Huỳnh
Công Đoàn - Trong điều
kiện không có tổ chức Nghiệp đoàn độc lập công khai đại diện, người công nhân
Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn trong việc đòi hỏi quyền và lợi ích chính đáng
của mình. Mặc dù bị sự kìm kẹp và chia rẽ nặng nề từ phía Công đoàn nhà nước,
nhưng thời gian qua đã diễn ra nhiều cuộc đình công rầm rộ và quy mô của giới
công nhân. Điều đó cho thấy rằng, khi bị bóc lột một cách quá đáng thì như giọt
nước làm tràn li, những người công nhân đã vùng lên mạnh mẽ để phản đối sự bất
công ngang trái.
Theo
thống kê, năm 2008 cả nước có 720 vụ đình công, năm 2009 là 218 vụ. Đặc biệt, số
vụ đình công trong năm 2011 đạt mức kỷ lục với 978 vụ, tăng hơn gấp đôi so với
năm 2010 (422 vụ). Các vụ đình công chủ yếu xảy ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... con số này chiếm tỉ lệ
75,4%.
Nguyên
nhân của các vụ đình công là do chủ doanh nghiệp không chấp hành đúng các quy
định của luật lao động như: không ký hợp đồng lao động, không đóng bảo hiểm xã
hội, không giải quyết chế độ ngày nghỉ, lương thấp, ngược đãi công nhân...;
trong khi đó thì tổ chức Công đoàn nhà nước không bảo vệ quyền lợi cho người lao
động.
Nhiều
cuộc đình công đã xảy ra bạo động do người lao động bị đàn áp.
Các vụ
đình công thường xảy ra tại các trung tâm công nghiệp lớn như Hà Nội, Sài gòn,
Hải Phòng...; điều đó cho thấy người công nhân đã thức tỉnh, ý thức được quyền
và lợi ích chính đáng của mình. Họ cũng nhận ra sự thật phũ phàng rằng, tổ chức
Công Đoàn nhà nước không những không bảo vệ, mà ngược lại còn bắt tay với giới
chủ để đàn áp và bóc lột người lao động. Những cuộc đình công này diễn ra rầm
rộ, với số lượng người tham gia đông đảo, khả năng đoàn kết và tổ chức của người
công nhân đã được nâng cao. Thay vì là những vụ phản đối tự phát như các năm
trước đây, thì bây giờ các vụ đình công đã được tổ chức chặt chẽ hơn, cho thấy
có sự tham gia hướng dẫn của tổ chức Nghiệp Đoàn độc lập. Điều đó khiến cho giới
chủ và Công Đoàn nhà nước hết sức lo sợ, xúi dục nhà cầm quyền gia tăng đàn
áp.
Sài Gòn -
trung tâm công nghiệp lớn của cả nước - là nơi xảy ra nhiều nhất các vụ đình
công. Tiêu biểu trong số đó là vụ đình công kéo dài ba ngày tại công ty sản xuất
giày Pou Yuen vốn đầu tư Đài Loan 100%. Tổng số công nhân của công ty là 65.000,
và tất cả trong số này dự định sẽ nghỉ việc nếu những đòi hỏi chính đáng của họ
không được đáp ứng. Đây chỉ là một minh chứng cho hàng loạt những vụ đình công
trong 4 tháng đầu năm 2011 (với 336 vụ).
18,500 người xưởng giày Đài Loan đình công ở Biên Hòa, kẹt quốc lộ
06/04/10
Tại Hà
Nội, trung tâm chính trị - kinh tế và văn hoá của cả nước, số vụ đình công cũng
ngày càng gia tăng.Điển hình là cuộc đình công xẩy ra từ 4 giờ sáng ngày
7/6/2012:Hàng ngàn công nhân công ty Canon Bắc Thăng Long – Hà Nội đã bao vây
nhà máy để đòi được tăng lương và giảm giờ làm. Vụ đình công kéo dài đến tận
buổi chiều cùng ngày. Nguyên nhân chính là công ty đã không tăng lương theo đúng
quy định.
Tại Hải
Phòng, ngày 20/7/2012 đã xảy ra vụ đình công lớn tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Cự Bách (quận Dương Kinh, Hải Phòng). Gần 1000 công nhân của nhà máy chuyên sản
xuất giày dép này đã tập trung trước trụ sở công ty để phản đối tình trạng chủ
lao động ngược đãi và bóc lột quá đáng sức lao động người công
nhân.
Huế, cố
đô cổ kính của đất nước cũng thường xuyên xảy ra những vụ đình công phản đối của
người công nhân, khi sự chịu đựng đã vượt quá giới hạn. Sáng ngày 11/4/2012, hơn
1100 công nhân công ty Quinmax International Việt Nam bất chấp thời tiết lạnh
giá, đã bỏ làm việc từ 7h30 để phản đối về vấn đề tiền lương không thoả đáng,
cùng các chính sách quản lý lao động khắt khe.
Con số
các cuộc đình công đã không ngừng gia tăng theo các năm, đặc biệt là trong năm
2011 và 6 tháng đầu năm 2012. Tình hình đó cho thấy giới công nhân đã dần tự
mình thoát ra khỏi sự kìm kẹp của Công Đoàn nhà nước tay sai. Họ đã thấy được
những quyền lợi chính đáng của mình đang bị vi phạm nghiêm trọng, đang bị giới
chủ cấu kết với tổ chức Công đoàn nhà nước để bóc lột sức lao động. Vấn đề hiện
nay của giới Công Nhân là họ cần phải được tổ chức chặt chẽ để đoàn kết hơn, để
tránh được sự đàn áp thô bạo từ phía nhà cầm quyền. Thực tế đó đòi hỏi phải có
sự hiện diện công khai của Nghiệp Đoàn Độc lập – một tổ chức thực sự đại diện và
bảo vệ cho quyền lợi người lao động, do chính người Công Nhân lập
nên.
Làn sóng
đình công trong thời gian qua cũng cho thấy thị trường lao động hiện nay ở Việt
Nam đã đến thời kỳ hỗn loạn. Đó là do tình trạng vô pháp luật trong các nhà máy,
công xưởng. Tình trạng bất công đã không ngừng gia tăng do lòng tham vô đáy của
giới chủ được một chế độ nhà nước độc tài tiếp sức. Thực tế đó đã đẩy người Lao
động vào tình thế hết sức khó khăn, nếu không có tổ chức đại diện đúng nghĩa, họ
phải đơn thương độc mã trong việc chống lại sự liên minh bóc lột của nhà nước và
giới chủ đầy quyền lực.
Giới Công
Nhân Việt Nam cần gia tăng những vụ đình công có tổ chức để gây áp lực với nhà
cầm quyền đòi quyền thành lập Nghiệp Đoàn Độc lập của riêng mình. Chỉ khi đó
quyền lợi chính đáng của người lao động mới được bảo vệ, tiếng nói của Công nhân
mới thực sự có sức mạnh. Khi tổ chức Nghiệp Đoàn Độc lập của giới Công Nhân Việt
Nam đã được quốc tế thừa nhận, thì nhà cầm quyền không còn có thể bưng bít sự
thật và đàn áp thô bạo những đòi hỏi chính đáng của người lao
động.
26.07.2012
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét