24/2/13

Tư Vấn Luật Pháp


LCST: Thưa các bạn, có một số bạn đọc gửi thắc mắc về pháp luật Việt Nam, chúng tôi rất hân hạnh đón nhận và cố gắng đưa ra câu trả lời, giải thích chính xác nhất có thể được. Mong đón nhận được những ưu tư của các bạn để chúng ta cùng đóng góp ý kiến chung, hầu giúp đỡ nhau hiểu rõ hơn những luật lệ hiện hành.
 
Chúng tôi nhận được câu hỏi sau đây của bạn Hồng Anh:
 

Xuyên qua các vụ xử án của TS Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Thanh Nghiên, Điếu Cày, Tạ Phong Tần... người ta có cảm tưởng như sự tham gia biện hộ của các luật sư có vẻ như không hiệu quả trước tòa, cho dù các luật sư có những bài biện luận rất hay. Như vậy xin quý anh chị có thể phân tích sự ích lợi của việc có luật sư tham gia các vụ án này như thế nào, vai trò của họ là gì  và có thật sự là cần thiết hay không đối với người bị nạn?
                                                                            ( Thành thật cám ơn quý anh chị
                                                                                             Hồng Anh)
Trả lời:

Sự tham gia của Luật Sư là để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ tại Toà án. Luật sư là người hiểu biết pháp luật, họ thay mặt thân chủ yêu cầu Toà án thực hiện đúng quy trình tố tụng trong quá trình xét xử. Đồng thời Luật sư sẽ biện hộ cho thân chủ của mình dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành.

Sự có mặt của các Luật sư tại Toà án là rất cần thiết vì những lý do đã nêu trên.

Ở Việt Nam, sự biện hộ của các Luật sư có vẻ như không được hiệu quả, cho dù họ đã có những bài biện luận rất hay (như bạn nói). Sở dĩ như vậy vì các nguyên nhân sau:

- Hệ thống Tư Pháp (Toà án) không được độc lập (Phải chịu sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản). Những vụ án mà bạn đã nêu trong câu hỏi dư luận đã nói nhiều, người ta cho đây là những bản án “bỏ túi), được chính quyền chỉ đạo. Tội trạng đã được định sẵn, vì vậy toà án chỉ là nơi tuyên án.

- Người Luật sư bị sức ép từ nhiều phía (Đoàn Luật sư, Toà án, Chính quyền...). Luật sư có thể bị khai trừ khỏi đoàn luật sư nếu chính quyền gây sức ép.

- Các đoàn Luật sư do nhà nước giám sát và chỉ đạo. Nghề Luật sư ở Việt Nam chưa được coi là một nghề độc lập. Sự có mặt của Luật sư tại toà án hiện nay chỉ là hình thức, những biện hộ của họ thực chất không được Hội đồng xét xử tôn trọng, không ảnh hưởng đến quyết định của Toà án.

- Luật sư không được tự do hành nghề như trong một xã hội dân chủ (Việt Nam là một quốc gia độc tài).
 

0 Lời Bình:

Đăng nhận xét

Facebook Twitter Stumbleupon More