Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-08-20
Hiện nay, ngày càng dồn dập những lời báo động rằng lượng hàng TQ “đổ bộ” ào ạt vào VN, tràn ngập đồ “made in China”, “từ hàng cao cấp đến hàng kém chất lượng bán với giá bèo”..., khiến các doanh nghiệp trong nước “đuối sức cạnh tranh…”.
Mặt hàng gốm sứ ấy, theo nhà báo Tống Văn Công, “nó nằm trong trận cuồng phong xâm lược của hàng TQ đối với hàng VN!”, và ông cảnh báo về điều không bình thường có liên quan phương Bắc và cả giới cầm quyền VN, là “việc gian lận thương mại, lừa đảo, bịp bợm, trúng thầu tràn lan với thiết bị lạc hậu mà không bị ngăn chặn là mối nguy chẳng những cho kinh tế mà cả an sinh xã hội và an ninh quốc phòng”.
Hiểm họa từ phương Bắc nói chung khiến GS Trần Kinh Nghị không khỏi nêu lên câu hỏi – và cũng là tựa đề bài blog của ông – rằng “Tại sao lại là TQ?”. GS Trần Kinh Nghị nhận thấy có một câu hỏi mãi “vấn vương trong mỗi người VN chúng ta” là cứ mỗi lần an ninh đất nước bị đe doạ, kinh tế bị xáo trộn, bị lũng đoạn, rừng vàng biển bạc bị xâm nhập, thuê dài hạn hay nói đúng ra là “nạn bán rừng”, thực phẩm trở thành độc hại, rồi nạn bán ruộng, giết trâu lấy móng, nuôi đỉa, trồng khoai lang xuất khẩu.v.v…thì “y như rằng người VN lại tìm thấy nguyên nhân nào đó từ TQ ?
Và tác giả tiếp tục thắc mắc “Không biết từ bao giờ nhiều người Việt tin rằng người TQ có thể yểm bùa, trấn huyệt, chặn long mạch… khiến dân tộc này không thể ngóc đầu lên được?”, “Tại sao người Việt Nam không thoát ra khỏi thế bị kìm kẹp đầy rủi ro, nguy hiểm đó, mà có vẻ vẫn an phận với nó hàng ngàn năm nay?”.
Để trả lời những câu hỏi ấy, tác giả nhắc đến câu nói của người xưa rằng “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” để lưu ý – và chứng minh khi so sánh với các lân bang - rằng chúng ta phải tự trách mình trước đã về cái “thế bị kìm kẹp đầy rủi ro, nguy hiểm đó, mà có vẻ vẫn an phận với nó hàng ngàn năm nay”, hơn là đổ cho định mệnh an bài để dân tộc mình sống bênh cạnh “Đại Hán tham lam, xảo quyệt và độc ác”. GS Trần Kinh Nghị phân tích:
Ta hãy thử liên hệ đến trường hợp các dân tộc khác trên thế giới xem sao. Nhật Bản và Hàn Quốc có lẽ là hai trường hợp có hoàn cảnh chung sống cận kề với Trung Quốc tương tự như Việt Nam. Hai nước này đều đã trải qua thời kỳ dài trong lịch sử đấu tranh sinh tồn bên cạnh Hán tộc mà trong đó họ cũng đã từng chịu đựng tình trạng lớn-bé, mạnh-yếu. Nhưng rốt cuộc hai nước này đều đã lần lượt thoát ra được khỏi vòng cương tỏa của TQ, thậm chí phát triển vượt xa TQ .
Ngày nay cung cách quan hệ giữa họ với TQ là quan hệ hoàn toàn bình đẳng, hai bên cùng có lợi không ai có thể chèn ép ai. Ngoài ra, các trường hợp Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao tuy không hoàn toàn giống nhau nhưng cũng đều cho thấy khả năng thoát khỏi thế kìm kẹp của Trung Quốc để tồn tại như những vùng lãnh thổ độc lập là hoàn toàn có thể .
Xa hơn, ta thấy trường hợp nước Cu Ba sống bên cạnh Cường quốc số I chênh lệch nhau về mọi mặt nhưng vẫn hiên ngang tồn tại đâu có bao giờ phải quỵ lụy, triều cống? Không hiếm những quốc gia khác trên thế giới tuy nhỏ bé cả về dân số hoặc diện tích nhưng có thể tồn tại độc lập và phát triển thịnh vượng bên cạnh các nước lớn. Vậy tại sao Việt Nam lúc nào cũng phải quỵ lụy, bạn không ra bạn, thù không ra thù, anh em, đồng chí cũng không phải, với Trung Quốc?
Và tác giả lại nêu lên câu hỏi rằng “phải chăng đó là do ý chí và khát vọng tự cường dân tộc chưa đủ mạnh trong toàn bộ dân chúng, đặc biệt trong giới cầm quyền” VN ? GS Trần Kinh Nghị nhân tiện lưu ý – và có lẽ cũng bày tỏ quan ngại – về điều ông gọi là “tâm thế thần phục, cam chịu lệ thuộc đối với Vương triều Phương Bắc” bên cạnh những trang sử hào hùng, oanh liệt chống ngoại xâm của tổ tiên chúng ta khi “ngọn lửa tự cường, tự tôn dân tộc” ngày xưa ấy từng bùng lên trước quân xâm lược. Nhưng cái tâm thế vừa nói vẫn tiếp diễn cho tới ngày nay khiến tác giả nêu lên nghi vấn rằng “Phải chăng đó là lý do để hiểu tại sao dù căm ghét TQ xâm lược biển đảo, nhưng dân chúng vẫn cứ vô tư tiêu xài hàng hóa trong khi các doanh nghiệp (cả tư nhân và nhà nước) đua nhau nhập máy móc thiết bị, vật tư của TQ?”. GS Trần Kinh Nghị báo động:
Đó là lý do tại sao nhiều cơ quan chính quyền các cấp mơ hồ mất cảnh giác trước những hoạt động ngầm của người TQ len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm của đất nước. Đó là lý do tại sao giới lãnh đạo mà nhầm lẫn người dân yêu nước với “các lực lượng thù địch”. Đó cũng là lý do tại sao các tướng lĩnh Việt Nam lại chọn lúc lòng dân bức xúc trước họa xâm lăng để tung hô công đức của giặc và coi đó là một việc làm khôn khéo(?).
Có rất nhiều những hiện tượng trái khuấy như vậy thường tái diễn trong quan hệ hai nước bất chấp sự thật đã có tới 3-4 cuộc chiến tranh đẫm máu do phía TQ chủ động gây ra trong thời gian ngắn ngủi vừa qua. Từ kinh nghiệm của bản thân và từ bài học của các nước có hoàn cảnh tương tự, thiết nghĩ, con đường tất yếu của Việt nam là phải dứt khoát đoạn tuyệt với cái tâm thế thần phục và lệ thuộc vào nước láng giềng Phương Bắc dù nó được trị vì bởi bất cứ thể chế nào.
Qua bài “Độc lập phải đi liền với dân chủ”, blogger Bùi Văn Bồng nhắc lại bối cảnh lịch sử cho thấy phương Bắc luôn “rình rập” để lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải của VN, như, trong giai đoạn lịch sử hiện đại, quân Tàu Tưởng Giới Thạch chiếm một số đảo ở Hoàng Sa năm 1946, một số đảo phía Đông Hoàng Sa rơi vào tay TQ hồi năm 1956 khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Bắc Kinh chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974 khi Hoa Kỳ rút khỏi VN, TQ “dạy cho VN một bài học” – nói theo lời ông Đặng Tiểu Bình – khi xua quân xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc năm 1979, rồi phương Bắc đã chiếm một phần quần đảo Trường Sa của VN hồi năm 1988, đó là chưa kể Bắc Kinh “mượn tay” Khmer Đỏ đánh phá VN dọc vùng biên giới Tây-Nam. Nhà văn Bùi Văn Bồng nhận định:
Năm 1990, thấy “trên đà thắng lợi”, Trung Quốc bày ra ‘cái bẫy’ Hội nghị Thành Đô, và Đảng CSVN bị vướng bẫy. Có thể nói việc đi dự hội nghị Thành Đô (TQ) là một sự ngoan ngoãn tự băng bó vết thương để sang hầu nghe kẻ thù tiếp tục bóp nghẹt, chặt chém theo kiểu mới.
Thực chất Hội nghị Thành Đô 1990 là cách chạy tội của Trung Quốc khi đã là chủ mưu gây ra nạn diệt chủng ở Campuchia và gây ra chiến tranh biên giới phía Bắc, xâm chiếm Hoàng Sa trước đây và Trường Sa sau này. Nhưng chủ đích của Hội nghị của lãnh đạo TQ là vừa xoa dịu, vừa “cài bẫy” dùng lời lẽ ngon ngọt dụ dỗ Việt Nan để thực hiện “chiến lược xâm lược mềm”, “trỗi dậy hòa bình”, phá vỡ sự nghiệp đổi mới của Việt Nam, từng bước làm suy yếu Việt Nam để đạt mục đích cuối cùng là xâm lược nước ta lần nữa. Đã quá thừa minh chứng để nhận diện bộ mặt thật của Trung Quốc. Cũng cần chỉ thẳng ra rằng, thủ phạm của “diễn biến hòa bình”, “thế lực thù địch” không ai khác mà chính là Trung Quốc.
Tác giả lưu ý tới “cái mồi câu” của ngư ông đắc lợi Bắc Kinh là “16 chữ vàng” và “4 tốt” luôn được tận dụng, nhử cho “cá Phương Nam” cắn câu đề rồi bị lâm vào thế bí về mọi mặt như hiện nay – từ chính trị, kinh tế, ngoại giao, an ninh quốc phòng cho tới văn hoá, xã hội. Cái mộng “tỉnh Quảng Nam” của Phương Bắc mà họ hẳn cho là còn thiếu sau khi đã có Quảng Đông, Quảng Tây, chính là “con cá Phương Nam”, tức - theo nhà văn Bùi Văn Bồng – gồm VN và cả Đông Dương, và cái mộng này, theo tham vọng Bắc Kinh, là “hãy đợi đấy!”. Nhà văn Bùi Văn Bồng cảnh báo:
Khổ một nỗi là Đảng ta mải miết bám theo “đoàn kết, hữu nghị, anh em, cùng lý tưởng cộng sản” mà từ kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ rồi cho đến nay vẫn chưa thoát ra được kịch bản, đạo diễn của Trung Quốc về những lĩnh vực trọng yếu và những tình huống mang tính bước ngoặt lịch sử.
Tại sao mỗi lần nghe theo Trung Quốc là một lần thất bại, kể cả can thiệp về nhân sự, loại bỏ những người trong nguồn quy hoạch lãnh đạo có đức có tài, có chính kiến, đã nhiều lần bị trả giá quá đắt, mà cái tư tưởng “phủ phục thiên triều” vẫn chưa dứt ra được?
Không nhận diện ra tốt-xấu, phải-trái, không đánh giá được đâu là bạn, đâu là thù, không phân biệt đâu là mưu mô và đâu là“sự giúp đỡ chí tình”, hàm ơn vô lý, chính là sự tự sát…,còn “chạy việt dã vô cự ly”đến hết hơi rồi chịu gục ngã. Một nước đã Tuyên bố độc lập, thế nhưng do thiếu tính tự chủ, tin vào thứ Chủ nghĩa xã hội trá hình kiểu Tàu, trở thành con bài của Mao-ít, để rồi cung cúc đi theo, nghe xúi giục làm theo, trả giá biết bao lần mà nay chưa kiên quyết thể hiện tự chủ của một nước độc lập, cuối cùng chỉ chuốc lấy sự trì trệ và những mất mát, tang thương không lường hết được.
Tác giả hình dung ra “cái gậy thủ sẵn từ lâu của TQ nay đã to, chắc hơn, không cần giấu sau lưng nữa” và đã công khai đập cho “con mồi” nhiều phen thập tử nhất sinh, trong khi “củ cà rốt” mà Phương Bắc đem ra chiêu dụ nay “đã thối”, thì tại sao đến lúc này giới cầm quyền trong nước “còn ráng bơi ngược dòng, trung thành với những cam kết hoàn toàn do sự áp đặt, cài bẫy của TQ từ hơn 20 năm trước” ?. Vẫn theo tác giả, như vậy “rõ ràng là nguy cơ đưa đất nước vào kết cục bi thảm”.
2012-08-20
Hiện nay, ngày càng dồn dập những lời báo động rằng lượng hàng TQ “đổ bộ” ào ạt vào VN, tràn ngập đồ “made in China”, “từ hàng cao cấp đến hàng kém chất lượng bán với giá bèo”..., khiến các doanh nghiệp trong nước “đuối sức cạnh tranh…”.
Hàng Trung Quốc tràn ngập
Blogger Tống Văn Công trích dẫn lời Hiệp Hội Gốm Sứ Xây Dựng VN báo nguy rằng “Trong khi các doanh nghiệp gốm sứ trong nước đang thoi thóp thì gốm sứ Trung Quốc ào ạt tràn vào. Hiệp hội đã rất nhiều lần kiến nghị phải có biện pháp ngăn chặn gian lận thương mại của hàng Trung Quốc, thế nhưng tình trạng này cứ tiếp tục tăng vọt!”.Mặt hàng gốm sứ ấy, theo nhà báo Tống Văn Công, “nó nằm trong trận cuồng phong xâm lược của hàng TQ đối với hàng VN!”, và ông cảnh báo về điều không bình thường có liên quan phương Bắc và cả giới cầm quyền VN, là “việc gian lận thương mại, lừa đảo, bịp bợm, trúng thầu tràn lan với thiết bị lạc hậu mà không bị ngăn chặn là mối nguy chẳng những cho kinh tế mà cả an sinh xã hội và an ninh quốc phòng”.
Hiểm họa từ phương Bắc nói chung khiến GS Trần Kinh Nghị không khỏi nêu lên câu hỏi – và cũng là tựa đề bài blog của ông – rằng “Tại sao lại là TQ?”. GS Trần Kinh Nghị nhận thấy có một câu hỏi mãi “vấn vương trong mỗi người VN chúng ta” là cứ mỗi lần an ninh đất nước bị đe doạ, kinh tế bị xáo trộn, bị lũng đoạn, rừng vàng biển bạc bị xâm nhập, thuê dài hạn hay nói đúng ra là “nạn bán rừng”, thực phẩm trở thành độc hại, rồi nạn bán ruộng, giết trâu lấy móng, nuôi đỉa, trồng khoai lang xuất khẩu.v.v…thì “y như rằng người VN lại tìm thấy nguyên nhân nào đó từ TQ ?
Và tác giả tiếp tục thắc mắc “Không biết từ bao giờ nhiều người Việt tin rằng người TQ có thể yểm bùa, trấn huyệt, chặn long mạch… khiến dân tộc này không thể ngóc đầu lên được?”, “Tại sao người Việt Nam không thoát ra khỏi thế bị kìm kẹp đầy rủi ro, nguy hiểm đó, mà có vẻ vẫn an phận với nó hàng ngàn năm nay?”.
Để trả lời những câu hỏi ấy, tác giả nhắc đến câu nói của người xưa rằng “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” để lưu ý – và chứng minh khi so sánh với các lân bang - rằng chúng ta phải tự trách mình trước đã về cái “thế bị kìm kẹp đầy rủi ro, nguy hiểm đó, mà có vẻ vẫn an phận với nó hàng ngàn năm nay”, hơn là đổ cho định mệnh an bài để dân tộc mình sống bênh cạnh “Đại Hán tham lam, xảo quyệt và độc ác”. GS Trần Kinh Nghị phân tích:
Ta hãy thử liên hệ đến trường hợp các dân tộc khác trên thế giới xem sao. Nhật Bản và Hàn Quốc có lẽ là hai trường hợp có hoàn cảnh chung sống cận kề với Trung Quốc tương tự như Việt Nam. Hai nước này đều đã trải qua thời kỳ dài trong lịch sử đấu tranh sinh tồn bên cạnh Hán tộc mà trong đó họ cũng đã từng chịu đựng tình trạng lớn-bé, mạnh-yếu. Nhưng rốt cuộc hai nước này đều đã lần lượt thoát ra được khỏi vòng cương tỏa của TQ, thậm chí phát triển vượt xa TQ .
Ngày nay cung cách quan hệ giữa họ với TQ là quan hệ hoàn toàn bình đẳng, hai bên cùng có lợi không ai có thể chèn ép ai. Ngoài ra, các trường hợp Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao tuy không hoàn toàn giống nhau nhưng cũng đều cho thấy khả năng thoát khỏi thế kìm kẹp của Trung Quốc để tồn tại như những vùng lãnh thổ độc lập là hoàn toàn có thể .
Xa hơn, ta thấy trường hợp nước Cu Ba sống bên cạnh Cường quốc số I chênh lệch nhau về mọi mặt nhưng vẫn hiên ngang tồn tại đâu có bao giờ phải quỵ lụy, triều cống? Không hiếm những quốc gia khác trên thế giới tuy nhỏ bé cả về dân số hoặc diện tích nhưng có thể tồn tại độc lập và phát triển thịnh vượng bên cạnh các nước lớn. Vậy tại sao Việt Nam lúc nào cũng phải quỵ lụy, bạn không ra bạn, thù không ra thù, anh em, đồng chí cũng không phải, với Trung Quốc?
Phải dứt khoát đoạn tuyệt
Và tác giả lại nêu lên câu hỏi rằng “phải chăng đó là do ý chí và khát vọng tự cường dân tộc chưa đủ mạnh trong toàn bộ dân chúng, đặc biệt trong giới cầm quyền” VN ? GS Trần Kinh Nghị nhân tiện lưu ý – và có lẽ cũng bày tỏ quan ngại – về điều ông gọi là “tâm thế thần phục, cam chịu lệ thuộc đối với Vương triều Phương Bắc” bên cạnh những trang sử hào hùng, oanh liệt chống ngoại xâm của tổ tiên chúng ta khi “ngọn lửa tự cường, tự tôn dân tộc” ngày xưa ấy từng bùng lên trước quân xâm lược. Nhưng cái tâm thế vừa nói vẫn tiếp diễn cho tới ngày nay khiến tác giả nêu lên nghi vấn rằng “Phải chăng đó là lý do để hiểu tại sao dù căm ghét TQ xâm lược biển đảo, nhưng dân chúng vẫn cứ vô tư tiêu xài hàng hóa trong khi các doanh nghiệp (cả tư nhân và nhà nước) đua nhau nhập máy móc thiết bị, vật tư của TQ?”. GS Trần Kinh Nghị báo động:
Đó là lý do tại sao nhiều cơ quan chính quyền các cấp mơ hồ mất cảnh giác trước những hoạt động ngầm của người TQ len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm của đất nước. Đó là lý do tại sao giới lãnh đạo mà nhầm lẫn người dân yêu nước với “các lực lượng thù địch”. Đó cũng là lý do tại sao các tướng lĩnh Việt Nam lại chọn lúc lòng dân bức xúc trước họa xâm lăng để tung hô công đức của giặc và coi đó là một việc làm khôn khéo(?).
Có rất nhiều những hiện tượng trái khuấy như vậy thường tái diễn trong quan hệ hai nước bất chấp sự thật đã có tới 3-4 cuộc chiến tranh đẫm máu do phía TQ chủ động gây ra trong thời gian ngắn ngủi vừa qua. Từ kinh nghiệm của bản thân và từ bài học của các nước có hoàn cảnh tương tự, thiết nghĩ, con đường tất yếu của Việt nam là phải dứt khoát đoạn tuyệt với cái tâm thế thần phục và lệ thuộc vào nước láng giềng Phương Bắc dù nó được trị vì bởi bất cứ thể chế nào.
Qua bài “Độc lập phải đi liền với dân chủ”, blogger Bùi Văn Bồng nhắc lại bối cảnh lịch sử cho thấy phương Bắc luôn “rình rập” để lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải của VN, như, trong giai đoạn lịch sử hiện đại, quân Tàu Tưởng Giới Thạch chiếm một số đảo ở Hoàng Sa năm 1946, một số đảo phía Đông Hoàng Sa rơi vào tay TQ hồi năm 1956 khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Bắc Kinh chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974 khi Hoa Kỳ rút khỏi VN, TQ “dạy cho VN một bài học” – nói theo lời ông Đặng Tiểu Bình – khi xua quân xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc năm 1979, rồi phương Bắc đã chiếm một phần quần đảo Trường Sa của VN hồi năm 1988, đó là chưa kể Bắc Kinh “mượn tay” Khmer Đỏ đánh phá VN dọc vùng biên giới Tây-Nam. Nhà văn Bùi Văn Bồng nhận định:
Năm 1990, thấy “trên đà thắng lợi”, Trung Quốc bày ra ‘cái bẫy’ Hội nghị Thành Đô, và Đảng CSVN bị vướng bẫy. Có thể nói việc đi dự hội nghị Thành Đô (TQ) là một sự ngoan ngoãn tự băng bó vết thương để sang hầu nghe kẻ thù tiếp tục bóp nghẹt, chặt chém theo kiểu mới.
Thực chất Hội nghị Thành Đô 1990 là cách chạy tội của Trung Quốc khi đã là chủ mưu gây ra nạn diệt chủng ở Campuchia và gây ra chiến tranh biên giới phía Bắc, xâm chiếm Hoàng Sa trước đây và Trường Sa sau này. Nhưng chủ đích của Hội nghị của lãnh đạo TQ là vừa xoa dịu, vừa “cài bẫy” dùng lời lẽ ngon ngọt dụ dỗ Việt Nan để thực hiện “chiến lược xâm lược mềm”, “trỗi dậy hòa bình”, phá vỡ sự nghiệp đổi mới của Việt Nam, từng bước làm suy yếu Việt Nam để đạt mục đích cuối cùng là xâm lược nước ta lần nữa. Đã quá thừa minh chứng để nhận diện bộ mặt thật của Trung Quốc. Cũng cần chỉ thẳng ra rằng, thủ phạm của “diễn biến hòa bình”, “thế lực thù địch” không ai khác mà chính là Trung Quốc.
Kịch bản "16 chữ vàng và 4 tốt"
Tác giả lưu ý tới “cái mồi câu” của ngư ông đắc lợi Bắc Kinh là “16 chữ vàng” và “4 tốt” luôn được tận dụng, nhử cho “cá Phương Nam” cắn câu đề rồi bị lâm vào thế bí về mọi mặt như hiện nay – từ chính trị, kinh tế, ngoại giao, an ninh quốc phòng cho tới văn hoá, xã hội. Cái mộng “tỉnh Quảng Nam” của Phương Bắc mà họ hẳn cho là còn thiếu sau khi đã có Quảng Đông, Quảng Tây, chính là “con cá Phương Nam”, tức - theo nhà văn Bùi Văn Bồng – gồm VN và cả Đông Dương, và cái mộng này, theo tham vọng Bắc Kinh, là “hãy đợi đấy!”. Nhà văn Bùi Văn Bồng cảnh báo:
Khổ một nỗi là Đảng ta mải miết bám theo “đoàn kết, hữu nghị, anh em, cùng lý tưởng cộng sản” mà từ kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ rồi cho đến nay vẫn chưa thoát ra được kịch bản, đạo diễn của Trung Quốc về những lĩnh vực trọng yếu và những tình huống mang tính bước ngoặt lịch sử.
Tại sao mỗi lần nghe theo Trung Quốc là một lần thất bại, kể cả can thiệp về nhân sự, loại bỏ những người trong nguồn quy hoạch lãnh đạo có đức có tài, có chính kiến, đã nhiều lần bị trả giá quá đắt, mà cái tư tưởng “phủ phục thiên triều” vẫn chưa dứt ra được?
Không nhận diện ra tốt-xấu, phải-trái, không đánh giá được đâu là bạn, đâu là thù, không phân biệt đâu là mưu mô và đâu là“sự giúp đỡ chí tình”, hàm ơn vô lý, chính là sự tự sát…,còn “chạy việt dã vô cự ly”đến hết hơi rồi chịu gục ngã. Một nước đã Tuyên bố độc lập, thế nhưng do thiếu tính tự chủ, tin vào thứ Chủ nghĩa xã hội trá hình kiểu Tàu, trở thành con bài của Mao-ít, để rồi cung cúc đi theo, nghe xúi giục làm theo, trả giá biết bao lần mà nay chưa kiên quyết thể hiện tự chủ của một nước độc lập, cuối cùng chỉ chuốc lấy sự trì trệ và những mất mát, tang thương không lường hết được.
Tác giả hình dung ra “cái gậy thủ sẵn từ lâu của TQ nay đã to, chắc hơn, không cần giấu sau lưng nữa” và đã công khai đập cho “con mồi” nhiều phen thập tử nhất sinh, trong khi “củ cà rốt” mà Phương Bắc đem ra chiêu dụ nay “đã thối”, thì tại sao đến lúc này giới cầm quyền trong nước “còn ráng bơi ngược dòng, trung thành với những cam kết hoàn toàn do sự áp đặt, cài bẫy của TQ từ hơn 20 năm trước” ?. Vẫn theo tác giả, như vậy “rõ ràng là nguy cơ đưa đất nước vào kết cục bi thảm”.
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét