Mẹ
Nấm
-
Vậy là
ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 7 đã đi qua, buổi sáng cuối tuần kết thúc bằng
những hình ảnh rạng ngời của các công dân Việt Nam yêu Tổ quốc cùng xuống đường
tuần hành ôn hòa chống Trung Quốc và ủng hộ Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội
thông qua.
Mặc dù
trước giờ G, đã có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về lời kêu gọi biểu tình lần
này, nhưng kết quả cuối cùng thì chúng ta đã thấy, hình ảnh người Việt yêu nước
Việt đẹp đẽ biết bao.
Những lần
café cuối tuần trò chuyện cùng lực lượng an ninh ở Nha Trang, về cuộc tuần hành
sắp tới, tôi có trao đổi về quyền biểu tình và ý thức công dân.
Các anh
cũng đã nói với tôi rằng, quan trọng là ý thức, nếu ai cũng ý thức được hành vi
của mình, và tôi tin rằng, bảo vệ chủ quyền đất nước là nhiệm vụ không phải của
riêng ai.
Tuy
nhiên, cho đến hết sáng hôm nay, từ những thông tin mà tôi nhận được từ bạn bè
mình, đã chứng minh rằng: không phải chỉ cần có ý thức là được.
Tại Sài
Gòn, hàng loạt bạn trẻ tham gia biểu tình từ mùa hè năm ngoái bị “thăm hỏi”
trước ngày Chủ Nhật.
Có bạn
được mời lên công an phường để làm việc hơn 3 tiếng đồng hồ với lý do “hoàn
thành thủ tục khai báo tạm trú, tạm vắng”, để rồi đi đến kết luận là “Chủ Nhật
em đừng đi biểu tình”. Không dừng lại ở đó, 11h30 đêm, công an khu vực đến kiểm
tra nhân khẩu từng phòng trong nhà chỉ vì trước đó lực lượng làm nhiệm vụ “bám
sát” đã lạc mất dấu bạn này khi bạn đi ăn tối.
Lại có
thêm một lối mời mới, đầy... "sáng tạo" của ông Chủ tịch UBND phường Thạnh Xuân,
quận 12, Sài Gòn gửi đến họa sĩ Lê Quý Anh Hào mới "khủng": "giải quyết vấn đề
khai thông cống rãnh" (!?).
Rồi một
bạn khác được mời ra café nói thẳng:
- Chủ Nhật này tôi sẽ đi.
- Em đừng đi vì em sẽ không ra đó được đâu. Ngày mai sẽ có trấn áp, chưa chắc gì ở đó em được an toàn.
- Anh đang đe dọa tôi à?
- Không, anh chỉ mong em ở nhà để bớt gánh nặng cho tụi anh. Cũng coi như em có thành ý nhượng bộ anh lần này.
- Chủ Nhật này tôi sẽ đi.
- Em đừng đi vì em sẽ không ra đó được đâu. Ngày mai sẽ có trấn áp, chưa chắc gì ở đó em được an toàn.
- Anh đang đe dọa tôi à?
- Không, anh chỉ mong em ở nhà để bớt gánh nặng cho tụi anh. Cũng coi như em có thành ý nhượng bộ anh lần này.
Nhiều bạn
khác thì được công an khu vực hỏi thăm và tác động với gia đình, người
thân.
Và đỉnh
điểm là sáng Chủ Nhật trước cửa nhà các bạn này đều có trạm chốt dã chiến.
Họ -
những người trẻ này không phải là những công dân có ý thức về vấn đề chủ quyền
của đất nước sao?
Và tại
sao lực lượng an ninh phải tìm cách ngăn chặn, thậm chí là cưỡng chế lòng yêu
nước của họ một cách thô bạo bằng các hành vi theo dõi, trấn áp và bắt bớ họ như
vậy??
Đừng lý
giải cho hành vi cưỡng chế lòng yêu nước là giữ gìn trật tự xã hội, bởi những
người bị canh giữ trên đều là những người có ý thức xã hội rất tốt.
Ý thức
công dân với xã hội là gì? Nếu không bắt đầu từ việc có thái độ rõ ràng trước
những hành động ngang ngược chống Trung Quốc xâm lược.
Ý thức
công dân là gì? Nếu không là sự tự giác trước quyền lợi và nghĩa vụ của
mình?
Trong khi
luật pháp Việt Nam chưa có những quy định rõ ràng về hành vi biểu tình của công
dân để bày tỏ thái độ trước các vấn đề xã hội, thì việc lực lượng an ninh có các
hành vi cưỡng chế lòng yêu nước của những công dân trẻ có ý thức như trên sẽ
khiến người ta đặt câu hỏi về sự nhất quán trong việc tuyên bố chủ quyền trên
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét