Giới Thiệu

Blog Luật của Sự Thật là một trang blog đăng tải các tin tức bài vỡ liên quan đến những sự kiện bất công, lạm dụng luật pháp hiện đang xảy ra tại Việt Nam.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 1

Xin nhấn vào đây để đọc tập 1 về quyền biểu tình.

Chân dung ông Nguyễn Đức Kiên

Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy nửa năm, Sacombank đã nằm gọn trong tay của nhóm “bố già” Nguyễn Đức Kiên.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 2

Xin nhấn vào đây để đọc tập 2 về quyền hội họp, lập hội, lập đảng.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 3

Xin nhấn vào đây để đọc tập 3 về quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin.

31/3/13

Chúng ta là Đoàn Văn Vươn


- Tôi sẽ viết lên giữa lòng ngực này và đứng giữa phố phường, hiển thị trên thế giới mạng để nói lên niềm tin mãnh liệt của tôi: Đoàn Văn Vươn vô tội. Đoàn Văn Quý vô tội. Đoàn Văn Sịnh vô tội. Đoàn Văn Vệ vô tội.

- Doan Van Vuon is my hero: với tấm bảng này tôi sẽ giơ cao không ngại ngần để cho thế giới biết rằng tại Việt Nam vẫn có những con người lấn biển, mở mang đất sống, tiếp tục ý chí chiến thắng trời đất, chinh phục biển cả của tổ tiên chúng tôi.

- Trên thế giới mạng bao la này, tôi sẽ cùng với bạn bè tôi treo cao biểu ngữ: Tự Do cho Đoàn Văn Vươn và người thân. Chúng tôi tin rằng dù đang ở bất cứ nơi nào, Huế Sài Gòn, Hà Nội, Paris, London, Cali... chúng tôi đều có thể làm làm được điều tối thiểu này.

- Bằng ngòi bút của tôi, tôi sẽ tiếp tục viết và vinh danh những con người lấn biển vá trời, bày tỏ niềm tin và lòng cảm phục của thế hệ chúng tôi như là những chứng nhân về hành động dũng cảm của họ trước thiên nhiên khắc nghiệt và cường hào hung dữ.

- Và tôi, một Công Dân Tự Do, xin gửi đến mọi người lời cam kết: tôi sẽ cùng với nhiều bạn bè của tôi đồng hành với thân nhân của anh Đoàn Văn Vươn trên bước đường đi tìm công lý. Công bằng của gia đình họ đồng nghĩa với công bằng của chúng tôi. Trong điều kiện cho phép, tôi sẽ có mặt tại Hải Phòng để thể hiện sự ủng hộ đối với Đoàn Văn Vươn và các thân nhân của anh.

Hãy cùng nhau công khai tuyên bố rằng: Tự do cho anh, công lý cho gia đình anh là tự do và công lý cho chính dân tộc Việt Nam.

Hãy đồng hành và đáp ứng lời kêu gọi của người phụ nữ tay lấm, chân bùn nhưng đã can trường tuyên bố: Chấp nhận mất để xã hội được.

Hãy cùng nhau thực hiện 1 hay nhiều điều trên và hướng đến Hải Phòng hoặc cùng nắm tay nhau đi về thành phố cảng.

Chúng ta là Đoàn Văn Vươn.

Nguyễn Hoàng Vi
107/22 Phan Văn Năm, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, Sài Gòn
CMND: 025121325

Phạm Thanh Nghiên
Số nhà 17, Phương Lưu 2, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng
CMND: 030960703

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
24 Đặng Tất - Vĩnh Phước - Nha Trang
CMND: 225048950

Vũ Sỹ Hoàng
20 Đường số 4, Tổ 5, Kp 3, Linh Xuân, Thủ Đức
CMND: 370946457

Nguyễn Tiến Nam
Tổ 24, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
CMND: 060686883

Trịnh Anh Tuấn
20 Hồ Xuân Hương, Buôn Mê Thuột, Đăk Lăk
CMND: 245086856

Nguyễn Lân Thắng
Thịnh Quang, Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
CMND: 012145845

Huỳnh Công Thuận
280/14A Huỳnh Văn Bánh, F11, Q. Phú Nhuận, Sài Gòn
CMND: 330668464

Võ Trường Thiện
2A, Nguyễn Thị Định, Bình Tân, Nha Trang
CMND: 225120789

Châu Văn Thi
180/1k KP4 Trần Xuân Soạn, P. Tân Hưng Q7, Sài Gòn,
CMND: 024568970

Linh mục Lê Ngọc Thanh
Dòng Chúa Cứu Thế, 38 Kỳ Đồng, Q.3, Sài Gòn
CMND: 230752095

Linh mục Phan Văn Lợi
16/46 Trần Phú, thành phố Huế, Thừa Thiên-Huế
CMND: 190083880

Trần Đức Thạch
Xóm Tân Mỹ, xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
CMND: 181853598

Phạm Văn Trội
Chương Dương, Thường Tín, Hà Nội.
CMND: 111750941

Mục sư Nguyễn Trung Tôn
Thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
CMND 171535225

Ls. Nguyễn Văn Đài
P302, Z8 ngõ 1, phố Tạ Quang Bửu, Bách Khoa, Hà Nội
CMND: 012216392

Trương Minh Đức
Đường N3, thị trấn Mỹ Phước 1, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương
CMND: 370597860

Mục sư Thân Văn Trường
20/84A, tổ 10, KP6, Linh Trung, Thủ Đức, Saigon
CMND: 271988881


 
 
 
 
 
 
 
 

Bình Minh: Hiến định quyền công dân thế nào là phù hợp?

Luật sư Nguyễn Văn Tú
Luật sư Nguyễn Văn Tú
Quyền công dân và quyền con người là một trong những nội dung được đặc biệt quan tâm trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Ngoài việc sửa đổi các quy định cũ, Ban soạn thảo đã xây dựng thêm một số điều luật mới. Những quy định của Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi về quyền con người và quyền công dân cũng được nhiều ý kiến quan tâm, góp ý. Sự tán thành hay những đề nghị tiếp tục sửa đổi các quy định về quyền con người và quyền công dân để nội dung này của Hiếp pháp trở nên “hoàn hảo” vẫn đang diễn ra theo chiều hướng tích cực.

PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Văn Tú - Phó Chủ nhiệm ĐLS tỉnh Bắc Giang - về những vấn đề cần được cơ quan soạn thảo quan tâm khi xây dựng các quy định về quyền công dân trong Hiến pháp.

Thưa Luật sư, ông đánh giá như thế nào về các quy định về quyền con người và quyền công dân của của dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi?

- Quy định về quyền con người và quyền, nghĩa vụ của công dân trong dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi có rất nhiều điểm mới. Dự thảo lần này là lần đầu tiên Hiến pháp nước ta đề cập đến quyền con người. Nói cách khác, đây là lần đầu tiên hiến định quyền con người trong lịch sử lập hiến nước ta cho dù quyền con người vẫn được bảo vệ bằng các quy định khác của Hiến pháp và hệ thống pháp luật.

Tôi cho rằng, với quy định mới này thì dự thảo Hiến pháp đánh dấu một bước phát triển trong lịch sử lập hiến nước ta, tạo tiền đề để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Vậy theo ông, những quy định về quyền con người trong Dự thảo Hiến pháp đã phù hợp chưa, cần sửa đổi, bổ sung những nội dung nào cho phù hợp với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ  nghĩa?

- Theo tôi, việc xây dựng các quy định về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp là rất cần thiết vì Hiến pháp vốn là tập hợp các nguyên tắc chính trị quan trọng xác định mối quan hệ giữa Nhà nước và chủ thể của quyền lực nhà nước (công dân). Trong đó, Nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tránh sự xâm phạm từ chính Nhà nước và bảo vệ quyền con người, quyền công dân tránh khỏi sự xâm phạm từ các tổ chức, cá nhân khác.

Nguyên tắc trên đòi hỏi cần phải thực hiện tốt kỹ thuật lập hiến, nói cách khác việc hiến định quyền nào cần phải được cân nhắc thật kỹ lưỡng để đảm bảo tính hợp lý và khả thi. Trong dự thảo Hiến pháp, tôi thấy còn nhiều quy định về quyền con người, quyền công dân chưa hợp lý, cần thiết phải nghiên cứu để viết lại cho phù hợp, như quy định “Mọi người có quyền sống” tại Điều 21 của Dự thảo.

Về quy định này, theo tôi, quyền sống là quyền tự nhiên mà tạo hóa sinh ra ai cũng đương nhiên có, cũng như quyền ăn, mặc, vệ sinh cá nhân. Do đó, đối với các quyền tự nhiên của con người thì Hiến pháp chỉ cần ghi nhận có tính nguyên tắc và xác định nghĩa vụ của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ quyền con người là đầy đủ.

Chương về quyền con người và quyền công dân của dự thảo Hiến pháp sửa đổi có 37 điều với nhiều điều mới, nhiều nội dung được bổ sung. Theo ông, quy định như vậy có quá nhiều?

- Thực ra, tôi thấy như vậy là nhiều nhưng lại chưa đủ. Nếu so sánh với hiến pháp một số nước khác có nền pháp luật tiên tiến thì số điều trong Dự thảo là nhiều. Nhưng, tôi thấy nhiều quy định chưa thực sự cần quy định trong Hiến pháp mà chỉ cần quy định trong các luật liên quan là đủ. Bên cạnh đó, cần hiến định một số quyền khác của công dân.

Như tôi nói, Hiến pháp bảo vệ quyền con người, quyền công dân trước sự lạm quyền của Nhà nước. Nghĩa là, ghi nhận quyền con người, quyền công dân đồng nghĩa với việc Nhà nước phải bảo vệ quyền đó bằng pháp luật, không để quyền đó bị xâm phạm. Do đó, chỉ nên quy định các quyền cơ bản, dễ bị xâm phạm từ phía Nhà nước là đủ.

Ví dụ, quyền kết hôn, ly hôn là quyền tự nhiên thì không nên quy định trong Hiến pháp, chỉ nên quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình vì quyền này hiếm khi bị xâm phạm từ phía cơ quan công quyền. Nhưng, quyền im lặng thì khác. Hiện nay, trong quá trình điều tra các bị can, bị cáo luôn bị ép phải khai báo và được giải thích là “có nghĩa vụ phải khai báo” trong khi thực chất việc im lặng là quyền tự nhiên của con người để bảo vệ mình, đó là quyền tự vệ trước sự tấn công về mặt pháp lý từ phía Nhà nước. Do đó, cần phải hiến định quyền im lặng để tránh việc truy bức, ép cung.

Trong Nhà nước pháp quyền, mọi hành vi của công dân hay cơ quan nhà nước đều phải tuân theo pháp luật. Vì thế, chỉ cần hiến định các quyền cơ bản của công dân mà dễ bị tổn thương do sự lạm quyền từ phía công chức nhà nước gây ra. Như vậy, không cần quy định nhiều cũng sẽ vẫn đủ để bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Xin cảm ơn ông!
Bình Minh

Nguồn:
http://phapluatvn.vn/tong-ket-thi-hanh-hien-phap-1992/201303/Hien-dinh-quyen-cong-dan-the-nao-la-phu-hop-2076581/

Vụ ông Vươn: 'Chính quyền sai hoàn toàn'

Nhà của gia đình ông Vươn bị chính quyền phá.
Một luật sư khuyến cáo giới chức tòa án Việt Nam xét xử công minh cho phiên xử mà ông mô tả là sẽ đi vào lịch sử.

Luật sư Trần Vũ Hải, người không tham gia bào chữa trong vụ xử theo dự kiến diễn ra vào tuần tới, khuyến cáo giới thẩm phán cần xem xét các tình tiết được cho là sai trái về phía chính quyền huyện Tiên Lãng vốn dẫn tới việc gây ức chế và hành vi phản kháng của ông Vươn và người thân khi bị cưỡng chế đất.

Ông Vươn và gia đình gồm sáu người sẽ bị đưa ra xét xử vì tội "giết người và chống người thi hành công vụ."

Luật sư Hải cũng so sánh vụ án ở Cống Rộc, Tiên Lãng này với Bấm vụ án Nọc Nạn xảy ra ở tỉnh Bạc Liêu từ thời Pháp thuộc mà trong đó các bị cáo chính, là nông dân người Việt đã phản kháng đàn áp, cưỡng bức ruộng đất và giết chết năm người của chính quyền thực dân Pháp và phong kiến ở Nam Kỳ, đã được tha bổng.

"Trong phiên xử này, nhân dân hy vọng rằng tòa án của Việt Nam, nhà nước công nông Việt Nam, sẽ bảo vệ tốt hơn quyền của nông dân so với tòa án thực dân Pháp hoặc ít nhất là bằng.

"Đây là phiên xử thể hiện tính công minh của hệ thống tư pháp Việt Nam và là dịp để so sánh với hệ thống tư pháp của chế độ cũ", luật sư Hải nói với BBC hôm 30/03.

Tin cho hay gần một chục luật sư có thể được chấp nhận tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và người thân trong phiên tòa dự kiến từ ngày 2-5/4 xử vụ người dân nổ súng chống cưỡng chế đất đai ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đầu tháng 1/2012, theo báo trong nước.

Luật sư Trần Vũ Hải nói về phiên xử ông Vươn

Một luật sư khuyến cáo giới chức tòa án Việt Nam xét xử công minh cho phiên xử mà ông mô tả là sẽ đi vào lịch sử.

Tờ Người Lao Động hôm thứ Sáu cho hay tám luật sư có thể được tham gia bào chữa cho sáu anh em trong gia đình ông Vươn trong phiên sơ thẩm, nếu không có gì thay đổi.

Trước phiên tòa tuần sau, một số ý kiến của giới quan sát cho hay chính quyền Hải Phòng có thể sẽ muốn xét xử vụ án trong một động thái đa mục tiêu, vừa tiếp tục qua đó răn đe khả năng lặp lại các vụ phản kháng chống cưỡng chế vốn thu hút chú ý của công luận, vừa có thể muốn xoa dịu dư luận.
"Trong phiên xử này, nhân dân hy vọng rằng tòa án của Việt Nam, nhà nước công nông Việt Nam, sẽ bảo vệ tốt hơn quyền của nông dân so với tòa án thực dân Pháp hoặc ít nhất là bằng"

Luật sư Trần Vũ Hải

Nhà báo Huy Đức vào tuần này viết trên Bấm Facebook về điều ông gọi là "tội và công" của anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn.

"Về tội, anh Vươn chỉ làm "trầy da, tróc vảy" mấy cán bộ công an. Về công, anh thức tỉnh được ở tầm cao nhất.

"Tòa nên chiểu theo khoản 4, điều 8 của Bộ Luật Hình sự (Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác) để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho các thành viên trong gia đình anh.

"Rồi lịch sử sẽ còn nhắc lại vụ Đoàn Văn Vươn. Bản án là sự lựa chọn để lại tiếng thơm hay để lại vết nhơ trăm năm cho Chế độ", nhà báo Huy Đức bình luận.

'Ân giảm nếu nhận tội'?"

Con người ai cũng có quyền tự vệ khi bị kẻ khác đe dọa tính mạng hoặc lợi ích chính đáng của mình. Tự vệ, trước hết đó là quyền cơ bản của con người"
Nguyễn Thị Ánh Hiền, Dân luận

Có dự đoán từ giới quan sát cho rằng các bị can là thành viên gia đình của ông Vươn có thể phải đối mặt với mức án tù khoảng dưới mười năm, hoặc có thể chỉ khoảng 7 năm trở xuống, một số có thể sẽ được giảm án qua các hình thức ân giảm qua các đợt ân xá hàng năm, nếu chịu nhận tội.

Tuy nhiên, trên truyền thông tự do trên mạng Internet, nhiều ý kiến tiếp tục đề nghị tha bổng cho các bị can, và đặt vấn đề các ông Vươn, Quý và những người thân chỉ "tự vệ chính đáng."

Các phiên xử được dự đoán sẽ diễn ra trong vòng bảo vệ an ninh, trật tự nghiêm ngặt của chính quyền và các lực lượng cảnh sát, an ninh.

Ngay sau phiên xử ông Vươn và người thân tuần sau, từ 8-10/4 sẽ bắt đầu phiên tòa sơ thẩm xử vụ án “Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đối với 5 bị can nguyên cán bộ huyện Tiên Lãng.

Đó là các ông Lê Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; ông Phạm Xuân Hoa, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Tiên Lãng; ông Lê Thanh Liêm, nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Quang; và ông Phạm Đăng Hoan, nguyên Bí thư Đảng ủy xã, theo tờ Người Lao Động.

'Tự vệ chính đáng'

Từ 8-10/4 sẽ xử cựu quan chức Tiên Lãng, Hải Phòng trong đó có cựu Chủ tịch Lê Văn Hiền
Hôm 30/3, bài báo trên tờ Bấm Dân Luận của tác giả Nguyễn Thị Ánh Hiền với tựa đề "Đi tìm sự hợp lý trong lý do biện minh "tự vệ" ở vụ án Đoàn Văn Vươn" đặt vấn đề:

"Con người ai cũng có quyền tự vệ khi bị kẻ khác đe dọa tính mạng hoặc lợi ích chính đáng của mình. Tự vệ, trước hết đó là quyền cơ bản của con người.

"Biện pháp tự vệ được sử dụng khi phải đối mặt với tình huống sắp bị tấn công hoặc sắp bị đe dọa. Nếu không tự vệ thì nguy cơ xảy ra thiệt hại rất nghiêm trọng."

Tác giả nhận đang là sinh viên Luật ở một đại học tại Sài Gòn khẳng định: "Một hành vi không làm cho một người có tội trừ phi tâm của họ có tội."

"Nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở VN sẽ bị chà đạp"

Nhà báo Hồng Ngọc

Trước đó, trên BBC Việt ngữ trong bài viết "Đoàn Văn Vươn - từ công lý đến bạo lực", tác giả Bấm Hồng Ngọc, cựu nhà báo của VietnamNet và Văn hóa - Thể thao đưa ra quan điểm:

"Dù ai cũng biết gia đình ông Vươn phạm pháp trong cuộc đáp trả ấy, thì phản kháng tuyệt vọng ấy cần phải được nhìn nhận theo hướng gia đình ông Vươn là nạn nhân, trước khi bị nhìn nhận như thủ phạm, "Nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở Việt Nam sẽ bị chà đạp, và bạo lực ở nơi này hay nơi khác sẽ lại tiếp diễn, nghiêm trọng hơn," nhà báo tự do Hồng Ngọc cảnh báo.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130330_doanvanvuon_views.shtml

Nguyễn Lễ: Điều lạ ở Vĩnh Yên

Pháp y trung ương đang khám nghiệm tử thi Nguyễn Tuấn Anh
Nguyên nhân trực tiếp xảy ra vụ việc ở Vĩnh Yên
 là xung quanh việc khám nghiệm tử thi
Suốt mấy ngày qua có lẽ Vĩnh Yên là địa danh được nhắc đến nhiều nhất trên báo chí trong nước. Trước đó, nhiều người còn không biết có một thành phố có tên là Vĩnh Yên nằm cách Hà Nội không xa.
Đã hơn một tuần lễ nhưng những gì xảy ra ở đô thị tỉnh lẻ này vẫn chưa hết nóng với dư luận.
Dẫu sao người chết cũng đã chết – khơi gợi lại nỗi đau của gia đình nạn nhân là điều tôi thật sự không mong muốn.

Mạng người hết sức quý giá, nhất là của một người đàn ông đang ở tuổi gánh vác giang sơn, chèo chống gia đình như anh Nguyễn Tuấn Anh.

Một gia đình bỗng dưng đổ sập, một người vợ bụng mang dạ chửa không còn nơi nương tựa, một đứa trẻ mãi mất đi tình thương của cha và một đứa trẻ nữa sắp ra đời không bao giờ được gọi bố.
Trước hết tôi xin chia sẻ nỗi đau này với gia đình anh Nguyễn Tuấn Anh và cầu mong hương hồn anh được yên nghỉ nơi chín suối.

Hơi hướng chính trị

Theo kịch bản mà chính quyền đưa ra, có vẻ vụ việc bắt đầu từ khi rượu vào lời ra rồi xích mích dẫn đến hành hung và cuối cùng là án mạng.

Nếu đúng như thế thì vụ án gây chấn động Vĩnh Yên không phải là điều gì lạ lùng ở Việt Nam mà chỉ là một vụ án hình sự bình thường nếu không muốn nói là rất thường.

Thế nhưng, chỉ sau một đêm từ một công nhân không ai biết Nguyễn Tuấn Anh vụt trở thành cái tên nổi tiếng được nhiều người bàn luận và tìm kiếm.

Nổi tiếng kiểu này này chắc chắn là điều mà bản thân Tuấn Anh, gia đình và đặc biệt là chính quyền không mong muốn.

"Điều không bình thường là gia đình nạn nhân đã ‘bị một số đối tượng kích động."

Đại tá Hồ Sỹ Tiến, cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự

Điều gì đã khiến cho một vụ án bình thường trở thành ‘kỳ án’ gây xôn xao dư luận cả nước như vậy?
Chính quyền rất nhanh chóng có câu trả lời.

Phát biểu với báo chí hôm 18/3, tức là chỉ một ngày sau khi xảy ra vụ việc ‘quan tài diễu phố’, Đại tá Hồ Sỹ Tiến, cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, người được Bộ Công an cử về Vĩnh Yên để kiểm soát tình hình, đã giải thích về ‘điều lạ’ trong vụ án này.

Theo lời ông Tiến được báo chí trong nước thuật lại rộng rãi thì ‘điều không bình thường’ là gia đình nạn nhân đã ‘bị một số đối tượng kích động’.

Chỉ với hai chữ ‘kích động’này, một vụ án hình sự bình thường bỗng chốc trở thành có hơi hướng chính trị.

Bản thân chữ ‘kích động’ có hàm ý là động cơ xấu, ý đồ xấu. Ý đồ xấu mà Đại tá Tiến muốn ám chỉ ở đây là gì nếu không phải là ‘chống phá Nhà nước’ mà kẻ chủ mưu không ai khác hơn chính là ‘các thế lực phản động, thù địch’?

Một vụ việc bộc phát ở một tỉnh lẻ như thế mà cũng có sẵn ‘thế lực phản động’ chờ sẵn để lợi dụng thời cơ tấn công. Thật lợi hại!

Nghe lời ông Tiến tôi có cảm giác các lực lượng ‘chống Nhà nước’ nhan nhản ở khắp nơi – giống như virus HIV đã bộc phát không thể dùng thuốc để kiểm soát được nữa mà chỉ còn chờ chết.

Làm sao mới đúng?

Vụ biểu tình ở Vĩnh Yên đã gây chấn động dư luận

Hành động mang quan tài đi diễu phố của gia đình nạn nhân để gây áp lực thật ra đáng được cảm thông hơn là lên án.

Chính quyền không thể nói là thông cảm với nỗi đau của dân khi huy động số lượng công an ‘nhiều chưa từng thấy’ trong ngày an táng, theo lời kể của em trai của nạn nhân với BBC.
Rõ ràng nỗi ám ảnh ‘thù địch’ khiến chính quyền nhìn đâu cũng thấy kẻ thù chứ không thấy nỗi đau đớn và oan khiên của người dân.

Ở đây tôi muốn hỏi Đại tá Tiến rằng nếu con trai ông chết thảm thương như thế, một cách không rõ ràng như thế, cơ thể không còn nguyên vẹn như thế mà ra công đường phán quan bảo là ‘tự nó chết’ thì ông có phẫn uất hay không?

Kinh động thi thể của người thân vừa nằm xuống là đi ngược lại tình cảm thiêng liêng của người Việt. Phải làm một việc cực chẳng đã – đó chính là đỉnh điểm của sự phẫn uất. Tức nước phải vỡ bờ.
Nếu hành động đó đáng bị lên án thì chính quyền cũng nên chỉ ra gia đình nạn nhân phải làm sao mới đúng?

Đi kiện ư? Kêu oan có thấu khi đã có nghi ngờ vụ việc có liên quan đến người nhà tỉnh trưởng? Pháp y chẳng đã nói là ‘say rượu, té cống, ngạt nước’ rồi đó sao?

Với lại, một khi đã chôn cất người thân rồi đi kiện thì thế nào cũng sẽ quật mồ lên khám nghiệm lại. Có đành lòng không?

Ai dám chắc rằng nếu không làm áp lực thì nạn nhân sẽ không mang theo nỗi oan khuất xuống đáy mồ sâu? Rõ ràng chỉ hôm trước hôm sau công an đã bắt chùm năm nghi phạm trong khi từ lúc nạn nhân được báo mất tích chẳng nghe thấy kết quả điều tra gì.

Cho dù chính quyền có coi đó là hành vi gây mất trật tự nghiêm trọng, nhưng xét kỹ gia đình nạn nhân không còn lựa chọn nào khác.

Nếu Đại tá Tiến coi hành động phản kháng của gia đình nạn nhân là không bình thường, thì cách nghĩ như thế mới là không bình thường.

Làn sóng người

Có cáo buộc công an đã trấn áp người mang khăn tang

Điều không bình thường ở đây, nếu có, là làm sao mà chuyện của một cá nhân, một gia đình lại biến thành hành động của cả ngàn người – đông hơn cả những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ngay ở thủ đô Hà Nội.

Tôi tin chắc đại đa số cả ngàn người bước theo quan tài Nguyễn Tuấn Anh hôm ấy không có lợi ích hay liên quan gì đến gia đình nạn nhân.

Trong một đất nước có bộ máy an ninh hùng mạnh để sẵn sàng trấn áp bất cứ sự phản kháng nào, ‘biểu tình’ là một từ luôn đi với sự sợ hãi mà lâu nay ít người dân dám nghĩ bàn.

Không liên quan gì đến mình, cũng không phải là chuyện lớn quốc gia, hà cớ gì cả ngàn người làm thành làn sóng phía sau quan tài đối mặt với công an đang dàn trận?

Không thể cho rằng họ là những người hiếu kỳ đi theo hóng chuyện. Thấy công an người hiếu kỳ tức khắc sẽ tan.

Còn nếu nói theo kiểu Đại tá Hồ Sỹ Tiến thì cả ngàn người không liên quan kia chắc hẳn là những người kích động gia đình nạn nhân?

Nếu có ai đó kích động được một đám đông như thế thì quả tài ‘dân vận’ không thua chính quyền và lẽ ra đã bị công an túm cổ khởi tố từ khuya rồi.

"Cái phòng nó (vợ chồng con gái) gần đó thì cũng có lúc đánh nhau chạy tán loạn vào thì nghi ngờ như vậy."

Chủ tịch Vĩnh Phúc Phùng Quang Hùng

Thế mới thấy khi lương tri con người bị đánh động trước một việc tày đình thì sự phẫn nộ sẽ đưa họ đi đến đâu.

Tuy nhiên, để người dân sẵn sàng xuống đường đối đầu với nhà chức trách thì trong thâm thâm họ ắt đã có sự bất mãn với chính quyền.

Vì uất ức bạo quyền mà người bán hoa quả Bouazizi đã thiêu mình để phản đối. Ngọn lửa Bouazizi đã thổi bùng ngọn lửa phẫn nộ trong lòng người dân Tunisia, đưa họ xuống đường để khởi đầu Mùa xuân Ả Rập làm sụp đổ các chế độ cường quyền.

Ở Việt Nam gần đây vẫn hay nghe nói đến ‘những bài học’ từ Mùa xuân Ả Rập. Tuy nhiên sự kiện ở Vĩnh Yên và nhiều vụ việc khác cho thấy chính quyền vẫn thiếu nhạy cảm trước tình cảm của nhân dân.

Pháp y ở đâu?

Ông Tiến chỉ ra điều kỳ lạ trong hành xử của người dân, nhưng không rõ liệu ông có thấy những điều kỳ lạ trong cách ứng xử của chính quyền?

Đầu dây mối nhợ của sự bùng nổ ở Vĩnh Yên trong ngày 17/3 là cái pháp y gì đấy nói rằng nạn nhân té cống ngạt nước chết.

Tôi xin lỗi dùng từ ‘pháp y gì đấy’ vì không biết đấy là cái pháp y gì. Chính quyền bảo chỉ là ‘biên bản pháp y’ còn gia đình nạn nhân thì khẳng định là ‘kết quả pháp y’ nên chẳng biết tin ai.

Nếu cái pháp y gì đấy là nguồn gốc của mọi sự phẫn uất của người dân thì ngay từ đầu khi vụ việc bùng nổ và nếu pháp y không làm gì sai lẽ ra đã phải xuất hiện trước công chúng để giải thích cho mọi người hiểu.

Đằng này, các bác sỹ pháp y trực tiếp khám nghiệm tử thi dường như biệt tích trước dư luận để mặc cho công an nói thay lời. Công chúng còn không được biết các bác sỹ pháp y đấy là ai.

Nguyên nhân trực tiếp xảy ra vụ việc ở Vĩnh Yên là xung quanh việc khám nghiệm tử thi
Mãi đến ngày 23/2, tức là một tuần lễ sau vụ việc, thì bác sỹ Kim Văn Mừng, người được cho là đã đứng đầu ê-kíp trực tiếp khám nghiệm tử thi nạn nhân, mới thấy lên tiếng trên trang mạng Dân Việt.
Bác sỹ Mừng khẳng định lại điều mà công an đã nhắc đi nhắc lại trước đó là chưa hề có kết quả giám định mà chỉ có biên bản khám nghiệm tức là tình trạng khách quan của nạn nhân như thế nào thì ghi lại thế đó.

Một dấu hỏi ở đây là nếu ‘biên bản pháp y’ chỉ ghi đúng sự thật khách quan là nạn nhân được tìm thấy dưới mương nước thì làm cách nào mà gia đình nạn nhân có thể hiểu lầm thành kết luận ‘nạn nhân ngạt nước chết’ được?

Lại nữa, chiếu theo quy định của Luật Tố tụng hình sự thì việc khám nghiệm tử thi là ‘phát hiện dấu vết của tội phạm’ và ‘làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án’ thì các dấu vết chấn thương trên người nạn nhân và việc ‘mắt bị lồi ra’ theo mô tả của gia đình nạn nhân có được ghi lại trong ‘biên bản pháp y’ không? Nếu có thì làm sao gia đình lại bức xúc đến vậy?

Cũng theo lời kể của vị bác sỹ này thì buổi khám nghiệm có mặt đầy đủ công an, viện kiểm soát, tổ trưởng tổ dân phố và người nhà nạn nhân. Nếu thế thì sau khi có ‘biên bản pháp y’ chắc chắn người nhà nạn nhân sẽ bức xúc ngay tại chỗ thì tại sao không có ai giải thích cho nạn nhân hiểu cơ chứ?
Viện Pháp y Trung ương cũng vào cuộc thể theo yêu cầu của gia đình nạn nhân và kết quả được loan báo là ‘không khác gì với lần khám nghiệm trước’.

Kết quả ‘không khác gì’, theo như tường thuật của truyền thông trong nước, nghe rất tù mù. Pháp y Trung ương cho biết tử thi không bị chấn thương gì bên ngoài nhưng lại kết luận ‘nạn nhân bị đánh chết’.

Thử nghĩ nếu Pháp y Trung ương kết luận khác với lần khám nghiệm trước thì vụ việc sẽ đi theo hướng nào?

Chủ tịch phân trần

Cái chết của Nguyễn Tuấn Anh đã gây phẫn nộ trong lòng người dân địa phương.
Cho đến nay cơ quan điều tra vẫn khẳng định không có bằng chứng gì chứng tỏ sự liên quan của người con rể của Chủ tịch tỉnh Phùng Quang Hùng trong vụ sát hại Nguyễn Tuấn Anh theo như lời đồn đại.

Người con rể này cũng đã được công an mời đến làm việc hôm 19/3. Đây cũng là việc bình thường để xác định sự liên quan hay không liên quan của đương sự.

Tuy nhiên lời phân trần của ông Hùng lại có chỗ không bình thường.

Trả lời BBC ngay hôm 17/3 khi vụ việc còn đang sôi sùng sục ở Vĩnh Yên, ông Hùng đã nói rất rõ ràng về vụ án, như xảy ra lúc nào (11, 12h đêm), ở đâu (Nhà nó (vợ chồng con gái) ở cách xa mấy chục mét cơ, không ở gần đó) và cả chi tiết (uống rượu, đánh nhau).

Cũng có thể cơ quan công an đã báo cáo cho ông Hùng kết quả điều tra nên ông biết chăng? Nhưng nên nhớ lúc đó công an tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung toàn lực để xử lý vụ biểu tình.

Tuy nhiên, chi tiết bí ẩn nhất mà ông Hùng nói là ‘cái phòng nó (vợ chồng con gái) gần đó thì cũng có lúc đánh nhau chạy tán loạn vào thì nghi ngờ như vậy’.

Nói vậy thì hóa ra nhà con rể ông Hùng là nhà hoang vô chủ à? Làm sao mà côn đồ đang ẩu đả có thể chạy ra chạy vào dễ dàng như vậy được?

Chi tiết đáng ngờ nhất trong toàn bộ vụ việc là ‘đầu mối quan trọng’ Nguyễn Văn Hiệp, người đi cùng nạn nhân trong đêm xảy ra án mạng.

Điều gút mắc là tại sao khi Tuấn Anh bị đánh hội đồng, Hiệp chạy thoát được lại không kêu người đến cứu? Và rồi sáng hôm sau Hiệp không sang nhà nạn nhân xem nạn nhân đã về chưa mà phải đợi đến khi người nhà nạn nhân hỏi mới nói?

Có dấu hiệu cho thấy đây không chỉ là một vụ ẩu đả bình thường như lời công an tuyên bố.

Dân sai 'toàn tập'

Lòng dân vẫn chưa yên mặc dù chính quyền đang quyết liệt vào cuộc
Ở đây tôi nói những điều bất thường của chính quyền như thế có công bằng không khi mà chính quyền đã nói ‘không làm gì sai’ rồi mà?

Cũng Đại tá Hồ Sỹ Tiến được truyền thông trong nước dẫn lời nói: “Qua kiểm tra thấy công an tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện đúng và đầy đủ trình tự.”

Vụ việc ‘diễn biến phức tạp, làm mất an ninh trật tự xã hội nghiêm trọng’ là do người hiểu sai ‘biên bản pháp y’, và ‘không hiểu biết pháp luật’ nên hành động sai trái.

Vậy là chính quyền không sai còn người dân thì sai toàn tập.

Không biết người dân có đồng ý là mình đã sai hay không. Thôi thì chính quyền nói sao thì chịu vậy. Nếu có không đồng ý thì cũng không dám cãi vì sẽ bị ghép vào tội ‘phản động’ như chơi.

Có thể thấy là người dân Việt Nam thật yếu ớt trước một chính quyền quá uy quyền!
"Qua kiểm tra thấy công an tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện đúng và đầy đủ trình tự. Vụ việc diễn biến phức tạp, làm mất an ninh trật tự xã hội nghiêm trọng là do người hiểu sai biên bản pháp y, không hiểu biết pháp luật. "

Đại tá Hồ Sỹ Tiến, cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự

Ở các nước mà chính quyền do người dân bầu lên, đố ai dám nói là người dân sai. Sẽ mất phiếu bầu ngay.

Ở trên tôi có nói là chính quyền thiếu nhạy cảm với nhân dân. Nhưng mà nhạy cảm được không khi mà họ không có liên hệ với nhân dân thông qua bầu cử.

Nhưng như vậy chính quyền cũng có lợi thế là không cần sợ dân. Lợi thế đó, biết đâu, cũng có thể là tử huyệt.

Tử huyệt đó là mặc nhiên rằng người dân đã quen được lãnh đạo, được dạy dỗ nên sẽ không có chuyện phản kháng và phản kháng nếu xảy ra là ‘bất bình thường’.

Tử huyệt đó cũng ở chỗ coi thường người dân, không tôn trọng người dân đúng mức nên mới có chuyện dễ dàng nói người dân sai mà không cần hiểu tâm tư tình cảm của người dân

Sự việc ở Vĩnh Yên cho thấy không có gì là tuyệt đối. Người dân bình thường vẫn hiền lành nhưng nếu gặp chuyện cùng cực thì cũng sẽ tức nước vỡ bờ.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130325_vinhyen_oddity.shtml

28/3/13

Nhiều công an bị tố 'bạo hành'

Năm 2013 hiện mới chỉ ở tháng thứ ba nhưng đã có một loạt các vụ công an bị tố cáo hành hung người dân.

Trong vụ việc mới nhất, công an ở Gia Lai đã dùng tới súng tiểu liên trong một vụ đuổi theo người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.

Báo Lao Động dẫn lời Trung tá Lê Trọng Thủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Pleiku của tỉnh nói việc xuất súng dùng để chống bạo động và những tình huống nguy cấp đã được thực hiện không đúng quy trình.

Báo Lao Động nói ngoài việc bắn súng phá cửa phòng ở trụ sở công ty mà những người không đeo mũ bảo hiểm chạy vào, lực lượng công an còn hành hung những người này gây nhiều thương tích.

Ông Nguyễn Đình Thức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Trà Đa, nơi xảy ra vụ việc, được báo dẫn lời nói: "Lực lượng của chúng tôi chưa được chính quy, quá trình xử lý còn nóng nảy, chứ nếu là người được đào tạo qua trường lớp thì làm gì có chuyện như thế xảy ra".

Thành phố Pleiku cũng là nơi hồi tháng 12 năm ngoái cảnh sát đã đánh nát đùi người dân trong khi xét hỏi.

Cũng tại Tây Nguyên nhưng trong vụ việc nghiêm trọng hơn, công an Đắk Nông bị tố cáo hành hung và dẫn tới cái chết của người đàn ông dân tộc H'Mong Hoàng Văn Ngài, 40 tuổi.

Cho tới nay báo chí Việt Nam vẫn không đề cập tới vụ chết người sau khi bị công an bắt vì tội "phá rừng", điều em của người chết đã phản bác và nói rằng họ mua rẫy lại từ một người khác.

"Ông ấy tự đút tay vào trong điện, rồi ông ấy giật điện, ông ấy tự tử chứ đâu có gì đâu." Chủ tịch Tỉnh Đắk Nông Lê Diễn

Nói chuyện với BBC hôm 24/3, Chủ tịch tỉnh, ông Lê Diễn nói:

"Cái ông này ông ấy đi phá rừng, anh em mới có mời lên thôi.

""Rồi ông ấy tự đút tay vào trong điện, rồi ông ấy giật điện, ông ấy tự tử chứ đâu có gì đâu."

Câu trả lời của ông Diễn đã khiến độc giả Hồ Quang bình luận trên Facebook của BBC:

"Cái xứ gì mà dân cứ đâm đầu vô đồn công an chết là sao?

"Cái ông Chủ tịch một tỉnh như thế kia mà nói chuyện cứ như không ăn muối iốt lâu ngày."

'Tự gây thương tích'

Trong cùng ngày anh Ngài chết tại đồn công an ở Đắk Nông, những hình ảnh video từ cuộc mang quan tài diễu phố ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc hôm 17/3 cũng cho thấy cảnh sát đã sẵn sàng bẻ cổ cả người đeo khăn tang trắng đang tuần hành ôn hòa trên đường phố.

Cũng hôm 17/3, một cặp vợ chồng ở Thanh Hóa đã tố cáo công an xã đánh họ phải nhập viện sau khi gia đình cản trở việc đốt cây trước cửa nhà họ gây ô nhiễm.

Báo Lao Động "lực lượng công an nhảy vào túm tóc, đấm đá, thúc gối chân lên ngực" nạn nhân Nguyễn Thanh Hoa và đánh chồng chị gây ra vết thương 5cm ở đầu.

Trước đó 10 ngày, một Thiếu tá công an ở thành phố Vinh, Nghệ An dùng xô đựng đá đập vào đầu khiến ông "gục ngay tại chỗ" và phải nhập viện chữa trị vết thương trên đầu chỉ vì bất đồng trong lúc trò chuyện ở quán nhậu, theo tường thuật video của báo Tuổi Trẻ.

Vẫn trong tháng ba, ngày 14/3 ở Hà Nội, anh Nghiêm Duy Hoàng, 23 tuổi, là nạn nhân của vụ mà người dân tố cảnh sát dùng dùi cui " Bấm đánh gãy xương gò má" và mất tới "một lít máu" vì không dừng xe theo yêu cầu của cảnh sát.

"Các nhân chứng này đứng ở những góc quan sát khác nhau, ở xa nên có thể lầm tưởng việc cầm gậy nhựa giơ ngang để ra hiệu lệnh dừng xe của lực lượng cảnh sát cơ động 141 là hành vi đánh anh Hoàng"

Người Lao động thuật lại lời Tướng Trần Thùy

Những hình ảnh trên báo chí cho thấy anh Hoàng nhập viện trong tình trạng má rách một vết dài và máu dính quanh cổ, nhưng công an nói đây là vết thương do anh tự gây ra.

Thiếu tướng Trần Thùy, Phó giám đốc kiêm Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra của Hà Nội được Người Lao động dẫn lời nói cho dù có hai nhân chứng nói cảnh sát đánh vào mặt nạn nhận nhưng "các nhân chứng này đứng ở những góc quan sát khác nhau, ở xa nên có thể lầm tưởng việc cầm gậy nhựa giơ ngang để ra hiệu lệnh dừng xe của lực lượng cảnh sát cơ động 141 là hành vi đánh anh Hoàng".

Ông Thùy được dẫn lời  nói thêm: "Trên cơ sở căn cứ kết quả giám định cơ chế hình thành dấu vết để lại trên gò má phải anh Hoàng, dấu vết để lại hiện trường, kết quả giám định trên gậy nhựa do do chiến sĩ trong Tổ Y5/141 sử dụng mà cơ quan điều tra thu giữ, các lời khai nhân chứng khác, đủ căn cứ xác định lời khai của hai nhân chứng này là không khách quan.

"...Đến giờ anh Hoàng vẫn chưa có đơn tố cáo lực lượng 141. Nếu kết luận cuối cùng cho thấy anh Hoàng tự gây ra thương tích cho mình thì với các lỗi như không đội mũ bảo hiểm, không mang theo giấy giờ, bỏ chạy… sẽ bị xử lý hành chính, không thể bỏ qua được."

'Chỉ tiêu' xử phạtVẫn xung quanh chuyện kiểm soát giao thông nhưng liên quan tới việc trật tự đô thị có hành vi dùng dùi cui điều khiển giao thông gây nhiều bất bình cũng ở Hà Nội, ông Nguyễn Duy Hưng, Trưởng Công an phường Thịnh Quang nói với Bấm Tiền Phong.

"Lỗi nặng nhất là ô tô, nhưng không xử phạt được vì toàn chỗ quen biết, quen ông nọ, ông kia… không làm được."

Nguyễn Duy Hưng, Trưởng Công an phường Thịnh Quang, Hà Nội

"Thú thật do áp lực nặng quá, một tháng bị giao chỉ tiêu 50 triệu đồng, nên anh em mới đi lập chốt, đi phạt.

"Lỗi nặng nhất là ô tô, nhưng không xử phạt được vì toàn chỗ quen biết, quen ông nọ, ông kia… không làm được.

"Hiện tại Công an phường Thịnh Quang mới chỉ có một chiến sỹ cảnh sát trật tự, trong khi chỉ tiêu xử phạt được cấp trên giao là 50 triệu đồng/tháng, vì vậy cần có sự phối hợp của lực lượng trật tự đô thị để xử lý xe máy."

Việc cảnh sát nặng tay trước các lỗi vi phạm hành chính đã khiến đông đảo người dân bức xúc.
Thậm chí có người bình luận trên mạng xã hội: "Công an và xã hội đen bây giờ như anh em cùng cha khác mẹ."

Nguồn:  http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130327_cong_an_va_bao_luc.shtml

Tư vấn mua nhà không có hộ khẩu tại Sài Gòn lẫn ở tỉnh


DanLuat - Tết Quý Tỵ
Bạn Trần Hải Hỏi:

Xin chào các bác Luật sư,

Em năm nay 30t, hiện em đã cắt hộ khẩu ở tỉnh và đang làm thủ tục nhập hộ khẩu ở Sài Gòn vào nhà cậu em, nhưng hiện vẫn chưa có hộ khẩu, sổ KT3 cũng đã nộp cho CA phường. Hiện tại em chỉ có thể làm giấy chứng nhận tạm trú tại nhà cậu em.

Vợ em thì có hộ khẩu tại Sài Gòn. (do em làm thủ tục nhập hộ khẩu vào nhà cậu em trước khi em lấy vợ nên em không nhập vào hộ khẩu nhà vợ).

Em và vợ em định mua một mảnh đất có sổ đỏ. Cho em hỏi là khi sang tên sổ đỏ mới thì có bắt buộc cả vợ lẫn chồng cùng đứng tên hay không, trong trường hợp này thì em không có hộ khẩu ở đâu cả (chổ cũ đã cắt, chỗ mới chưa cấp) thì có sang tên từ chủ cũ sang tên cả 2 vợ chồng em được không?
Trong trường hợp chỉ cần vợ đứng tên thì có sang tên được sổ đỏ mới ra tên vợ em hay không? Và sau này khi (nói xui thôi) là vợ em già yếu qua đời thì mảnh đất trên em được thừa hưởng hay phải chia ra cho bố vợ, mẹ vợ và con cái chung hay không?

Xin các bác Luật sư tư vấn giúp.

Xin cám ơn và chúc sức khỏe các bác Luật sư!

LS Nguyễn Chí Công Trả lời:

Bạn hỏi vấn đề tôi thường ngày phải giải quyết , xin trả lời bạn như sau:

1. Việc mua nhà, (hoặc đất ) tại thành phố Hồ Chí Minh không bắt buộc người mua phải có hộ khẩu thường trú tại TPHCM. Tuy nhiên trong hợp đồng mua bán( chuyển nhượng) cần ghi nơi cư trú của người mua trong hợp đồng, nếu chưa có nơi thường trú cụ thể thì nơi tạm trú cũng được.

2. Bên mua không nhất thiết phải có hai vợ chồng mà chỉ một người( vợ hoặc chồng) cũng được. Tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung vợ chồng. Như vậy nếu vợ bạn đứng tên một mình trên GCN QSDĐ thì bạn vẫn có quyền về tài sản này như vợ bạn.

3. Khi vợ bạn " trăm tuổi" thì đương nhiên quyền về tài sản do vợ bạn để lại( di sản) phải được chia thừa kế theo pháp luật, nếu không có di chúc. Tài sản vợ chồng bạn có trong thời kỳ hôn nhân sẽ chia đôi( bạn và vợ bạn mỗi người 1/2). Phần của vợ bạn sẽ chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi và chồng( chưa ly hôn) của vợ bạn. mỗi người sẽ nhân được một phần bằng nhau.

Nếu cần hỏi thêm hãy gọi: 0905155778.

Nguồn: http://danluat.thuvienphapluat.vn/tu-van-mua-nha-khong-co-ho-khau-tai-sai-gon-lan-o-tinh-88457.aspx

Giá vàng biến động từng phút

Ngân hàng Nhà nước chào bán vàng với giá cao hơn giá bán của doanh nghiệp hàng trăm ngàn đồng/lượng,  đồng thời cao hơn giá vàng thế giới 3,4 triệu đồng lượng
Tại phiên đấu thầu bán vàng miếng đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước chỉ đưa ra một giá sàn là 43,81 triệu đồng/lượng và đã có hai doanh nghiệp trúng thầu 1.000 lượng vàng.

 Sáng 28-3, Ngân hàng (NH) Nhà nước chính thức đấu thầu bán vàng miếng. Đây là phiên đầu tiên NH NHà nước chào bán 26.000 lượng, tương đương gần 1 tấn vàng; khối lượng đặt mua tối thiểu là 500 lượng, tối đa là 2.000 lượng, bước giá là 10.000 đồng/lượng

Trước thông tin trên, giá vàng trong nước tăng, giảm từng phút. Lúc 9 giờ vàng SJC bán ra 43,7 triệu đồng/lượng nhưng chỉ 20 phút tiếp theo, giảm mạnh 300.000 đồng/lượng xuống còn 43,4 triệu đồng/lượng và đến 9 giờ 34 phút tăng lên 43,7 triệu đồng lượng.

Tại thời điểm này, thị trường tiếp nhận thông tin NH Nhà nước chỉ đưa ra một giá sàn đấu thầu mua vàng miếng là 43,81 triệu đồng/lượng. Lập tức, các doanh nghiệp kinh doanh vàng tăng giá vàng SJC  lên ngang bằng với mức giá của NH Nhà nước. Sau đó, giá vàng SJC giảm nhẹ và đến 10 giờ xuống còn 43,65 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng Nhà nước chào bán vàng với giá cao hơn giá bán của doanh nghiệp hàng trăm ngàn đồng/lượng, đồng thời cao hơn giá vàng thế giới 3,4 triệu đồng lượng

Theo giới kinh doanh vàng, do NH Nhà nước bán vàng ra thị trường nên hầu hết các nhà đầu tư án binh bất động, chờ đợi thêm các thông tin từ phiên đấu thầu vàng miếng.

 Ngân hàng Nhà nước chào bán vàng với giá cao hơn giá bán của doanh nghiệp hàng trăm ngàn đồng/lượng, đồng thời cao hơn giá vàng thế giới 3,4 triệu đồng lượng

Trên thị trường quốc tế, giá vàng dao động quanh mức 1.605 USD/ounce, tương đương 40,6 triệu  đồng/lượng, tiếp tục thấp hơn giá vàng trong nước hơn 3 triệu đồng/lượng.

Phó giám đốc một công ty kinh doanh vàng ở TPHCM cho rằng, NH Nhà nước đưa ra  mức giá cao hơn giá bán của doanh nghiệp hàng trăm ngàn đồng/lượng, đồng thời cao hơn giá vàng thế giới 3,4 triệu đồng lượng, khiến doanh nghiệp  không dám mua vàng từ NH Nhà nước. Nhiều thành viên tham gia đấu thầu cũng thắc mắc cơ sở nào để NH Nhà nước đưa ra mức giá quá cao, trong khi giá vàng thế giới biến động không đáng kể, tỉ giá hối đoái dậm chân tại chỗ, sức mua trong nước gần như bằng không. Tuy nhiên, phó tổng giám đốc của một NH có tham gia đấu thầu cho biết đã có hai doanh nghiệp trúng thầu 1.000 lượng vàng với giá 43,81 triệu đồng/lượng.

Theo giới phân tích, doanh nghiệp đã trúng thầu chắc chắn phải mua 1.000 lượng vàng của NH Nhà nước bởi nếu không sẽ mất số tiền đặt cọc tiền cọc 10%, đồng nghĩa doanh nghiệp sẽ thua lỗ 4,8 triệu đồng/lượng.

27/3/13

Đoàn Xuân Lộc: Quân đội vì đảng hay vì dân?

Quân đội Việt Nam
Quân đội Việt Nam trung với đảng
hay trung với dân trước?
Một thay đổi căn bản trong Bản dự thảo Hiến pháp 1992 là quy định lực lượng vũ trang hay quân đội ‘phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân’. Đây cũng là điểm làm nhiều người chỉ trích, phản đối.

Trong số những ý kiến phản đối có Kiến nghị của 72 nhân sỹ, trí thức. Kiến nghị 72 này ‘yêu cầu bỏ quy định quân đội phải trung thành với Đảng Cộng sản’.

Trong khi đó một số báo chí của Đảng cho rằng những yêu cầu buộc quân đội ‘phải duy trì tính trung lập về chính trị, đặt lợi ích của nhân dân lên trước bất kỳ tổ chức hay cá nhân’ là ‘phản lịch sử’, ‘phi thực tiễn’ và thậm chí ‘phản động’.

Hai chế độ, hai nhiệm vụ

Chắc không cần phải có nhiều kiến thức về chính trị, về quân đội mới có thể nhận ra rằng tại những quốc gia dân chủ, đa đảng – hay những nước ‘tư bản’ theo cách gọi của một số quan chức, báo chí Việt Nam – như Anh, Pháp và Mỹ, chuyện ‘đảng này’ lên nắm quyền và và đảng kia mất quyền là chuyện bình thường.

Và việc đảng này lên, đảng kia xuống không tùy thuộc vào quân đội. Chuyện họ lên hay xuống hoàn toàn phụ thuộc vào việc họ có được lòng dân hay không. Vì vậy, ở những quốc gia đó dù bất cứ đảng nào lên nắm quyền, vai trò và nhiệm vụ của quân đội không thay đổi. Nói cách khác quân đội không buộc phải trung thành với bất cứ một đảng phái chính trị, cá nhân nào.

Một ví dụ điển hình về sự trung lập của quân đội là việc Tổng thống Barack Obama, một người thuộc Đảng Dân chủ, chọn hai người thuộc – hay từng làm việc dưới thời các tổng thống – đảng Cộng hòa làm Bộ trưởng Quốc phòng, cũng như việc hai người này đồng ý giữ chức vụ ấy.

Năm 2008, khi ông lên làm tổng thống, ông Obama đã chọn ông Robert Gates làm Bộ trưởng Quốc phòng. Ông Gates từng phục vụ nhiều năm dưới thời các tổng thống của Đảng Cộng hòa và đã nắm giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng từ năm 2006, dưới thời Tổng thống George W. Bush.

Và mới đây, sau khi tái đắc cử, Tổng thống Obama đề cử ông Chuck Hagel, một cựu Thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa, làm Bộ trưởng Quốc phòng và đã được Thượng nghị viện Mỹ phê chuẩn.
Không chỉ tại các nước dân chủ như Anh, Pháp hay Mỹ mà ở những quốc gia châu Á đã và đang dân chủ hóa – như Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Philippines – quân đội cũng trở nên trung lập, không phụ thuộc hay buộc phải bảo vệ một đảng phái hay cá nhân nào.

Trái lại, ở những quốc gia không dân chủ, đa đảng, cá nhân hay chế độ nắm quyền thường buộc quân đội và các guồng máy an ninh khác phải trung thành, bảo vệ mình vì họ không thể cai trị lâu dài nếu không có sự trung thành, bảo vệ đó. Và khi một chế độ tồn tại được chỉ vì nhờ vào quân đội, chứ không phải dựa vào dân, chế độ ấy thường là độc tài, độc đảng.

Có nhiều ví dụ để chứng minh điều đó.

Những nhà độ độc tài tại Iraq trước đây hay tại các nước Bắc Phi và Ả-rập gần đây là những ví dụ điển hình. Họ nắm quyền được nhiều năm không phải vì uy tín của mình mà nhờ vào việc sử dụng quân đội cũng như những lực lượng, công cụ an ninh khác.

Bắc Hàn dưới quyền cai trị của gia đình họ Kim, hay Liên Xô hoặc các nước ở Đông Âu dưới thời chế độ Cộng sản cũng là những ví dụ khác. Những chế độ đó duy trì được quyền lực trong nhiều thập kỷ phần lớn nhờ vào quân đội, an ninh.

Bảo vệ Tổ quốc, nhân dân

Chỉ cần lướt qua vai trò của quân đội tại các nước dân chủ, đa đảng và ‘nhiệm vụ’ của họ tại các quốc gia độc tài, độc đảng như vậy, ít hay nhiều có thể hiểu tại sao có nhiều người ‘yêu cầu bỏ quy định quân đội phải trung thành với Đảng Cộng sản’. Có thể nói khi đưa ra đòi hỏi đó, các nhân sỹ, trí thức và tất cả ai đồng ý với kiến nghị đó đều muốn Việt Nam tiến tới dân chủ hay ít ra muốn Đảng Cộng sản không chuyên chính, độc tài và thực sự vì dân hơn.

Cũng như ở bất cứ quốc gia nào, Việt Nam sẽ không thể có dân chủ thực sự nếu quân đội buộc phải trung thành với Đảng Cộng sản hay bất cứ đảng phái nào, trước cả Tổ quốc và nhân dân. Đổi lại, khi biết đặt quyền lợi của Tổ quốc và nhân dân lên trên hay không còn sợ mất quyền lực, quyền lợi, chắc chắn Đảng Cộng sản cũng không cần buộc ai phải trung thành hay bảo vệ mình.

Việc giới quân sự tại Miến Điện quyết định từ bỏ quyền lực – và nhờ vậy đất nước này mới có thể tiến hành những cởi mở về dân chủ – là một trường hợp cụ thể cho thấy khi lãnh đạo bằng các phương tiện dân sự và biết dựa vào dân, chứ không phải bằng sức mạnh quân đội, một đảng phái hay một chế độ có thể chính danh tiếp tục nắm quyền vì được người dân của mình và cộng đồng quốc tế ủng hộ.

"Có người còn chỉ ra rằng chính cái tên ‘Quân đội Nhân dân’, chứ không phải ‘Quân đội Đảng Cộng sản’, đã nói lên được rằng quân đội phải bảo vệ Tổ quốc và vì nhân dân, chứ không phải để trung thành, bảo vệ Đảng Cộng sản"

Trái lại, chuyện các nhà độc tài tại các nước Bắc Phi và Ả Rập bị lật đổ ít nhiều cho thấy duy trì quyền lực bằng sức mạnh và sự trung thành của quân đội không phải lúc nào cũng là một giải pháp tốt nhất cho việc duy trì chế độ.

Không chỉ ở Việt Nam mà ở bất cứ ở quốc gia nào, việc một đảng buộc quân đội phải trung thành với mình, bảo vệ mình trước cả tổ quốc và nhân dân, đảng ấy chắc chắn không được người dân hoàn toàn và thực sự tín nhiệm.

Để biện luận cho việc quy định quân đội phải tuyệt đối trung thành với Đảng, một số nhà lý luận cho rằng điều đó là phù hợp với ‘lịch sử’ và đúng với ‘tư tưởng Hồ Chí Minh’. Nhưng nhiều người đã lên tiếng phản đối suy luận này vì họ hiểu rằng ngay từ đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ nói quân đội phải ‘trung với nước, hiếu với dân’, chứ không đề cập gì đến chuyện phải trung với Đảng.

Dù bối cảnh, nội dung, thời điểm của câu nói ấy như thế nào – như ông Hoàng Thoái được trích dẫn trong bài viết trên Thanh Niên nêu ra – không ai có thể phủ nhận bốn bản Hiến pháp của Việt Nam ‘đều chỉ ghi quân đội phải trung thành tuyệt đối với Tổ quốc và nhân dân’.

Có người còn chỉ ra rằng chính cái tên ‘Quân đội Nhân dân’, chứ không phải ‘Quân đội Đảng Cộng sản’, đã nói lên được rằng quân đội phải bảo vệ Tổ quốc và vì nhân dân, chứ không phải để trung thành, bảo vệ Đảng Cộng sản.

Nói vậy, thiết nghĩ cũng nên nhắc lại rằng Thư chúc Tết Quý Tỵ 2013 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang không hề nhắc tới Đảng Cộng sản, công lao của Đảng hay kêu gọi ‘đồng bào, đồng chí và chiến sỹ cả nước’ bảo vệ Đảng.

Trái lại, ông nhắc mọi người Việt Nam phải ‘khắc sâu công ơn dựng nước và giữ nước của các bậc tiền nhân’, ‘bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ’ đã ‘kiên cường chiến đấu’ và ‘hiến dâng cho Tổ quốc cuộc đời mình’.

Và cùng lúc, ông kêu gọi mọi người ‘quyết tâm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam yêu quý’.

Do vậy, những lời kêu gọi quân đội phải đặt Tổ quốc, đất nước và nhân dân trước bất cứ đảng phái nào không ‘phi lịch sử’, ‘phi thực tiễn’ hay ‘phản động’ như một số người nhận định, suy diễn.
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/03/130323_army_in_vn_constitution.shtml

 

Rối bời lãi suất mới

Khách hàng gửi tiền tại Eximbank
Khách hàng gửi tiền tại Eximbank
Ngân hàng huy động vốn và cho vay theo quy định lẫn quy luật cung - cầu khiến thị trường lãi suất hết sức phức tạp.

Hôm qua (26-3), các ngân hàng (NH) thương mại đồng loạt áp dụng trần lãi suất mới. Theo đó, lãi suất huy động tiền gửi kỳ hạn ngắn không quá 7,5%/năm; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, lãi suất thả nổi; còn lãi suất cho vay đối với các đối tượng ưu tiên không quá 11%/năm... Tại nhiều NH, lãi suất đã phân hóa mạnh.

Khi thanh khoản ổn định, việc giảm lãi suất đầu vào không mấy ảnh hưởng đến kế hoạch huy động vốn của các ngân hàng.

Lại vượt trần

 Sáng 26-3, chúng tôi đến một NH vừa hợp nhất với 2 NH khác để tìm hiểu lãi gửi tiết kiệm. Nhân viên NH  này thông báo lãi suất kỳ hạn 1 đến 9 tháng là 7,5%/năm, lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên 11,5%/năm.

Khi chúng tôi đặt vấn đề muốn gửi tiền kỳ hạn 3 tháng nhưng lãi suất phải cao hơn mức trần (7,5%), ban đầu, nhân viên NH từ chối nhưng sau đó dè dặt thăm dò lượng tiền khách hàng muốn gửi. Khi biết số tiền gửi là 400 triệu đồng, lập tức người này thông báo rằng ngoài lãi suất sẽ có khuyến mãi, rồi bấm máy tính cầm tay đưa ra con số 10%. “Khuyến mãi bằng cách nào?” - tôi hỏi. “Sổ tiết kiệm vẫn ghi lãi suất 7,5%/năm, phần chênh lệch sẽ được NH chi tiền tươi” - nhân viên NH cho hay. Tương tự, tại NH B.V, sau vài phút trao đổi về số tiền và kỳ hạn gửi, nhân viên NH đã bàn bạc với người phụ trách rồi chấp nhận lãi suất tiền gửi là 8%/năm.

Khách hàng gửi tiền tại Eximbank

Tại một phòng giao dịch của một NH khác, nhân viên giao dịch cũng liên tục hỏi ý kiến với cấp trên trước đề nghị về lãi suất thỏa thuận của chúng tôi. Tuy nhiên, sau đó, nhân viên NH này từ chối và cho biết: “Nếu gửi vào ngày 25-3 (trước thời điểm giảm trần lãi suất từ 8% xuống 7,5%) loại kỳ hạn 1 đến 3 tháng thì sẽ được hưởng lãi suất thỏa thuận lên tới 10,5%/năm nhưng nay chỉ có 7,5%”...

Tổng giám đốc của một NH ở TPHCM cho hay việc NH vượt trần lãi suất huy động tiền gửi là chuyện thường ngày bởi không ít NH đang phải huy động vốn bằng được để tồn tại.

Cạnh tranh đầu ra

Trong khi đó, tại NH Đông Nam Á (SeABank), lãi suất kỳ hạn ngắn được “chốt” 7,5%/năm. Các NH: Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) huy động vốn kỳ hạn ngắn không mấy khác biệt SeABank. Nhiều NH khác nghiêm túc áp dụng trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn và đưa ra lãi suất kỳ hạn 12 tháng từ 10% - 11%/năm (lãnh lãi cuối kỳ) nhưng nếu khách hàng lãnh lãi hằng tháng sẽ được hưởng lãi suất 10% - 10,3%/năm. Riêng lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn của NH Phương Nam (Southern Bank), NH Á Châu (ACB) dưới mức trần, chỉ 7,3%/năm…

Về lãi suất cho vay, do tín dụng đang tăng trưởng rất chậm nên nhiều NH có mức lãi suất hết sức cạnh tranh nhằm khai thông đầu ra. Chẳng hạn, NH ANZ cố định lãi suất 12,5%/năm trong 2 năm đầu đối với người vay tiền mua nhà và lãi suất 14%/năm cho vay tiêu dùng. Eximbank cũng cạnh tranh bằng lãi suất cho vay sản xuất - kinh doanh 10%/năm, đồng thời áp dụng mức lãi suất này cho 3 tháng đầu đối với khách vay tiền để mua nhà, mua ô tô, du học. Sacombank cho vay mua nhà với lãi suất 9,9%/năm, áp dụng trong 2 tháng đầu tiên. Riêng lãi suất cho vay của ACB, tùy theo từng chương trình, NH này cho vay với lãi suất từ 11,5% - 12,5%/năm, áp dụng đến ngày 30-4; cho vay tiêu dùng thế chấp lãi suất  13,5% - 14,5%/năm; cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, lãi suất 10,5%/năm...

Ông Đỗ Minh Toàn, Tổng Giám đốc ACB, cho rằng thị trường đang hình thành lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 10,5%  - 11,5%/năm. Còn  mức lãi suất cho vay 10%/năm, thường các NH chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp lớn.

TS Nguyễn Văn Thuận, Trưởng Khoa Tài chính - NH Trường Đại học Mở TPHCM, phân tích: Với chi phí kinh doanh khoảng 3% - 4%, tính ra giá vốn của NH đã trên 10%/năm. Tuy nhiên, nếu lạm phát được kiểm soát tốt thì nhiều khả năng lãi suất sẽ giảm thêm, thị trường sẽ có lãi suất cho vay đại trà 10%/năm. TS Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học  NH TPHCM, kỳ vọng khi tỉ giá ổn định, nợ xấu sớm được giải quyết, lạm phát tiếp tục đi xuống thì lãi suất sẽ còn giảm nữa.

Võ Công Hoàng: Dự thảo Luật Đất đai còn nhiều quy định “xa“ thực tiễn

Nhiều quy định trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi chưa thực sự phù hợp với cuộc sống
Nhiều quy định trong Dự thảo Luật Đất đai
 sửa đổi chưa thực sự phù hợp với cuộc sống
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều qui định mới, nhằm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay, đảm bảo cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, phục vụ yêu cầu về sử dụng đất của nhân dân trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, vẫn còn một số qui định mang tính chung chung, chưa thật sự phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của cuộc sống.

Về qui định cấp qui hoạch, điều 35 của Dự thảo Luật qui định về qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đã bỏ thẩm quyền qui hoạch của cấp xã (chỉ còn có 3 cấp: cấp quốc gia, tỉnh và huyện), trong khi đó cấp xã là cấp cơ sở, trực tiếp theo dõi, quản lý đất đai, nếu bỏ thẩm quyền qui hoạch  của cấp xã thì việc qui hoạch đất đai là rất khó thực hiện được trên thực tế. Đề nghị nên giữ nguyên như điều 25 của Luật Đất đai hiện hành, gồm có 4 cấp qui hoạch: cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.  

Về thẩm quyền giao đất và thu hồi đất, điểm c, khoản 1, điều 57 của Dự thảo qui định: Chủ tịch UBND tỉnh có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Quy định như trên phù hợp với tính chất của việc giao đất là đối tượng người nước ngoài.

Tuy nhiên, tại điểm b, khoản 2 điều 65 về thu hồi đất lại qui định: Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền thu hồi đất của người Việt Nam định ở nước ngoài thuộc đối tượng sở hữu nhà ở gắn liền quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Qui định trên có sự mâu thuẫn nhau, không phù hợp với nguyên tắc về giao đất và thu hồi đất. Theo nguyên tắc chung thì cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền giao đất thì cơ quan, cá nhân đó mới có thẩm quyền thu hồi đất. Đề nghị Dự thảo Luật Đất đai cần qui định lại cho phù hợp, nhằm thống nhất trong việc quản lý đất đai.

Về giao đất để sử dụng vào mục đích khác, khoản 2 điều 50 của Dự thảo qui định: “Trường hợp giao đất, cho thuê đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để sử dụng vào mục đích khác thì ngoài căn cứ qui định tại khoản 1 điều này còn phải có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ”.

Chúng tôi đề nghị khoản 2 điều 50 của Dự thảo Luật tách ra và phân cấp như sau: “Trường hợp giao đất, cho thuê đất trồng lúa vào mục đích khác thì ngoài căn cứ qui định tại khoản 1 điều này phải có sự đồng ý của Chủ tịch UBND cấp tỉnh trên cơ sở phù hợp với qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương”; đối với “trường hợp giao đất, cho thuê đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để sử dụng vào mục đích khác thì ngoài căn cứ qui định tại khoản 1 điều này còn phải có văn bản chấp thuận của “Bộ Tài nguyên và Môi trường”.

Phương án này sẽ là phù hợp hơn, vì Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quản lý nhà nước về đất đai trong toàn quốc, không nên qui định phải có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Về thu tiền thuê đất, điểm a, khoản 2, điều 55 của Dự thảo quy định “thu tiền thuê đất đối với tổ chức sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp”. Đề nghị không nên qui định thu tiền công trình của đơn vị sự nghiệp, vì trong các tổ chức sự nghiệp nhiều đơn vị chỉ hoạt động công ích, phục vụ cho các mục tiêu xã hội, không có thu tiền.
Nguồn: http://phapluatvn.vn/tuphap/xaydungpl/201303/du-thao-Luat-dat-dai-con-nhieu-quy-dinh-xa-thuc-tien-2076397/

26/3/13

Minh Văn : Quyết Thắng đến bao giờ?

Chào thân ái và quyết thắng...
LCST: Một cây bút blog có lối nhìn sâu sắc về xã hội lừa bịp của lãnh đạo đảng, chuyên dùng khẩu hiệu (đảng là chuyên nghề chơichữ mà) để lừa phĩnh người dân, mời bạn cùng theo dòng suy tư của cây blog Minh Văn.

Còn nhớ ngày trước, đài phát thanh thường hay phát lời chúc mừng của các lãnh đạo đảng Cộng sản nhân dịp năm mới hay đại hội nào đó. Lời lẽ của các vị sang sảng, hùng hồn, và kết thúc bao giờ cũng có câu: “Chào thân ái và quyết thắng”. Vì tôi còn nhỏ nên những lời lẽ hào sảng kia cũng có tác động đáng kể, nó khiến tâm hồn người ta rạo rực, như quyết tâm tiêu diệt một cái gì đó. Từ “thân ái” thì rõ rồi, còn “quyết thắng” thì trí óc tuổi thơ của tôi lúc đó không thể hiểu nổi là thắng ai và thắng cái gì?

Thế hệ chúng tôi lớn lên không còn chiến tranh, không có tiếng súng hận thù. Đó là giai đoạn cả nước cùng bắt tay "xây dựng và đi lên chủ nghĩa xã hội". Thế hệ đi trước, những người lớn tuổi thì có thể hiểu và thấm thía được cái giá của hai từ “quyết thắng” kia. Nó nhất định phải dành cho một đối tượng cụ thể nào đó, và đối tượng đó phải thực sự hiện hữu trên cõi đời này.

Khi đất nước còn chia cắt, cuộc chiến hai miền Nam Bắc đã lấy đi sinh mạng hàng triệu người con của dân tộc. Không nói thì ai cũng rõ, đó là sự đối đầu giữa Miền Bắc Cộng Sản và Miền Nam tự do. Nó làm cho đất nước bị tàn phá, bao khổ đau chồng chất lên dân tộc Việt Nam. Giờ đây người ta đã thấy rõ sự vô nghĩa của sự hy sinh đó, nó là kết quả của kích động hận thù vì sự phân biệt ý thức hệ xuẩn ngốc. Nhưng dù sao thì lúc đó đối tượng để người ta “quyết thắng” cũng được xác định rõ, đó là chế độ Miền Nam Cộng Hòa. Chế độ mà chính quyền Cộng Sản Miền Bắc gọi là bọn “ngụy quân, ngụy quyền” làm tay sai cho “đế quốc Mỹ” xâm lược.

 Còn bây giờ chiến tranh đã kết thúc, mà người ta vẫn “chào thân ái và quyết thắng”, vậy thì quyết thắng ai đây nhỉ?

Theo tôi hiểu thì cũng có thể giải thích điều đó như thế này, cho dù là hơi khiên cưỡng. Lúc này chế độ Miền Nam đã không còn, vậy thì vẫn còn có thể quyết thắng “hệ thống các nước tư bản đế quốc”, theo như cách nói của những người Cộng sản. Vậy thì ai quyết thắng? Đó là hệ thống các nước Cộng sản do Liên Xô đứng đầu, trong đó có đất nước Việt Nam chúng ta. Người dân thì quanh năm đầu tắt mặt tối làm lụng để xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên chẳng có thời gian đâu để mà tìm hiểu và thắc mắc. Có điều họ thấy cái từ “quyết thắng” nghe cũng ngồ ngộ, mỗi lần như thế cũng lên dây cót tinh thần được chút đỉnh, có thêm quyết tâm để mà vượt qua cái đói giáp hạt và thiếu thốn thời bao cấp. Tuy cái đối tượng đáng thương bị đảng ta chiến thắng kia ở tít đâu đâu, nghe có vẻ mơ hồ, nhưng dù sao lúc đó Liên Xô còn tồn tại, vẫn còn chỗ dựa để mà “quyết thắng. Vì thế mà cả dân tộc vẫn phải kéo cày để mà nuôi cái tham vọng to lớn kia của đảng.

Nói thật là người dân sợ cái “quyết thắng” kia của Đảng ghê lắm. Vì Đảng quyết tâm càng lớn bao nhiêu thì người dân càng khổ bấy nhiêu, càng phải lao động bằng năm bằng mười hơn xưa. Vì thế mà họ cứ thầm mong là mỗi dịp tết đến xuân về, các vị lãnh đạo đảng đừng có đọc cái từ “Chào thân ái và quyết thắng” kia nữa. Nghe mà cứ rờn rợn cả người. Các vị lãnh đạo thì đâu có hiểu nổi khổ đó của dân, họ vẫn cất lời sang sảng với một vẻ khoan khoái tột độ, như là để sơn phết và đánh bóng vị thế cá nhân.

Và người dân lại tự hỏi: - Không biết đảng ta “quyết thắng” đến bao giờ?

Nhưng rồi một sự kiện động trời xẩy ra, giáng một đòn cực mạnh vào cái niềm tin “quyết thắng” của đảng ta. Ấy là sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Cộng Sản Đông Âu vào các năm 1989 – 1991. Đảng ta lúc đó hụt hẫng vô biên, tiền đồn Xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ, biết dựa vào đâu để mà “quyết thắng” bây giờ đây?

Từ đó không ai còn phải nghe cái từ “quyết thắng” trên đài phát thanh nữa. Ai cũng khấp khởi mừng thầm, chắc mẫm lần này đảng ta sẽ hết đường huênh hoang.

Ngày nay, mỗi lần có dịp đọc trên đài phát thanh hay truyền hình, người ta chỉ nghe thấy các vị lãnh đạo đảng kết thúc với câu “Chào thân ái”, nghe cứ cụt lủn thế nào ấy.

Còn người dân thì vẫn thầm cầu mong rằng, sẽ đến lúc cả cái từ “thân ái” kia cũng không còn. Vì không ai có tình thân ái với những kẻ đang tâm cướp đi các quyền tự do dân chủ của nhân dân.

Liệu ai có thể “thân ái” với những kẻ độc tài đã lừa dối và đè đầu cưỡi cổ nhân dân mình?

Nguồn: http://minhvanvietnam.blogspot.fr/2013/03/quyet-thang-en-bao-gio.html

 

Tư Vấn Pháp Luật: Quyền thừa kế nhà dất

HoNguyenTruong70
HoNguyenTruong
Hỏi:

Nội em mất (năm 1997) có để lại 1 căn nhà và ba em làm người đại diện thừa kế căn nhà này. Cô dì, chú bác của em đã mất (trước 1992) trước khi nội em mất và các cô dì đó có 2 người con trong đó có 1 người đãtừng vi phạm pháp luật về tội mua bán ma tuý. Sổ hồng được làm năm 1992, gia đình của em gồm 7 người (ba, mẹ và 5 anh em của em) và hiện tại đang sống trong căn nhà này. Vậy gia đình em có được quyền bán nhà hay vay thế chấp ngân hàng không? 2 người cháu ngoại (con cô em) và 5 người cháu nội (5 anh em em) có được hưởng phần tài sản này không ?

Em xin chân thành cảm ơn !

Đáp - LS Ho Truong Nguyen

Re: Quyền thừa kế nhà đất

Trường hợp này, cô dì chú bác dù mất trước ông nội nhưng các con của những người này vẫn được hưởng phần "thừa kế thế vị" trong trường hợp di sản thừa kế được chia theo luật ( do ông nôi không để lại di chúc), hàng thừa kế thứ nhất là con ruột, vợ, chồng  nên em thuộc hàng cháu nên không thuộc đối tượng được chia di sản thừa kế mà cha em là người thuộc diện thừa kế. Sổ hồng do ai đứng tên em không nêu rõ ? nhưng tình huống là ông nội đã đứng tên.

Gia đình phải làm khai di sản thừa kế và làm thỏa thuận  phân chia di sản cho hàng thừa kế theo luật và các cháu thừa kế thế vị phải chứng minh bằng giấy khai tử do chú bác cô dì mất trước ông nội. Nếu các bên không thỏa thuận được thì phải đưa ra Tòa án giải quyết căn cứ theo quy định pháp luật.
 

Người H'mong chết tại công an Đắk Nông

Tử thi anh Hoàng Văn Ngài
Gia đình nói anh Ngài không bao giờ tự tử và
nói sẽ khiếu nại lên chính quyền trong nay mai
Chủ tịch Đắk Nông đã lên tiếng xác nhận vụ người H'Mong chết người tại công an Đắk Nông nhưng nói nạn nhân 'tự chọc tay vào ổ điện'.

Anh Hoàng Văn Ngài, người dân tộc H'Mong sinh năm 1974, được cho là đã chết hôm 17/3 tại đồn công an thị xã Gia Nghĩa sau khi bị bắt về tội "phá rừng" hai hôm trước đó.

Đài RFA dẫn lời người em Hoàng Văn Tá nói hôm 22/3 rằng "[đ]ây là vấn đề bức xúc vì anh Ngài chết tại phòng [c]ông an" và đề nghị chính quyền "xem lại" vụ việc.

Nhưng nói chuyện với BBC tối 24/3, ông Lê Diễn, Chủ tịch tỉnh Đắk Nông và cũng là Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh nói:

"Cái ông này ông ấy đi phá rừng, anh em mới có mời lên thôi.

"Rồi ông ấy tự đút tay vào trong điện, rồi ông ấy giật điện, ông ấy tự tử chứ đâu có gì đâu.

"Người nhà lên làm mọi thủ tục pháp lý hết rồi, người ta chứng kiến rồi người ta mai táng rồi."

'Đúng pháp luật'

Đắk Nông nói người H'Mong 'tự tử'

Chủ tịch Tỉnh Đắk Nông nói một người H'Mong tự tử tại đồn công an bằng cách chọc tay vào ổ điện.

Trong khi đó nói chuyện với BBC cũng trong tối 24/3, anh Hoàng Văn Tá, em trai sinh năm 1980 của anh Ngài nói với giọng phẫn nộ:

"Anh Ngài không bao giờ tự tử và lấy tay chọc vào dây điện nhá.

"Anh phải biết là tội của anh Ngài là tội làm rẫy như một người nông dân chứ không phải là tội trộm cướp, ăn cắp...

"Chúng tôi tin chắc 100% là anh Ngài không bao giờ làm như vậy [tự tử]"
Anh Hoàng Văn Tá, em trai anh Ngài

"Nếu mà có ổ điện là cơ quan nhà nước lấy điện giật anh Ngài chứ không phải anh Ngài lấy điện tự giật anh Ngài."

Anh Tá cũng nói gia đình đang chuẩn bị hồ sơ để khiếu nại vụ việc và sẽ trình lên chính quyền Đắk Nông, có thể vào ngày mai, 25/3, về cái chết của anh Ngài tại cơ quan công an và chuyện khám nghiệm tử thi mà không mời gia đình chứng kiến.

Khi được BBC hỏi về những nghi vấn của gia đình ông Diễn nói:

"Chắc là người khác chứ người nhà tụi tôi lo hết rồi, không có gì hết.

"Chắc là có kẻ nào đó nó muốn làm gì đó chứ người nhà có nói gì đâu.

Em trai bác bỏ chuyện anh 'tự tử'

Em trai nạn nhân tử vong ở công an Đắk Nông bác bỏ chuyện người anh tự tử.

"Người ta đồng tình, người ta thấy là cái việc đúng, do ông ấy thôi chứ không ai gây ra chuyện [đó] cho ông cả.

"Người nhà họ tự nguyện họ chôn cất rồi, chính quyền cũng sẽ giúp đỡ họ thôi, không có gì hết."
Ông Diễn cũng khẳng định chính quyền sẽ xem xét các thắc mắc của người dân theo quy định của pháp luật:

"Tụi tôi là bao giờ cũng làm theo đúng pháp luật cả.

"Nếu có vấn đề gì chúng tôi phải xem xét theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam."
'Không thấy nguyên nhân'Anh Tá nói với BBC rằng kết luận của chính quyền sau khi mổ tử thi anh Ngài là "không tìm thấy nguyên nhân" dẫn tới tử vong.

Theo lời anh Tá, công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã bắt vợ anh và vợ anh Ngài chiều 14/3 khi họ đang làm rẫy và giam họ tại thị xã qua đêm vì cho rằng họ phá rừng.

Anh Tá nói hai anh em đã mua lại rẫy từ một người tên Sùng A Tú hồi tháng 12/2012 và ông Tú cũng bị bắt lên công an.

"Đến chiều ngày 17, khoảng 15h, trong phòng anh Ngài có tiếng ồn ào, va đập vào tường rất mạnh.... tôi nhìn qua cửa sổ thấy anh Ngài đứng dậy và lấy hai tay giơ cao, biểu hiện là cầu cứu"
Anh Hoàng Văn Tá

Sang tới ngày 15/3, công an thông báo cho hai anh em lên bảo lãnh cho hai người vợ nhưng cả hai người đã bị bắt khi tới nơi.

Hai người phụ nữ sau đó đã được thả hôm 16/3 và anh Tá được thả hôm 18/3, một ngày sau khi anh Ngài chết.

Anh Tá nói về hôm anh trai chết:

"Buổi sáng công an có thả tôi và anh Ngài ra làm tổng vệ sinh và rửa xe cho cơ quan.

"Sau đó công an lại đưa chúng tôi về phòng giữ tiếp.

"Đến chiều ngày 17, khoảng 15h, trong phòng anh Ngài có tiếng ồn ào, va đập vào tường rất mạnh.

"Sau đó khoảng 15:30-16:00, tôi xin công an cho tôi ra ngoài đi vệ sinh...

"Khi tôi vệ sinh xong, công an đưa tôi về phòng, tôi có qua cửa sổ anh Ngài...lúc đó tôi nhìn qua cửa sổ thấy anh Ngài đứng dậy và lấy hai tay giơ cao, biểu hiện là cầu cứu.

"Cán bộ bảo sau này chúng tôi sẽ khắc phục sau, các ông cứ chôn cất đi."
Anh Hoàng Văn Tá

"Lúc đó tôi dừng lại và xem sao anh Ngài cầu cứu...tôi dừng lại thì công an bảo 'Thằng kia, mày nhanh lên, mày đừng có ngó vào phòng thằng kia nhiều."

Anh Tá nói anh còn xin công an cho ra gặp anh Ngài một lần nữa nhưng cũng bị công an nói: "Mày cứ ngồi đấy, mày không được ra ngoài."

Cũng theo lời anh Tá, đến khoảng 16:30 cùng ngày, một công an đi đá bóng về tới phòng anh Ngài và kêu lên "Trời, chắc ông này chết rồi."

Sau đó anh được chở bằng taxi tới bệnh viện tỉnh và tiếp đó tới nhà mai táng tỉnh, nơi tiến hành mổ tử thi.

Anh Tá nói sau khi anh Ngài chết công an địa phương đã hứa sẽ cho gia đình tiếp tục được làm rẫy mà không bắt tội nữa và điều này càng làm anh nghi ngờ có điều khuất tất trong cái chết của anh trai.

"Anh tôi lên cơ quan là một người khỏe mạnh, tại sao anh tôi chết tại cơ quan [công an]," anh Tá nói.

Anh cũng nói thêm gia đình có thể đề nghị khám định pháp y lại để tìm rõ nguyên nhân khiến anh Ngài chết.

Trước câu hỏi tại sao gia đình không đề nghị khám nghiệm lại tử thi sớm hơn, anh Tá nói:

"Chúng tôi rất là thắc mắc nhưng mà cán bộ bảo sau này chúng tôi sẽ khắc phục sau, các ông cứ chôn cất đi."

 

25/3/13

Tư Vấn Pháp Luật: Bồi thường dân sự trong vụ án hình sự

lsnguyenhoanglinh
 
Bồi thường dân sự trong vụ án hình sự
 
Cty em bị trộm cắp container trị giá hơn 500 triệu đồng. 2 tháng trước đây, cảnh sát đã bắt đầu điều tra và hiện đã tìm ra thủ phạm, thu hồi về được một phần tài sản bị đánh cắp. Tuy nhiên, phần lớn số container bị mất không thu hồi được do đã được bán cho một người khác, người này đã cắt số container trên làm sắt vụn.

Cty em đang thoả thuận về bồi thường với các đối tượng trên, tuy nhiên người phá container làm sắt vụn chỉ đồng ý bồi thường 100 triệu đồng với lý do sắt vụn hiện nay chỉ bán được với giá như vậy, còn thủ phạm đánh cắp container thì kí biên bản đồng ý bồi thường 250 triệu đồng nhưng nguồn bồi thường lại là đất đang trong diện quy hoạch.

Cty em rất muốn khiếu kiện đòi bồi thường toàn bộ thiệt hại, nhưng cảnh sát điểu tra nói vụ án này phải 6 tháng nữa mới có thể đem ra xét xử, thời gian như vậy thiệt hại của Cty em tăng lên rất nhiều do tổn thất trong việc kinh doanh cũng như biến động tăng của giá container trên thị trường.

Các anh chị có thể cho em hỏi về thời gian đưa vụ án ra xét xử như vậy có đúng quy định của pháp luật không và Cty em có thể làm gì để bảo vệ được quyền lợi của mình?
 
 
Chào bạn,

Theo thông tin bạn nêu, vụ án còn đang trong giai đoạn điều tra. Sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra sẽ chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát đề nghị truy tố trước tòa.
và thời hạn quyết định truy tố được quy định như sau:
"Điều 166. Thời hạn quyết định truy tố (Bộ luật tố tụng hình sự)
1. Trong thời hạn hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây:
a) Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra một trong những quyết định nêu trên, Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa biết; giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can. Người bào chữa được đọc bản cáo trạng, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa theo quy định của pháp luật và đề xuất yêu cầu.
2. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can. Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong trường hợp truy tố thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải gửi hồ sơ và bản cáo trạng đến Tòa án.
4. Trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, Viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền."

Về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:

"Điều 176. Thời hạn chuẩn bị xét xử 1. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây:
a) Đưa vụ án ra xét xử ;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày.
Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khi nhận lại hồ sơ, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử."
Đề nghị bạn tham khảo.

Trân trọng.
 

 
 

Phản đối Trung Quốc bắn tàu cá ngư dân Việt Nam

Nóc cabin tàu QNg 96382 TS của thuyền trưởng Phải bị bắn cháy đen
Nóc cabin tàu QNg 96382 TS của
 thuyền trưởng Phải bị bắn cháy đen.
LCST: Một mặt bộ Ngoại Giao nhà nước phản đối TQ, mặt khác vấn trấn áp những người yêu nước phản đối TQ, thế nầy có phải ngụy dân không nhỉ.
Hôm nay, 25/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm hành động bắn tàu cá của ngư dân Việt Nam.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 20/3/2013, một tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin tại khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho biết:
“Ngày 20/3/2013, tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin.
Đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam.
Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)".

Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm hành động sai trái và vô nhân đạo nói trên, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
Cùng ngày, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại Sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối việc làm nói trên của phía Trung Quốc.

Trước đó, ngày 22/3, tàu cá QNg 96382 của thuyền trưởng Bùi Văn Phải (xã An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi) cập về Lý Sơn trong cảnh tơi tả, cabin của tàu cùng nhiều đồ đạc cháy nham nhở.
Thuyền trưởng Bùi Văn Phải (25 tuổi), kể lại: Khoảng 10 giờ ngày 20/3, khi sắp kết thúc phiên đánh bắt tại khu vực đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu ông - gồm 9 ngư dân - đụng phải chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc mang số 786, sơn màu trắng xám.
Tàu sắt Trung Quốc liền hùng hổ đuổi theo. Thuyền trưởng Phải kéo ga chạy thật nhanh. Do nằm ở vị trí không có rạn san hô ngầm để lọt vào tránh né như mọi lần, ngư dân đành cho tàu chạy thẳng.
Lính bên tàu tuần tra liên tục buộc tàu ngư dân dừng lại. Khoảng 30 phút sau, bất ngờ đạn lửa từ tàu tuần tra Trung Quốc (có thể là động tác cảnh cáo) bắt đầu nã sang ca bin tàu ngư dân của ta...

Nguồn: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/619361/Phan-doi-Trung-Quoc-ban-tau-ca-ngu-dan-Viet-Nam-tpol.html

Theo Thông Tấn Xã Việt Nam

23/3/13


Lê Đình Dũng (Lao Động) - Ngày 21.3, lãnh đạo Cty TNHH MTV Cường Thịnh Phát (đóng tại KCN Trà Đa, xã Trà Đa, TP.Pleiku, Gia Lai) đã có khiếu nại tới Báo Lao Động về vụ việc hai nhân viên của Cty này bị công an xã Trà Đa đánh trọng thương trong đêm, nổ súng uy hiếp lãnh đạo Cty.


Nạn nhân Sơn. Ảnh: L.Đ.Dũng

Theo trình báo, khoảng 0h20 phút ngày 21.3, hai nhân viên của Cty là anh Trần Xuân Thắng và Lê Đình Kết điều khiển môtô BKS 79H5-9790 nhưng không đội mũ bảo hiểm, đang trên đường đi chơi từ trung tâm TP.Pleiku về nhà máy chế biến.

Đến đoạn đường trước UBND xã Trà Đa thì họ gặp một dân quân tự vệ xã, nhưng dân quân tự vệ này không ra dấu hiệu dừng xe mà gọi điện cho tổ CA xã đang tuần tra đoạn đường từ ngã ba Biển Hồ hướng về UBND xã Trà Đa.

Về tới nhà máy, Thắng và Kết gọi bảo vệ là anh Phạm Ngọc Sơn đang ngủ dậy để mở cửa. Lúc Sơn mở cửa, Thắng và Kết nói có người đang rượt đuổi, Sơn tưởng là cướp nên chạy vào phòng bảo vệ vác cây rựa phát rừng để tự vệ.

Ông Trần Xuân Cường diễn tả lại việc ông này bị ông phó CA xã gí súng. Ảnh: L.Đ.Dũng

Tuy nhiên, khi phát hiện nhóm người ập vào là công an phường, Thắng cùng Kết, Sơn bỏ chạy vào khu vực sản xuất. Công an tiếp tục ập vào nhà máy trong đêm khuya mà không có giấy tờ khám xét.

Phòng bảo vệ của Cty này bị vỡ tan hoang - dấu vết của sự đập phá. Ảnh: L.Đ.Dũng

Cùng lúc, ông Trần Xuân Cường - Phó GĐ Cty - thấy ồn ào nên đã cùng toàn bộ nhân viên Cty đến hỏi thăm sự việc. Công an nói có 3 tội phạm đang trốn vào đây. Xác định 3 người là nhân viên Cty nên ông Cường nói với CA xã là nếu nhân viên có vi phạm Luật Giao thông thì CA dẫn xe về xã, ngày mai nhân viên Cty sẽ lên xã giải trình sự việc.

Theo đơn trình báo của ông Cường, lúc xe bị dắt đi, phó CA xã tên là Thành đi tới, rút súng ngắn ra hỏi: “Tụi bay muốn gì?”. Tiếp theo, một người cầm cây súng dài đã lên đạn sẵn chĩa thẳng vào những người của Cty, hỏi tiếp: “Tụi bây muốn gì”. Liền lúc đó, dân quân tự vệ xông vào. Ông Cường nói: “Các anh có gì từ từ nói” thì bị phó công an xã chĩa súng ngắn vào đầu và nói lại câu cũ.

Thấy vậy, Trần Xuân Thắng từ dưới khu sản xuất chạy lên phân bua thì bị công an cùng dân quân tự vệ xông vào đánh tới tấp. Thắng chạy vào phòng bảo vệ khóa cửa. Dân quân tự vệ xông vào đập vỡ cửa kính. Một phát đạn từ súng dài được bắn vào tấm bảng bảo vệ. Hiện tại, hiện trường vẫn được giữ nguyên, vỏ đạn vẫn nằm tại hiện trường.

Phát đạn từ khẩu súng dài bắn vào trên cửa phòng - ông Cường cho biết. Ảnh: L.Đ.Dũng

Thấy nguy hiểm, ông Cường la lớn: “Thắng ơi ra đi, ở trong đó công an bắn chết bây giờ”. “Tôi vừa phân bua vừa lạy mấy ảnh, nhưng anh phó công an xã vẫn chĩa súng vào đầu tôi và nói: “Im miệng, mày mà la tao bắn chết bây giờ” - ông Cường kể lại.

Vỏ đạn quân dụng tại hiện trường. Ảnh: L.Đ.Dũng

Ảnh: L.Đ.Dũng.

Sau đó, Thắng mở cửa thì bị công an dùng báng súng dài đánh tới tấp. Sơn từ khu vực sản xuất chạy lên cũng bị công an dùng báng súng đánh vào mặt. Sau đó, công an còng Thắng và Sơn về xã. “Hai đứa tiếp tục bị những người trên vây đánh ở sân trụ sở trong tư thế còng tay” - ông Cường kể.

Ông Trần Xuân Thám (GĐ Cty) đã xin CA phường cho bảo lãnh Thắng và Sơn đi bệnh viện cấp cứu, nhưng khoảng 1 tiếng sau (2h sáng) CA mới cho bảo lãnh anh Thắng đi cấp cứu. Mãi đến gần 4h sáng, CA mới gọi ông Trần Xuân Cường đến đưa Sơn đi cấp cứu.

Tại BVĐK tỉnh Gia Lai, hai nạn nhân Sơn và Thắng đang được điều trị tại khoa Ngoại thần kinh. Theo hồ sơ lưu lại, Phạm Ngọc Sơn bị đánh vào đầu, ngực, mặt. Vết thương vùng chẩm, bầm mắt phải, sang chấn ngực. Trần Xuân Thắng bị vết thương đầu, vết thương thái dương phải 4cm.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Thức - Chủ tịch UBND xã Trà Đa - cho hay: “Tôi đã biết rồi. Sáng nay tôi nghe báo lại có anh gì đó đi xe môtô không đội mũ bảo hiểm, anh em công an yêu cầu dừng lại để kiểm tra giấy tờ nhưng anh này chạy vào doanh nghiệp; vào đấy nói qua nói lại, rồi họ mang 3 cái mã tấu ra đấy, đang ở CA xã”.

Tại CA xã Trà Đa, ông Lê Ngọc Tường - Trưởng CA xã - được báo là đi vắng, dù trên lịch trực vào ngày thứ tư có ông này. Phó công an xã có tên Thanh từ chối cung cấp thông tin cho PV và bỏ đi. Ông Thanh nói, cơ quan ông không có súng ngắn hay súng dài mà chỉ có công cụ hỗ trợ và vụ việc xảy ra vào rạng sáng nay, ông không hề có mặt.

Facebook Twitter Stumbleupon More