Theo tin của TTXVN, nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 26 đến ngày 30/7/2012. Bản tin cũng cho biết, chuyến thăm Nga Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang với nội dung nhằm xem xét các vấn đề tăng cường hơn nữa đối thoại chính trị song phương và triển vọng mở rộng hợp tác kinh tế hai bên cùng có lợi.
Theo chương trình của chuyến đi này ông Trương Tấn Sang đã hộiđàm với thành phần hẹp và mở rộng với Tổng thống Liên bang Nga V.V. Putin, hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Dmitry Medvedev, Quyền Chủ tịch Hộiđồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga Torosin, Quyền Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga I.I.Mennikov. Tại cuộc hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin tại khu nghỉ mát Sochi, trên bờ Hắc Hải hôm thứ Sáu 27/7 hai bên đã ra một bản Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ Việt - Nga.
Về ngoại giao hai bên cam kết nâng tầm quan hệ giữa Việt - Nga từ đối tác chiến lược lên đối tác chiến lược toàn diên. Về thương mại song phương năm 2011 đạt 3,06 tỷ đôla và đang tăng mạ̣nh, đồng thời Nga đang chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cho Việt Nam cùng với việc cấp cho Việt Nam một khoản vay 10 tỷ đôla, trong đó khoảng 8 tỷ là để xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Bình Thuận. Và các tập đoàn dầu khí của Nga hợp tác mạnh với Việt Nam, phía Nga cam kết trong việc tiếp tục các dự án dầu khí. Ngoài ra trong chuyến đi này, trao đổi với Tổng thống Vladimir Putin, ông Trương Tấn Sang đã bầy tỏ Việt Nam đang quan tâm để tham gia Liên minh Thuế quan (Customs Union), trong đó bao gồm Nga, Belarus và Kazakhstan thành lập và áp dụng kể từ tháng 7 năm 2010, với hy vọng sẽ trở thành một động lực mới để tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam và Nga.
Chuyến thăm Nga của ông Trương Tấn Sang được cho là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là khi vào thời điểm tình hình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Trung quốc và các nước trong khu vực trong đó có Việt nam đang ở cao trào, trước các hành động liên tiếp mang tính gây hấn bán quân sự từ phía Trung quốc. Với việc Nga nằm trong số một số nước hiện được coi là đối tác chiến lược của Việt Nam, hàng năm hai nước thường tổ chức các cuộc đối thoại chiến lược ngoại giao, an ninh và quốc phòng. Đặc biệt Việt Nam nằm trong số những bạn hàng mua vũ khí và thiết bị quân sự nhiều nhất của Nga lớn thứ hai thế giới và những vũ khí gần đây mà Việt Nam mua từ Nga đều có mục đích rõ ràng là phòng vệ trên biển. Vấn đề liên quan đến Biển Đông dù không được đề cập cụ thể trongThông cáo chung sau cuộc hội đàm giữa hai nguyên thủ. Nhưng trong Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ Việt - Nga, hai bên đã lên án các hành động can thiệp vào công chuyện nội bộ của một quốc gia có chủ quyền, cũng như đơn phương gây căng thằng khu vực và ảnh hưởng hòa bình thế giới một cách chung chung không chỉ rõ nhằm vào quốc gia hay khu vực cụ thể nào. Kể cả việc tuyên bố chung Việt – Nga cũng chỉ trích kế hoạch của Mỹ muốn mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa bị coi như là để chọc tức Mỹ.
Mặc dù chuyến thăm Nga của ông Trương Tấn Sang với cương vị Chủ tịch nước, song nhiều người vẫn hoài nghi về mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc, là hai đối tác của nhau trên trường quốc tế, cùng là thành viên quan trọng của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải(SCO) là một tổ chức có tiềm lực rất lớn, với phạm vi ảnh hưởng hiện nay của SCO đã có 25% dân số thế giới, tổng diện tích các nước thành viên chiếm khoảng 60% lãnh thổ của 2 châu lục Á, Âu . Quan trọng hơn, từ lâu nay người ta vẫn cho rằng SCO có thể là một đối trọng mới của NATO sau khi Khối hiệp ước Warsaw tan rã. Tuy cả Nga và Trung quốc đã và đang có sự phối hợp chặt chẽ trên nhiều hồ sơ quốc tế để chống lại các nước phương Tây như Syria là mọt ví dụ, nhưng Nga gần đây lại lo sợ trước ảnh hưởng đang lên của người láng giềng khổng lồ tại vùng Viễn Đông của họ, nhìn sự trỗi dậy của Bắc Kinh ở châu Á-Thái Bình Dương với sự nghi ngại. Hiện tại Nga cũng và đang tích cực đầu tư vào vùng châu Á-Thái Bình Dương để đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc. Và hình như để khẳng định cho lập trường của mình, phía Nga đã có một động thái hết sức bất ngờ, đó là Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Ba ngày 31/7 đã đề cập đến khả năng Đức Đạt Lai Lạt Ma, người được coi là cái gai trong mắt của Bắc Kinh sẽ đến thăm Nga. Đây là một động thái được cho là có thể đánh dấu sự thay đổi trong lập trường ngoại giao của Nga trên một vấn đề mà đã trở thành ưu tiên trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc.
Về căn cứ quân sự Cam ranh, là điều nhiều cơ quan truyền thông nước ngoài đăng tải tin này, với bình luận cho rằng nó là ý định mở rộng quân sự của Nga ra nước ngoài. Điều này đã khiến phía Nga ngay lập tức cải chính tin ông Phó Đô đốc Viktor Chirkov Tư lệnh Hải quân Nga nói nước ông đang đàm phán để đồn trú hải quân ở Việt Nam. Ngày thứ Sáu 27/7, Bộ Quốc phòng Nga nói ông Chirkov chưa bao giờ có bình luận như vậy. Điều này cũng phù hợp với tường thuật chính thức của Thông Tấn xã Việt Nam về chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trương Tấn Sang đã không nhắc gì đến Cam Ranh, và trong bản Tuyên bố chung của hai nước sau cuộc gặp giữa ông Nguyễn Tấn Sang và Tổng thống Putin ngày 27/7 cũng không đề cập việc này, phần nào cũng phản ảnh chiến thuật nước đôi của Nga trong vấn đề mở rộng quân sự của Nga ra nước ngoài. Điều này cũng hòng tránh né giảm bớt sự nghi ngờ, lo sợ của các quốc gia khác về sự bành trướng quân sự của Nga ra nước ngoài nhằm duy trì và tăng cường vị thế của mình như một quốc gia hàng hải hàng đầu thế giới. Nhưng quan trọng hơn người Nga thừa hiểu vấn đề Cam ranh chỉ là miếng mồi câu hay thứ hàng để mặc cả của Việt nam đối với các nước lớn, vì cả Mỹ và Nga đều thèm muốn vị trí chiến lược của Cam Ranh cho các cương quốc muốn mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Ngược lại Việt nam cũng thừa hiểu việc Nga trở lại Đông Nam Á sẽ là mối đe dọa cho mình, vì điều này có thể khiến Mỹ bất mãn và gây ảnh hưởng cho cả quan hệ Mỹ - Nga và Mỹ - Việt. Đồng thời có thể gây sự hoang mang lo sợ cho các nước Đông Nam Á về sự ổn định của khu vực.
Điều đặc biệt nhất của chuyến đi thăm Nga này của Chủ tịch Trương Tấn Sang đã hộiđàm với thành phần hẹp với Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Dmitry Medvedev ngay sau lễ đón, tại Nhà khách Chính phủ. Theo tin của Thông tấn xã Việt nam cho biết, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Medvedev cũng đã trao đổi ý kiến về việc tăng cường và mở rộng quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nước Nga thống nhất mà Thủ tướng Dmitry Medvedev là Chủ tịch. Trong đó hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nước Nga thống nhất, trong đó có việc trao đổi đoàn cấp cao của hai Đảng trong thời gian tới để nghiên cứu và học tập lẫn nhau giữa hai đảng.
Vậy vấn đề Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nước Nga thống nhất tăng cường hợp tác, nghiên cứu và học tập lẫn nhau giữa hai đảng là vấn đề gì? Theo tin của Thông tấn xã Vỉa hè cho biết, đảng CSVN đã tổ chức thành lập một nhóm chuyên viên tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề "Sao đổi ngôi", việc luân phiên chuyển đổi quyền lực giữa vị trí Thủ tướng và vị trí người đứng đầu nhà nước. Mà theo họ đây là một giải pháp có thể kiểm soát và cân bằng quyền lực trong chế độ độc đảng như ở Việt nam. Đây là một biện pháp mang tính dung hòa của đảng CSVN, nhằm tránh né việc kiểm điểm các vị uỷ viên Bộ Chính trị sẽ thực hiện đầu tiên, trong cuộc vận động chỉnh đốn đảng theo Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương đảng. Và cũng theo tin của Thông tấn xã Vỉa hè thì trong thời gian tới ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nghỉ giữa nhiệm kỳ, thôi giữ chức Tổng bí thư để giao lại cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đảm trách. Đồng thời ông Nguyễn Bá Thanh sẽ lên nắm giữ chức vụ Thủ tướng, nhưng việc ông Bá Thanh nắm chức vụ người đứng đầu chính phủ vẫn còn nhiều trở ngại trong nội bộ lãnh đạo cao cấp đảng CSVN, đặc biệt là từ người đồng hương - đồng chí Nguyễn Xuân Phúc. Tin đồn đoán là như vậy, hãy cùng nhau chờ xem đúng hay sai?
Lâu nay dư luận xôn xao chuyện chiến tranh Ba - Tư, và nó đã khiến không ít người hy vọng rằng cuộc tổng chỉnh lý đảng CSVN lần này sẽ tiêu diệt được con sâu chúa. Nhưng họ đã nhầm khi quên rằng hai con chó Sói đánh nhau để giành một con Cừu, thì con nào còn sóng sót thì mãi mãi Cừu sẽ là mồi của Sói. Qua đây để thấy, một nghị quyết mang tính chất quyết định để hòng cứu vớt sự tồn vong của đảng CSVN mà các lãnh đạo đảng CSVN còn biến hóa như vậy hòng bảo vệ lẫn nhau được thì chẳng có điều gì mà họ không dám làm.
Đừng quên rằng, hãy xem... mà đừng nghe !
Theo chương trình của chuyến đi này ông Trương Tấn Sang đã hộiđàm với thành phần hẹp và mở rộng với Tổng thống Liên bang Nga V.V. Putin, hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Dmitry Medvedev, Quyền Chủ tịch Hộiđồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga Torosin, Quyền Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga I.I.Mennikov. Tại cuộc hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin tại khu nghỉ mát Sochi, trên bờ Hắc Hải hôm thứ Sáu 27/7 hai bên đã ra một bản Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ Việt - Nga.
Về ngoại giao hai bên cam kết nâng tầm quan hệ giữa Việt - Nga từ đối tác chiến lược lên đối tác chiến lược toàn diên. Về thương mại song phương năm 2011 đạt 3,06 tỷ đôla và đang tăng mạ̣nh, đồng thời Nga đang chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cho Việt Nam cùng với việc cấp cho Việt Nam một khoản vay 10 tỷ đôla, trong đó khoảng 8 tỷ là để xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Bình Thuận. Và các tập đoàn dầu khí của Nga hợp tác mạnh với Việt Nam, phía Nga cam kết trong việc tiếp tục các dự án dầu khí. Ngoài ra trong chuyến đi này, trao đổi với Tổng thống Vladimir Putin, ông Trương Tấn Sang đã bầy tỏ Việt Nam đang quan tâm để tham gia Liên minh Thuế quan (Customs Union), trong đó bao gồm Nga, Belarus và Kazakhstan thành lập và áp dụng kể từ tháng 7 năm 2010, với hy vọng sẽ trở thành một động lực mới để tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam và Nga.
Chủ tịch Trương Tấn Sang đã hộiđàm với Tổng thống Liên bang Nga V.V. Putin ngày 27.7.12 (RIA-Novosti) |
Mặc dù chuyến thăm Nga của ông Trương Tấn Sang với cương vị Chủ tịch nước, song nhiều người vẫn hoài nghi về mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc, là hai đối tác của nhau trên trường quốc tế, cùng là thành viên quan trọng của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải(SCO) là một tổ chức có tiềm lực rất lớn, với phạm vi ảnh hưởng hiện nay của SCO đã có 25% dân số thế giới, tổng diện tích các nước thành viên chiếm khoảng 60% lãnh thổ của 2 châu lục Á, Âu . Quan trọng hơn, từ lâu nay người ta vẫn cho rằng SCO có thể là một đối trọng mới của NATO sau khi Khối hiệp ước Warsaw tan rã. Tuy cả Nga và Trung quốc đã và đang có sự phối hợp chặt chẽ trên nhiều hồ sơ quốc tế để chống lại các nước phương Tây như Syria là mọt ví dụ, nhưng Nga gần đây lại lo sợ trước ảnh hưởng đang lên của người láng giềng khổng lồ tại vùng Viễn Đông của họ, nhìn sự trỗi dậy của Bắc Kinh ở châu Á-Thái Bình Dương với sự nghi ngại. Hiện tại Nga cũng và đang tích cực đầu tư vào vùng châu Á-Thái Bình Dương để đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc. Và hình như để khẳng định cho lập trường của mình, phía Nga đã có một động thái hết sức bất ngờ, đó là Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Ba ngày 31/7 đã đề cập đến khả năng Đức Đạt Lai Lạt Ma, người được coi là cái gai trong mắt của Bắc Kinh sẽ đến thăm Nga. Đây là một động thái được cho là có thể đánh dấu sự thay đổi trong lập trường ngoại giao của Nga trên một vấn đề mà đã trở thành ưu tiên trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc.
Về căn cứ quân sự Cam ranh, là điều nhiều cơ quan truyền thông nước ngoài đăng tải tin này, với bình luận cho rằng nó là ý định mở rộng quân sự của Nga ra nước ngoài. Điều này đã khiến phía Nga ngay lập tức cải chính tin ông Phó Đô đốc Viktor Chirkov Tư lệnh Hải quân Nga nói nước ông đang đàm phán để đồn trú hải quân ở Việt Nam. Ngày thứ Sáu 27/7, Bộ Quốc phòng Nga nói ông Chirkov chưa bao giờ có bình luận như vậy. Điều này cũng phù hợp với tường thuật chính thức của Thông Tấn xã Việt Nam về chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trương Tấn Sang đã không nhắc gì đến Cam Ranh, và trong bản Tuyên bố chung của hai nước sau cuộc gặp giữa ông Nguyễn Tấn Sang và Tổng thống Putin ngày 27/7 cũng không đề cập việc này, phần nào cũng phản ảnh chiến thuật nước đôi của Nga trong vấn đề mở rộng quân sự của Nga ra nước ngoài. Điều này cũng hòng tránh né giảm bớt sự nghi ngờ, lo sợ của các quốc gia khác về sự bành trướng quân sự của Nga ra nước ngoài nhằm duy trì và tăng cường vị thế của mình như một quốc gia hàng hải hàng đầu thế giới. Nhưng quan trọng hơn người Nga thừa hiểu vấn đề Cam ranh chỉ là miếng mồi câu hay thứ hàng để mặc cả của Việt nam đối với các nước lớn, vì cả Mỹ và Nga đều thèm muốn vị trí chiến lược của Cam Ranh cho các cương quốc muốn mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Ngược lại Việt nam cũng thừa hiểu việc Nga trở lại Đông Nam Á sẽ là mối đe dọa cho mình, vì điều này có thể khiến Mỹ bất mãn và gây ảnh hưởng cho cả quan hệ Mỹ - Nga và Mỹ - Việt. Đồng thời có thể gây sự hoang mang lo sợ cho các nước Đông Nam Á về sự ổn định của khu vực.
Điều đặc biệt nhất của chuyến đi thăm Nga này của Chủ tịch Trương Tấn Sang đã hộiđàm với thành phần hẹp với Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Dmitry Medvedev ngay sau lễ đón, tại Nhà khách Chính phủ. Theo tin của Thông tấn xã Việt nam cho biết, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Medvedev cũng đã trao đổi ý kiến về việc tăng cường và mở rộng quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nước Nga thống nhất mà Thủ tướng Dmitry Medvedev là Chủ tịch. Trong đó hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nước Nga thống nhất, trong đó có việc trao đổi đoàn cấp cao của hai Đảng trong thời gian tới để nghiên cứu và học tập lẫn nhau giữa hai đảng.
Vậy vấn đề Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nước Nga thống nhất tăng cường hợp tác, nghiên cứu và học tập lẫn nhau giữa hai đảng là vấn đề gì? Theo tin của Thông tấn xã Vỉa hè cho biết, đảng CSVN đã tổ chức thành lập một nhóm chuyên viên tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề "Sao đổi ngôi", việc luân phiên chuyển đổi quyền lực giữa vị trí Thủ tướng và vị trí người đứng đầu nhà nước. Mà theo họ đây là một giải pháp có thể kiểm soát và cân bằng quyền lực trong chế độ độc đảng như ở Việt nam. Đây là một biện pháp mang tính dung hòa của đảng CSVN, nhằm tránh né việc kiểm điểm các vị uỷ viên Bộ Chính trị sẽ thực hiện đầu tiên, trong cuộc vận động chỉnh đốn đảng theo Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương đảng. Và cũng theo tin của Thông tấn xã Vỉa hè thì trong thời gian tới ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nghỉ giữa nhiệm kỳ, thôi giữ chức Tổng bí thư để giao lại cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đảm trách. Đồng thời ông Nguyễn Bá Thanh sẽ lên nắm giữ chức vụ Thủ tướng, nhưng việc ông Bá Thanh nắm chức vụ người đứng đầu chính phủ vẫn còn nhiều trở ngại trong nội bộ lãnh đạo cao cấp đảng CSVN, đặc biệt là từ người đồng hương - đồng chí Nguyễn Xuân Phúc. Tin đồn đoán là như vậy, hãy cùng nhau chờ xem đúng hay sai?
Lâu nay dư luận xôn xao chuyện chiến tranh Ba - Tư, và nó đã khiến không ít người hy vọng rằng cuộc tổng chỉnh lý đảng CSVN lần này sẽ tiêu diệt được con sâu chúa. Nhưng họ đã nhầm khi quên rằng hai con chó Sói đánh nhau để giành một con Cừu, thì con nào còn sóng sót thì mãi mãi Cừu sẽ là mồi của Sói. Qua đây để thấy, một nghị quyết mang tính chất quyết định để hòng cứu vớt sự tồn vong của đảng CSVN mà các lãnh đạo đảng CSVN còn biến hóa như vậy hòng bảo vệ lẫn nhau được thì chẳng có điều gì mà họ không dám làm.
Đừng quên rằng, hãy xem... mà đừng nghe !
Hà nội, ngày 06 tháng 8 năm 2012
© Kami
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét