Hoàng Sa còn được thể hiện hoặc ghi chú rất đặc biệt. Chẳng hạn, bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613 thể hiện quần đảo Frael (Hoàng Sa), bao gồm tất cả các đảo của Việt Nam từ nam vịnh Bắc Bộ cho đến hết vùng biển phía nam của Việt Nam, trừ Pulo Condor (Côn Đảo) và Pulo Cici (đảo Phú Quốc) được vẽ riêng.

THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LÀ THẰNG NÀO ?




                                Bà con "Yêu Việt Nam" bị thế lực thù địch kích động từ Thái Lan ?

Lâu nay trên h thng truyn thông nhà nưc: tivi , đài , báo... luôn tuyên truyn chuyn các thế lc thù đch len li trong đi sng xã hi, kích động mọi người làm loạn, từ chuyện khiếu kin đt đai đến biu tình chng Trung quc... Thc ra cũng chưa ai biết được cái thế lc thù đch đó nó tròn méo ra sao. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết sau đây trên mạng Facebook để bà con nhìn rõ và chỉ mt đim tên cái thằng thế lc thù đch đó nhé. 

CÁC TH LC THÙ ĐCH , CHÚNG LÀ AI ?

1. Đó là đám quan li cu kết vi nhau, t “cp cao” đến cp xã đ cưp đt ngưi ngưi dân. Loi thế lc thù đch này thi gian gn đây ni lên như ong, t thành th ti nông thôn, t min xuôi ti min ngưc, t đng bng, min bin ti min núi, t Nam ra Bc, t đa đu Móng Cái ti Mũi Cà Mau. Bn này làm mt hết nim tin ca ngưi dân vào đng, vào chính quyn nhanh nht, gây bc xúc và bt n xã hi kéo dài nht, gây cho ngưi dân ni ut hn căm phn nht bi chúng không t mt th đon nào đ cưp bng đưc nhng tc đt chúng mun và chúng vô cm trưc nhng phn ng, khiếu ni chính đáng ca ngưi dân.
2. Đó là đám công chc làm các cơ quan công quyn, quen thói “hành dân” hơn là phc v dân. Nhóm thế lc thù đch này ly tiêu chí “hành dân” là nim hnh phúc. Chúng nhan nhn các cơ quan công quyn: cp phưng, xã, qun huyn, s, b ngành, v.v… Chúng gây cho ngưi dân bc xúc, kh s, mun đưc vic phi mt tin (mà đáng ra không phi mt) nên làm suy gim nim tin ca ngưi dân vào đng, vào chính quyn…!!

3. Đó là “mt b phn không nh” đám quan li “chui” sâu vào h thng đng, chính quyn, các cơ quan đoàn th các cp. Nhóm này đa phn xut thân t “bn c nông”, nhưng sau khi lên làm quan, chúng giàu lên mt cách nhanh chóng và khng khiếp. Tài sn ít thì hàng vài chc t đng, nhiu thì trăm triu thm chí ti t đô la. Làm “quan ph mu” là phi chăm lo cuc sng cho dân, giúp ngưi dân có cuc sng n đnh, sung túc, nhưng chúng không bao gi dám chia s kinh nghim hay dy dân làm giàu theo cái cách mà chúng giàu lên như thế!!! Nhóm này cũng thuc loi có hc, nhưng đa phn là hc rm, có bng tht, mt s có bng “đu”! Chúng dùng nhng đng tin kiếm đưc mt cách bt chính đ làm băng hoi các giá tr và đo đc xã hi. Phá hoi mt cách nhanh nht, làm xói mòn nim tin ca ngưi dân vi đng và chính quyn “sâu” và “bn vng nht”!!.

NGHỊ ĐỊNH SỐ 69/2009/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 8 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH BỔ SUNG VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT, GIÁ ĐẤT, THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ



Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng. Xác định giá đất sát với giá thị trường tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được bồi thường bằng đất được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo 1 trong các hình thức:
- Hỗ trợ bằng tiền từ 1,5 – 5 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi;
- Hỗ trợ bằng 1 suất đất ở hoặc 1 căn hộ chung cư hoặc 1 suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
Trường hợp người được hỗ trợ có nhu cầu được đào tạo, học nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề và được miễn học phí đào tạo cho 1 khóa học đối với các đối tượng trong độ tuổi lao động. Trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề phải lấy ý kiến của người bị thu hồi đất thuộc đối tượng chuyển đổi nghề.
Civillawifor tổng hợp
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định bổ sung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giá đất; giao đất, cho thuê đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và gia hạn sử dụng đất.

Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý đất đai.
2. Người sử dụng đất và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng đất.
Chương 2.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
MỤC 1. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Điều 3. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia
1. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia bao gồm:
a) Xác định diện tích đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, trong đó làm rõ diện tích đất lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất khu bảo tồn thiên nhiên;
b) Xác định diện tích đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, trong đó làm rõ diện tích đất quốc phòng, đất an ninh, đất đô thị, đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại, đất khu công nghiệp, đất phát triển hạ tầng có tầm quan trọng quốc gia, đất di tích danh thắng;
c) Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;
d) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
2. Chính phủ trình Quốc hội quyết định các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.

Nghĩa Đàn, Nghệ An: Triệt hạ Thánh Giá ở nghĩa trang công giáo tại giáo xứ Nghĩa Thành



Anthony Hoàng Long (GiaoHatBotDa)Thánh Giá là biểu tượng của niềm tin, là lẽ sống và là sự kiêu hãnh của người Công Giáo việt nam nói riêng và cả hoàn vũ nói chung. Quay ngược dòng thời gian, các nhà truyền giáo cũng như cha ông chúng ta đã đổ máu ra để bảo vệ cho cây thánh giá đức tin được đứng vững trước mọi biến cố thăng trầm của lịch sử. Vì thế Thánh giá luôn hiên ngang đứng sừng sững trên những tháp nhà thờ cao vút như là kim chỉ nam cho mỗi người Kitô hữu.

Triệt hạ Thánh Giá ở nghĩa trang công giáo tại giáo xứ Nghĩa Thành ( thuộc xã Nghĩa Trung – Nghĩa Đàn – Nghệ An)

Những làn sóng sau những hành động ngăn cản các linh mục của Giáo hạt Phủ Quỳ dâng lễ tại Giáo điểm Châu Bình, Chính quyền đã cố tình gây ra sự chia rẽ giữa người lương dân và giáo dân chưa được lắng xuống. Thì một lần nữa những thế lực của bóng tối lại làm rạn nứt mối quan hệ đó và điều nghiêm trọng hơn nữa là Thánh giá Chúa bị triệt hạ một cách có bài bản.

Vào sáng ngày 17/7/2012 trước sự ngỡ ngàng tưởng chừng không thể tin được vào mắt mình, những người giáo dân thuộc giáo xứ Nghĩa Thành đã phát hiện những cây Thánh giá nằm lăn lóc và bị đập nát tại nghĩa trang trên địa bàn xã Nghĩa Trung- Nghĩa Đàn- Nghệ An, nơi những người thân là tổ tiên, ông bà, cha mẹ từ bao đời của họ đã yên nghỉ.

Động thái này cho thấy một cách rõ ràng mục đích của chúng là nhằm vào Thánh giá chứ không phải là mồ mả. Một cảnh tượng tang thương khi toàn bộ những phần mộ có Thánh Giá đều bị đập nát. Ngay khi biết sự việc, Cha quản xứ Gio an Nguyễn Văn Hoan cũng như toàn thể giáo dân trong Giáo xứ Nghĩa Thành đã có mặt tại hiện trường và trên gương mặt của ai nấy đều không dấu nổi sự uất ức và căm phẫn. Nỗi đau này không chỉ gặm nhấm thể xác nhưng nó còn đi sâu vào trong tâm hồn họ. Nỗi đau ấy không chỉ riêng của những gia đình có phần mộ mà Thánh Giá bị đập nát, mà còn là nỗi đau chung của những người có đạo.

Thánh giá nằm chõng vãnh hay chỉ còn trơ trụi lại những mảnh vụn nằm xung quanh những ngôi mộ. Sự việc này đã dãy lên một hồi chuông của sự chia rẽ có hệ thống, mục đích của chúng là làm cho Thánh giá Chúa không phải bị đập nát, mà nhằm triệt tiêu cả Thánh Giá đức tin trên mảnh đất này.

“Nếu hạt lúa không chết đi, thì nó không sinh được những hạt khác”. Thiết tưởng những hành động trên làm cho chúng ta những người Công giáo sẽ luôn luôn hiệp nhất và đoàn kết với nhau cho dù những thách đố phía trước sẽ giằng co chúng ta. Xin mọi người cùng cầu nguyện cho mảnh đất này được bình yên và Thánh giá Chúa được đứng vững.

Nghiệp đoàn độc lập - Đòi hỏi chính đáng của giai cấp công nhân Việt Nam



Huỳnh Công Đoàn Trong điều kiện không có tổ chức Nghiệp đoàn độc lập công khai đại diện, người công nhân Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn trong việc đòi hỏi quyền và lợi ích chính đáng của mình. Mặc dù bị sự kìm kẹp và chia rẽ nặng nề từ phía Công đoàn nhà nước, nhưng thời gian qua đã diễn ra nhiều cuộc đình công rầm rộ và quy mô của giới công nhân. Điều đó cho thấy rằng, khi bị bóc lột một cách quá đáng thì như giọt nước làm tràn li, những người công nhân đã vùng lên mạnh mẽ để phản đối sự bất công ngang trái. 

Theo thống kê, năm 2008 cả nước có 720 vụ đình công, năm 2009 là 218 vụ. Đặc biệt, số vụ đình công trong năm 2011 đạt mức kỷ lục với 978 vụ, tăng hơn gấp đôi so với năm 2010 (422 vụ). Các vụ đình công chủ yếu xảy ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... con số này chiếm tỉ lệ 75,4%. 

Nguyên nhân của các vụ đình công là do chủ doanh nghiệp không chấp hành đúng các quy định của luật lao động như: không ký hợp đồng lao động, không đóng bảo hiểm xã hội, không giải quyết chế độ ngày nghỉ, lương thấp, ngược đãi công nhân...; trong khi đó thì tổ chức Công đoàn nhà nước không bảo vệ quyền lợi cho người lao động. 

Nhiều cuộc đình công đã xảy ra bạo động do người lao động bị đàn áp. 

Các vụ đình công thường xảy ra tại các trung tâm công nghiệp lớn như Hà Nội, Sài gòn, Hải Phòng...; điều đó cho thấy người công nhân đã thức tỉnh, ý thức được quyền và lợi ích chính đáng của mình. Họ cũng nhận ra sự thật phũ phàng rằng, tổ chức Công Đoàn nhà nước không những không bảo vệ, mà ngược lại còn bắt tay với giới chủ để đàn áp và bóc lột người lao động. Những cuộc đình công này diễn ra rầm rộ, với số lượng người tham gia đông đảo, khả năng đoàn kết và tổ chức của người công nhân đã được nâng cao. Thay vì là những vụ phản đối tự phát như các năm trước đây, thì bây giờ các vụ đình công đã được tổ chức chặt chẽ hơn, cho thấy có sự tham gia hướng dẫn của tổ chức Nghiệp Đoàn độc lập. Điều đó khiến cho giới chủ và Công Đoàn nhà nước hết sức lo sợ, xúi dục nhà cầm quyền gia tăng đàn áp. 

Facebook Twitter Stumbleupon More