Internet (ảnh minh họa)
Quỳnh Chi - RFA
-
Internet ra đời đã làm thay đổi cách người ta sống và làm chính trị. Và bây giờ, nó có thể sẽ làm thay đổi cách người ta định nghĩa về nhân quyền.
Quyền tự do ngôn luận từ lâu đã được Liên Hiệp Quốc bảo vệ như một quyền cơ bản của con người. Mới đây, cơ quan này thông qua một nghị định khẳng định quyền con người phải được bảo đảm cả trên mạng.
Mời quý vị theo dõi Quỳnh Chi tường trình trong phần sau:
Ý nghĩa quan trọng
Nghị định có tên “Phát triển, bảo vệ và hưởng thụ nhân quyền trên Internet”, được Hội đồng Nhân quyền, trực thuộc Liên Hiệp Quốc thông qua hôm 5 tháng 7. Đây là lần đầu tiên Hội đồng mở rộng định nghĩa nhân quyền trên một thế giới ảo. Ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch cho biết việc thông qua nghị định này là một dấu hiệu tốt:
“Nó dĩ nhiên là một tin tức tốt lành vì nó nói rằng tự do ngôn luận mà chúng ta thực hiện trên TV, radio, báo chí…cũng được áp dụng đối với Internert. Nó chứng minh rằng Internet là một phần thông tin mà nó được bảo vệ bởi quyền quan trọng: quyền tự do ngôn luận”.
Nghị định này khẳng định rằng những quyền mà con người được hưởng “ngoại tuyến” phải được bảo vệ “trực tuyến” và kêu gọi các quốc gia tạo điều kiện cho tự do Internet phát triển. Đây có thể nói là một dấu mốc mở rộng định nghĩa về quyền con người trong một thế giới ảo và có thể nói điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (được thông qua năm 1948) và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (thông qua năm 1966) là các phạm vi bị ảnh hưởng trực tiếp nhất từ nghị định này. Việc thay đổi định nghĩa quyền con người được nói đến trong khoảng 10 năm trở lại đây, khi internet bắt đầu trở nên phổ biến nhằm tạo điều kiện cho con người bày tỏ ý kiến trên mạng. Năm 2003, Liên minh Viễn thông quốc tế (UIT), thuộc LHQ, là cơ quan lần đầu đưa ra định nghĩa mới này.
Nghị định “Phát triển, bảo vệ và hưởng thụ nhân quyền trên Internet” được khoảng hơn 80 nước bảo trợ, trong đó có 30 nước không nằm trong trong Hội đồng Nhân quyền. Các nước lại bảo trợ lại nằm ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới cho thấy nhu cầu được sử dụng và tự do bày tỏ trên Internet đã trở thành một phần trong cuộc sống của nhiều người. Sau khi nghị định được thông qua, bà Hillary Clinton, người từng có nhiều phát biểu kêu gọi tự do Internet viết trong một thông cáo đánh đi từ Washinghton tỏ ý hoan nghênh và khẳng định đây là một điểm “được thêm vào trong cuộc chiến phát triển và bảo vệ nhân quyền và tự do trên mạng”.
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia ủng bộ tự do Internet và quyền này cũng bắt đầu làm hay đổi chính sách đối ngoại của nước này. Hồi giữa tháng 5 vừa qua, tại Washington, trong buổi hội thảo mang tên “Tự do Internet: Một chính sách đối ngoại bắt buộc trong thời đại kỹ thuật số” với sự tham dự của trợ lý ngoại trưởng về vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Michael Posner cùng các dân biểu, các giới chức Hoa Kỳ cũng bàn đến việc mở rộng định nghĩa nhân quyền. Ông Michael Posner khẳng định “tự do Internet là sự mở rộng của những gì mà Hoa Kỳ đã làm xét về khía cạnh thúc đẩy Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền”.
Nghị định của Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua mà không vấp phải sự phản đối nào. Mặc dù vậy, việc nghị định không mang tính ràng buộc pháp lý có thể trở một mối quan tâm của nhiều người. Trên nguyên tắc, một nghị định không ràng buộc chỉ có thể gia tăng sức ép lên các quốc gia kiềm chế Internet nhưng không thể bắt ép họ thay đổi cách thức quản lý Internet của mình. Điều này làm người ta quan ngại rằng tính khả thi của nghị định này rồi cũng trở thành “đồng sàn dị mộng” khi một số nước lại đặt ra quy luật riêng cho mình. Blogger Người Buôn Gió chia sẻ:
“Theo tôi biết thì quốc tế có rất nhiều điều luật nhưng trong nước Việt Nam lại ra những nghị định để đối phó với những gì họ ký kết với LHQ. Lý do thường được đưa ra là họ cho rằng mỗi nước có một đặc thù và luật lệ riêng. Cho nên tôi nghĩ là nghị định này cũng chỉ phần nào giảm áp lực lên người viết blog hoặc sử dụng Internet chứ cũng không có gì khả quan”.
Việt Nam và Trung Quốc không nằm trong số các quốc gia bảo trợ cho nghị định về nhân quyền trên mạng này của Hộ đồng Nhân quyền. Hồi tháng Tư vừa qua, bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đưa ra dự thảo mới về việc quản lý dịch vụ Internet và nội dung thông tin mạng. Trong đó, điều 5, chương I quy định một số điều bị cấm khi sử dụng Internet. Và một trong những điều cấm lợi dụng Internet chống lại Nhà nước, gây mất trật tự xã hội, phá rối khối đại đoàn kết dân tộc, gây mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo… Theo ông Phil Robertson, đây là những quy định “cực kỳ rộng” và “mơ hồ”, “không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế”. Ông còn nhấn mạnh rằng điều quan trọng là các blogger có được sự hậu thuẫn của quốc tế:
“Tôi nghĩ rõ ràng nhân quyền là không thể phân chia, là phổ quá mà cả Việt Nam hay Trung Quốc đều nói rằng họ phải tôn trọng. Dĩ nhiên là những nước này có thể viện cớ này nọ nhưng điều đó không có nghĩa là họ đúng hay họ được hậu thuẫn bởi tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Nghị định này được thông qua mặc dù không có tính ràng buộc pháp lý nhưng nó cũng là một thông điệp quan trọng của cộng đồng quốc tế cho thấy tự do Internet là quan trọng và các blogger được sự hậu thuẫn của quốc tế”.
Trong thời gian nghiên cứu dự thảo, một số blogger Việt Nam đã bị mời lên cơ quan an ninh và bộ Thông tin - Truyền thông Việt Nam làm việc, có thể kể đến những blogger nổi bật như TS Nguyễn Xuân Diện, nhà văn Nguyễn Tường Thụy, blogger Người Buôn Gió.… Điều này đã làm dấy lên một số đồn đoán rằng nghị định về nhân quyền của LHQ không làm giảm nhẹ đi tình hình kiểm soát Internet tại Việt Nam. Tuy nhiên, blogger Người Buôn Gió khẳng định sự hậu thuẫn của quốc tế hay sự kiểm soát của chính quyền không phải là yếu tố quyết định cho sự lớn mạnh của các trang mạng xã hội:
“Cho dù không có nghị định của Ủy ban Nhân quyền LHQ hoặc cho dù nghị định 97 (về kiểm soát Internet) được kiểm soát chặt chẽ đi nữa thì những blogger Việt Nam sẽ tìm một cách nào đó để họ có thể viết được. Tôi nghĩ rằng không có gì có thể ngăn cản được sự thông tin, tuyên truyền của những người viết blog”.
Ba năm trước, khi việc sử dụng blog có xu hướng tăng lên nhanh chóng, một số blogger như Mẹ Nấm, Người Buôn Gió và nhà báo Đoan Trang… bị cơ quan an ninh điều tra bắt đi thẩm vấn trong vài ngày. Sau đó, người ta vẫn còn nhớ những giọt nước mắt của blogger Mẹ Nấm khi bị ép buộc ngưng viết blog; còn blogger Người Buôn Gió cũng khẳng định sẽ viết “một cách khác đi”. Tuy nhiên, ba năm sau, người ta vẫn thấy mạng xã hội tại Việt Nam phát triển mạnh và những blogger từng bị bắt ngày xưa chưa bao giờ thôi viết. Việc này cho thấy nhận xét của blogger Người Buôn Gió không phải không có cơ sở.
Quyền tự do ngôn luận từ lâu đã được Liên Hiệp Quốc bảo vệ như một quyền cơ bản của con người. Mới đây, cơ quan này thông qua một nghị định khẳng định quyền con người phải được bảo đảm cả trên mạng.
Mời quý vị theo dõi Quỳnh Chi tường trình trong phần sau:
Ý nghĩa quan trọng
Tôi nghĩ rõ ràng nhân quyền là không thể phân chia, là phổ quá mà cả Việt Nam hay Trung Quốc đều nói rằng họ phải tôn trọng.
Ô. Phil Robertson
Nghị định có tên “Phát triển, bảo vệ và hưởng thụ nhân quyền trên Internet”, được Hội đồng Nhân quyền, trực thuộc Liên Hiệp Quốc thông qua hôm 5 tháng 7. Đây là lần đầu tiên Hội đồng mở rộng định nghĩa nhân quyền trên một thế giới ảo. Ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch cho biết việc thông qua nghị định này là một dấu hiệu tốt:
“Nó dĩ nhiên là một tin tức tốt lành vì nó nói rằng tự do ngôn luận mà chúng ta thực hiện trên TV, radio, báo chí…cũng được áp dụng đối với Internert. Nó chứng minh rằng Internet là một phần thông tin mà nó được bảo vệ bởi quyền quan trọng: quyền tự do ngôn luận”.
Nghị định này khẳng định rằng những quyền mà con người được hưởng “ngoại tuyến” phải được bảo vệ “trực tuyến” và kêu gọi các quốc gia tạo điều kiện cho tự do Internet phát triển. Đây có thể nói là một dấu mốc mở rộng định nghĩa về quyền con người trong một thế giới ảo và có thể nói điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (được thông qua năm 1948) và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (thông qua năm 1966) là các phạm vi bị ảnh hưởng trực tiếp nhất từ nghị định này. Việc thay đổi định nghĩa quyền con người được nói đến trong khoảng 10 năm trở lại đây, khi internet bắt đầu trở nên phổ biến nhằm tạo điều kiện cho con người bày tỏ ý kiến trên mạng. Năm 2003, Liên minh Viễn thông quốc tế (UIT), thuộc LHQ, là cơ quan lần đầu đưa ra định nghĩa mới này.
Ông Phil Robertson tại một cuộc họp báo ở Indonesia, ảnh chụp trước đây. AFP PHOTO.
Nghị định “Phát triển, bảo vệ và hưởng thụ nhân quyền trên Internet” được khoảng hơn 80 nước bảo trợ, trong đó có 30 nước không nằm trong trong Hội đồng Nhân quyền. Các nước lại bảo trợ lại nằm ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới cho thấy nhu cầu được sử dụng và tự do bày tỏ trên Internet đã trở thành một phần trong cuộc sống của nhiều người. Sau khi nghị định được thông qua, bà Hillary Clinton, người từng có nhiều phát biểu kêu gọi tự do Internet viết trong một thông cáo đánh đi từ Washinghton tỏ ý hoan nghênh và khẳng định đây là một điểm “được thêm vào trong cuộc chiến phát triển và bảo vệ nhân quyền và tự do trên mạng”.
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia ủng bộ tự do Internet và quyền này cũng bắt đầu làm hay đổi chính sách đối ngoại của nước này. Hồi giữa tháng 5 vừa qua, tại Washington, trong buổi hội thảo mang tên “Tự do Internet: Một chính sách đối ngoại bắt buộc trong thời đại kỹ thuật số” với sự tham dự của trợ lý ngoại trưởng về vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Michael Posner cùng các dân biểu, các giới chức Hoa Kỳ cũng bàn đến việc mở rộng định nghĩa nhân quyền. Ông Michael Posner khẳng định “tự do Internet là sự mở rộng của những gì mà Hoa Kỳ đã làm xét về khía cạnh thúc đẩy Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền”.
Không ràng buộc pháp lý
Nghị định của Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua mà không vấp phải sự phản đối nào. Mặc dù vậy, việc nghị định không mang tính ràng buộc pháp lý có thể trở một mối quan tâm của nhiều người. Trên nguyên tắc, một nghị định không ràng buộc chỉ có thể gia tăng sức ép lên các quốc gia kiềm chế Internet nhưng không thể bắt ép họ thay đổi cách thức quản lý Internet của mình. Điều này làm người ta quan ngại rằng tính khả thi của nghị định này rồi cũng trở thành “đồng sàn dị mộng” khi một số nước lại đặt ra quy luật riêng cho mình. Blogger Người Buôn Gió chia sẻ:
“Theo tôi biết thì quốc tế có rất nhiều điều luật nhưng trong nước Việt Nam lại ra những nghị định để đối phó với những gì họ ký kết với LHQ. Lý do thường được đưa ra là họ cho rằng mỗi nước có một đặc thù và luật lệ riêng. Cho nên tôi nghĩ là nghị định này cũng chỉ phần nào giảm áp lực lên người viết blog hoặc sử dụng Internet chứ cũng không có gì khả quan”.
Việt Nam và Trung Quốc không nằm trong số các quốc gia bảo trợ cho nghị định về nhân quyền trên mạng này của Hộ đồng Nhân quyền. Hồi tháng Tư vừa qua, bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đưa ra dự thảo mới về việc quản lý dịch vụ Internet và nội dung thông tin mạng. Trong đó, điều 5, chương I quy định một số điều bị cấm khi sử dụng Internet. Và một trong những điều cấm lợi dụng Internet chống lại Nhà nước, gây mất trật tự xã hội, phá rối khối đại đoàn kết dân tộc, gây mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo… Theo ông Phil Robertson, đây là những quy định “cực kỳ rộng” và “mơ hồ”, “không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế”. Ông còn nhấn mạnh rằng điều quan trọng là các blogger có được sự hậu thuẫn của quốc tế:
Tự do Internet là sự mở rộng của những gì mà Hoa Kỳ đã làm xét về khía cạnh thúc đẩy Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền.
Ô. Michael Posner
“Tôi nghĩ rõ ràng nhân quyền là không thể phân chia, là phổ quá mà cả Việt Nam hay Trung Quốc đều nói rằng họ phải tôn trọng. Dĩ nhiên là những nước này có thể viện cớ này nọ nhưng điều đó không có nghĩa là họ đúng hay họ được hậu thuẫn bởi tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Nghị định này được thông qua mặc dù không có tính ràng buộc pháp lý nhưng nó cũng là một thông điệp quan trọng của cộng đồng quốc tế cho thấy tự do Internet là quan trọng và các blogger được sự hậu thuẫn của quốc tế”.
Trong thời gian nghiên cứu dự thảo, một số blogger Việt Nam đã bị mời lên cơ quan an ninh và bộ Thông tin - Truyền thông Việt Nam làm việc, có thể kể đến những blogger nổi bật như TS Nguyễn Xuân Diện, nhà văn Nguyễn Tường Thụy, blogger Người Buôn Gió.… Điều này đã làm dấy lên một số đồn đoán rằng nghị định về nhân quyền của LHQ không làm giảm nhẹ đi tình hình kiểm soát Internet tại Việt Nam. Tuy nhiên, blogger Người Buôn Gió khẳng định sự hậu thuẫn của quốc tế hay sự kiểm soát của chính quyền không phải là yếu tố quyết định cho sự lớn mạnh của các trang mạng xã hội:
“Cho dù không có nghị định của Ủy ban Nhân quyền LHQ hoặc cho dù nghị định 97 (về kiểm soát Internet) được kiểm soát chặt chẽ đi nữa thì những blogger Việt Nam sẽ tìm một cách nào đó để họ có thể viết được. Tôi nghĩ rằng không có gì có thể ngăn cản được sự thông tin, tuyên truyền của những người viết blog”.
Ba năm trước, khi việc sử dụng blog có xu hướng tăng lên nhanh chóng, một số blogger như Mẹ Nấm, Người Buôn Gió và nhà báo Đoan Trang… bị cơ quan an ninh điều tra bắt đi thẩm vấn trong vài ngày. Sau đó, người ta vẫn còn nhớ những giọt nước mắt của blogger Mẹ Nấm khi bị ép buộc ngưng viết blog; còn blogger Người Buôn Gió cũng khẳng định sẽ viết “một cách khác đi”. Tuy nhiên, ba năm sau, người ta vẫn thấy mạng xã hội tại Việt Nam phát triển mạnh và những blogger từng bị bắt ngày xưa chưa bao giờ thôi viết. Việc này cho thấy nhận xét của blogger Người Buôn Gió không phải không có cơ sở.
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét