Giới Thiệu

Blog Luật của Sự Thật là một trang blog đăng tải các tin tức bài vỡ liên quan đến những sự kiện bất công, lạm dụng luật pháp hiện đang xảy ra tại Việt Nam.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 1

Xin nhấn vào đây để đọc tập 1 về quyền biểu tình.

Chân dung ông Nguyễn Đức Kiên

Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy nửa năm, Sacombank đã nằm gọn trong tay của nhóm “bố già” Nguyễn Đức Kiên.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 2

Xin nhấn vào đây để đọc tập 2 về quyền hội họp, lập hội, lập đảng.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 3

Xin nhấn vào đây để đọc tập 3 về quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin.

26/2/13

Cội rễ của già hóa và các biện pháp hóa giải

Cội rễ của già hóa và các biện pháp hóa giải 1
Cuộc sống ngày càng biến đổi, xu hướng chung của các nước phát triển và đang phát triển là già hóa dân số có nghĩa là tuổi thọ tăng lên. Dù tuổi thọ đã tăng nhưng con người vẫn muốn sống lâu hơn với sức khỏe tốt. Vậy chúng ta cần làm gì để sống lâu, sống khỏe?

Nguyên nhân dẫn đến già hóa

Ở NCT các hoạt động chuyển hóa và dinh dưỡng có nhiều biến đổi. Theo quy luật tự nhiên, khả năng thụ cảm của con người cũng bị giảm như nhìn kém, vị, xúc giác không nhạy, các bộ phận trong cơ thể cũng già hóa theo thời gian như giảm trí nhớ, loãng xương, thoái hóa khớp, ăn kém khó tiêu và ngủ kém. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự già hóa và sinh bệnh tật là hoạt động của gốc tự do trong cơ thể. Gốc tự do được sinh ra do hô hấp tế bào sinh năng lượng, do các hoạt động bệnh lý hoặc do các yếu tố ngoại lai như ô nhiễm môi trường, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, tia phóng xạ... Các gốc tự do có một thuộc tính là có khả năng ôxy hóa rất cao, nếu vì một lý do nào đó mà gốc tự do tăng cao bất thường sẽ gây tổn thương màng tế bào rồi dẫn đến các tổn thương khác như biến đổi cấu trúc ADN, ức chế hoạt động các men, biến đổi cấu trúc và thuộc tính của các nội tiết tố, các tổn thương này sẽ là cơ sở bệnh học của các trạng thái bệnh lý thường gặp.

Để sống khỏe, sống lâu

Mong sống lâu, sống khỏe, NCT cần hướng đến một số thói quen có lợi cho sức khỏe của mình.

Niềm vui: kích thích tăng cường sức sống, giúp duy trì thăng bằng của hệ thần kinh, chống mọi stress đến hàng ngày có thể qua sinh hoạt tại các hoạt động của câu lạc bộ thể dục thể thao ngoài trời, các sinh hoạt văn hóa văn nghệ để tăng giao lưu và hiểu biết, tập khí công dưỡng sinh... sẽ có một tâm hồn thanh thản, thư giãn.

Chú ý điều chỉnh cân nặng cơ thể hợp lý: không thừa cân, béo phì.

Chế độ dinh dưỡng: NCT nên giảm mức ăn so với hồi trẻ mặc dù vẫn ăn ngon miệng nhưng phải điều chỉnh hợp lý. Nhu cầu năng lượng của người trên 60 tuổi giảm 20%, trên 70 tuổi giảm 30% so với lúc 25 tuổi.

Tránh ăn quá no, nhất là khi có bệnh tim mạch, do tính đàn hồi của thành mạch giảm, lòng động mạch hẹp lại làm cho sức cản ngoại vi của mao mạch tăng lên, cơ tim phải tăng co bóp trong khi tuần hoàn máu nuôi tim lại giảm, ảnh hưởng đến dinh dưỡng cơ tim.

Giảm muối NaCl vì nhiều muối gây tăng huyết áp, giảm đường vì dễ gây bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì, xơ vữa mạch máu.

Ăn nhiều rau quả tươi, quả chín để cung cấp vitamin và khoáng chất cùng các chất xơ.

Bổ sung chất chống ôxy hóa, tăng cường sức đề kháng: Ngay trong các thực phẩm truyền thống sử dụng hàng ngày ngoài cung cấp dinh dưỡng nó còn có vai trò khác của chất không dinh dưỡng, đó là hướng tiếp cận mới của thực phẩm gọi là thực phẩm chức năng. Vai trò của thực phẩm chức năng trong việc tăng cường sức đề kháng, cung cấp nhiều chất chống ôxy hóa cho cơ thể rất quan trọng. Các loại thực phẩm truyền thống có là chức năng hay không tùy theo mục đích sử dụng như men vi sinh trong sữa chua, chất xơ trong các loại rau củ... nhưng với cách chế biến và sử dụng như vậy không thể đạt được mục đích hỗ trợ điều trị một cách rõ ràng. Với công nghệ hiện đại, thực phẩm chức năng đã được sản xuất tinh hơn, chọn lọc hơn, loại bỏ những yếu tố bất lợi hoặc bổ sung những chất có lợi cho cơ thể với hàm lượng gấp ba nhu cầu. Chẳng hạn:

Các hạt lương thực toàn phần: có tác dụng dinh dưỡng. Ngoài ra, còn các chất không dinh dưỡng như acid phenolix, lignan, acid phytic được coi là có vai trò phòng bệnh tim mạch và ung thư.

Đậu tương và các loại đậu đỗ: là nguồn protid quý, chất lượng cao cùng với nguồn acid béo không no cần thiết cho cơ thể. Nó còn có nhiều thành phần hóa thực vật có hoạt tính sinh học cao như oestrogen có vai trò chống ôxy hóa, cải thiện tình trạng thành mạch, giảm nhẹ huyết áp.

Các loại rau quả: có nhiều vitamin nhất là vitamin C, E, A và các carotenoid là những chất chống ôxy hóa có vai trò dự phòng các bệnh ung thư, tim mạch. Các chất hóa thực phẩm có trong rau quả còn kích thích nhiều loại men, cản trở sự hình thành các chất gây ung thư như nitrosamin, bảo vệ cấu trúc và tính toàn vẹn của màng tế bào, giảm nguy cơ ung thư đại tràng, trĩ, túi mật...

Các loại chè: một loại thức uống truyền thống của dân tộc ta, chất catechin trong chè có vai trò chống ôxy hóa mạnh, ngăn ngừa gốc tự do, có thể làm giảm mỡ, giảm nguy cơ gây ung thư.

Nguồn: http://suckhoedoisong.vn/2013021909465635p0c8/coi-re-cua-gia-hoa-va-cac-bien-phap-hoa-giai.htm

Kiến nghị Hiến pháp bỏ Điều 4

Hiến pháp 1946

Hàng trăm trí thức đã ký tên vào một bản Bấm Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 92, hiện đang lưu hành trên mạng internet.

Hiện danh sách ký tên đã có tới trên 350 người, trong đó có các nhân sỹ trí thức hàng đầu Việt nam và người Việt ở nước ngoài.

Nhóm những người chấp bút bản kiến nghị, với những cái tên như TS Nguyễn Quang A, TS Lê Đăng Doanh, GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà báo Tống Văn Công... cho hay họ muốn thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

"Hiến pháp của một quốc gia do dân làm chủ bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân và được hình thành từ sự thỏa thuận giữa các thành phần đa dạng trong xã hội."

Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".

Bởi vậy, những người này đề xuất kiến nghị 7 điểm cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Cạnh tranh là xu thế lịch sử

Một trong những kiến nghị quan trọng liên quan tới Điều 4 của Hiến pháp hiện hành, nói Đảng Cộng sản Việt Nam là "lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội", tuy không nhắc trực tiếp Điều 4.

Những người kiến nghị cho rằng: "Nếu Hiến pháp thực sự do nhân dân quyết định thì việc định trước vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về một tổ chức chính trị hay một tầng lớp là trái với quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người, quyền công dân và ngược với bản chất của một nhà nước pháp quyền".

Bởi vậy, người dân phải được bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ để lựa chọn lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

"Một chính đảng thực sự có chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong các cuộc bầu cử như vậy."

Bản kiến nghị viết rõ: "Việc đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh hiện nay của đất nước".

Chỉ có tiếp thu ý kiến trên, theo những người viết kiến nghị, Đảng Cộng sản Việt Nam mới có thể "lấy lại niềm tin đã từng có trong dân để thực sự trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị được xã hội chấp nhận".

Tiếp theo kiến nghị đầu tiên này, là sáu kiến nghị khác về quyền con người; sở hữu đất đai; tổ chức Nhà nước; lực lượng vũ trang; trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp và thời hạn góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp.

Sở hữu đất đai

Đáng chú ý, kiến nghị về sở hữu đất đai nói: "Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân kể từ Hiến pháp Việt Nam 1980 là sự sao chép Hiến pháp Liên Xô, một điều hoàn toàn xa lạ với nhân dân Việt Nam và đã gây ra rất nhiều bất ổn xã hội".

Đây cũng là lý do gây ra các vụ khiếu kiện về đất đai, tao điều kiện cho tham nhũng "gây thiệt hại cho nhân dân, đặc biệt là nông dân".

"Vì thế chúng tôi kiến nghị sửa đổi Điều 57 của Dự thảo, trở lại như Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959."

Gợi ý của kiến nghị là: “Sở hữu tư nhân, tập thể, cộng đồng và nhà nước về đất đai được tôn trọng. Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và thống nhất quản lý đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và các tài nguyên, nguồn lợi khác ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư”.

Về lực lượng vũ trang, những người kiến nghị viết: "Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân".

" Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo."

Bởi vậy, họ yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những người có tên trong danh sách cũng đề nghị kéo dài thời hạn trưng cầu ý kiến tới hết năm 2013 chứ không chỉ ba tháng như đã định.

24/2/13

'Liệu còn kịp dừng dự án bauxite ở VN?'

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (trái)
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (trái) tiếp tục khích lệ
các phương án xử lý bùn đỏ trong dự án Bauxite
Truyền thông Việt Nam đang đặt lại vấn đề về tính khả thi của dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, sau khi có ý kiến nói dự án cần dừng lại khi các cảnh báo của giới khoa học gần đây tỏ ra ngày càng "đúng".

Tờ Dân trí tuần này dẫn lời một quan chức thuộc Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), ông Nguyễn Thanh Sơn bày tỏ mong muốn Chính phủ cho dừng ngay dự án khai thác vì lý do 'môi trường và hiệu quả kinh tế', ông nói:

"Cảnh báo của các nhà khoa học về dự án Bôxít ở Tây Nguyên đang dần đúng. Dự án vẫn được thải bằng công nghệ rẻ tiền, nhiều rủi ro... Nếu làm đến cùng thì bôxít sẽ trở thành gánh nặng kinh tế!"
Tiến sỹ Sơn, người giữ cương vị Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Tập đoàn này, còn nói thêm:

"Tôi thấy buồn vì những cảnh báo của các nhà khoa học cách đây 3-4 năm đang dần đúng. Thực lòng mà nói, thâm tâm tôi cũng phải mong cho việc thử nghiệm thành công. Nhưng rất tiếc, việc thử nghiệm đến nay đã cho thấy rõ kết quả ban đầu là: chậm tiến độ, vốn đầu tư tăng, và chủ đầu tư ngày càng đuối.”

Tiến sĩ Sơn được tờ Dân trí dẫn ý cho rằng "dự án gây nguy hại cho sinh thái, nhưng bây giờ chưa thể hiện. Còn đối với Vinacomin, nếu cứ quyết tâm để thử nghiệm đến cùng thì bôxít sẽ trở thành gánh nặng kinh tế đối với cả ngành công nghiệp than ở Quảng Ninh."

Tờ báo tường thuật tiếp: "Trước hàng loạt vấn đề, Tiến sĩ Sơn mong muốn Vinacomin 2 điều, thứ nhất, dũng cảm xin Chính phủ cho dừng dự án Nhân Cơ, chờ thử nghiệm Tân Rai 'trót lọt'. Nếu có dự án Tân Rai hiệu quả mới triển khai tiếp Nhân Cơ."

'Tuột dốc thê thảm'

Ngày 18/2/2013, trang Bấm Bauxite Việt Nam, trang mạng đăng tải tiếng nói phản biện của giới trí thức Việt Nam về nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó có khai thác Bauxite ở Tây

Nguyên, đăng một bài viết phân tích "thiệt hơn" của các dự án và cho rằng:

"... Công nghiệp nhôm toàn cầu, giá nhôm giảm liên tục mấy năm nay ảnh hưởng đến các tập đoàn sản xuất nhôm một thời lừng lẫy.

"Sản phẩm alumin của Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) ở Tổ hợp bauxite Tân Rai chuẩn bị chào hàng ra thị trường thế giới ngay lập tức phải hứng chịu thảm cảnh giá nhôm tuột dốc thê thảm.

So sánh giá thành xuất xưởng tại Tân Rai và giá chào bán cho Trung Quốc và Malaysia, trang này cho rằng "một tấn alumin sẽ bị lỗ thấp nhất 40-50 USD."

Đầu tuần này, một loạt các báo như Dân trí, Thanh niên, Tuổi trẻ, Người lao động... và truyền thông mạng đã có các bài vở phản ánh các hệ lụy của việc dừng Dự án cảng Kê Gà, một mắt xích liên quan tới các dự án khai thác khoáng sản ở Tây Nguyên vốn được cho là "đầy tham vọng" và có nhiều "tranh cãi."

Nhiều bài báo phân tích những điều được cho là "sai lầm nghiêm trọng" của Chính phủ, Bộ Công thương hay Tập đoàn Vinacomin trong việc mà trang Bauxite Việt Nam chỉ trích là "lập lấy được" và "triển khai lấy được" các dự án bauxite Tân Rai, Nhân Cơ.

Từ hôm 19/2, trong một diễn biến gây chú ý, truyền thông Việt Nam đưa tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi "làm việc" với tỉnh Bình Thuận, đã chính thức tuyên bố "dừng Dự án xây dựng cảng Kê Gà" mà chính ông đã phê duyệt vào năm 2007.

Tờ Bấm Lao Động online hôm thứ Tư cho biết: "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức tuyên bố 'ngừng xây dựng cảng nước sâu Kê Gà', do phương án xây dựng cảng 'không mang lại hiệu quả."

'Rất đáng khích lệ'?

Hôm thứ Sáu, trang mạng Bauxite Việt Nam trong bài viết ở đầu trang của mình nhắc lại:
"Nhiều chuyên gia kinh tế như Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, bà Phạm Chi Lan… đã nêu rõ quan điểm của mình, đề nghị tạm dừng triển khai Dự án để giảm bớt thiệt hại vì sẽ thua lỗ lớn nếu cứ cố tình tiếp tục “đâm lao phải theo lao,” tuy nhiên trang này phản ánh rằng có vẻ các tiếng nói của giới chuyên gia trong suốt thời gian dài đã không được Chính phủ 'lắng nghe và coi trọng'.

Ngay hôm 22/2, một Phó Thủ tướng Việt Nam còn được trang mạng của Chính phủ trích dẫn nói "Bùn đỏ sẽ là nguyên liệu sản xuất sắt, thép" liên quan tới dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên.
Hôm thứ Sáu, tờ Bấm Pháp luật TP. Hồ Chí Minh trích nguồn từ trang Chinhphu.vn nói:

"Ngày 21-2, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp xem xét kết quả triển khai chỉ đạo của Chính phủ về việc nghiên cứu, xây dựng phương án, công nghệ xử lý bùn đỏ thành các sản phẩm hữu ích, góp phần phát triển ngành công nghiệp chế biến và khai thác bauxite tại Tây Nguyên."

"Phó Thủ tướng đánh giá những kết quả nghiên cứu, thử nghiệm của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là rất đáng khích lệ, đưa ra hướng xử lý bước đầu có hiệu quả đối với bùn đỏ," tờ Pháp luật TP. Hồ Chí Minh cho hay.

Những năm gần đây, được biết, giới khoa học và nhiều nhân sỹ, công dân, kiều bào Việt Nam ở trong và ngoài nước, đã nhiều lần bày tỏ ý kiến về tính khả thi của dự án Bauxite ở Tây Nguyên, trong đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng gửi thư cho các lãnh đạo chính quyền 'bày tỏ quan ngại' về dự án này cả về phương diện kinh tế, môi trường lẫn an ninh quốc phòng.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130222_vn_bauxite_exploitation.shtml

Tư Vấn Luật Pháp


LCST: Thưa các bạn, có một số bạn đọc gửi thắc mắc về pháp luật Việt Nam, chúng tôi rất hân hạnh đón nhận và cố gắng đưa ra câu trả lời, giải thích chính xác nhất có thể được. Mong đón nhận được những ưu tư của các bạn để chúng ta cùng đóng góp ý kiến chung, hầu giúp đỡ nhau hiểu rõ hơn những luật lệ hiện hành.
 
Chúng tôi nhận được câu hỏi sau đây của bạn Hồng Anh:
 

Xuyên qua các vụ xử án của TS Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Thanh Nghiên, Điếu Cày, Tạ Phong Tần... người ta có cảm tưởng như sự tham gia biện hộ của các luật sư có vẻ như không hiệu quả trước tòa, cho dù các luật sư có những bài biện luận rất hay. Như vậy xin quý anh chị có thể phân tích sự ích lợi của việc có luật sư tham gia các vụ án này như thế nào, vai trò của họ là gì  và có thật sự là cần thiết hay không đối với người bị nạn?
                                                                            ( Thành thật cám ơn quý anh chị
                                                                                             Hồng Anh)
Trả lời:

Sự tham gia của Luật Sư là để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ tại Toà án. Luật sư là người hiểu biết pháp luật, họ thay mặt thân chủ yêu cầu Toà án thực hiện đúng quy trình tố tụng trong quá trình xét xử. Đồng thời Luật sư sẽ biện hộ cho thân chủ của mình dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành.

Sự có mặt của các Luật sư tại Toà án là rất cần thiết vì những lý do đã nêu trên.

Ở Việt Nam, sự biện hộ của các Luật sư có vẻ như không được hiệu quả, cho dù họ đã có những bài biện luận rất hay (như bạn nói). Sở dĩ như vậy vì các nguyên nhân sau:

- Hệ thống Tư Pháp (Toà án) không được độc lập (Phải chịu sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản). Những vụ án mà bạn đã nêu trong câu hỏi dư luận đã nói nhiều, người ta cho đây là những bản án “bỏ túi), được chính quyền chỉ đạo. Tội trạng đã được định sẵn, vì vậy toà án chỉ là nơi tuyên án.

- Người Luật sư bị sức ép từ nhiều phía (Đoàn Luật sư, Toà án, Chính quyền...). Luật sư có thể bị khai trừ khỏi đoàn luật sư nếu chính quyền gây sức ép.

- Các đoàn Luật sư do nhà nước giám sát và chỉ đạo. Nghề Luật sư ở Việt Nam chưa được coi là một nghề độc lập. Sự có mặt của Luật sư tại toà án hiện nay chỉ là hình thức, những biện hộ của họ thực chất không được Hội đồng xét xử tôn trọng, không ảnh hưởng đến quyết định của Toà án.

- Luật sư không được tự do hành nghề như trong một xã hội dân chủ (Việt Nam là một quốc gia độc tài).
 

23/2/13

Đại tá em trai Dương Chí Dũng bị bắt


Ông Dương Tự Trọng, nguyên phó giám đốc công an Hải Phòng
là em ruột ông Dương Chí Dũng
 Bộ Công An ngày 22/2 vừa bắt ông Dương Tự Trọng, nguyên phó giám đốc công an Hải Phòng với cáo buộc ông này nằm trong đường dây tổ chức cho anh trai là Dương Chí Dũng, nguyên chủ tịch Vinalines bỏ trốn.
Báo Người Lao Động dẫn nguồn cơ quan này nói ông Dương Tự Trọng được xác định có liên quan đến vụ án “Trần Văn Dũng cùng đồng bọn tổ chức người khác trốn đi nước ngoài".
Ông Dương Tự Trọng là em trai ruột ông Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, và là con trai thứ trong gia đình.

Anh em cùng nhà

Cũng theo Người Lao Động, thời điểm ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, ông Dương Tự Trọng là Đại tá, giữ chức vụ Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an TP Hải Phòng.
Như vậy, ông Dương Tự Trọng là người thứ 8 đã bị khởi tố, bắt giam trong đường dây tổ chức cho ông Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Trước đó, vào tháng 12 năm ngoái, thượng tá Vũ Tiến Sơn, từng là Phó trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội và Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra thành phố Hải Phòng cũng bị bắt vì liên quan đến cùng vụ việc.
Báo trong nước thời gian đó nói ông Sơn, sinh năm 1966, bị bắt "về hành vi tổ chức người khác trốn ra nước ngoài" và nhà riêng của vợ chồng ông ở quận Hải An cũng đã bị khám xét.
Những cán bộ công an, an ninh khác bị khởi tố vì liên quan đến đường dây giúp nguyên chủ tịch Vinalines bỏ trốn còn có ông Vũ Văn Sáu, Phạm Đình Nghiên, Hà Trọng Tuấn, Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Trọng Ánh và ông Đồng Xuân Phong ( đang bị truy nã).
Ông Dương Chí Dũng bị bắt hồi tháng Chín năm ngoái sau hơn ba tháng bị Việt Nam phát lệnh truy nã đặc biệt trên toàn quốc cũng như truy nã toàn cầu thông qua tổ chức Cảnh sát hình sự Quốc tế Interpol.
Tuy nhiên báo chí Việt Nam cũng không nói rõ hoàn cảnh và địa điểm ông này bị bắt.

Source: http://www.blogger.com/blogger.g?blogID=8515935706517019852#editor/target=post;postID=5537840513359397076

Trúng tuyển đại học vẫn sẽ phải nhập ngũ



Từ 7/3/2013, nếu công dân nhận giấy báo trúng tuyển đại học, cao đẳng và lệnh gọi nhập ngũ cùng một lúc thì sẽ phải thực hiện lệnh nhập ngũ trước.
Đây là nội dung chính của Thông tư liên tịch số 13 của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục & Đào tạo sửa đổi bổ sung một số điều về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ.
Kết quả trúng tuyển của công dân, theo thông tư sẽ được bảo lưu đến khi đã xuất ngũ.
Từ trước đến giờ, những công dân trúng tuyển đại học, cao đẳng nghiễm nhiên không phải nhập ngũ.
Hiện nay, những công dân nếu nhận được giấy nhập học đại học, cao đẳng thì chỉ cần báo cáo với ban chỉ huy quân sự trước 10 ngày để được hoãn gọi nhập ngũ.
Đối với những người nhận giấy nhập học trung cấp, cao đẳng chuyên nghiệp, hành nghề thì khoảng thời gian này là 3 ngày.
Vnexpress dẫn lời ông Đặng Đình Đại, nguyên hiệu trưởng trường Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội, cho rằng trước đây, số lượng thanh niên phải vào quân ngũ tương đối lớn vì học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, đại học chỉ chiếm từ 20-30%.
"Tuy nhiên ngày nay, tỷ lệ tốt nghiệp tăng khiến số lượng thanh niên nhập ngũ chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại," ông Đại nói.

Tăng chất lượng quân

Trả lời báo Tiền Phong ngày 22/2, ông Nguyễn Thiện Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng, Bộ Giáo dục, Đào tạo nói hiện nay quân đội đang cần được nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.
"Để thực hiện được nhiệm vụ trọng đại trên, nguồn nhân lực phục vụ quân đội hiện nay đòi hỏi chất lượng ngày càng cao về thể lực và tri thức," ông này nói.
Ông Minh lấy ví dụ trong tời kháng chiến chống Mỹ, những ai có trình độ văn hóa lớp 10 đến đại học thì ưu tiên cho binh chủng pháo binh, không quân. Trình độ văn hóa thấp hơn thì làm bộ binh.
"Để có nguồn nhân lực chất lượng cao thực hành chiến đấu, hợp đồng tác chiến quân binh chủng trong chiến tranh công nghệ cao hiện nay, phải tuyển chọn những công dân ưu tú, có sức khỏe, có trình độ văn hóa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ."

"Đi học cái tốt"

Ông Minh nói quyết định này là đúc kết từ cái hay của các nước khác.
"Thực tế, một số nước không khó khăn như chúng ta, điển hình như Hàn Quốc, Israel đã làm việc này từ lâu." ông Minh nói.
"Việt Nam mới bắt đầu làm việc đó. Ta đang đi học cái tốt của họ đã làm rồi."
Hiện tại, cả hai nước mà ông Minh dẫn chứng, đều đang phải đối mặt với chiến tranh hoặc nguy cơ chiến tranh.
Nam Hàn, trên lý thuyết vẫn đang ở tình trạng chiến tranh với Bắc Hàn và Israel vẫn đang đối phó với xung đột vũ trang ở dải Gaza.
Ông Minh cho rằng, việc học sinh, sinh viên phải nhập ngũ không ảnh hưởng đến kiến thức và hoài bão theo ngành học.
"Các em cần hiểu rằng cơ hội tham gia vào lực lượng thường trực đối với một công dân chỉ có 2 năm, còn việc học tập là suốt đời."
"Quá trình đó có thể anh quên kiến thức một chút nhưng anh có cả một thời gian sau này để ôn tập, học tập."

Source: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130222_army_enrollment_forcing.shtml

22/2/13

Tư Vấn Luật Pháp

LCST: Thưa các bạn, có một số bạn đọc gửi thắc mắc về pháp luật Việt Nam, chúng tôi rất hân hạnh đón nhận và cố gắng đưa ra câu trả lời, giải thích chính xác nhất có thể được. Mong đón nhận được những ưu tư của các bạn để chúng ta cùng đóng góp ý kiến chung, hầu giúp đỡ nhau hiểu rõ hơn những luật lệ hiện hành.

Chúng tôi nhận được câu hỏi sau đây của bạn Trần Thanh:


Giấy CMND của bạn tôi hết hạn. Bạn tôi đến UBND nơi cư ngụ xin làm lại thì họ đòi bản chánh giấy hộ khẩu của gia đình.

Rất tiếc là gia đình bạn tôi thuộc diện bị CA trù dập, gây khó khăn đủ điều, hộ khẩu của gia đình đã bị CA tịch thu hết bản chánh từ 2 năm trước và đến nay vẫn chưa hoàn trả. Vì vậy cơ quan khg chịu cấp cho bạn tôi CMND mới.

Xin hỏi : làm cách nào để bạn tôi có thể đòi lại hộ khẩu? Khg có CMND hợp lệ có thể bị bắt và truy tố tội hình sự không?

Trả lời:


Theo Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính Phủ quy định về cấp phát CMND, nghị định 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 của Chính Phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính Phủ và Thông Tư số 04/TT-BCA ngày 29/4/1999 hướng dẫn thực hiện nghị định số 05/1999/NĐ-CP, thì điều kiện để cấp đổi Chứng minh nhân dân như sau:

- Xuất trình hộ khẩu thường trú (bản chính)

- Xuất trình Chứng minh nhân dân cũ

- Kê khai tờ cấp chứng minh nhân dân (theo mẫu)

- In vân tay hai ngón trỏ vào tờ khai và chứng minh nhân dân (theo mẫu)

- Chụp ảnh

- Nộp lệ phí

Vậy để được cấp đổi chứng minh thư nhân dân thì bạn phải xuất trình hộ khẩu thường trú (bản chính). Tuy nhiên trong trường hợp của bạn (bản chính hộ khẩu đang bị cơ quan công an tịch thu) thì có thể đến uỷ ban nhân dân xã (phường) nơi bạn cư trú để trình bày nguyên nhân và xin giấy xác nhận (có đóng dấu) bạn là công dân địa phương.

Bạn không nêu là hộ khẩu của gia đình bạn bị cơ quan công an tịch thu trong hoàn cảnh nào. Nhưng đã 2 năm mà họ vẫn chưa hoàn trả thì bạn làm đơn đến cơ quan công an đã tịch thu hộ khẩu gia đình bạn để đòi lại.

Không có Chứng minh thư nhân dân hợp lệ thì không bị bắt và truy tố tội hình sự. Chỉ có người phạm vào những tội đã quy định trong Bộ Luật hình sự thì mới bị truy tố hình sự.

Như Trang: “Méo mặt“ vì phí chồng phí giao thông


v
Trạm thu phí Bến Thuỷ (Nghệ An).

Giới tài xế bức xúc khi phải móc hầu bao thanh toán những khoản tiền đáng ra mà họ không phải trả. Trên danh nghĩa là trạm BOT hoàn vốn cho những tuyến đường tránh, nhưng khi người dân không đi qua những tuyến đường hoàn vốn này vẫn phải trả tiền như thường…

"Một mình một kiểu", mặc dư luận bức xúc

Ngay trên tuyến Quốc lộ 1, ngay sau khi trạm thu phí Tào Xuyên bị “khai tử”, giới lái xe đường dài vẫn tiếp tục gặp “cửa ải” tại trạm thu phí Bến Thuỷ (Nghệ An) để tiếp tục chi tiền trong những chuyến hành trình xa nhà.
Theo đó, trạm thu phí Bến Thủy được giao cho doanh nghiệp (DN) để lấy lại vốn đầu tư xây dựng tuyến đường tránh thành phố Vinh. Danh nghĩa là vậy, nhưng bất kể xe nào qua trạm, kể cả qua đường tránh hay đi đường nội đô đều phải đóng phí.
Mặc dù dư luận rất gay gắt đề nghị Bộ GTVT xoá bỏ trạm này, hay ít nhất thì thu phí đúng đối tượng, nhưng chủ sở hữu trạm thu phí là TCty Xây dựng Công trình giao thông 4 vẫn duy trì trạm này hoạt động nhiều năm nay.
Mới đây, trong danh sách xoá bỏ các trạm thu phí, thì trạm Bến Thuỷ vẫn “an toàn” và tiếp tục được hoạt động.
“Bảo bối” mà chủ đầu tư trạm thu phí lý giải sự tồn tại của nó, là dựa vào quyết định số 46 ngày 14/07/2005 của Bộ Tài chính áp dụng chính thức từ ngày 1/12/2005.
Theo đó, việc thu phí tại trạm này sẽ hoạt động liên tục trong vòng hơn 20 năm để hoàn lại tổng số vốn đầu tư làm tuyến đường tránh TP Vinh mà đơn vị này bỏ ra là 378 tỷ đồng. Theo tiết lộ của chủ đầu tư, mỗi ngày có khoảng gần 10.000 lượt xe qua trạm, “thu nhập bình quân” mỗi tháng của “cửa ải” này lên đến khoảng 7 tỷ đồng.
Dù Quỹ Bảo trì đường bộ đã đi vào hoạt động, nhưng người dân vẫn không hài lòng bởi thực trạng “phí chồng phí” khi hàng loạt trạm thu phí vẫn không được xoá bỏ.
Trong khi đó, ngành giao thông đang có nhiều tham vọng đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng cho công cụ quản lý đường bộ, và  ngân sách đầu tiên dành “ưu tiên” cho đề án quy mô này là … Qũy bảo trì đường bộ!.

Không riêng gì Bến Thuỷ, một trạm thu phí khác ở tỉnh kế cận là trạm thu phí ở cầu Quán Hàu (thu phí đường tránh  TP Đồng Hới, Quảng Bình) cũng gây bức xúc dư luận. Dù trạm này xây dựng để hoàn vốn lại cho chủ đầu tư đổ kinh phí vào tuyến đường tránh, nhưng các tài xế không đi vào tuyến đường này vẫn phải mua vé, trả tiền.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, trạm thu phí Quán Hàu là trạm thu phí BOT hoàn vốn cho dự án Xây dựng Quốc lộ 1A đoạn tránh TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, theo Hợp đồng kinh tế số 36/CĐBVN-HĐ.
BOT ngày 9/8/2007 ký giữa Cục Đường bộ Việt Nam (nay là Tổng cục Đường bộ Việt Nam). Theo đó, nhà đầu tư có căn cứ pháp lý để thu phí tại trạm này, giá thu phí được ấn định theo quy định của Bộ Tài chính.

Kéo dài thời gian thu phí vì… lụt 2008

Được đặt tại trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, Trạm thu phí Nam cầu Giẽ tính đến ngày 30/6/2012 là “hết hạn sử dụng”. Trước đó, ngày 16/6/2007, TCty Đường cao tốc Việt Nam (VEC) ký hợp đồng kinh tế để chuyển giao quyền thu phí đường bộ có thời hạn gói thầu số 2, Trạm thu phí Nam cầu Giẽ cho Cty TNHH Hải Châu với thời gian chuyển giao quyền thu phí là 5 năm (60 tháng) tính từ 0h ngày 1/7/2007, giá trị hợp đồng là 239.135 triệu đồng.
Mặc dù theo thỏa thuận nói trên, hết ngày 30/6/2012 hợp đồng kinh tế hợp đồng kinh tế giữa VEC và đơn vị khai thác trạm thu phí hết hiệu lực. Tuy nhiên, trên thực tế trạm này vẫn vận hành bình thường, xe to, xe nhỏ qua trạm đều phải đóng phí.
Phía VEC lý giải, giữa VEC và đơn vị thu phí này “có điều khoản quy định” về việc có thể điều chỉnh lại thời gian nhượng quyền thu phí nếu như có những quyết định của cơ quan có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng của nhà đầu tư.
Lý do được cho là “ảnh hưởng” đến nguồn lợi của nhà đầu tư là dự án đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình đã thông xe và tiến hành khai thác, điều này làm giảm lưu lượng phương tiện qua trạm Nam Cầu Giẽ, tổ chức Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội và trận lụt lịch sử năm 2008!.
Những lý do này đã thuyết phục được đơn vị chủ quản, theo đó, trong một thông báo của Bộ GTVT, bộ này thống thống nhất cho VEC lập phương án điều chỉnh thời gian thu phí. VEC và Cty TNHH Hải Châu thương thảo, thống nhất đề xuất phương án điều chỉnh thời gian thu phí…

Mất uy tín với người dân

Không thể chấm dứt những hợp đồng kinh tế nói trên với DN, nên các trạm thu phí diện BOT vẫn tiếp tục hoạt động mặc cho người dân đã phải đóng tiền cho Quỹ bảo trì đường bộ.
Theo đó, chính thức từ ngày 01/01/2013, các trạm thu phí đường bộ nộp ngân sách Nhà nước sẽ bị xóa bỏ. Tuy nhiên, các trạm thu phí để hoàn vốn đầu tư cho đường cao tốc, các trạm thu phí hoàn vốn cho dự án BOT... vẫn sẽ hoạt động đến hết hạn hợp đồng.
Việc chỉ xoá bỏ một phần trạm thu phí phần nào đó vẫn chưa làm yên tâm các chủ phương tiện. Bởi, ngoài nộp phí cho quỹ, thì mỗi khi đi qua các trạm không thuộc diện xoá bỏ, họ vẫn phải đóng tiền.
“Rõ ràng là phí chồng lên phí”, lái xe tải tên Thân cho hay. Và tình trạng “phí chồng phí” sẽ vẫn còn tiếp diễn, bởi trong phương án sắp xếp các trạm thu phí trên các quốc lộ của Bộ GTVT, thì  các trạm thu phí để hoàn vốn đầu tư cho đường cao tốc, bổ sung vốn điều lệ cho Cửu Long CIPM, các trạm thu phí hoàn vốn cho các dự án BOT, trạm chuyển giao quyền thu phí và trạm thu để trả nợ vay vốn đầu tư và thu phí hoàn vốn vẫn sẽ tiếp tục hoạt động thu phí đến hết thời hạn hợp đồng mới bị xoá.
Điều này đồng nghĩa với việc, các phương tiện khi lưu thông qua các tuyến đường có các trạm thu phí hoàn vốn đầu tư đang hoạt động vẫn phải nộp phí đường dù đã nộp phí bảo trì đường bộ.
Trong khi đó, lý giải sự tồn tại các trạm thu phí BOT của Tổng cục Đường bộ Việt Nam lại chưa nhận được sự đồng tình của giới chuyên môn. Nhiều chuyên gia kinh tế cho hay, nếu lấy hợp đồng kinh tế được ký kết giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp để cho tồn tại các trạm thu phí là điều không hợp lý.
Đại diện Hiệp hội Vận tải Việt Nam cho rằng, việc này cần phải chấm dứt và phải trích ngân sách để trả cho nhà đầu tư. Nếu cứ để  tồn tại các trạm đấu giá sau khi Quỹ Bảo trì đường bộ đã hoạt động, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Việt Nam, thì điều này sẽ “làm mất uy tín của Bộ GTVT với người dân”.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, tuỳ thuộc vào từng hợp đồng BOT cụ thể, thời gian cụ thể mà Bộ GTVT “tuỳ cơ ứng biến”. Nếu các nhà đầu tư có hợp đồng 10 năm và đã khai thác, thì thời gian còn lại bộ này phải lấy kinh phí để hoàn trả cho nhà đầu tư.

Như Trang; http://phapluatvn.vn/xa-hoi/doi-song/201302/Meo-mat-vi-phi-chong-phi-giao-thong-2075478/

20/2/13

Người Buôn Gió: Nhật Ký ngày 17 /2/ 2013

Sáng hai bố con dậy muộn, 11 giờ mới ăn sáng, đi bộ ra bảo tàng dân tộc học để cho con biết về những văn hoá dân gian của dân tộc. Đang đi bộ gần đến nơi thì có điện báo trên tượng đài Lý Thái Tổ một nhóm nhân sĩ , trí thức đến đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh để bảo vệ biên giới phía Bắc. Chợt nhớ ra hôm này là ngày 17/2, ngày mà cách đây 34 năm quân xâm lược Trung Quốc đột ngột tràn qua biên giới, tiến vào lãnh thổ Việt Nam tàn sát đồng bào nhân dân Việt Nam ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Rất nhiều chiến sĩ, dân quân của Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ bà con và bảo vệ đất nước. Nhưng cuộc điện thoại lại kèm theo một điều buồn hơn nữa là có nhiều '' quần chúng tự phát '' không cho nhân sĩ đặt vòng hoa.

Hai bố con nhảy xe ôm đến nơi thì chẳng còn gì, gọi lại thì biết nhân sĩ, trí thức đã đặt vòng hoa ở tượng đại Quang Trung chỗ gò Đống Đa. Tình cờ gặp bố con nhà Lã Việt Dũng cũng đến Lý Thái Tổ, thế là hai thằng tha hai đứa con nhỏ lếch thếch đến gò Đống Đa muốn cho các con mình thắp hương tưởng nhớ những chiến sĩ đã hy sinh. Đến nơi vắng hoe, chỉ còn hai vòng hoa còn đó, có cả hoa nhiều màu dành cho các chiến sĩ đã có gia đình, có cả vòng hoa trắng cho các chiến sĩ trẻ đã hy sinh mà chẳng bao giờ biết đến hạnh phúc lứa đôi.

Tí Hớn


Em Bống con gái Lã Việt Dũng.



Thế rồi đang chụp ảnh, bỗng nhiên bảo vệ vườn hoa đến dỡ tấm băng rôn nhỏ trên vòng hoa, và đòi khiêng đi với lý do chỗ này không phải chỗ đặt hoa.

http://www.youtube.com/watch?v=Bx5oo2KMjhU&feature=youtu.be

Sau khi chất vấn với bảo vệ, công an.

- Chúng tôi là người đưa con đi dạo, thấy trước đó có mấy ông già đặt vòng hoa này, chúng tôi xem thấy rất đẹp và ý nghĩa. Tại sao các anh không gỡ lúc đó mà họ đi các anh mới gỡ.

Bảo vệ, công an.

- Chúng tôi bảo họ rồi.

- Vậy nếu anh cho vòng hoa này vi phạm cái gì, xin cho chúng tôi xem nội quy, quy định, nghị định. Đây là tài sản của người ta, vi phạm các anh có quyền thu, nhưng có chúng tôi đây. Đề nghị khi tịch thu, tiêu huỷ các anh lập biên bản và chúng tôi có mặt ở đây đề nghị phải cho chúng tôi làm chứng. Không thể lấy tài sản của người ta mờ ám như vậy, người ta đi mới lấy là sao.?


Bỗng có mấy kẻ lạ mặt mặc thường phục xông đến xưng là dân, thấy vòng hoa đặt đây không đúng thì mang vứt đi.


Kẻ lạ mặt này rất hung hăng, công an và bảo vệ đứng nhìn mấy kẻ lạ mặt xưng là dân này hung hăng định dùng vũ lực cướp phá vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ. Trương Dũng và Lã Dũng vất vả ngăn tên côn đồ lại.




Bảo vệ vẫn đút tay vào túi nhìn tên côn đồ bóp cổ Trương Văn Dũng. Còn công an đứng xa khoảng 25 mét, gọi điện bảo thêm người đến.



Nhưng mấy cha con nhà Buôn Gió và Lã Dũng vẫn kiên quyết không cho họ động vào vòng hoa. Bảo có gọi ai đến cũng thế. Lát sau mấy an ninh quen nhẵn mặt đến, những lảng vảng bên ngoài. Một lúc thì mấy anh em đi về vì hai thằng tha hai con nhỏ đi, đến trưa phải về cho ăn, ra khỏi một đoạn quay lại thấy bảo vệ dỡ vòng hoa, và công nhân vệ sinh từ đâu đến ngay tha vòng hoa mang vứt vào xe rác.

Vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh ngày 17/2/ 1979 do các nhân sĩ, trí thức mang đến với đầy tôn kính và trân trọng, đã được chính quyền sai nhân viên dọn rác mang đi.




Chiều nay hồi 16 giờ , câu lạc bộ bóng đá NoU FC khai sân năm mới, đây là vài hình ảnh các cầu thủ NoU FC ra sân ngày 17.2/2013.

Tưởng niệm các liệt sĩ đã ngã xuống ngày 17/2/1979 trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược bành trướng bá quyền Bắc Kinh.







Đại biểu Hoàng Hữu Phước 'xin lỗi'

Đại biểu QH Hoàng Hữu Phước
Ông Hoàng Hữu Phước là đại biểu Quốc hội Khóa XIII
của TP HCM
Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước vừa lên tiếng xin lỗi đồng nghiệp Dương Trung Quốc về bài viết mà trong đó ông kịch liệt chỉ trích ông Quốc.

Lời xin lỗi được đưa ra trong bài phỏng vấn với báo VietnamNet.

Trong một bài viết đăng trên blog cá nhân và trang emotino.com hồi tuần trước, ông Phước gọi ông Quốc là "ăn nói hồ đồ, xằng bậy", "hấp tấp, hiếu chiến, háo thắng".
Nay bài này đã được rút xuống khỏi cả hai trang.

Ngay sau khi BBC có phỏng vấn ông Dương Trung Quốc để lấy phản ứng của ông về bài viết trên, ông Hoàng Hữu Phước cũng cho ra một bài công kích BBC, lời lẽ nặng nề. Bài này hiện vẫn còn trên blog cá nhân của ông. Chúng tôi đã tìm nhiều cách để xin nói chuyện với ông Phước, nhưng không được.

'Kẻ xấu lợi dụng'

Trong phỏng vấn với VietnamNet, ông Hoàng Hữu Phước phân trần: "Tôi viết một bài hết sức vô tư, đăng trên trang mạng quen thuộc, không ngờ lại bị phản ứng như vậy".
"Đó là với những cái thói quen viết một cách rất là trực ngôn."

Ông cho hay đã có buổi làm việc với Thường trực Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM hôm 18/2 về cáo buộc phỉ báng đồng nghiệp.

Ông nói: "Thông qua VietNamNet, tôi gửi lời xin lỗi ông Dương Trung Quốc vì tôi đã sai khi sử dụng phương pháp trình bày các ý kiến qua blog. Lẽ ra tôi chỉ nên gửi thư trực tiếp, gửi thư cho lãnh đạo nơi ông Quốc và tôi cùng sinh hoạt".

Đồng thời, dân biểu Phước cũng hướng mũi dùi chỉ trích sang những người mà ông gọi là 'kẻ xấu'.
"Trong tình hình đất nước hiện nay, những kẻ xấu, các thế lực không thân thiện đang nhìn vào đất nước thì cái chuyện mình có trực ngôn, mình nêu lên, cũng như là cung cấp cho họ một cơ hội bằng vàng để họ có thể xúc xiểm Quốc hội, đại biểu Quốc hội Việt Nam."

Ông nói các phát ngôn bộc trực của ông đã bị bẻ cong thành "suy diễn tư cách của đại biểu như thế nào, môi trường QH như thế nào mà các đại biểu lại có những bức xúc không dám tranh luận ở trong nghị trường mà viết blog như thế".

"Như vậy là mình tạo thời cơ cho những kẻ không có thiện cảm với Nhà nước mình. Họ có cái cớ tấn công cá nhân mình, tấn công tập thể mình đang sinh hoạt."

Sau khi BBC có bài ' Bấm Ông Dương Trung Quốc đáp lại chỉ trích', ông Hoàng Hữu Phước đã có bài đả phá BBC, tựa đề 'Nỗi nhục của BBC và lời khuyên dành cho người Việt'.

Bài này hiện vẫn còn trên blog của ông và ông Phước không đưa ra cải chính.

Nói với VietnamNet, ông Hoàng Hữu Phước cam kết: "Lời bộc bạch của tôi hôm nay dứt khoát phải đi kèm theo những việc làm cụ thể trong thời gian tới".

"Chỉ còn hơn hai năm làm đại biểu QH nữa thôi, mình phải làm những việc cụ thể để xứng đáng với niềm tin của cử tri."
Hiện trong cộng đồng mạng vẫn đang có kêu gọi Quốc hội bãi nhiệm ông Hoàng Hữu Phước.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130219_mp_apologise.shtml

19/2/13

Luật Biển: Gánh nặng cho hậu thế


Hoàng Công Minh (LCST) - Gần đây khi thấy Phi Luật Tân ngày càng mạnh dạn đối đầu với con sói dữ Trung Quốc mà biết bao nhiêu người không khỏi chạnh lòng khi quay lại quê mình. Thật không khỏi xấu hổ khi thấy mấy "cụ" rét run lẩy bẩy - sủa to quá thì sợ bị "đàn anh TQ" bợp tai, mà không lên tiếng gì thì có ngày bị dân nó đá đít. Xin mời quý bạn xem bài của Hoàng Công Minh phơi bày "gánh nặng của hậu thế".
Ngày 21/6/2012, Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua Luật Biển. Luật này gồm có 7 chương, 55 điều, và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2013. Có một văn kiện pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển đảo quốc gia là điều cần thiết, ấy vậy nhưng chúng tôi không tránh khỏi thất vọng khi đón nhận tin này.
Việt Nam là một quốc gia biển với tổng chiều dài bờ biển trên 3.260 km (một số tài liệu đáng tin cậy khác còn ghi là 3.350 hoặc 3.650 km). Đồng thời bờ biển Việt Nam cũng được xếp hạng thứ 32 trong tổng số 156 quốc gia có biển. Một quốc gia biển như vậy mà bây giờ mới có Luật Biển, đó là thất vọng thứ nhất.
Điều 1 Luật Biển quy định:
 “Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển đảo”.
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bị Trung Quốc xâm chiếm và ghép vào bản đồ của họ, nay Luật biển mới khẳng định thuộc chủ quyền Việt Nam, đó là thất vọng thứ hai.
Quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Cộng xâm chiếm từ năm 1974, khi chế độ Miền Nam Việt Nam sắp sụp đổ. Mặc dù như vậy phía hải quân Miền Nam vẫn chiến đấu anh dũng đến phút cuối để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thế nhưng quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam lại bị nhà nước Cộng Sản hèn hạ dâng cho Tàu Cộng mà không có một sự phản kháng nào? Họ thản nhiên để cho hải quân Trung cộng bắn giết ngư dân mình, và chỉ phản đối chiếu lệ khi vùng biển đảo của đất nước đã nằm trọn trong vòng kiểm soát của đối phương? Đến khi sự phản đối của dư luận đã lên tới đỉnh điểm thì Quốc Hội CHXHCN Việt Nam mới vội vàng cho ra Luật Biển? Lúc này, khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo đã thuộc quyền kiểm soát của đối phương thì liệu có ý nghĩa gì nhỉ?
Người Việt Nam có câu: “Mất Bò mới lo làm chuồng”. Câu này thật phù hợp và ý nghĩa khi áp dụng vào hoàn cảnh này. Chế độ Việt Cộng đã âm thầm sang nhượng biển đảo cho phía Trung Cộng, nay lại khẳng định chủ quyền, con Bò đã bị mất thì bây giờ bằng cách nào để nhốt nó vào chuồng của mình đây? Nhà nước Cộng Sản nói với người dân rằng: “Trung Quốc mạnh - Việt Nam yếu, vì vậy mà không thể gây chiến tranh được, đành phải nhìn họ cướp biển đảo của mình thôi”. Nếu vậy nhân dân lập ra nhà nước và quân đội để làm gì? Nếu biết không thể bảo vệ được hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì họ khẳng định chủ quyền trong Luật Biển để làm gì? Để làm cảnh cho vui chăng? Hay để chứng tỏ trách nhiệm đối với đất nước bằng cách dối lừa hậu thế?
Bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của quốc gia là trách nhiệm của bất kỳ nhà nước nào. Đó là nhiệm vụ không thể trốn tránh được nhân dân giao phó.  Nay nhà nước Việt Nam để mất quần đảo Trường Sa vào tay Trung Quốc, đó là cái tội lớn mà lịch sử không thể tha thứ. Nhân dân Việt Nam không cần biết Chính quyền Cộng Sản hai nước đã có những bước ngoại giao đi đêm nào để bán nước, nhưng họ đòi hỏi việc bảo vệ chủ quyền quốc gia phải được minh bạch.
 Trên thế gian làm gì có chuyện ngược đời, ấy là đi bảo vệ cái đã bị mất bao giờ?
Vậy nay Quốc Hội CHXHCN Việt Nam khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam là có ý gì? Để cho những thế hệ mai sau đòi lại sao? Đòi lại bằng cách nào? Bằng cách đợi Việt Nam phát triển giàu mạnh hơn Trung Quốc, thế hệ tương lai thông minh hơn người Trung Quốc chăng? Các lãnh đạo nhà nước Việt Nam đã đọc “AQ chính truyện” chưa nhỉ? Truyện này cũng xuất xứ từ Trung Quốc đấy, để ám chỉ một kẻ hèn hạ chuyên chiến thắng người khác bằng phép thắng lợi tinh thần. Hay nhà nước Việt Nam muốn đổ vấy cho hậu thế, muốn hậu thế phải hy sinh xương máu để giành lại chủ quyền biển đảo? Trong khi các vị đã âm thầm bán đi biển đảo của tổ tiên để giữ lấy quyền lực và rủng rỉnh túi tiền?
Ra Luật Biển 2012, quả là nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã đặt gánh nặng lên vai hậu thế. Họ đã để mất biển đảo, nay lại khẳng định chủ quyền trong một Bộ Luật, như vậy là muốn hậu thế hy sinh xương máu để đòi lại còn gì?
 Hà Nội, 18 tháng 2 năm 2013
Hoàng Công Minh

18/2/13

Lê Nhung: 'Không thể vượt lên với vòng kim cô quanh đầu'

TS Nguyễn Sĩ Dũng (giữa): Những rào cản và trói buộc không đáng có
cần phải được tháo dỡ. Ảnh: Lê Anh Dũng
"Chúng ta không thể vượt lên phía trước với chiếc vòng kim cô ở quanh đầu và tấm mai rùa ở trên lưng. Sửa đổi Hiến pháp vì vậy là cơ hội rất quan trọng để thiết kế tương lai", TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH nói về cơ hội vàng của năm 2013.

Năm 2013 là thời điểm diễn ra một sinh hoạt chính trị lớn - toàn dân tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp. Theo ông, việc này có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào với cả dân tộc?

Việc này rất quan trọng.

Trước hết, dân tộc ta đang bước vào một thời kỳ phát triển mới. Đây là thời kỳ của hội nhập quốc tế và cạnh tranh toàn cầu. Không có những cải cách sâu rộng trong mọi mặt của đời sống xã hội, chúng ta không thể thành công.
Đã hội nhập thì chúng ta phải chấp nhận các chuẩn mực của quốc tế. Đã cạnh tranh thì phải giải phóng được mọi tiềm năng của mình. Những rào cản và những trói buộc không đáng có cần phải được tháo dỡ. Rõ ràng, chúng ta không thể vượt lên phía trước với chiếc vòng kim cô ở quanh đầu và tấm mai rùa ở trên lưng. Sửa đổi Hiến pháp vì vậy là cơ hội rất quan trọng để thiết kế tương lai.

Đây cũng cơ là hội rất quan trọng để thực hành dân chủ. Dân chủ là việc chính sách, pháp luật được hình thành trên cơ sở ý chí của đa số. Chính kiến xã hội được hình thành trên cơ sở tranh luận xã hội. Việc thảo luận và đóng góp ý kiến cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ giúp hình thành hàng loạt chính kiến của chúng ta về những vấn đề hệ trọng nhất của luật hiến pháp, đồng thời cũng giúp hoạt động lập hiến phản ánh được ý nguyện của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Quyền lập hiến

Vai trò của người dân đối với bản Hiến pháp sửa đổi cần được thể hiện như thế nào? Liệu có nên chỉ dừng lại ở việc lấy ý kiến đóng góp vào bản dự thảo sửa đổi hay mở rộng đến quyền của dân được phúc quyết Hiến pháp?

- Theo tôi, ở đây người dân không chỉ có vai trò, mà lớn hơn rất nhiều là có chủ quyền.
Chủ quyền nhân dân trước hết thể hiện ở quyền lập hiến của nhân dân. Quyền lập hiến của nhân dân trước hết thể hiện ở quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân. Khi mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, thì mọi quyền lực đều chỉ hợp pháp khi được nhân dân phân chia. Chính vì vậy, bảo đảm quyền phúc quyết của nhân dân là bảo đảm tính chính danh của toàn bộ hệ thống quyền lực nhà nước.

Hiến pháp còn được coi là một bản kế ước xã hội. Đây là sự cam kết của tất cả mọi công dân đất Việt về hệ thống giá trị mà chúng ta theo đuổi, về những nguyên tắc tổ chức đời sống xã hội mà chúng ta tuân thủ, về việc phân chia quyền lực mà chúng ta tôn trọng… Không được toàn thể nhân dân thông qua thì làm sao Hiến pháp có thể trở thành một bản kế ước xã hội được.

Thực ra, Hiến pháp năm 1992 không quy định về việc sửa đổi Hiến pháp thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết. Tuy nhiên, điều này không cản trở việc Quốc hội đưa dự thảo sửa đổi Hiến pháp ra toàn dân phúc quyết. Bởi vì quyền lập hiến là quyền tự nhiên của nhân dân, chứ không phải là một quyền hiến định.

Như ông từng viết trong một tờ tạp chí mới đây, theo tinh thần Hiến pháp năm 1946, hầu hết các quyền của người dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo đảm. Hiến pháp không đặt vấn đề Nhà nước bảo đảm các quyền đó, mà ghi nhận các quyền đó như những quyền đương nhiên do tạo hóa ban cho. Tinh thần này có được kế thừa ở các bản Hiến pháp sau đó và đặc biệt bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần này không?

- Tinh thần này thể hiện rõ hơn ở bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này. Tuy nhiên, vấn đề là chúng ta phải xác định được quyền lập hiến thuộc về ai.
Nếu Hiến pháp là văn bản của Nhà nước, thì nói Nhà nước bảo đảm các quyền con người chỉ là tuyên ngôn của Nhà nước. Nếu Hiến pháp là văn bản của nhân dân (được nhân dân thông qua, hoặc phúc quyết), thì nói Nhà nước bảo đảm quyền con người là nhiệm vụ được giao cho Nhà nước. Cũng là việc Nhà nước bảo đảm quyền con người cả, nhưng trường hợp đầu là thiện chí của Nhà nước, trường hợp sau là trách nhiệm của Nhà nước.

Cơ hội vàng không thể bỏ qua

Liên hệ với những bài học lịch sử, trong những lần sửa đổi Hiến pháp trước đó người dân có được tham gia hay không và có vai trò như thế nào? Người dân đã được tạo điều kiện để hưởng quyền và thể hiện nghĩa vụ là một người chủ đích thực của đất nước hay chưa?

- Trong các lần sửa đổi Hiến pháp mà tôi được biết, thì người dân đều được tham gia đóng góp ý kiến. Cơ quan soạn thảo và Ủy ban sửa đổi Hiến pháp cũng đã cố gắng tiếp thu ý kiến của nhân dân.
Tuy nhiên, vấn đề quyền phúc quyết của nhân dân chưa bao giờ được đặt ra mạnh mẽ như lần này. Tôi cho rằng chủ nghĩa lập hiến và tư tưởng pháp quyền đã có bước phát triển rất vượt bậc trong đời sống của xã hội chúng ta.

Cả nước đang bàn chuyện sửa Hiến pháp trong bối cảnh kinh tế Việt Nam năm 2012 vừa kết thúc bằng những con số không vui và chứng kiến nhiều khó khăn còn kéo dài. Theo dự báo, những tín hiệu không mấy sáng sủa của nền kinh tế sẽ còn tiếp tục diễn ra trong năm 2013 nếu không có những biện pháp từ tầm vĩ mô. Nếu để gửi một thông điệp năm mới trong bối cảnh như vậy, ông sẽ nói gì?

- Muốn có bước phát triến mới chúng ta phải có thêm động lực. Cải cách hiến pháp có thể mang lại nguồn động lực đó. Sửa đổi Hiến pháp lần này vì vậy chính là cơ hội vàng không thể bỏ qua.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/107287/-khong-the-vuot-len-voi-vong-kim-co-quanh-dau-.html

16/2/13

VN tăng cường năng lực quốc phòng

Tập bắn đạn thật hải quân trên Biển Đông
LCST: Phải công nhận Việt Nam có quan tâm trang bị cho quốc phòng theo kiểu nước đến chân mới nhảy. Bao nhiêu năm nắm quyền chỉ lo tham nhũng, giờ thì kẻ xăm lăng đã chực chờ nuốt sống Việt nam, mới bắt đầu lo, e rằng quá muộn. Có mua vũ khí bao nhiêu mà vẫn tiếp tục đàn áp dân tộc thì sẽ hõng....

Năm 2012, Việt Nam đã nỗ lực tăng cường năng lực phòng thủ biển, với một loạt tàu chiến và tàu ngầm hiện đại.

Website của Chính phủ Việt Nam vừa đăng bài viết của Thiếu tướng Từ Linh, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng, đưa ra nhiều chi tiết về về kế hoạch nâng cấp quân đội, nhất là hải quân.

Theo bài viết, trong năm qua, hải quân và cảnh sát biển Việt Nam đã tiếp nhận nhiều trang thiết bị mới.

Tháng Ba và tháng Mười 2012, Nga đã bàn giao cho Việt Nam bốn pháo hạm lớp Svetlyak, một trong những loại tàu pháo hiện đại có lượng giãn nước 345 tấn, dài 49,5m, trang bị pháo hạm 76,2mm, pháo phòng không Ak-630 và tên lửa phòng không tầm thấp Igla.

Năm ngoái, hai tàu ngầm lớp Kilo chạy bằng cả điện và diesel đã được Nga hạ thủy cho Việt Nam tại nhà máy Admiralteiskie Verfi vào tháng Tám.

Đây là hai trong số sáu tàu ngầm tấn công mà Việt Nam đã đặt mua của Nga. Loại tàu ngầm tấn công này có lượng giãn nước 3.100 tấn, trang bị các máy phóng ngư lôi cỡ 533mm bắn được ngư lôi chống ngầm hoặc tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh 3M54.

Cũng tháng Tám, Cảnh sát biển Việt Nam tiếp nhận máy bay tuần tra CASA C-212-400 đầu tiên trong hợp đồng mua 3 chiếc từ hãng Airbus Military.

C-212-400 là dòng máy bay vận tải đa dụng thế hệ 4 được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ tuần tra trinh sát hải quân. Máy bay này có khả năng bay tốc độ thấp và ở tầm bay thấp, được cho là rất phù hợp với hoạt động tuần thám ven biển.

Máy bay tuần tra này có thể hoạt động cả ban ngày và ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết, cất hạ cánh ở sân bay dã chiến.

Tuần tra biển

Theo bài viết của Thiếu tướng Từ Linh, trong tháng 10/2012, Cục Cảnh sát biển Việt Nam, Nhà máy Z189 và hãng Damen của Hà Lan đã thực hiện lễ hạ thủy tàu tuần tra DN 2000.

Đây là tàu tuần tra "có đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế với nhiều trang thiết bị hàng hải chưa từng có trên các tàu quân sự Việt Nam từ trước tới nay, như có sân đáp trực thăng hạng trung ở đuôi tàu".
Tàu này có thể hoạt động trong các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam với phạm vi không hạn chế trong điều kiện gió cấp 12 và liên tục trên biển 40 ngày đêm.

Ngoài vai trò tuần tra bảo vệ biển đảo, tàu DN 2000 có thể tham gia cứu kéo các tàu bị nạn, chuyển quân, chi viện hậu cần cho quân đội Việt Nam trên đảo.

Qua các chi tiết ở trên, có thể thấy lĩnh vực phòng thủ biển được chú trọng, nhất là trong bối cảnh căng thẳng chủ quyền gia tăng ở Biển Đông.

Một chi tiết đáng chú ý, là trong năm 2012, Việt Nam đã có một số thoả thuận hợp tác công nghiệp quốc phòng với Singapore, Israel và Ý.

Hồi tháng Ba, Việt Nam và Nga đã ký thỏa thuận cùng phát triển tên lửa hành trình diệt hạm Kh-35 Uran và máy bay không người lái hạng nhẹ (UAV) sử dụng cho mục đích giám sát dân sự.
Việt Nam đang có tham vọng sản xuất các trang thiết bị, vũ khí trên ở trong nước.

Nguồn: http://www.blogger.com/blogger.g?blogID=8515935706517019852#editor/target=post;postID=2314422969520411452

15/2/13

Ông Dương Trung Quốc đáp lại chỉ trích

Đạ̣i biểu Quốc hội Dương Trung Quốc
Trong một hành động chưa có tiền lệ, Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước viết bài công kích gay gắt sử gia Dương Trung Quốc trên blog của mình.

 Bài viết với lời lẽ nặng nề, gọi ông Quốc là "ăn nói hồ đồ, xằng bậy", "hấp tấp, hiếu chiến, háo thắng"...

BBC đã hỏi chuyện đại biểu Dương Trung Quốc về bài viết này.

Đại biểu Dương Trung Quốc: Tôi cũng có theo dõi, kể cả qua BBC và một vài trang mạng nữa, các ý kiến của anh Hoàng Hữu Phước, đại biểu TP HCM.

Quan điểm của tôi là Quốc hội Việt Nam tuy chưa có khái niệm đối lập, nhưng sự khác biệt trong ý kiến thì càng ngày càng nhiều và sinh hoạt Quốc hội cũng khuyến khích chuyện này.
Bởi vì qua các khác biệt, các tranh luận, phản biện, chất lượng những quyết định của Quốc hội sẽ tốt hơn.

Vì thế, những vấn đề mà anh Phước nêu lên, tôi nghĩ, mang ra diễn đàn Quốc hội sẽ thích hợp hơn.
Viết trên trang mạng, blog riêng của anh ấy thì tôi không bình luận, chỉ có điều tôi cũng theo dõi ý kiến phản hồi của độc giả [trên các trang mạng và blog của ông Phước], mà tôi quan tâm hơn là ý kiến của cá nhân anh Phước.

Phản hồi của cử tri [của ông Phước] thế nào thì để họ nói hay hơn tôi, nhất là cử tri của một thành phố lớn, nhiều trí thức, là những người đã bầu ra anh Phước.

Đối với tất cả các đại biểu Quốc hội, tôi đều giữ sự tôn trọng. Ý kiến nào xác đáng thì tôi sẵn sàng lắng nghe, nhưng những ý kiến [nặng tính công kích cá nhân] như của anh Phước thì quả là không đáng quan tâm.

BBC: Khi đọc bài viết ông có cảm thấy sốc không ạ, vì quả thực những ngôn từ mà ông Hoàng Hữu Phước sử dụng cũng hiếm thấy trên các blog thông thường, mà đây lại là blog mà ông Phước dùng để giao lưu với cử tri của ông ấy ạ?

Đại biểu Dương Trung Quốc: Không, tôi không sốc gì cả. Đương nhiên trong lòng cũng có một vài suy nghĩ.

Tôi cũng chỉ nghĩ là ngày Tết đang vui vẻ, gần gũi bạn bè, gia đình, đọc cái blog đó nó như ăn phải hạt sạn. Nhưng tôi sẽ không nhè ra đâu mà sẽ nuốt vào trong bụng đấy.

Mình sống trong môi trường này thì mình cũng phải làm quen dần đi nhưng phải giữ được thái độ của mình trước sau như một.

Tôi là một tiếng nói độc lập, mong rằng có thể tiếp tục đóng góp tốt hơn cho đời sống xã hội và phát triển của đất nước tôi.

BBC: Tất cả các đại biểu Quốc hội ở Việt Nam đều phải qua bầu cử ạ, tức là phải được cử tri bỏ phiếu bầu. Vậy liệu sự khác biệt giữa các đại biểu, như giữa ông và ông Hoàng Hữu Phước chẳng hạn, có gợi ra băn khoăn gì về quá trình bầu chọn người đại diện cho nhân dân?

Đại biểu Dương Trung Quốc: Có lẽ tôi không bình luận, vì cơ chế của quốc gia nó đang như thế. Cần coi đây là hiện thực đang tồn tại, ta chấp nhận nó và ta làm nó thay đổi dần dần thôi.

BBC: Thưa, trong kỳ họp Quốc hội sắp tới, ông nghĩ mình sẽ phản ứng thế nào khi gặp ông Hoàng Hữu Phước?

Đại biểu Dương Trung Quốc: Cũng bình thường như một trong mấy trăm người thôi. Có vấn đề gì anh ấy nêu lên ở Quốc hội mà cần trao đổi, hay là ở các diễn đàn, thì tôi sẵn sàng.

Nói có đầu có đũa, có đi có lại, và để mọi người cùng lắng nghe, cùng chia sẻ.

BBC: Nếu có lời kêu gọi bãi nhiệm ông Hoàng Hữu Phước vì các phát ngôn của ông ấy thì ông có ủng hộ không ạ?

Đại biểu Dương Trung Quốc: Tôi xin phép không bình luận. Mọi cái đều có cơ chế của nó, nguyện vọng của người dân cũng cần được tôn trọng.

Cứ để tự nhiên, thì chắc qua cái này mỗi người cũng rút ra được điều gì đó.

Nguồn BBC
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130215_mp_battle_reax.shtml

11/2/13

Điềm báo Diệt Vong


LCST xin được giới thiệu cùng quý bạn một bài viết mới của Minh Văn nhân dịp Tết Quý Tỵ.  
Triều đại Cộng Sản (sau đây gọi là Triều Sản) tính đến nay đã tồn tại gần 70 năm. Năm ấy (1945) thế giới hỗn mang, thiên hạ đại loạn, thừa cơ tiên đế liền dấy binh mà lập ra triều sản. Triều đại mới định ra hai lá đại kỳ làm quốc hiệu, lá thứ nhất có hình búa liềm (thực tế là dùng để đập đầu và cắt cổ thiên hạ), lá thứ hai có hình vàng sao (dân gian gọi là vàng mắt). Giới sử học thì gọi đây là “cuộc cách mạng ăn may”, vì chỉ với mấy cây mã tấu cùng gậy gộc mà giành được chính quyền từ tay phát xít Nhật có trang bị tàu bay, xe tăng và đại bác. Nguyên là lúc này quân Nhật đã đầu hàng đồng minh, không còn bụng dạ nào đánh nhau nên đã rút hết quân. Thừa thắng xông lên, triều sản tung hô rằng đây là cuộc cách mạng long trời lở đất, có một không hai trong lịch sử.
Ban đầu người dân cũng tin theo, vì nhà sản nói là họ đại diện cho giới cần lao để đấu tranh cho hạnh phúc muôn dân. Nhưng với thời gian, họ mang cái chủ nghĩa “Mác – Lê” vào áp dụng, nước Việt từ đó lầm than, muôn lần cực khổ hơn xưa. Nghe thiên hạ nói, đây là một thứ chủ nghĩa hoang tưởng và ngược đời. Tự do dân chủ thì không thấy đâu, chỉ thấy một triều đại độc tài tàn ác hơn Kiệt – Trụ xưa. Lòng dân oán thán ngút trời, đã nhiều lần toan khởi nghĩa nhưng đều bị dập tắt. Những lãnh tụ xuất sắc thì bị bắt giam và đày ải. Triều đình sống xa hoa trên mồ hôi xương máu của nhân dân, trong khi bá tánh phải chịu muôn vàn oan khuất đắng cay.
o0o
Một sáng xuân Quý Tỵ tại Hoàng Cung triều Sản. Cung điện Hoàng Gia lộng lẫy với kiểu kiến trúc pha tạp, có cả văn hóa Tàu ta, tây và Ả rập lẫn lộn. Gió xuân phe phẩy làm đung đưa những tấm rèm nhung gấm như đám mây ngũ sắc. Lúc này hoàng thượng no nê sau buổi ngự thiện, ngài đang ngồi trên ngai vàng mà tán gẫu với quan Bộ Lễ. Sau tết cổ truyền, các quan dâng lên đức vua không biết bao nhiêu là của ngon vật lạ trong thiên hạ, châu báu ngọc ngà thì nhiều không kể xiết. Quan nào cùng ra sức vơ vét lê dân hòng làm đẹp lòng hoàng thượng, để nhanh được thăng quan tiến chức.
Nhân lúc đức vua đang vui vẻ, quan bộ lễ liền tâu:
- Muôn tâu Hoàng Thượng, theo ý ngu thần thì phần lễ trong dịp tết nguyên đán năm nay thật là hoành tráng và ý nghĩa ạ. Hoàng Thượng đi thăm viếng và chúc tết các nơi, đâu đâu cũng rực rỡ tung hô, đúng là vinh quang hết thảy ạ...
- Ta khá khen cho khanh đã làm tròn chức trách và nhiệm vụ, cứ làm tốt hơn nữa rồi ta sẽ ban thưởng...
- Đội ơi bệ hạ!
Chợt quan bộ hình hấp tấp từ đâu chạy vào. Vì vội vàng quá nên quan vấp phải cái bậu cửa mà ngã lăn quay ra mấy vòng. Thấy vậy, đức vua liền phán:
- Sao khanh hấp tấp quá làm vậy, có chuyện gì cứ bình tâm mà tấu lên cho trẫm biết?
Bộ Hình lúc này đã bớt phần lo sợ, mới lấy hết can đảm tâu:
- Muôn tâu hoàng thượng, ngoài hoàng cung có một đám dân oan đông lắm ạ. Chúng đang lũ lượt kéo vào đây đòi gặp đức vua để làm cho ra nhẽ. Thần đã cho binh lính ngăn cản, thậm chí đánh đập mà chúng cũng không sợ ạ...
Đức vua liền đập tay lên ngai vàng quát:
- Chúng nó không về quê ăn tết mà định ở đây làm loạn chăng? Đã điều tra ra đứa cầm đầu chưa? Cứ bắt giam hết cho trẫm!
Bộ hình sợ hãi tiếp lời:
- Thưa hoàng thượng, không thể bắt giam hết được ạ, cứ hết đám này lại có đám khác. Theo như lời của bọn chúng, thì bây giờ khắp nơi trong cả nước dân tình đều bị oan khuất ạ...
- Nói láo, chế độ ta tươi đẹp. Dưới sự cai trị anh minh sáng suốt của ta, làm sao mà có oan khuất được? Thế chúng nó kêu oan chuyện gì?
- Dạ tâu, nhiều lắm ạ. Chuyện các quan cướp đất của dân để xây dựng khu công nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Chuyện tham nhũng cửa quyền, hà hiếp dân lành. Chuyện bỏ tù người vô tội và yêu nước...; nói chung là nhiều không kể xiết ạ!


Nét mặt đức vua chuyển dần sang màu tím tái, sau lúc đăm chiêu ngài lo lắng hỏi hai vị ái khanh:
- Nếu vậy triều đại ta do tiên đế khai sáng, đến đây khí số đã hết sao?
Bấy giờ Bộ lễ mới chắp tay khép nép thưa:
- Muôn tâu hoàng thượng. Thần nghe nói, xưa nay không có triều đại nào là tồn tại mãi mãi. Có thịnh có suy, có sinh có diệt, đó là quy luật và lẽ thường trong trời đất. Xin hoàng thượng đừng buồn mà ảnh hưởng tới long thể...
Thấy bộ lễ có vẻ bênh vực cho mình, bộ hình xoay lại chiếc mũ có gắn quốc huy trên đầu cho ngay ngắn rồi tiếp lời:
- Dạ, lâu nay trong thiên hạ có nhiều điềm gở lắm ạ. Mà theo lời của bọn thầy đồ, phù thuỷ thì đó là điềm của hoạ diệt vong ạ!
Tuy lo sợ hết sức, nhưng đức vua vẫn cố làm ra vẻ điềm tĩnh:
- Điềm gỡ thế nào, các khanh hãy nói ta nghe?
Hình đưa mắt cho Lễ, Lễ tâu:
- Tâu hoàng thượng, vừa rồi ở mé tây nam hoàng cung có hiện tượng lạ. Một con đường quốc lộ trải nhựa tốn hàng ngàn tỉ đồng, tự nhiên bị nứt ra một lỗ lớn ô tô cũng chui lọt. Dân gian gọi là ổ voi, cánh nhà báo đến quay phim và chụp hình nhiều lắm. Vì thế mà điềm gỡ nhanh chóng lan truyền, gây tâm lý hoang mang lo sợ trong dân chúng. Núi lở, đất sụp vốn là điềm gở mất nước xưa nay đấy ạ.
Lời bộ hình:
- Dạ, vừa rồi trong xứ Quảng, có đập thuỷ điện Sông Tranh được xây dựng kiên cố, ấy vậy mà tự nhiên nước cứ xuyên qua xi măng sắt thép mà chảy ào ào như thác đổ. Người dân nói đó là xây dựng thác nước du lịch chứ không phải làm đập thuỷ điện. Quả đây là điềm rất xấu, gây mất niềm tin trong nhân dân – muôn tâu hoàng thượng.
Lời bộ lễ:
- Dạ nữa ạ! Vừa rồi ở mé tây thành, người ta chứng kiến hai con gà chọi nhau, một vàng một đỏ. Một lúc thì con gà màu đỏ bị thua, biến thành rắn rồi bỏ chạy, đầu cứ ngúc ngắc trông buồn cười lắm ạ. Con gà màu vàng liền chạy theo mổ cho con rắn một cú toi đời. Người ta nói con gà màu đỏ là ứng với triều sản ta sắp bị diệt vong đó ạ...
Bộ hình say sưa tiếp lời:
- Vẫn còn nữa ạ. Hôm qua lính của thần bắt được một kẻ tâm thần đi ngoài đường. Hắn ăn mặc kiểu đạo hồi, tự xưng là tiên tri Mohammed tái thế. Vừa đi hắn vừa rêu rao những lời tiên tri về sự sụp đổ của triều sản ta, nói rằng đó là sự trừng phạt của thượng đế...
Bộ lễ toan kể tiếp thì đức vua mặt đã đỏ dừ, ngài đập tay xuống ngai vàng hét lớn:
- Toàn những lời xuyên tạc phản động, bắt hết chúng cho ta. Cứ ghép hết vào hai điều 79 và 88 Bộ Luật Hình sự rồi tống cả vào tù...
Khi cơn giận đã nguôi ngoai, thì sự lo lắng trở lại với đức vua. Ngài bồi hồi hỏi các quan mà như độc thoại:
- Chúng ta đã làm mọi thứ vì sự trường tồn của triều sản, thế mà cũng không ăn thua gì cả sao?
Lấm lét nhìn đức vua, bộ hình sợ hãi tâu:
- Thần e là không cưỡng được quy luật, chỉ tốn công vô ích thôi, lại gây thêm oán hận trong nhân dân. Lúc ấy hậu quả e khó lường lắm ạ...
Lễ khúm núm:
- Chúng thần đã theo ý hoàng thượng mà cho mở rộng kinh đô, kéo dài sông Hồng để giữ vững long mạch. Rồi lại cho sửa đổi Hiến Pháp để tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của triều sản. Đã trấn áp thần Tản Viên để anh linh và thần khí nước Việt không trỗi dậy được, do đó mà phải thần phục triều sản ta. Chúng thần cũng đã đưa tượng và ảnh tiên đế vào thờ tại các đền chùa để cạnh tranh với thần phật ạ.
Đức vua sốt sắng:
- Vậy mà cũng không công hiệu sao, dân chúng đã hết sợ oai linh tiên đế rồi sao?
Lễ và Hình cùng lấm lét nhìn nhau. Một lúc sau, Lễ mới rụt rè:
- Bẩm, hoàng thượng tha tội thì thần...thần mới dám tâu ạ!
Đức vua phẩy tay:
- Đến nước này rồi thì trẫm miễn tội, khanh cứ việc tâu.
- Dạ muôn tâu, người dân họ nói là tiên đế không thiêng bằng thành hoàng làng của họ ạ...
Hình cũng chắp tay sợ hãi:
- Muôn tâu đức vua, dân họ còn nói là...là...
- Là sao? (Vua đập tay quát)
- Dạ, họ nói ...nói tiên đế là tội đồ dân tộc, là lừa đảo ạ...
- Cha chả...
Đức vua kêu lên, cả thân hình phì nộn giật nẩy khỏi ngai vàng đến hai tấc, rồi lại rơi phịch xuống như bị thịt. Tâm thần ngài như mơ như tỉnh, một lúc sau hai con mắt mới từ từ hé mở. Sau khi đưa ánh mắt đờ đẫn nhìn suốt lượt phòng thiết triều, ngài thở hắt ra mà than rằng:
- Quả là triều sản ta đã hết khí số rồi. Ôi, cung vàng điện ngọc. Ôi, bổng lộc vinh quang. Vậy là mất hết, mất hết...
Vừa lúc đó một cơn gió mạnh thổi qua như có yêu ma tà khí vậy. Bao nhiêu đồ vật, tượng thờ trong hoàng cung bị thổi bay và hất đổ tứ tung cả.
                                                                                                           Minh Văn (01/01 Xuân Quý Tỵ)
 http://minhvanvietnam.blogspot.com.au/2013/02/iem-bao-diet-vong.html#more

Xuân năm Tỵ về thăm “Vương quốc rắn” Đồng Tâm

Xuân năm Tỵ về thăm “Vương quốc rắn” Đồng Tâm 2Nằm trên địa phận xã Bình Đức- huyện Châu Thành - tỉnh Tiền giang, cách thành phố Mỹ Tho chưa đầy 10km, Trung tâm Nuôi trồng, Nghiên cứu, Chế biến Dược liệu Quân khu 9, mà tên thường gọi là Trại rắn Đồng Tâm, từ lâu đã được biết đến là một “vương quốc” của hàng trăm loài rắn quý hiếm vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Chỉ một lần đến thăm cũngđủ khiến chúng ta phải “rùng mình” vì... thú vị.
 
“Lạc” vào xứ rắn!
 
Chúng tôi đến Trại rắn Đồng Tâm vào một buổi sớm cuối tuần tháng chạp. Theo lịch hẹn trước, anh Nguyễn Thanh Tứ, Bí thư Chi bộ của trung tâm đón chúng tôi trước cổng và hồ hởi: “Thăm luôn không hay vào nhà uống nước đã?”. Đường xa, cũng định ngồi nghỉ mệt nhưng cái tâm trạng háo hức được ngắm những hổ mang, hổ chúa làm chúng tôi muốn “mục sở thị” luôn! Trong không gian xanh mát của hàng ngàn tán cây nhãn, vú sữa, si, sanh... những chuồng, ô, bể, nhà và khu nuôi mọc lên san sát càng làm chúng tôi tò mò. Tuy nhiên, khi đến từng khu nuôi, chúng tôi không “gặp” được nhiều rắn như đã nghĩ vì chúng... bận ngủ. Thoáng nhìn vẻ mặt chúng tôi, “hướng dẫn viên”Thanh Tứ mỉm cười và “thuyết minh” về trại rắn. Trại rắn rộng 12ha, nơi tập trung của tất cả các loại rắn của ĐBSCL, từ những loài rắn hiền lành như: rắn nước, rắn ráo... đến các loài “đệ nhất độc” như hổ ngựa, hổ chúa, cạp nong, mai gầm,... rất hiếm ở nước ta cũng như nhiều nước khác trong khu vực.

Xuân năm Tỵ về thăm “Vương quốc rắn” Đồng Tâm 1
Có hàng trăm loại rắn được nuôi dưỡng, bảo tồn ở trại rắn Đồng Tâm

Đưa chúng tôi tham quan thêm một vài khu trong trung tâm và nhanh chóng quay trở lại nhà khách, anh Tứ nháy mắt: “Nghỉ ngơi đi nhé! Tối đi tiếp!”. Y hẹn, khi ánh điện ở trung tâm lờ mờsoi sáng trong đêm, chúng tôi cùng một đoàn làm phim và một số cán bộ có thâm niên gần hai chục năm lại đảo một vòng nữa. Vẫn là các khu ban sáng nhưng đêm xuống là một thế giới khác! Dưới ánh đèn pin lờ mờ, hàng trăm con rắn đủ chủng loại, màu sắc đua nhau trườn trên đất, trong cỏ và vun vút bơi như bay trên những con lạch xây bằng bê tông. Trên bụi cây si rậm lá, từng chùm rắn lục đầu vồ đuôi đỏ từ từ thả mình xuống, gườm gườm đôi mắt sáng quắc, đỏ lừ như nhữngđốm lửa. Đến khu nuôi rắn hổ, những tiếng phì phì, rồi tiếng những con chuột vừa bị con mang bành chụp bắt kêu chít chít làm chúng tôi cũng thoáng giật mình. Kinh ngạc nhất là khi đến khu nuôi giữ những con rắn hổ chúa, từng con, từng con đen sì sì với cái cổ bành rộng, cái đầu ngỏng cao khỏi mặt đất cả mét nhìn “khách không mời” chẳng mấy thiện cảm. Qua tấm lưới thép bảo vệ mà chúng tôi vẫn cảm nhận được vẻ đáng sợ của chúng. Theo BS. Nam, một “bà đỡ” của rắn trong trung tâm, với loài bò sát nguy hiểm này, công việc cũng chẳng hề dễ dàng mà đòi hỏi người chăm sóc phải có trải nghiệm, tìm hiểu bản tính, thói quen của từng loài rắn cụ thể. “Tuy thế, loài động vật hoang dã quen với môi trường khắc nghiệt này đôi khi cũng mắc phải những loại bệnh thông thường như nấm da, viêm phổi… thậm chí là những loại bệnh do... thay đổi thời tiết nữa”, BS. Nam cho biết. Rồi chúng tôi tiếp tục đi qua hàng chục khu khác, cái cảm giác có rắn trườn bên cạnh và lơ lửng trên đầu, vừa thích vừa sợ đến... khó tả!
 
Những “đặc sản”...
 
Chúng tôi không có ý muốn nóiđến những món ăn đặc sản từ rắn, mà ở Trại rắn Đồng Tâm có những “món” thú vịhơn nhiều. Trước tiên, đó là một... bảo tàng rắn. Một bảo tàng duy nhất ở Việt Nam về loài bò sát nguy hiểm bậc nhất. Bảo tàng rắn Đồng Tâm được xây dựng năm 1996, nằm trong khuôn viên khu bảo tồn. Từ một số loài rắn vùng Nam bộ, đến nay bảo tàng đã trưng bày gần 100 loài rắn với nhiều loài quý hiếm như:mai gầm, hổ mang, hổ chúa, cạp nia… và lưu giữ tiêu bản của hầu hết các loại rắn hiện đang sống ở Việt Nam. Con rắn lớn nhất từng được nuôi ở trung tâm thuộc loài hổ chúa nặng đến 19kg sau khi chết cũng được xử lý và trưng bày tại bảo tàng. Tận mắt nhìn thấy “chúa rắn” này, dù là trong bể kính, chúng tôi vẫn rùng mình... vì chiếc mang bành ra như hai bàn tay úp, thân mình to như bắp vế cuộn tròn đến 5 - 7 vòng. Xung quanh “chú”, nhiều loài rắn như: rắn lục, rắn ráo... cũng được ngâm cùng trong bể càng tô điểm thêm vẻ oai nghiêm của “chúa rắn”. Gần bảo tàng là cơ sở nhà xưởngđể lấy nọc xuất khẩu và sản xuất các chế phẩm từ rắn khác như: kem xoa nọc rắn Cobratoxan trị viêm khớp, đau nhức; mỡ trăn, cao trăn và cả một số ít rượu rắn, rượu thuốc, mật ong... Điều thú vị là giá cả các chế phẩm này mua tại trung tâm rất phải chăng. Nhiều khách tham quan ghé quầy giới thiệu sản phẩm mua mỗi người hàng chục lọ mỡ trăn hay kem xoa nọc rắn đều thốt lên bất ngờ: “Giá bán ở đây rẻ như được tặng vậy!”.

Nơi đây còn nuôi dưỡng và cho nhân giống thành công loài gấu ngựa; trăn, trăn gấm; nhiều loài chim quý như công, trĩ, đà điểu; một số loài khỉ, cáo, cá sấu, và cả một con ba ba vàng vô cùng hiếm ở nước ta và cả khu vực Đông Nam Á, có trọng lượng nặng đến 40kg và vẫn còn có thể tăng hơn nữa. Hiện trại rắn đang được đầu tư thêm nhiều hạng mục để có thể “đón” vềthêm những động vật quý hiếm và tất nhiên không thể thiếu những “cư dân rắn”đến từ những vùng đất, xứ sở xa xôi khác “nhập tịch” vào Trại rắn Đồng Tâm.


Bài và ảnh: HÀN HÀ

Nơi giành lại sự sống từ...nanh rắn!
Thống kê gần nhất trong 3 năm qua đã có 3.158 ca cấp cứu tại Trại rắn Đồng Tâm. “Ngoài bệnh nhân khu vựcĐBSCL, cả những bệnh nhân ở Phú Quốc, Campuchia… cũng tìm tới. Có những ca phải nằm điều trị suốt 2 tháng vì nhiễm độc quá nặng, vết cắn bị hoại tử phải ghép da. Nhất là những ca đã “qua tay” thầy lang đắp lá, khi đến trung tâm thì tình trạng đã rất tồi tệ khiến việc điều trị tốn nhiều thời gian hơn”, BS. Phát nói.
Các bệnh nhân đang được điều trị tại đâỵ đều được khám và nằm viện hoàn toàn miễn phí, bất kể bao lâu thời gian. Ông Nguyễn Văn Lạc, 62 tuổi ở Cai Lậy, Tiền Giang đang được điều trị tạiđây vừa đưa cánh tay phù nề vì vết cắn của rắn lục đầu vồ đuôi đỏ cho chúng tôi xem vừa khoe: “Sưng to thế đấy nhưng sống rồi! Lúc các con đưa vào đây tưởng chết chắc, may nhờ các bác sĩ cứu. Kịp về ăn tết với các con, các cháu rồi!”,nói đoạn, ông nhoẻn miệng cười tươi, khoe hết cả hàm răng trên đã rụng!

Facebook Twitter Stumbleupon More