11/3/13

Dự thảo 'công an nổ súng' trái Hiến pháp?

Cảnh sát Việt Nam giải tán ngươi biểu tình chống Trung Quốc
Bộ Công an vừa đề xuất Dự thảo
Quy định các biện pháp xử lý hành vi
 chống người thi hành công vụ
LCST: Thật hay cho nhà nước ta nhỉ, giặc ngoài biển đông ngày càng lấn tới, thì trong quốc nội nhà nước một mặt đàn áp biểu tình, trấn ép những con tim yêu nước. Cảm thấy chưa hết "rét", nhà nước lại thêm một hành động hèn với giặc ác với dân, vụ dự thảo luật cho công an nổ súng vào dân ruột thịt của mình chứng tỏ là nhà nước ta "run" lắm rồi.... dân lành không tấc sắt chỉ có lòng yêu nước mà làm cho đỉnh cao trí tuệ "rét run", thế mới biết chính nghĩ luôn luôn làm cho bóng tối sợ hãi. Nói vậy chứ có hay không có luật "nổ súng" họ vẫn cứ nổ chứ họ có tốt lành gì trong mấy chục năm cai trị đất nước dân tộc bằng bạo lực cách mạng... 
 
Giới luật sư ở Việt Nam bày tỏ ngạc nhiên về dự thảo nghị định muốn cho phép công an nổ súng trước hành vi “chống người thi hành công vụ”.

Bộ Công an đang đề xuất cho phép công an “nổ súng trực tiếp” nếu có dấu hiệu “tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”.

Từ Hà Nội, luật sư Trần Vũ Hải nói với BBC rằng ông “ngạc nhiên”.

“Trong Dự thảo Hiến pháp mới đang được thảo luận, có nhắc đến quyền sống. Cơ quan công an hình như chưa nghiên cứu dự thảo Hiến pháp,” ông Hải nhận xét.

“Mọi người đều có quyền sống, vậy anh phải hành động như thế nào để người ta không bị chết, đấy là điều đầu tiên.”

Hiện tại Việt Nam đã có Pháp lệnh, được Quốc hội thông qua, về việc sử dụng vũ khí, trong đó có quy định về các trường hợp được nổ súng.

Nhưng có luồng dư luận cho rằng dường như dự thảo nghị định của Bộ Công an vượt quá giới hạn của Pháp lệnh.

Một điểm gây tranh cãi ở dự thảo là làm thế nào xác định đối tượng đang có hành vi “nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” để công an phải nổ súng.

“Khi gặp đối tượng, trong khoảnh khắc làm sao họ phân biệt thế nào là tội phạm nghiêm trọng.”

'Vi hiến và phạm pháp'


“Đấy là vấn đề của tòa án và luật sư, chứ như thế này, anh công an giữ luôn vai trò của công tố viên và luật sư để xác định tội phạm,” theo luật sư Trần Vũ Hải.

Trong khi đó, luật sư Lê Đức Tiết, từ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cũng nói nếu nghị định được thi hành, nó sẽ là “sự vi hiến, vi phạm pháp luật”.

Phát biểu với báo Giáo dục Việt Nam, ông Tiết cho rằng một số điều trong dự thảo “rất có thể sẽ dẫn đến một sự lạm dụng quyền hạn từ đó khiến cho xã hội bạo động”.

Luật sư Lê Đức Tiết nói “không cần có Nghị định này”.

Theo luật sư Trần Vũ Hải, Bộ Tư pháp, được xem là “người gác cổng” cho các văn bản chính phủ, cần lên tiếng.

“Bộ này từng để sống một nghị định của Bộ Công an về chứng minh thư ghi tên cha mẹ.”

Cuối năm ngoái, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường “nhận khuyết điểm” về quy trình thẩm định thông tư về mẫu chứng minh thư mới có ghi tên cha mẹ.

“Bộ Tư pháp sẽ là nơi có thẩm quyền lớn hơn trong vấn đề này,” theo luật sư Trần Vũ Hải.

Hiện nay tại Việt Nam đang diễn ra cuộc thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, gây ra các luồng dư luận về vai trò của Đảng Cộng sản, Chính phủ và thế nào là một nhà nước pháp quyền.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130311_vn_police_shooting_comments.shtml

0 Lời Bình:

Đăng nhận xét

Facebook Twitter Stumbleupon More