Trọng Nghĩa
Kể từ ngày mai, 09/07/2012, khối ASEAN sẽ chính thức khai mạc các hội nghị cấp ngoại trưởng thường niên tại Phnom Penh. Bất chấp phản đối của Trung Quốc, tranh chấp chủ quyền tại vùng Biển Đông chắc chắn sẽ được nhiều quốc gia nêu bật, đặc biệt là sau một loạt động thái mới đây của Bắc Kinh nhằm áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực.
Ngay từ sáng hôm nay, 08/07, vấn đề Biển Đông đã xuất hiện trong chương trình nghị sự chính thức của ASEAN với cuộc « Tham khảo ý kiến không chính thức giữa ASEAN và Trung Quốc về bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông COC ». Tuy nhiên, điều mà giới quan sát chờ đợi chính là Hội nghị lần thứ 19 của Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN ARF ngày thứ Năm 12/07, với sự tham gia của Ngoại trưởng 27 thành viên, trong đó có cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Như thông lệ, Trung Quốc, nước đang đòi thâu tóm gần như toàn bộ Biển Đông, bất chấp thực tế là yêu sách chủ quyền của họ đi ngược lại các tuyên bố chủ quyền của 4 láng giềng ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, đồng thời lấn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hay Philippines…, đã phản đối những nỗ lực của Manila hay Hà Nội, chủ trương mang các tranh chấp ra trước diễn đàn quốc tế.
Mới đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân đã cho rằng các cuộc họp ASEAN không nên được dùng làm diễn đàn để các nước tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông quảng bá quan điểm của mình. Nhân vật này đã nhắc lại lập luận xuyên suốt của Bắc Kinh là vấn đề chỉ nên được thảo luận song phương giữa Trung Quốc với từng quốc gia có liên can.
Phát ngôn viên Trung Quốc nói nguyên văn như sau : « Phía Trung Quốc tin rằng Hội nghị các Ngoại trưởng trong Diễn đàn An ninh ARF là một cơ sở quan trọng để tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và tăng cường hợp tác, chứ không phải là nơi để thảo luận về vấn đề Biển Đông ».
Quan điểm của Bắc Kinh đã bị Manila bác bỏ. Ông Raul Hernandez, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Philippines xác định : « Mục tiêu của diễn đàn ARF là cho phép các thành viên thảo luận và tham khảo ý kiến lẫn nhau về các vấn đề chính trị và an ninh chung và được các quốc gia thành viên quan tâm », như tranh chấp Biển Đông chẳng hạn. Và ông Hernandez nhấn mạnh : "Tranh chấp này là một vấn đề khu vực, một vấn đề khu vực và chính trị ».
Theo hãng tin Pháp AFP, Manila đang đi đầu trong nỗ lực thúc đẩy ASEAN đoàn kết với nhau để thuyết phục Trung Quốc chấp nhận một bộ « Quy tắc Ứng xử (COC) » ở Biển Đông, nơi căng thẳng đã bùng lên gần đây, với việc cả Việt Nam lẫn Philippines đều cáo buộc Bắc Kinh có hành vi hung hăng nhằm áp đặt chủ quyền một cách phi lý.
Theo giới phân tích, tại Hội nghị ASEAN, chắc chắn Việt Nam cũng sẽ nêu bật vấn đề Biển Đông, sau khi đã chính thức phản đối từ việc Trung Quốc nâng cấp đơn vị hành chánh Tam Sa bao trùm Biển Đông, cho đến việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC « ngang nhiên » phân lô vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam rồi mang ra mời thầu quốc tế, trong một động thái rõ ràng là khiêu khích.
Và lẽ dĩ nhiên, hồ sơ Biển Đông cũng sẽ được Hoa Kỳ nêu bật, nhân danh quyền tự do hàng hải có nguy cơ bị các hành động tranh giành chủ quyền biển đảo ở vùng Biển Đông đe dọa. Phát biểu vào hôm nay tại Tokyo, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã gián tiếp xác định các nội dung liên quan đến Biển Đông mà bà sẽ nêu lên tại Phnom Penh.
Tuyên bố với một số nhà báo, Ngoại trưởng Mỹ đã : « Kêu gọi các quốc gia ASEAN và Trung Quốc đạt bước tiến trên việc hình thành một bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông ». Bà Cliton đã gián tiếp phê phán các hành vi quyết đoán mới đây của Trung Quốc đối với các láng giềng Đông Nam Á khi cho rằng các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương cần phải « giải quyết các tranh chấp trên cơ sở không cưỡng ép, không dọa nạt, không đe dọa và không làm dấy lên xung đột ».
Mặc dù không can dự vào các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nhưng Washington, qua lời Ngoại trưởng Clinton tại Diễn đàn ARF tháng 7 năm 2010 tại Hà Nội, đã khẳng định rằng lợi ích quốc gia của Mỹ là sự tự do hàng hải, tự do phát triển trong vùng Biển Đông, nơi qua lại của một khối lượng lớn của thương mại thế giới. Mỹ cũng cực lực chống lại việc dùng võ lực để gải quyết tranh chấp.
Theo RFI
Ngay từ sáng hôm nay, 08/07, vấn đề Biển Đông đã xuất hiện trong chương trình nghị sự chính thức của ASEAN với cuộc « Tham khảo ý kiến không chính thức giữa ASEAN và Trung Quốc về bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông COC ». Tuy nhiên, điều mà giới quan sát chờ đợi chính là Hội nghị lần thứ 19 của Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN ARF ngày thứ Năm 12/07, với sự tham gia của Ngoại trưởng 27 thành viên, trong đó có cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Như thông lệ, Trung Quốc, nước đang đòi thâu tóm gần như toàn bộ Biển Đông, bất chấp thực tế là yêu sách chủ quyền của họ đi ngược lại các tuyên bố chủ quyền của 4 láng giềng ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, đồng thời lấn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hay Philippines…, đã phản đối những nỗ lực của Manila hay Hà Nội, chủ trương mang các tranh chấp ra trước diễn đàn quốc tế.
Mới đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân đã cho rằng các cuộc họp ASEAN không nên được dùng làm diễn đàn để các nước tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông quảng bá quan điểm của mình. Nhân vật này đã nhắc lại lập luận xuyên suốt của Bắc Kinh là vấn đề chỉ nên được thảo luận song phương giữa Trung Quốc với từng quốc gia có liên can.
Phát ngôn viên Trung Quốc nói nguyên văn như sau : « Phía Trung Quốc tin rằng Hội nghị các Ngoại trưởng trong Diễn đàn An ninh ARF là một cơ sở quan trọng để tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và tăng cường hợp tác, chứ không phải là nơi để thảo luận về vấn đề Biển Đông ».
Quan điểm của Bắc Kinh đã bị Manila bác bỏ. Ông Raul Hernandez, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Philippines xác định : « Mục tiêu của diễn đàn ARF là cho phép các thành viên thảo luận và tham khảo ý kiến lẫn nhau về các vấn đề chính trị và an ninh chung và được các quốc gia thành viên quan tâm », như tranh chấp Biển Đông chẳng hạn. Và ông Hernandez nhấn mạnh : "Tranh chấp này là một vấn đề khu vực, một vấn đề khu vực và chính trị ».
Theo hãng tin Pháp AFP, Manila đang đi đầu trong nỗ lực thúc đẩy ASEAN đoàn kết với nhau để thuyết phục Trung Quốc chấp nhận một bộ « Quy tắc Ứng xử (COC) » ở Biển Đông, nơi căng thẳng đã bùng lên gần đây, với việc cả Việt Nam lẫn Philippines đều cáo buộc Bắc Kinh có hành vi hung hăng nhằm áp đặt chủ quyền một cách phi lý.
Theo giới phân tích, tại Hội nghị ASEAN, chắc chắn Việt Nam cũng sẽ nêu bật vấn đề Biển Đông, sau khi đã chính thức phản đối từ việc Trung Quốc nâng cấp đơn vị hành chánh Tam Sa bao trùm Biển Đông, cho đến việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC « ngang nhiên » phân lô vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam rồi mang ra mời thầu quốc tế, trong một động thái rõ ràng là khiêu khích.
Và lẽ dĩ nhiên, hồ sơ Biển Đông cũng sẽ được Hoa Kỳ nêu bật, nhân danh quyền tự do hàng hải có nguy cơ bị các hành động tranh giành chủ quyền biển đảo ở vùng Biển Đông đe dọa. Phát biểu vào hôm nay tại Tokyo, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã gián tiếp xác định các nội dung liên quan đến Biển Đông mà bà sẽ nêu lên tại Phnom Penh.
Tuyên bố với một số nhà báo, Ngoại trưởng Mỹ đã : « Kêu gọi các quốc gia ASEAN và Trung Quốc đạt bước tiến trên việc hình thành một bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông ». Bà Cliton đã gián tiếp phê phán các hành vi quyết đoán mới đây của Trung Quốc đối với các láng giềng Đông Nam Á khi cho rằng các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương cần phải « giải quyết các tranh chấp trên cơ sở không cưỡng ép, không dọa nạt, không đe dọa và không làm dấy lên xung đột ».
Mặc dù không can dự vào các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nhưng Washington, qua lời Ngoại trưởng Clinton tại Diễn đàn ARF tháng 7 năm 2010 tại Hà Nội, đã khẳng định rằng lợi ích quốc gia của Mỹ là sự tự do hàng hải, tự do phát triển trong vùng Biển Đông, nơi qua lại của một khối lượng lớn của thương mại thế giới. Mỹ cũng cực lực chống lại việc dùng võ lực để gải quyết tranh chấp.
Theo RFI
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét