Cho đến khi nào nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng nguyện vọng toàn dân, thì lúc đó mới có thể bảo vệ được chủ quyền đất nước. Còn bây giờ nhà nước vẫn coi dân đi biểu tình là do bị xúi dục của thế lực thù địch, thì những tuyên bố chủ quyền, phản đối TQ chỉ là ngụy biện, nhất là từ giới lãnh đạo ĐCSVN. LCST
- Những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông vừa qua đang tạo ra ba kết quả ngoài ý muốn của Bắc Kinh: lá bài tẩy bị lật, các dân tộc thức tỉnh và cộng đồng quốc tế càng nâng cao cảnh giác!
Chỉ vài giờ sau khi ASEAN kêu gọi sự kiềm chế và giải pháp hoà bình cho tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc ngay lập tức đã tái khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo tranh chấp. Bắc Kinh tiếp tục di chuyển tàu tới bãi Chữ Thập và đưa các tàu đổ bộ đến Trường Sa. Nhưng trên nền các động thái tưởng như cũ này đã bừng phát lên một niềm hy vọng mới, hy vọng của tỉnh thức và thôi thúc phải hành động...
Ngày 22/7, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng ở Trung Quốc đã loan tin, cử tri thuộc ba quần đảo mà Trung Quốc gọi là thành phố Tam Sa đã đi bỏ phiếu bầu Hội đồng Nhân dân. Trên thực tế, đấy là các khu vực nằm ngay trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trước đây một tháng, chính quyền tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng đã lên tiếng phản đối quyết định của Trung Quốc lập thành phố Tam Sa là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Từ ảo thành thực
Những động thái này xảy ra chỉ một ngày sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 20/7 nói rằng "Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với ASEAN để thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên DOC", cũng như "cùng ASEAN tham vấn để hoàn chỉnh Bộ Qui tắc ứng xử của các nước trên Biển Đông COC". Là nước đã ký kết Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), vậy mà Trung Quốc vẫn liên tục khẳng định UNCLOS "không phải là một hiệp ước quốc tế để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia, cũng không thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho việc giải quyết các tranh chấp".
Dư luận mấy tuần qua tiếp tục quan tâm tới động thái của Trung Quốc: mời thầu tại 9 lô dầu khí nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Hành động ngang ngược này được coi như một dấu hiệu quan trọng trong bước chuyển về chiến lược hàng hải của Bắc Kinh. Từ đe dọa ảo tiến tới đe dọa thực!
Những động thái này xảy ra chỉ một ngày sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 20/7 nói rằng "Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với ASEAN để thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên DOC", cũng như "cùng ASEAN tham vấn để hoàn chỉnh Bộ Qui tắc ứng xử của các nước trên Biển Đông COC". Là nước đã ký kết Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), vậy mà Trung Quốc vẫn liên tục khẳng định UNCLOS "không phải là một hiệp ước quốc tế để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia, cũng không thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho việc giải quyết các tranh chấp".
Dư luận mấy tuần qua tiếp tục quan tâm tới động thái của Trung Quốc: mời thầu tại 9 lô dầu khí nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Hành động ngang ngược này được coi như một dấu hiệu quan trọng trong bước chuyển về chiến lược hàng hải của Bắc Kinh. Từ đe dọa ảo tiến tới đe dọa thực!
Trước vụ cắt cáp tàu Bình Minh năm ngoái, Trung Quốc chỉ gây hấn lẻ tẻ đối với các hoạt động thăm dò dầu khí trên vùng biển tranh chấp. Từ vụ tàu Bình Minh cũng như vụ mời thầu lần này, Trung Quốc đã tiến một bước dài, nhằm phủ đầu bất kỳ quốc gia nào quan tâm đến các lô dầu trên thềm lục địa Việt Nam.Từ ảo thành thực, Trung Quốc muốn thế giới quen dần với "đường lưỡi bò" mà đến ngay biên tập viên Tân Hoa xã Chu Phương, người nổi tiếng có quan điểm thẳng thắn trong làng báo Trung Quốc, đã nhiều lần phản đối và yêu cầu xoá bỏ cái gọi là "thành phố Tam Sa" mà Bắc Kinh vừa dựng lên. Trong một bài viết, ông Chu Phương nhấn mạnh: "Từ nhỏ chúng ta đã được nhìn thấy tấm bản đồ Nam Hải (Biển Đông). Một đường biên giới đứt đoạn rất thô màu hồng đưa toàn bộ Nam Hải vào bản đồ Trung Quốc. Ngày nay chúng ta biết sự thực không phải như vậy! Đường biên giới quốc gia ấy không những các nước láng giềng và quốc tế không công nhận, mà ngay các học giả Trung Quốc cũng không lý giải nổi".
Bất chấp những sự thật hiển nhiên như thế, những người có trách nhiệm ở Bắc Kinh vẫn "chống lưng" cho những luận điệu sô-vanh nước lớn, bất chấp cả lẽ phải và luật pháp quốc tế mà Trung Quốc từng đặt bút ký, có văn bản còn chưa ráo mực. Những bài viết mới đây nhất trên "Hoàn cầu Thời báo" thi nhau vu cáo Việt Nam, biến nạn nhân là các ngư dân hiền lành làm ăn trên ngư trường truyền thống bao đời nay thành tội đồ. Những bài viết ấy xúc phạm nghiêm trọng đến tình hữu nghị Việt - Hoa, đến mức một tờ báo đã phải lên tiếng, viết thế thì làm gì còn hình ảnh của một Trung Quốc trỗi dậy "trong hòa bình" (!)
Sôi động trên chính trường khu vựcBất chấp những sự thật hiển nhiên như thế, những người có trách nhiệm ở Bắc Kinh vẫn "chống lưng" cho những luận điệu sô-vanh nước lớn, bất chấp cả lẽ phải và luật pháp quốc tế mà Trung Quốc từng đặt bút ký, có văn bản còn chưa ráo mực. Những bài viết mới đây nhất trên "Hoàn cầu Thời báo" thi nhau vu cáo Việt Nam, biến nạn nhân là các ngư dân hiền lành làm ăn trên ngư trường truyền thống bao đời nay thành tội đồ. Những bài viết ấy xúc phạm nghiêm trọng đến tình hữu nghị Việt - Hoa, đến mức một tờ báo đã phải lên tiếng, viết thế thì làm gì còn hình ảnh của một Trung Quốc trỗi dậy "trong hòa bình" (!)
Cuối tuần qua, Indonesia đã chứng tỏ là một nước đàn anh, là thành viên có trách nhiệm của ASEAN. Với 36 giờ ngoại giao con thoi của ngoại trưởng Natalegawa, chúng ta thấy việc ASEAN cần phải đoàn kết lại thành một khối quan trọng như thế nào. ASEAN đã gượng dậy sau cú vấp ngã ở Phnom Penh. Rõ ràng, sau hội nghị ngoại trưởng lần thứ 45, ASEAN chao đảo như con tàu sau bão lớn. Nhưng thay vì tìm một cái vịnh để trú, ASEAN đang ráo riết củng cố lại thủy thủ đoàn để đón những cơn gió giật có thể còn mạnh hơn!
Tất nhiên, đây chưa phải là một sự thay đổi chính sách của nước chủ nhà. Đây chỉ là sự thay đổi về chiến thuật, còn về chiến lược, do người khác "cầm cái", làm sao thay đổi được!
Tất nhiên, đây chưa phải là một sự thay đổi chính sách của nước chủ nhà. Đây chỉ là sự thay đổi về chiến thuật, còn về chiến lược, do người khác "cầm cái", làm sao thay đổi được!
Một ASEAN từng chia rẽ...
Việc ASEAN "đạt lập trường chung về Biển Đông" có những ý nghĩa nhất định. Thứ nhất, cả toàn khối thấy được tính nghiêm trọng của vấn đề. Hãy nhớ lại hình ảnh mà báo chí quốc tế mô tả sau tuần ASEAN ở Phnom Penh: Từ ngày chào đời, chưa bao giờ ASEAN mất uy tín như thế.
Thứ hai, nếu toàn khối bị tê liệt do một chủ tịch luân phiên gây ra, thì một số nguyên tắc căn bản của ASEAN có thể bị/hoặc sẽ được thay đổi. Nghĩa là các ngoại trưởng có thể ra một Thông cáo chung khi chủ tịch luân phiên hành động một cách thiếu trách nhiệm. Điều này chẳng có chủ tịch nào muốn.
Thứ ba, "đạo diễn lớn" sau cánh gà điều chỉnh lại kịch bản, vì sau khi "chạy" một số "đoạn", cả đạo diễn lẫn nhân vật chính sợ sẽ bị "cháy" kịch bản nếu cứ đẩy ASEAN đến bờ vực của tan rã.
Và Việt Nam đã đóng vai trò tích cực trong những nỗ lực hàn gắn nói trên. Lập trường của Việt Nam rất nhất quán và được cả quốc tế lẫn ASEAN đánh giá cao. Tất cả 6 nguyên tắc mà ngoại trưởng Indonesia đưa ra cũng là những nguyên tắc "nền", những nguyên tắc căn bản mà Việt Nam đã, đang theo đuổi bao lâu nay. Bản thân ngoại trưởng Natalegawa đã cám ơn Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh về sự đóng góp tích cực của Việt Nam sau các cuộc tham vấn tại Hà Nội. Dư luận quốc tế, với mối thiện cảm vốn có, đánh giá cao lập trường của Việt Nam trong tuần hội nghị ASEAN ở Phnom Penh...
Ý dân là quyết định...Thứ hai, nếu toàn khối bị tê liệt do một chủ tịch luân phiên gây ra, thì một số nguyên tắc căn bản của ASEAN có thể bị/hoặc sẽ được thay đổi. Nghĩa là các ngoại trưởng có thể ra một Thông cáo chung khi chủ tịch luân phiên hành động một cách thiếu trách nhiệm. Điều này chẳng có chủ tịch nào muốn.
Thứ ba, "đạo diễn lớn" sau cánh gà điều chỉnh lại kịch bản, vì sau khi "chạy" một số "đoạn", cả đạo diễn lẫn nhân vật chính sợ sẽ bị "cháy" kịch bản nếu cứ đẩy ASEAN đến bờ vực của tan rã.
Và Việt Nam đã đóng vai trò tích cực trong những nỗ lực hàn gắn nói trên. Lập trường của Việt Nam rất nhất quán và được cả quốc tế lẫn ASEAN đánh giá cao. Tất cả 6 nguyên tắc mà ngoại trưởng Indonesia đưa ra cũng là những nguyên tắc "nền", những nguyên tắc căn bản mà Việt Nam đã, đang theo đuổi bao lâu nay. Bản thân ngoại trưởng Natalegawa đã cám ơn Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh về sự đóng góp tích cực của Việt Nam sau các cuộc tham vấn tại Hà Nội. Dư luận quốc tế, với mối thiện cảm vốn có, đánh giá cao lập trường của Việt Nam trong tuần hội nghị ASEAN ở Phnom Penh...
Trước tình thế mới đầy hiểm nguy như thế, trong lần gặp gỡ cử tri Hà Nội mới đây, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ mối tương quan giữa việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ với bảo vệ chế độ và giữ gìn môi trường hòa bình. Tổng bí thư khẳng định một tấc đất cũng phải giữ!
Trả lời cử tri Sài Gòn, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ, lập trường trước sau như một của Việt Nam là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Theo Chủ tịch nước, việc này không chỉ bằng nhận thức mà phải bằng hành động, tức là phải xác lập cho được chủ quyền biển đảo!
Trả lời chất vấn trước Quốc hội trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ quyết tâm bảo vệ biển đảo. Thủ tướng cũng hoan nghênh mọi biểu hiện yêu nước của người dân, đặc biệt là những tình cảm thiêng liêng đối với việc bảo vệ biển đảo.
Có nhiều cách để giải quyết các cuộc gây hấn trên Biển Đông. Về chính trị, Trung Quốc không tuân thủ thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Hoa. Về quân sự, phải cố gắng không để xẩy ra chiến tranh, nhưng phải chuẩn bị sức mạnh để đối phó khi cần. Ngoại giao như một khả năng thực tiễn, là nguồn lực chủ yếu được khai triển để tạo ra "sức mạnh mềm". Biển Đông đang nổi sóng trong một cuộc tranh chấp quyết liệt, nó không còn là vùng biển thái bình. Phải nhớ lời Trần Hưng Đạo "khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc..." Cần nâng cao bài học của cha ông, coi trọng liên kết khu vực để đối phó với nguy cơ xâm lược. Ngày nay, phải làm cho dư luận trong nước và dư luận Trung Quốc hiểu rằng, thời đại đã vượt qua tâm thức "đế quốc bá quyền", lấy "pháo hạm" làm luật chơi trong thiên hạ.
Những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông vừa qua đang tạo ra ba kết quả ngoài ý muốn của Bắc Kinh: lá bài tẩy bị lật, các dân tộc thức tỉnh và cộng đồng quốc tế càng nâng cao cảnh giác!
Hoàng Thắng - Khắc Mai
Trả lời cử tri Sài Gòn, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ, lập trường trước sau như một của Việt Nam là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Theo Chủ tịch nước, việc này không chỉ bằng nhận thức mà phải bằng hành động, tức là phải xác lập cho được chủ quyền biển đảo!
Trả lời chất vấn trước Quốc hội trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ quyết tâm bảo vệ biển đảo. Thủ tướng cũng hoan nghênh mọi biểu hiện yêu nước của người dân, đặc biệt là những tình cảm thiêng liêng đối với việc bảo vệ biển đảo.
Có nhiều cách để giải quyết các cuộc gây hấn trên Biển Đông. Về chính trị, Trung Quốc không tuân thủ thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Hoa. Về quân sự, phải cố gắng không để xẩy ra chiến tranh, nhưng phải chuẩn bị sức mạnh để đối phó khi cần. Ngoại giao như một khả năng thực tiễn, là nguồn lực chủ yếu được khai triển để tạo ra "sức mạnh mềm". Biển Đông đang nổi sóng trong một cuộc tranh chấp quyết liệt, nó không còn là vùng biển thái bình. Phải nhớ lời Trần Hưng Đạo "khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc..." Cần nâng cao bài học của cha ông, coi trọng liên kết khu vực để đối phó với nguy cơ xâm lược. Ngày nay, phải làm cho dư luận trong nước và dư luận Trung Quốc hiểu rằng, thời đại đã vượt qua tâm thức "đế quốc bá quyền", lấy "pháo hạm" làm luật chơi trong thiên hạ.
Những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông vừa qua đang tạo ra ba kết quả ngoài ý muốn của Bắc Kinh: lá bài tẩy bị lật, các dân tộc thức tỉnh và cộng đồng quốc tế càng nâng cao cảnh giác!
Hoàng Thắng - Khắc Mai
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét