Báo Chosun của Hàn Quốc dẫn nguồn tin nội bộ cho rằng, ngày 1/8 kỉ niệm ngày thành lập quân đội Trung Quốc (PLA) là khoảng thời gian thích hợp để con tàu chính thức ra mắt.
Phó Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Tô Hồng Mạnh nói với báo giới tại kỳ họp quốc hội đang diễn ra ở Bắc Kinh: “Các buổi chạy thử diễn ra rất êm đẹp, và chúng tôi có kế hoạch đưa tàu vào hoạt động trong năm nay”. Đây là lần đầu tiên, PLA chính thức đề cập tới thời gian cho sự kiện ra mắt con tàu.
Phó Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Tô Hồng Mạnh nói với báo giới tại kỳ họp quốc hội đang diễn ra ở Bắc Kinh: “Các buổi chạy thử diễn ra rất êm đẹp, và chúng tôi có kế hoạch đưa tàu vào hoạt động trong năm nay”. Đây là lần đầu tiên, PLA chính thức đề cập tới thời gian cho sự kiện ra mắt con tàu.
"Các buổi thử nghiệm Thẩm Dương J-15, máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay hoạt động trên Varyag cũng đang được tiến hành”, ông Tô nhấn mạnh. Các hoạt động thử nghiệm cất cánh, hạ cánh cho máy bay trên tàu sân bay dự kiến diễn ra trong tháng này cùng với những buổi chạy thử thêm cho tàu Varyag.
Khi đi vào hoạt động, con tàu sẽ đóng tại đảo Hải Nam ở phía nam Trung Quốc để giám sát biển Hoa Đông và Biển Đông - những khu vực diễn ra tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á.
Theo giới phân tích, căng thẳng ở những vùng biển này sẽ leo thang khi tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc tiến hành các nhiệm vụ chính thức tại đây.
Thành lập lực lượng mới ở Biển Đông
Khi đi vào hoạt động, con tàu sẽ đóng tại đảo Hải Nam ở phía nam Trung Quốc để giám sát biển Hoa Đông và Biển Đông - những khu vực diễn ra tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á.
Theo giới phân tích, căng thẳng ở những vùng biển này sẽ leo thang khi tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc tiến hành các nhiệm vụ chính thức tại đây.
Thành lập lực lượng mới ở Biển Đông
Nhật báo phố Wall lại dẫn lời một vị tướng Trung Quốc thúc giục Bắc Kinh thực thi các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông bằng cách thiết lập lực lượng phòng vệ bờ biển, tăng cường đồn trú trên các đảo tranh chấp, khuyến khích ngư dân và các công ty dầu khí bắt đầu các hoạt động thương mại ở xung quanh đó.
Ông Lạc Nguyên, thiếu tướng kiêm giám đốc Viện Khoa học Xã hội quân sự Trung Quốc còn nói rằng, Trung Quốc cần thiết lập một khu hành chính mới bao gồm nhiều vùng ở Biển Đông, trong đó có các phần mà nhiều nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei có tuyên bố chủ quyền.
Tướng Lạc không phải là người phát ngôn chính thức của quân đội Trung Quốc. Ông phát biểu trong cuộc họp đang diễn ra của Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) mà ông là một thành viên.
Theo Nhật báo phố Wall, tuy không chính thức nhưng quan điểm cứng rắn của ông Lạc được cho là có sự ủng hộ của nhiều vị tướng khác của Trung Quốc và đã xuất hiện trên trang web của Nhật báo quân đội Trung Quốc hôm thứ tư.
Theo giới phân tích, sự cứng rắn của quân đội và công chúng - đặc biệt là trên mạng - đã gây khó khăn hơn cho chính phủ Trung Quốc trong vấn đề giải quyết tranh chấp lãnh thổ - điều mà rất nhiều quan chức Mỹ giờ đây coi là một trong những điểm nóng quân sự với khả năng đặt ra thách thức lớn nhất ở châu Á - Thái Bình Dương.
Bắc Kinh đã nhiều lần khẳng định rằng, Mỹ không nên can thiệp vào chuyện tranh chấp. Trong khi đó Washington tuyên bố không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp nhưng có một lợi ích trong việc bảo vệ tự do hàng hải và thương mại ở Biển Đông.
Trung Quốc hiện không có lực lượng phòng vệ bờ biển, và các vấn đề hàng hải thuộc phạm vi hoạt động của ít nhất 6 bộ. Tuy nhiên, họ đang nhanh chóng mở rộng lực lượng giám sát hàng hải trong hai năm. Lực lượng này trực thuộc Cục Quản lý đại dương quốc gia Trung Quốc (SOA).
SOA thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc với rất nhiều chức năng khác. Theo Nhật báo Trung Quốc, trong tuần này, một cựu quan chức cấp cao nước này đã kêu gọi thiết lập Bộ chuyên trách về các vấn đề đại dương.
“Hiện tại, SOA không đủ cứng rắn khi tiến hành các hoạt động thực thi luật pháp”, Trần Minh Di - nguyên bí thư tỉnh ủy Phúc Kiến nói. “Chúng ta nên tăng cường chiến lược của mình với đại dương như đã làm trong ngành công nghiệp vũ trụ”.
Thái An
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét