LCST: Thưa các bạn, có một số bạn đọc gửi thắc mắc về pháp luật Việt Nam, chúng tôi rất hân hạnh đón nhận và cố gắng đưa ra câu trả lời, giải thích chính xác nhất có thể được. Mong đón nhận được những ưu tư của các bạn để chúng ta cùng đóng góp ý kiến chung, hầu giúp đỡ nhau hiểu rõ hơn những luật lệ hiện hành.
Chúng tôi nhận được câu hỏi của bạn Trần Công Lý sau đây:
Kính gửi BBT Luật Của Sự Thật
Tôi đã xem qua bản cáo trạng của các anh em thanh niên công giáo và bài trả lời phỏng vấn của LS Hà Huy Sơn về việc một số các anh đã phản bác những cáo buộc được ghi trong bản cáo trạng.
Xin quý vị cho biết sự tùy tiện của cơ quan an ninh điều tra như thế có vi phạm điều khoản nào trong luật pháp Việt Nam hay không ? Nếu dựa vào nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế, chúng ta có thưa kiện ngành tư pháp Việt Nam ở cơ quan nào khg hoặc có thể làm gì để áp lực buộc ngành tư pháp của Việt Nam phải trung thực hay không?
(Trần Công Lý)
Trả lời:
Cáo trạng của Viện Kiểm sát truy tố 14 thanh niên Công giáo về tội danh « Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân », được quy định tại điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Những quy định về điều tra được quy định tại chương IX Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2003. Cụ thể là tại các điều từ 110 đến 125 Bộ Luật TTHS.
Ngay tại điều 4 Bộ Luật Tố tụng hình sự cũng quy định « Khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa”.
Việc xử lý vi phạm điều tra cũng được quy định tại khoản 1 điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng Hình sự: "Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình.
Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật."
Các bị can trong bản cáo trạng nói trên là công dân Việt Nam nên không thể áp dụng các giải pháp về ngoại giao hay áp dụng theo các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết như đối với các công dân nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta có thể gửi đơn lên Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc tố cáo Chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền. Hoặc yêu cầu các chính phủ Dân chủ gây sức ép ngoại giao đối với Việt Nam về việc vi phạm Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Chúng tôi nhận được câu hỏi của bạn Trần Công Lý sau đây:
Kính gửi BBT Luật Của Sự Thật
Tôi đã xem qua bản cáo trạng của các anh em thanh niên công giáo và bài trả lời phỏng vấn của LS Hà Huy Sơn về việc một số các anh đã phản bác những cáo buộc được ghi trong bản cáo trạng.
Xin quý vị cho biết sự tùy tiện của cơ quan an ninh điều tra như thế có vi phạm điều khoản nào trong luật pháp Việt Nam hay không ? Nếu dựa vào nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế, chúng ta có thưa kiện ngành tư pháp Việt Nam ở cơ quan nào khg hoặc có thể làm gì để áp lực buộc ngành tư pháp của Việt Nam phải trung thực hay không?
(Trần Công Lý)
Trả lời:
Cáo trạng của Viện Kiểm sát truy tố 14 thanh niên Công giáo về tội danh « Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân », được quy định tại điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Những quy định về điều tra được quy định tại chương IX Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2003. Cụ thể là tại các điều từ 110 đến 125 Bộ Luật TTHS.
Ngay tại điều 4 Bộ Luật Tố tụng hình sự cũng quy định « Khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa”.
Việc xử lý vi phạm điều tra cũng được quy định tại khoản 1 điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng Hình sự: "Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình.
Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật."
Các bị can trong bản cáo trạng nói trên là công dân Việt Nam nên không thể áp dụng các giải pháp về ngoại giao hay áp dụng theo các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết như đối với các công dân nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta có thể gửi đơn lên Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc tố cáo Chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền. Hoặc yêu cầu các chính phủ Dân chủ gây sức ép ngoại giao đối với Việt Nam về việc vi phạm Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét