Dư luận bàn tán nhiều về hiện diện của người Trung Quốc BBC
-
Quan chức các cấp ở Bình Thuận khi được BBC liên lạc đều từ chối trả lời về cáo giác người Trung Quốc mua đất với lý do "không nắm rõ".
Hồi đầu tuần, báo chí trong nước đưa tin một công ty của Trung Quốc đã ký hợp đồng sang nhượng 100ha đất nông nghiệp tại xã Hàm Chính (huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) từ năm 2011 với một tư nhân trong tỉnh.
Công ty TNHH Nguyên Long Sơn, thuộc Tập đoàn Nguyên Hinh từ Thâm Quyến, bị cáo buộc đã đứng đằng sau núp bóng người Việt Nam để "đầu tư chui" vào mảnh đất này với mục đích trồng và chế biến thanh long.
Báo Tuổi Trẻ mô tả tỉ mỉ diễn biến tư nhân Việt Nam là ông Phạm Phú Thạnh đã "giúp" người Trung Quốc từ việc thành lập công ty tới đưa người của họ vào nắm giữ quyền kiểm soát công ty, rồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất kinh doanh...
Quá trình chuyển đổi mục đích kinh doanh đất được nói có sự chuẩn thuận của Ủy ban Nhân dân huyện Hàm Thuậ́n Bắc.
Tuy nhiên sự việc vỡ lở khi Ủy ban Nhân dân tỉnh không chấp nhận cấp giấy phép đầu tư vì 'có yếu tố nước ngoài' và Cơ quan an ninh kinh tế Công an tỉnh Bình Thuận được biết cũng đã khởi sự điều tra làm rõ.
Báo Tuổi Trẻ còn cáo giác việc công ty Trung Quốc đã tổ chức cho cán bộ của tỉnh Bình Thuận đi tham quan Trung Quốc với danh nghĩa 'học tập kinh nghiệm'.
'Không nắm rõ'
Hôm thứ Ba 10/7 BBC đã tìm cách liên lạc với nhiều quan chức tại Bình Thuận để hỏi rõ về cáo buộc nói trên.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc nói việc này nằm dưới sự quản lý của một Phó Chủ tịch khác, ông Nguyễn Ngọc Hai và tôi không chịu trách nhiệm”.
Bản thân ông Nguyễn Ngọc Hai thì nói: “Chúng tôi không nắm rõ sự việc và không biết tường trình [của báo chí] là như thế nào”.
Chánh Văn phòng tại UBND tỉnh Bình Thuận Trần Đình Tâm cũng thừa nhận: "Tôi không nắm rõ".
Trong khi đó, Phó Chánh Văn phòng Võ Văn Hòa nói ông "không theo dõi" sự việc.
Các quan chức cấp dưới, như ở xã Hàm Chính thì đẩy trách nhiệm lên trên, với lý do "vụ việc trực thuộc cấp tỉnh, chúng tôi ko có thẩm quyền".
Gần đây dư luận Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo về hiện diện của người Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực và tại nhiều địa phương, kể cả những vùng trọng điểm.
Báo chí cũng nói nhiều về điều mà họ gọi là 'lũng đoạn thị trường' của thương lái Trung Quốc, trong đó nông dân Việt Nam là người chịu thiệt thòi.
Hồi đầu tuần, báo chí trong nước đưa tin một công ty của Trung Quốc đã ký hợp đồng sang nhượng 100ha đất nông nghiệp tại xã Hàm Chính (huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) từ năm 2011 với một tư nhân trong tỉnh.
Công ty TNHH Nguyên Long Sơn, thuộc Tập đoàn Nguyên Hinh từ Thâm Quyến, bị cáo buộc đã đứng đằng sau núp bóng người Việt Nam để "đầu tư chui" vào mảnh đất này với mục đích trồng và chế biến thanh long.
Báo Tuổi Trẻ mô tả tỉ mỉ diễn biến tư nhân Việt Nam là ông Phạm Phú Thạnh đã "giúp" người Trung Quốc từ việc thành lập công ty tới đưa người của họ vào nắm giữ quyền kiểm soát công ty, rồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất kinh doanh...
Quá trình chuyển đổi mục đích kinh doanh đất được nói có sự chuẩn thuận của Ủy ban Nhân dân huyện Hàm Thuậ́n Bắc.
Tuy nhiên sự việc vỡ lở khi Ủy ban Nhân dân tỉnh không chấp nhận cấp giấy phép đầu tư vì 'có yếu tố nước ngoài' và Cơ quan an ninh kinh tế Công an tỉnh Bình Thuận được biết cũng đã khởi sự điều tra làm rõ.
Báo Tuổi Trẻ còn cáo giác việc công ty Trung Quốc đã tổ chức cho cán bộ của tỉnh Bình Thuận đi tham quan Trung Quốc với danh nghĩa 'học tập kinh nghiệm'.
'Không nắm rõ'
Hôm thứ Ba 10/7 BBC đã tìm cách liên lạc với nhiều quan chức tại Bình Thuận để hỏi rõ về cáo buộc nói trên.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc nói việc này nằm dưới sự quản lý của một Phó Chủ tịch khác, ông Nguyễn Ngọc Hai và tôi không chịu trách nhiệm”.
Bản thân ông Nguyễn Ngọc Hai thì nói: “Chúng tôi không nắm rõ sự việc và không biết tường trình [của báo chí] là như thế nào”.
Chánh Văn phòng tại UBND tỉnh Bình Thuận Trần Đình Tâm cũng thừa nhận: "Tôi không nắm rõ".
Trong khi đó, Phó Chánh Văn phòng Võ Văn Hòa nói ông "không theo dõi" sự việc.
Các quan chức cấp dưới, như ở xã Hàm Chính thì đẩy trách nhiệm lên trên, với lý do "vụ việc trực thuộc cấp tỉnh, chúng tôi ko có thẩm quyền".
Gần đây dư luận Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo về hiện diện của người Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực và tại nhiều địa phương, kể cả những vùng trọng điểm.
Báo chí cũng nói nhiều về điều mà họ gọi là 'lũng đoạn thị trường' của thương lái Trung Quốc, trong đó nông dân Việt Nam là người chịu thiệt thòi.
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét