Việt Nam phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền khi tổ chức đua thuyền từ Hải Nam ra Hoàng Sa, dự kiến vào ngày 28/03
Lê Phước
Mấy năm gần đây, Biển Đông không ngừng dậy sóng với việc Trung Quốc liên tiếp hiện đại hóa hải quân, và việc Hoa Kỳ chuyển trọng tâm địa chính trị từ Trung Đông sang Châu Á – Thái Bình Dương. Số ra thường niên cho năm 2012 của tạp chí quan hệ quốc tế Le Monde Diplomatique dành đến 3 bài để phân tích và từ đó vẽ ra viễn cảnh khu vực trong năm 2012. Bài viết thứ nhất chạy dòng tựa khá ấn tượng : « Căng thẳng dữ dội trên vùng biển Nam Trung Hoa ».
Tờ báo nhắc lại, từ những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu quá trình trỗi dậy của mình trên trường quốc tế. Cũng từ đó, Trung Quốc bắt đầu ứng xử cứng rắn dần với các nước quanh bờ Biển Đông mà mục tiêu là tìm kiếm nguồn năng lượng phục vụ cho phát triển kinh tế, với chiến lược lấn dần từng bước một. Chẳng hạn như việc nước này bắt đầu tăng cường các hoạt động gây hấn ở khu vực gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi mà Nhật Bản kiểm soát từ năm 1895 và Trung Quốc bắt đầu đòi chủ quyền từ năm 1971. Những hành động này có thể tác động xấu đến sự cân bằng khu vực bởi đây là hai cường quốc của khu vực và thế giới.
Càng lấn lướt láng giềng, hình ảnh Trung Quốc càng bị oen ố
Tại Biển Đông, đây là khu vực đầy sôi động với nhiều tranh chấp chủ quyền, trong đó có tranh chấp lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc. Mấy năm qua, Trung Quốc không ngừng củng cố hải quân, trong khi đó hải tặc dường như đã chuyển địa bàn hoạt động từ eo biển Malacca sang vùng biển Đông, tất cả điều đó đe dọa đến an ninh hàng hải và sự tự do lưu thông trên hải phận quốc tế. Trong bối cảnh đó, Mỹ đã quay lại khu vực với lí lẽ chính là để bảo vệ nguyên tắc tự do lưu thông hàng hải. Các nước quanh bờ Biển Đông có vẻ chưa lên tiếng ủng hộ một cách dứt khoát lập luận này của Hoa Kỳ, dù rằng họ thật sự quan ngại về sự lấn lướt của Trung Quốc.
Theo: RFI
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét