24/3/12

Miến Điện, Việt Nam: Ưu và nhược điểm


Ben BlandFinancial Times
-
Cuộc tranh giành trong số các nhà đầu tư phương Tây tại Miến Điện cho đến nay vẫn chưa vượt ra ngoài các chuyến đi thăm dò và các báo cáo mơ hồ về ý định thực hiện các dự án đầu tư ở nước này.
Nhưng đối với các công ty Việt Nam thì lại khác. Họ không có chút e sợ gì đối với việc kinh doanh tại Miến Điện, nơi điều hành bởi chế độ độc tài quân sự trước khi cải cách chính trị và kinh tế diễn ra hồi năm ngoái. Nhiều nhà đầu từ của Việt Nam đang hướng về phía trước với các kế hoạch đầu tư tại đây.
 
Tổng thống Miến Điện Thein Sein (phải) và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) trong buổi lễ đón tiếp tại Hà Nội ngày 20 tháng 3, 2012.

Trong một cuộc họp đầu tư song phương tại Hà Nội hôm thứ Tư (21 tháng 3, 2011), được tổ chức giữa lúc Tổng thống Miến Điện Thein Sein đang thăm Việt Nam, (hình bên phải với Trương Tấn hát của Việt Nam), thì chủ tịch hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam tại Miến Điện đã công bố đầu tư 100 triệu USD trong ngành nông nghiệp và cho biết ông hy vọng sẽ có thêm một số tiến triển ở những ngành khác, bao gồm cả khu vực chưa được khai thác là thị trường viễn thông và điện thoại di động.

Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) – một trong những ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước lớn nhất Việt Nam – kêu gọi các nhà đầu tư Việt Nam nên chú ý nhiều hơn đến thị trường ở Miến Điện, nơi ông gọi là “điểm vàng son cuối cùng ở Đông Nam Á”.

Ông Hà cho biết rằng An Giang Plant Protection – một công ty nông nghiệp Việt Nam, và VinaCapital – công ty quản lý quỹ với một số quỹ được niêm yết tại London, đã ký một thỏa thuận với Eden Group – một tập đoàn của Miến Điện được điều hành bởi nhà tài phiệt và hội trưởng hiệp hội về gạo Chit U Khiang, để phát triển một nhà máy chế biến nông nghiệp trị giá 100 triệu USD.

Chủ tịch BIDV, người đã mở văn phòng đại diện cho ngân hàng trên đường Pyay tại Yangon hồi năm ngoái, cho biết rằng doanh nghiệp viễn thông nhà nước là VNPT và Viettel hy vọng sớm có được giấy phép để xây dựng mạng lưới điện thoại di động tại Miến Điện, nơi mà mạng viễn thông vẫn còn rất yếu kém.

Và Hoàng Anh Gia Lai, một tập đoàn bất động sản lớn của Việt Nam, đã công bố kế hoạch xây dựng một khu mua sắm, văn phòng và chung cư trị giá khoảng 300 triệu USD tại Yangon.

Nhìn chung, Việt Nam mong muốn tăng cường đầu tư trực tiếp với Miến Điện từ 500 triệu USD lên 2 tỷ USD và nâng thương mại song phương từ 167 triệu USD hồi năm ngoái lên đến khoảng 500 triệu USD vào năm 2015.

Sau khi mất một số năm vận động các chính phủ phương Tây để tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn với Miến Điện, các quan chức Việt Nam cảm thấy khá hài lòng với sử cởi mở của nước này, cùng lúc Mỹ và EU đã bắt đầu nới lỏng các lệnh trừng phạt.

Các quan chức Việt Nam cảm thấy họ có rất nhiều bài học hữu ích về việc phát triển một nền kinh tế chuyển đổi cho Miến Điện, cũng như cách thức xử lý các vấn đề từ thực trạng bị cô lập và các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, đối với sự thay đổi và cải cách của Miến Điện trong khuôn khổ pháp lý và hệ thống tiền tệ thì một số người ở Việt Nam lo ngại rằng người bạn nhỏ này của Hà Nội có thể sẽ trở thành một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, một trong những nguồn đầu tư mà Việt Nam cũng không thể thiếu.

Về mặt chính trị, hải quân Miến Điện đã tiến hành chuyến thăm đầu tiên sang Việt Nam hồi tuần trước. Đây có thể xem một đồng minh hữu ích vì cả hai quốc gia này đang tiến lại gần hơn với Hoa Kỳ, Nhật Bản và những nước khác để cân bằng chống lại sức mạnh đang lên của Trung Quốc, nước khổng lồ trước cửa nhà của họ.

Đồng thời, cải cách chính trị tại Miến Điện – bao gồm cả việc trả tự do cho nhiều tù nhân chính trị và nới lỏng kiểm duyệt – có thể làm tăng áp lực đối với Việt Nam về sự thiếu tiến bộ về nhân quyền và dân chủ của Hà Nội.

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nói rằng mặc dù Việt Nam thường xuyên tư vấn cho Miến Điện, nhưng thật ra thì chính phủ Việt Nam “nên nghiêm túc xem xét đến sự thay đổi đáng kể của vị khách của họ là Tổng thống Thein Sein” khi nói đến quyền con người.

Trong khi các cơ hội kinh tế tại Miến Điện có nhiều triển vọng tăng trưởng, thì các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam có thể sẽ tìm thấy rằng việc đối phó với một chính phủ mang danh nghĩa dân sự sẽ phức tạp hơn là một chế độ độc tài quân sự thuần túy.

© 2012 Bản tiếng Việt TCPT
Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước

0 Lời Bình:

Đăng nhận xét

Facebook Twitter Stumbleupon More