22/8/12

Từ Scarboroung của Philippines đến Senkaku của Nhật Bản, Trung Quốc muốn gì?

Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) - Tất nhiên là Trung Quốc muốn biến đường lưỡi bò trung quốc trên Biển Đông thành hiện thực, Trung Quốc muốn biến 80% Biển Đông trở thành lãnh hải nước CHND Trung Hoa. Trung Quốc muốn dọa dẫm các nước dám có ý định cản đường bành trướng của nền kinh tế thứ 2 thế giới đang khát dầu hỏa, đang đương đầu với những khó khăn xã hội nẩy sinh do tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Sự nhục nhã của một quốc gia luôn đông dân nhất thế giới, nhưng 3 lần chịu làm nô lệ của 3 tộc nhỏ hơn, nhưng thượng võ hơn, luôn biến tướng dưới các phản ứng bất bình thường của quốc gia cộng sản này. Cái nhục nhã nô lệ gấm tận vào xương tủy của quốc gia tự nhận là trung tâm thế giới, đang biến tướng, biến thái, trở lại dưới hình thức một anh nhà giàu hay tự ái, hung hăng liều lĩnh, thích khoe sức mạnh, ra vẻ hùng mạnh, bắt nạt những hàng xóm nhỏ hơn, yếu hơn. 

Sau chuyến thăm hữu nghị Hoa Kỳ tháng 2/2012, TQ nắm được điểm yếu của quốc gia dân chủ, nhưng là cường quốc số 1 thế giới này: trong năm bầu cử, Tổng thống Obama rất khó triển khai một kế hoạch đối kháng mạo hiểm với TQ. 

Đối với Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình thì tình huống là ngược lại. 

Bộ phận này cần khẳng định đường lối dân tộc chủ nghĩa phong kiến, mù quáng bá quyền, bành trướng Biển Đông là chủ đạo của bộ sậu lãnh đạo mới của ĐCS TQ. 

Vấn đề này có tính truyền thống từ Mao Trạch Đông. 

Họ Mao phục hồi cho Đặng Tiểu Bình và giao cho họ Đặng chỉ huy trận hải chiến cưỡng chiếm Hoàng Sa của VN năm 1874. 

Đặng Tiểu Bình loại Triệu Tử Dương do có quan điểm dân chủ và thay bằng Giang Trạch Dân, người đạo diễn cuộc họp Thành Đô 1990 với Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Phạm Văn Đồng, đặt nền móng cho việc triển khai kế hoạch Bắc thuộc kiểu mới. Giang Trạch Dân cũng là người chỉ huy xâm lược 8 đảo của VN trên Trường Sa. 

Hồ Cẩm Đào dành được chức TBT do những hoạt động đàn áp đấu tranh của các tộc thiểu số Tây Tạng, do bất chấp thủ đoạn, kiên quyết đường lối hán hóa tại Tây Tạng. 

Tập Cận Bình cũng phải chỉ ra cho ĐCS TQ thấy bản lĩnh bành trướng đại Hán của mình. 

Cơ hội cho họ Tập đến vào ngày 10/4/2012. 

1. Bãi cạn Scarboroung

Cho đến ngày 10/4/2012, vùng biển thuộc bãi cạn Scarboroung vẫn thuộc chủ quyền của Philippines, tuy TQ có tuyên bố có yêu cầu chủ quyền với vùng biển này. 

Ngày 10/4/2012, Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình bắt đầu lợi dụng sự kiện tầu cảnh sát biển Philippines muốn bắt giữ thuyền đánh cá TQ đang đánh cá trái phép tại vùng biển này. TQ điều tầu hải giám của họ đến giải thoát thuyền đánh cá TQ. 

Sau đó là cuộc chiến tranh truyền thông và chiến tranh các tuyên bố ngoại giao giữa TQ và Philippines. 

TQ bắt đầu tập dượt sử dụng chiến thuật tràn ngập thuyền cá TQ trên Biển Đông. 

Đỉnh điểm tại vùng biển bãi cạn Scarboroung có lúc lên đến hơn 100 thuyền đánh cá và 4 tầu hải giám TQ hoạt động. 

2. Asean đã bị chia rẽ

Hợp tung Asean bước đầu thất bại và Liên hoành Trung Quốc-Campuchia-Lào-Thái Lan-Miến Điện... đang hình thành. 

Sức nóng của tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông đã tỏa vào hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Asean 6-13/7/2012 tại Phnôm-Phêng. 

Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm Asean, hội nghị đã không ra được thông báo chung. 

Asean đã bị Trung Quốc chia rẽ. 

Đây là lần thứ 2, nước chủ nhà Campuchia ra mặt phục vụ ý đồ của TQ, phản bội lợi ích chung Asean. 

Lần thứ nhất, vào tháng 4/2012, Campuchia với tư cách chủ tịch luân phiên Asean, đã đưa ra khỏi chương trình nghị sự của Hội nghị cao cấp Asean và TQ, vấn đề tranh chấp tại Biển Đông. 

Lần này, Campuchia lại ra sức dùng quyền chủ tịch Asean không ký kết vào tuyên bố chung có nhũng phản đối của Philippines và Việt Nam đối với những gây hấn của TQ tại Biển Đông. 

Asean đã bị chia rẽ. Asean không còn là 1 khối đoàn kết ủng hộ nhau để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định hòa bình khu vực và phát triển trao đổi văn hóa giữa các hành viên, như tôn chỉ thành lập của Asean. Asean đã bị chia rẽ bởi chính sách chia để trị của TQ. Trung Quốc bước đầu đã thành công trong việc loại tổ chức này khỏi tranh chấp của TQ với VN, với Philippines... trên Biển Đông. 

Cămpuchia cố tình cho rằng đây là những vấn đề song phương, đơn lẻ của TQ với các quốc gia Asean khác như VN, Philippines... chứ không phải là vấn đề của Asean. Theo họ, các vấn đề này chỉ có thể giải quyết trên bình diện song phương, mà không cần sự tham gia của các quốc gia Asean khác. 

Cămpuchia đã hoàn toàn chia xẻ quan điểm chính trị của TQ, đã hoàn toàn trở mặt với các quốc gia Asean khác để đổi lấy viện trợ của TQ. 

Câu chuyện Trương Nghi, Tô Tần với các cuộc chiến tranh chính trị ngoại giao Liên hoành, Hợp tung thời cuối Chiến quốc đã như đang diễn lại trước mắt chúng ta. 

Mưu mẹo của TQ cũ kỹ như thế giới này: dùng lợi kinh tế để nhử từng quốc gia Asean riêng biệt. Lập ngay trong lòng Asean một mặt trận gồm những nước không có tranh chấp, hay tranh chấp chỉ là một chủ đề nhỏ, phụ trong chính sách đối ngoại, để chống lại những nước đang có tranh chấp gắt gao về chủ quyền biển đảo với TQ như VN, Philippines... tại Biển Đông. 

Những nước chia xẻ quan điểm của Campuchia có thể là: Lào, Thái Lan, Miến Điện,.. 

Hợp tung giữa các nước Asean đoàn kết chống xâm lược lãnh hải của TQ trên Biển Đông, bảo vệ hòa bình khu vực, đang thất bại. 

Liên hoành Trung Quốc- Campuchia-Thái Lan-Lào-Miến Điện... đang hình thành. 

Cuộc chiến đấu đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa, lãnh hải VN bị TQ xâm lược, đang xuất hiện những khó khăn mới. 

3. Quốc hội VN thông qua Luật Biển VN ngày 21/6/2012. 

Ngày 21/6/2012, quốc hội VN thông qua Luật Biển VN khẳng định chủ quyền VN tại 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. 

Luật Biển VN đã loại bỏ khả năng chiếm đóng bất hợp pháp vĩnh viễn của TQ đối với 2 quần đảo thuộc lãnh hải VN, mà không bị VN tố cáo, ngăn cản. Luật Biển VN đã đặt Hoàng Sa, Trường Sa thành một vấn đề lớn giữa VN và TQ: vấn đề an ninh lãnh hải VN, vấn đề bất khả xâm phạm của lãnh hải VN. 

Luật Biển VN là tuyên bố của dân tộc VN, của 90 triệu công dân VN chính thức bắt đầu cuộc chiến ngoại giao, pháp lý, kể cả quân sự... để đưa Hoàng Sa, Trường Sa trở về trong Biển VN, trong lãnh hải VN. 

Cuộc chiến này chắc chắn sẽ được thế giới ủng hộ. 

Không thể để một nước ỷ là lớn, là mạnh, làm luật theo nguyên tắc phong kiến trung cổ, cướp trắng trợn lãnh thổ, lãnh hải của một quốc gia nhỏ khác trong cộng đồng thế giới, là một thành viên của LHQ. 

4. Phản ứng điên cuồng của TQ sau luật Biển VN

Thực ra TQ có hy vọng là quốc hội VN sẽ không thông qua luật Biển VN tại giai đoạn này. Bằng chứng là có thông tin về khuyến cáo của TQ khi quốc hội VN họp với nghị sự thông qua luật Biển. 

Tuy vậy, người TQ không làm việc gì không tính toán (Đặng Tiểu Bình). 

Phương án trường hợp quốc hội VN thông qua luật Biển VN, thì TQ phản ứng ra sao đã được Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình tính trước. 

Ta đã thấy bài bản của tập đoàn bành trướng này: 

- Quốc hội TQ thông qua thành lập thành phố huyên Tam Sa, thủ phủ tại Hoàng Sa. 

- Bầu cử hội đồng nhân dân Tam Sa. 

- Thành lập Ủy ban quân sự và quyết định đồn trú quân tại Hoàng Sa... 

-  Điều 23 ngàn thuyền cá tràn vào Biển Đông. 

... 

Những hành động này của TQ là phi nghĩa, trái với thông lệ quốc tế. 

Không ai không biết rằng: trước 1956, TQ không có gì trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

Việc TQ đồn trú quân trên 1 đảo tại Hoàng Sa và 1 đảo trên Trường Sa chỉ là một đồn trú bất hợp pháp. Nó sinh ra từ việc tiếp quản các đảo do Tưởng Giới Thạch có nhiệm vụ giải giáp quân Nhật Phát Xít năm 1946. 

Năm 1974, TQ xâm lược Hoàng Sa bằng một cuộc hải chiến. 

Năm 1988 và 1992, TQ xâm lược 8 đảo nhỏ tại Trường Sa của VN. 

Việc VN khẳng định chủ quyền của mình tại Hoàng Sa, Trường Sa là chính đáng. 

Từ thế kỷ 17 đến trước khi bị TQ xâm lược, VN luôn cai quản và khai thác liên tục Hoàng Sa, Trường Sa. 

Sự việc TQ cướp Hoàng Sa, Trường Sa bằng vũ lực, sau đó sát nhập 2 quần đảo này vào lãnh hải của mình là 1 việc làm phi pháp, là xâm lược, là ăn cướp biển đảo của VN. 

VN có quyền bảo vệ lãnh hải của mình trước TQ. VN có quyền, như một nước nhỏ thuộc cộng đồng các quốc gia thế giới, kêu gọi ủng hộ chính nghĩa này. 

5. Tại sao Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình phản đối điên cuồng sau luật Biển VN.

Những phản ứng của TQ sau luật Biển VN có số đo trong 2 chiều: (1). Tính phô diễn, dọa nạt cần thiết và (2). Là một mưu kế chính trị thâm hiểm. 

Tại sao Hồ-Tập phải rùm beng khoe sự phi lý của họ trước thế giới, mà TNS J. McCain nói "TQ khiêu khích không cần thiết"? 

Câu trả lời nằm ở 3 từ địa lý: Bắc Đới Hà. 

Bắc Đới Hà là nơi BCT ĐCS TQ họp giải quyết những vấn đề quan trọng trước đại hội toàn thể tổ chức vào cuối năm 2012 như danh sách BCT, ĐCS TQ, danh sách thường vụ BCT, chức vụ TBT ĐCS TQ,....

Hội nghị Bắc Đới Hà quan trọng đến nỗi, BCT ĐCS TQ để phòng ngừa những bất đồng có thể xảy ra tại Bắc Đới Hà, đã phải hướng dư luận TQ vào phiên xét xử Cốc Khai Lan vợ chính khách lừng danh TQ: Bạc Hy Lai. 

Đây là một phiên tòa mà bị can chính, người âm mưu và tổ chức vụ giết người của vụ án không xuất hiện, chỉ có những người thế mạng bị xét xử với một kịch bản chuẩn bị sẵn. 

Bằng những phản ứng mạnh mẽ bất chấp luật pháp quốc tế sau luật Biển VN, tập đoàn Hồ-Tập muốn khẳng định tại Bắc Đới Hà sự kế tục truyền thống chính trị bành trướng của đế quốc phong kiến TQ. 

Buổi lễ tri ân TQ của quân đội VN do Phùng Quang Thanh và Ngô Xuân Lịch tổ chức đã góp phần cho thành công tại Bắc Đới Hà của tập đoàn Hồ-Cận. 

Điều này cũng có nghĩa là trong tương lai, VN sẽ phải đối chọi với một tập đoàn lãnh đạo đứng đầu là Tập Cận Bình, gian xảo, quỉ quyệt với quyết tâm bành trướng cao độ. 

Những người cộng sản VN Phùng Quang Thanh, Ngô Xuân Lịch... thực tế đã tiếp tay cho kẻ thù của dân tộc VN. 

Ở số đo thứ 2, ta cần hết sức cảnh giác âm mưu chính trị này: đây là một chuẩn bị pháp lý, tâm lý cho 1 cuộc tiểu chiến chiếm nốt các đảo thuộc Trường Sa của Việt Nam. 

6. Căng thẳng tại Senkaku, hay là TQ dằn mặt Nhật Bản

Căng thẳng Trung-Nhật bắt đầu từ cuộc đổ bộ lên Senkaku của 1 nhóm 3 thuyền các cảm tình viên người Hồng kông với chủ quyền TQ tại Senkaku nay thuộc Nhật Bản. 

Logic của bài viết này cho chúng ta nhìn thấy bàn tay của Hoa Nam cục trong sự việc này. 

Kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa của một nhóm người TQ là việc làm đơn giản của cơ quan tình báo này. 

Vấn đề là tại sao phải kích động trong thời điểm này, và mục đích kích động này là gì? 

Thời điểm này, sau 15/8/2012, hội nghị Bắc Đới Hà đã kết thúc. 

Như vậy chức vụ TBT đã 99.99% trao cho Tập Cận Bình. 

Họ Tập không cần khua trống gõ mõ nữa. 

Vậy thì đây là một nước cờ của Tập Cận Bình và Hồ Cẩm Đào. 

Bằng việc gây căng thẳng với Nhật Bản, giới cầm quyền chóp bu ĐCS TQ đã thông báo với lãnh đạo Nhật Bản một thông điệp hết sức rõ ràng: Các người hãy nhớ rằng: giữa TQ và Nhật Bản còn rất nhiều vấn đề liên quan đến lãnh hải, lãnh thổ có thể gây nên bất đồng to lớn, ảnh hưởng đến quan hệ Trung-Nhật, ảnh hưởng đến chiến tranh hay hòa bình Trung-Nhật. 

Nói một cách khác TQ đang dằn mặt Nhật Bản. 

Tại sao vậy? 

Vẫn là Biển Đông, vẫn là Hoàng Sa, Trường Sa. Vẫn là đường lưỡi bò chiếm gần 80% Biển Đông. Trung Quốc dằn mặt Nhật Bản và nói thẳng là: Đừng bênh các nước đang chống đối với TQ trên Biển Đông, đừng can thiệp vào các tranh chấp trên Biển Đông. 

Ngược lại, TQ đã có bài tẩy để trừng trị hành động này của Nhật Bản. 

7. Kết luận

Hội nghị Bắc Đới Hà đã kết thúc. Quá trình chuyển giao quyền lực tại TQ đã hoàn thành 99%. 

Hội nghị toàn thể ĐCS TQ cuối năm 2012 chỉ là một xác định hình thức, nếu không có những vụ việc xảy ra bất ngờ ngoài dự định. 

Vụ án Bạc Hy Lai đã ém nhẹm thành công với lời nhận tội đầy nghi ngờ của bà Cốc Khai Lan. 

Các phe phái trên chính trường TQ đã yên tâm, không có sự bắt bớ tràn lan nhân cơ hội này. 

Ổn định chính trị cần thiết tạm thời đã được thiết lập. 

TQ đã chuẩn bị sẵn sàng cơ sở pháp lý cho độc chiếm hoàn toàn Hoàng Sa, Trường Sa, tâm điểm của đường lưỡi bò trên Biển Đông. 

ĐCS VN, với những phát biểu hèn mạt của Phùng Quang Thanh, hoặc im lặng đầy ẩn ý của Nguyễn Phú Trọng, đã tỏ rõ ý định thần phục thiên triều, tri ân kẻ đã dùng tiền bạc mua xương máu VN, cho ổn định TQ trong những năm 60-70 thế kỷ trước, khi TQ bạo loạn đấu đá quyền lực Lưu Thiếu Kỳ-Mao Trạch Đông, bạo loạn Cách mạng văn hóa, bạo loạn Lâm Bưu, bạo loạn Lũ 4 tên, bạo loạn Giang Thanh... 

Asean đã bị chia rẽ, không còn là một tổ chức đoàn kết có khả năng cô lập TQ, nếu TQ gây sự trên Biển Đông. 

Mỹ đang phải chú trọng vào Trung Cận Đông với những cuộc chiến đang đe dọa bùng nổ tại Iran, tại Syria... 

Tổng thống Obama sẽ chỉ làm những việc không gây bất lợi cho kết quả trúng cử của ông ta. 

Philippines đã bị cảnh cáo qua vụ bãi cạn Scarboroung tháng 4-5/2012. 

Nhật Bản đã bị cảnh cáo qua vụ căng thẳng Senkaku mới đây. 

Mọi việc đã sẵn sàng, chỉ còn chờ gió đông cho trận Xích Bích trên Biển Đông. 

Trò chơi ghép hình đã hoàn thành, chỉ thiếu một tấm hình cuối cùng. 

Tấm hình này có tên: tiểu chiến, chiếm nốt Trường Sa. 

Chỉ có một chi tiết mà tác giả bài này nhìn không rõ: trên tấm hình cuối có hình chiến hạm TQ hay hình các thuyền cá TQ cùng với các tầu hải giám yểm trợ. 

0 Lời Bình:

Đăng nhận xét

Facebook Twitter Stumbleupon More