Trương Nhân Tuấn
-
Trong
cuốn “Đặng Tiểu Bình – từ lý luận đến thực tiễn” của tác giả Trần Tiên Khuê,
(NXB Khoa-Học Xã Hội, quí II năm 2004), Đặng Tiểu Bình hoạch định tiến trình đi
lên “nước lớn” của Trung quốc gồm qua nhiều giai đoạn “hòa bình”, gọi chung là
“Trung Quốc Hòa Bình Quật Khởi” hay “Trung Quốc Hòa Bình Quang Phục”. Ta thấy có
nhiều thuật ngữ được họ Đặng sử dụng (và vẫn còn được hậu duệ sử dụng hôm nay)
như : toàn cầu hóa, hợp tác, phát triển, đa cực hóa v.v.. Hai chữ “Hòa Bình”
được sử dụng nhiều nhất và trong rất nhiều trường hợp.
Hai thuật
ngữ “quật khởi” và “quang phục” cần phải hiểu rõ. Quật khởi 崛起 là một mình trổi
dậy để vượt lên cao hơn cả (trong chữ quật, lấy ra bộ sơn, có bộ thi ở trên hai
trái núi (sơn) chồng lại 屈, cũng đọc là quật như quật cường). Quang phục光復, là
khi bị thất bại mất hết cả, sau khôi phục lại giang sơn một cách rực rỡ thì gọi
là quang phục. Thua mất nước, lấy lại được nước cũng gọi là quang phục. Hiểu như
thế để thấy « quang phục » hay « quật khởi » bằng các phương tiện « hòa bình »
không phải là việc đơn giản. Sau này, do bị chỉ trích, khẩu hiệu được đổi thành
« Trung Quốc hòa bình phát triển ».
Mục tiêu
mà họ Đặng chỉ ra, là khôi phục lại những gì Trung Quốc đã mất trong quá khứ. TQ
trở thành đại quốc, vượt lên trên các đại quốc khác. Quan niệm về “đại quốc” của
Đặng Tiểu Bình:
1/ kinh
tế phát triển hàng đầu.
2/ chiến lược quân sự ở địa vị tiên phong.
3/ tư tưởng, văn hóa có thể ảnh hưởng đến toàn cầu.
4/ có ảnh hưởng chính trị ở cùng khắp thế giới.
2/ chiến lược quân sự ở địa vị tiên phong.
3/ tư tưởng, văn hóa có thể ảnh hưởng đến toàn cầu.
4/ có ảnh hưởng chính trị ở cùng khắp thế giới.
Con đường
đi lên « đại quốc » của Trung Quốc:
“TQ không
theo đường bá quyền thực dân của Bồ Đào Nha hay Hòa Lan ở thế kỷ thứ 16 và 17.
Con đường của Trung Quốc cũng không theo bá quyền lãnh đạo tự do kiểu Mỹ hay bá
quyền xã hội chủ nghĩa của Liên Xô, đặc biệt là sự thống nhất bá quyền quân sự
với bá quyền hình thái ý thức”.
“Mục tiêu
của Trung Quốc là trở thành một nước nêu gương phát triển toàn diện, một nước
sáng lập tự do dân chủ xã hội chủ nghĩa:
“Thứ
nhất, làm một nước hòa bình và phát triển, không bành trướng xâm lược, không
cướp đoạt đối với bên ngoài, dựa vào sức mình và lớn mạnh.
“Thứ hai,
sáng lập tự do dân chủ xã hội chủ nghĩa, sáng tạo văn hóa, sáng tạo văn minh
nước lớn xã hội chủ nghĩa kiểu mới.
“Thứ ba,
không yêu cầu người khác tuân theo y nguyên mô hình phát triển của mình …
“Thứ tư, Trung Quốc cần có cống hiến đáng kể đối với nhân loại, nhất là cần chủ trì công bằng, chủ trì chính nghĩa, ra sức giúp đỡ các nước vừa và nhỏ phát triển, không đòi hỏi bất cứ điều kiện gì.”
Đến hôm
nay nhìn lại, các tiêu chuẩn về nước lớn của họ Đặng, ta thấy phần nào viễn kiến
của ông này:
1/ Về
kinh tế, Đặng nhận định TQ có nhiều tiềm năng. Hôm nay TQ đã đạt vị trí thứ hai,
chỉ sau Hoa Kỳ.
2/ Về
quân sự, dĩ nhiên không thể so sánh với Hoa Kỳ nhưng TQ đã khẳng định là cường
quốc không đối thủ ở khu vực. Nhưng họ Đặng nhận định : xã hội Trung Quốc là một
xã hội ổn định, Trung Quốc là một nước Xã Hội Chủ Nghĩa lớn nhất, có thể huy
động và tập trung sức mạnh toàn dân để vượt qua mọi thử thách.
3/ Về văn
hóa, họ Đặng có cái nhìn lạc quan là TQ có một nền văn minh lâu đời: “Nho học
của Trung Quốc là một nền văn hóa ưu tú của loài người, có ảnh hưởng ngang với
ba tôn giáo lớn là Cơ Đốc giáo, Hồi Giáo và Phật Giáo, còn là cơ sở văn hóa của
quan niệm giá trị Đông Á có ảnh hưởng trên thế giới”. Hiện nay nhiều cơ sở văn
hóa như các viện Khổng Tử được mở ra ở nhiều nước trên thế giới, nhưng kết quả
thì chưa kiểm nghiệm được.
4/ Về
chính trị, họ Đặng cho rằng “Trung Quốc đang là nước đang phát triển lớn nhất,
là nước thành công nhất chuyển từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị
trường”. Đó cũng là tiền đề cho việc xây dựng « sức mạnh mềm của TQ ». Ta thấy
hiện nay đông đảo các nước Châu Phi, một số nước Trung Đông, một số nước trong
vùng Đông Nam Á… đều nằm trong vòng ảnh hưởng của TQ. Việc Kampuchia mới đây cản
trở ASEAN trong việc ra tuyên bố chung cho thấy nước này đã hoàn toàn bị TQ
khuất phục.
Tuy nhiên, tiêu chí trên lý thuyết của Đặng Tiểu Bình về một « nước lớn » với hành động trên thực tế hôm nay khác xa một trời một vực, nhứt là ở hai điều 1 và 4 :
1/ Là một nước hòa bình và phát triển, không bành trướng xâm lược, không cướp đoạt đối với bên ngoài, dựa vào sức mình và lớn mạnh. 4/ Trung Quốc cần có cống hiến đáng kể đối với nhân loại, nhất là cần chủ trì công bằng, chủ trì chính nghĩa, ra sức giúp đỡ các nước vừa và nhỏ phát triển, không đòi hỏi bất cứ điều kiện gì.
Các tiêu chí ở hai điểm này, lời nói với việc làm tương phản rõ rệt.
Quan niệm
về “hòa bình” của TQ thực ra là chiến lược “muốn hòa bình phải chuẩn bị chiến
tranh”.
Xét về
ngân sách quốc phòng của TQ ta có thể khẳng định về điều này. Từ thập niên 80
đến nay, liên tục trên 30 năm, TQ đã gia tăng ngân -sách quốc phòng bằng những
con số chóng mặt. Từ 6,6 tỉ đô la năm 1992 lên đến 11 tỉ năm 1998 và 20 tỉ năm
2002. Trong 10 năm tăng trên 300%. Năm 2011 là 120 tỉ đô-la. Trong 9 năm tăng
600%. Dự trù năm 2015 là 230 tỉ đô-la. Đây là những con số chính thức do nhà
nước Trung Quốc đưa ra. Thực tế thì con số này lớn hơn rất nhiều, khoản 5% PIB.
Các giới chức có thẩm quyền Hoa Kỳ, thời Condoleeza Rice trước kia hay Hilary
Clinton hiện nay, đều luôn đặt câu hỏi về lý do của việc tăng gia ngân sách quốc
phòng này. Đây là những con số khổng lồ, chúng tố cáo Trung Quốc đang chuẩn bị
chiến tranh. Nhưng chuẩn bị chiến tranh với ai?
“Chiến
tranh” mà TQ đang chuẩn bị là để “quang phục” lại những gì mà đế quốc Trung Hoa
đã mất trong quá khứ. Nó có thể là những lãnh thổ, những vùng ảnh hưởng của TQ
đã mất từ thế kỷ 19.
Những
vùng mà TQ gọi là “bị mất” thực ra có nhiều, nhưng các điểm đáng chú ý hiện nay
có thể kể:
Trên
biển: Tranh chấp với VN và Phi về biển Đông và chủ quyền hai quần đảo HS và TS.
Tranh chấp với Nhật về chủ quyền quần đảo Senkaku (Điếu Ngư). Vấn đề thống nhứt
Đài Loan. Lên tiếng đòi chủ quyền các đảo Sulu trong biển Celebès (thuộc Phi).
Lên tiếng dành quần đảo Natuna với Nam Dương (thập niên 70).
Tranh
chấp biên giới trên đất liền: Với các nước Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, các nước
Trung Á như Kazakhstan, Kirghizistan, Tadjikistan, các nước Afghanistan,
Pakistan, Ấn Độ, Miến Điện, Lào và Việt Nam.
Phương
pháp giải quyết các tranh chấp này ta thấy: TQ nhượng bộ các nước mà TQ cần như
Nga, các nước Trung Á, các « phiên bang » như Miến Điện và Lào. Nhưng TQ cứng
rắn với các nước Việt Nam, Phi, Nhật, Ấn Độ.
Đối với
Nga, TQ nhượng hàng triệu cây số vuông, những vùng đất đã nhượng cho Nga dưới
thời Nga hoàng qua các hiệp ước bất bình đẳng. TQ cũng nhượng cho Kazakhstan
khoảng 800.000 km² đất vì TQ cần dầu khí ở nước này. TQ cũng tạo dễ dàng cho
Miến Điện trong việc phân định lại biên giới (thập niên 60) và Lào. Hai đường
biên giới do Anh (Miến Điện) và Pháp (Lào) phân định vào cuối thế kỷ 19 vẫn được
các bên nhìn nhận và áp dụng cho hiệp ước mới.
Như thế,
TQ chuẩn bị chiến tranh với VN, Phi, Nhật, trong chừng mực Ấn Độ và dĩ nhiên Đài
Loan. Những diễn biến liên tục xảy ra gần đây trên biển Đông và vùng biển Hoa
Đông, và các tiêu điểm về hiện đại hóa quân đội, ta thấy mục tiêu của TQ rõ ràng
là chuẩn bị chiến tranh (chiến tranh cục bộ) để giải quyết các tranh chấp trên
biển.
Vấn đề Đài Loan cực kỳ quan trọng cho Trung Quốc. Đối với đảng lãnh đạo, đó là thánh thức lớn, đảng này có trách nhiệm phải thống nhứt đất nước để khẳng định tính chính thống. Đài Loan cũng có vai trò cực kỳ quan trọng cho TQ về kinh tế. Nếu không nói quá, Đài Loan là động cơ của phát triển kinh tế của TQ hiện nay. Đầu tư ở các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến là do tài phiệt Đài Loan đầu tư. Ngoài ra, về địa lý chiến lược, Đài Loan giữ vai trò cửa ngõ để hải quân TQ đi ra biển xanh. Đây là “không gian sinh tồn – espace vitale” của Trung Quốc. Bằng mọi giá Trung Quốc phải lấy lại Đài Loan – hoặc đặt đảo này dưới vòng kiểm soát của mình – nếu không Trung Quốc sẽ không bao giờ trở thành một cường quốc thực sự đúng ý nghĩa.
Về mặt
địa lý, phía Đông, Trung Quốc bị kềm hãm trong vùng nước cạn của Đông Hải (Mer
de Chine Orientale) bởi bức trường thành thiên nhiên là quần đảo Nansei (Nam
Tây) của Nhật, chạy dài từ cực Nam của đảo Kyushu cho đến phía Bắc đảo Đài Loan.
Phía Đông và Đông Nam, Trung Quốc bị ngăn chận bởi Đài Loan và Phi với khoảng
giữa là hai quần đảo Batan và Babuyan của Phi. Phía Nam, tức biển Đông theo tên
gọi của Việt Nam, cũng là vùng biển cạn, trong đó còn có khoảng 130 đảo san hô
rải rác trong một vùng 100km chiều ngang và 200km chiều dài, bao bọc bởi các
nước Việt Nam, Phi, Nam Dương, Mã Lai và Brunei. Trong các vùng biển cạn, cận bờ
và có nơi đầy cạm bẫy đá và san hô, tàu ngầm của Trung Quốc không thể hoạt động
hữu hiệu. Muốn “hùng phong đại quốc” tàu ngầm chiến lược của Trung Quốc phải ra
vùng biển sâu và rộng của Thái Bình Dương, có khả năng tranh bá với các chiến
hạm của Hoa Kỳ hiện đang làm chủ đại dương này (và Đại Tây Duong). Việc này chỉ
có thể thực hiện nếu Đài Loan và vùng biển ở đây nằm dưới kiểm soát của Trung
Quốc.
Trong khi
đó, đà phát triển của TQ, tốc độ trung bình 10% /năm, khiến TQ trở thành một
nước “đói” năng lượng. Vùng biển Đông, các vùng trầm tích chạy dọc theo bờ biển
VN, các bãi Tư Chính, Vũng Mây, Phúc Tần, Phúc Nguyên… trên thềm lục địa VN, hay
vùng bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo TS, hay là vùng thềm lục địa chung quanh quần
đảo Điếu Ngư, là những vùng có thể có trữ lượng dầu khí rất lớn. Mặt khác, các
nơi đó đều là các ngư trường quan trọng trên thế giới. Do đó, những vùng biền
(và đảo) ở các khu vực đó nằm trong tầm nhắm của TQ. Các khu vực này trong thời
gian gần đây trở nên cực kỳ căng thẳng do những khuấy động của TQ. Nguy cơ chiến
tranh có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
Quan niệm
“hùng phong đại quốc” của họ Đặng “nói vậy mà không phải vậy”. Phải đọc họ Đặng
ở giữa hai hàng chữ. Phải hiểu tiêu chí họ Đặng trên các nền tảng lý thuyết về
địa lý và chiến lược. TQ “Là một nước hòa bình và phát triển, không bành trướng
xâm lược, không cướp đoạt đối với bên ngoài, dựa vào sức mình và lớn mạnh” chỉ
là chót lưỡi đầu môi. Hành động cho đấu thầu 9 lô trên thềm lục địa VN là hành
vi rõ ràng là “bành trướng, xâm lược, cướp đoạt”.
Vì vậy,
thân phận láng giềng với “16 chữ vàng” hiệu đính, và “4 tốt” đi theo, quan hệ VN
và TQ cũng như hai bên chơi cờ mà phía TQ luôn ăn gian, một lần đi hai ba nước.
Chữ “vàng” rồi sẽ là vàng vọt hay vàng dẻo. Bốn tốt sẽ là 4 con tốt. Nhưng chơi
như vậy thì chơi với ai? Con đường đi lên nước lớn của TQ chắn chắn sẽ gặp trở
ngại. Cá lớn luôn nuốt cá bé. Tuy nhiên, VN nhỏ, nhưng là con cá fugu, con cá
mập TQ không dễ dàng mà ăn tươi nuốt sống nó.
© Trương
Nhân Tuấn
© Đàn
Chim Việt
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét