1/6/13

Các luật “đá” nhau, DN “méo mặt”


Những quy định trùng lặp nhưng lại không thống nhất tạo
ra những bức xúc lớn cho các chủ đầu tư bất động sản 
Những ý kiến phản ánh tại Hội nghị tổng kết thi hành Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 23/5 đã cho thấy sự chồng chéo, đôi khi còn “đá” nhau giữa các quy định của pháp luật đang gây khó khăn rất lớn cho lĩnh vực này.
>> Gỡ rối sang tên xe máy – càng gỡ càng rối
>> Văn bản 'chỉnh' Nghị định về tang lễ bị đề nghị hủy bỏ

Nhà quản lý cũng bức xúc

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đã chỉ ra 7 bất cập, vướng mắc khi triển khai áp dụng các quy định của Luật Kinh doanh bất động sản qua 7 năm triển khai. Có thể nói, những bất cập, vướng mắc này mang tính bao quát và phản ánh đúng thực tế của một trong những thị trường bất động sản lớn nhất cả nước.

Theo ông Tuấn, quy định về thành lập DN kinh doanh bất động sản và thời điểm huy động vốn trong Luật Kinh doanh bất động sản đã không đồng nhất với các quy định tại Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, nên trong quá trình triển khai đã nảy sinh nhiều vướng mắc, bất cập.

Ví dụ, Điều 8 Luật Kinh doanh bất động sản quy định “tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản phải thành lập DN hoặc hợp tác xã, phải có vốn pháp định và đăng ký kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật”; trong khi đó Luật Đầu tư quy định “nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư… Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với việc thành lập DN”. Ông Tuấn cho rằng, chính sự bất cập trong hai quy định này đã buộc nhà đầu tư “lách luật” và gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc cấp phép và quản lý đầu tư, vì để có pháp nhân thực hiện các công việc tìm kiếm và chuẩn bị đầu tư dự án bất động sản, nhà đầu tư thành lập DN với ngành nghề kinh doanh khác, sau đó bổ sung ngành nghề “kinh doanh bất động sản” để không phải lập dự án đầu tư.

Hay như quy định về huy động vốn là một vấn đề hết sức “nhạy cảm”, nhưng cũng không được quy định thống nhất, dẫn đến khó khăn trong quản lý. Ông Tuấn phản ánh, Luật Kinh doanh bất động sản quy định “việc ứng tiền trước được thực hiện nhiều lần, lần đầu chỉ được thực hiện khi chủ đầu tư đã xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho bất động sản theo nội dung tiến độ của dự án đã được phê duyệt, các lần huy động tiếp theo phù hợp với tiến độ thực hiện đầu tư tạo lập bất động sản”; tuy nhiên tại Luật Nhà ở lại quy định “trường hợp chủ đầu tư huy động vốn từ tiền ứng trước của người có nhu cầu mua hoặc thuê nhà thì chỉ được áp dụng trong trường hợp thiết kế nhà ở đã được phê duyệt và đã xây dựng xong phần móng”.

“Những quy định trùng lặp nhưng lại không thống nhất về thời điểm nộp tiền này gây vướng mắc, bất cập cho công tác quản lý nhà nước và hoạt động huy động vốn của các chủ đầu tư bất động sản”, ông Tuấn bức xúc.

Những quy định trùng lặp nhưng lại không thống nhất tạo ra những bức xúc lớn cho các chủ đầu tư bất động sản

Minh Nhật
Theo ĐTCK

0 Lời Bình:

Đăng nhận xét

Facebook Twitter Stumbleupon More