Giới Thiệu

Blog Luật của Sự Thật là một trang blog đăng tải các tin tức bài vỡ liên quan đến những sự kiện bất công, lạm dụng luật pháp hiện đang xảy ra tại Việt Nam.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 1

Xin nhấn vào đây để đọc tập 1 về quyền biểu tình.

Chân dung ông Nguyễn Đức Kiên

Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy nửa năm, Sacombank đã nằm gọn trong tay của nhóm “bố già” Nguyễn Đức Kiên.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 2

Xin nhấn vào đây để đọc tập 2 về quyền hội họp, lập hội, lập đảng.

Cẩm nang Luật cho bạn và tôi: Tập 3

Xin nhấn vào đây để đọc tập 3 về quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin.

30/4/13

Nguyễn Phương Uyên
Nguyễn Phương Uyên bị khởi tố tội
Tuyên truyền chống Nhà nước
Được biết sinh viên Nguyễn Phương Uyên sẽ ra tòa ngày 16/5 tới vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, trong khi có cáo buộc cô bị đánh trong trại giam.

Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, bị bắt hồi tháng 10 năm ngoái và sau đó bị khởi tố và tạm giam để điều tra tại trại tạm giam Công an tỉnh Long An, ở xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa.
Mẹ của Phương Uyên, bà Nguyễn Thị Nhung, nói với BBC rằng trong chuyến thăm nuôi con gái hôm 26/4, bà được báo phiên tòa sẽ diễn ra ngày 16/5 và thông tin này cũng đã được chuyển tới cho luật sư bào chữa.

'Đánh vô cớ'

Bà Nhung cho BBC hay rằng lần thăm nuôi này, hai mẹ con không được gặp mặt trực tiếp mà phải nhìn nhau qua một tấm kính trắng rất to, cách âm và nói chuuyện bằng điện thoại.

"Uyên mặc áo thun ngắn tay, nên tôi thấy trên cổ, ngực và cánh tay Uyên có nhiều chỗ tím bầm," bà nói.

"Hỏi thì Uyên nói là con bị người cùng phòng đánh, bị đạp vào bụng và ngực đến lúc ngất xỉu thì mới được mang đi cấp cứu."

Theo Phương Uyên, cô bị đánh hoàn toàn vô cớ, không có lý do gì.

Trại giam có lời giải thích cho bà Nguyễn Thị Nhung rằng những người đánh Uyên là "đối tượng nghiện ngập" và đã bị chuyển đi chỗ khác.

Bà Nhung cũng nói con gái bà yêu cầu mẹ gửi cho bộ quần áo mới để mặc ra tòa.

Hôm 14/10/2012, Nguyễn Phương Uyên, lúc đó 20 tuổi và là sinh viên Đại học Công nghiệp Thực phẩm Hồ Chí Minh, bị công an vào phòng trọ ở TP HCM mang đi điều tra về cáo buộc rải truyền đơn.

Một số trang mạng lưu truyền thông tin Phương Uyên là một thành viên của một câu lạc bộ có tên là Tuổi trẻ Yêu nước có hoạt động chống chế độ.

Theo đó, bốn ngày trước khi Phương Uyên bị bắt, nhóm Tuổi trẻ Yêu nước đã ‘gài truyền đơn bên hông thành cầu An Sương’ ở gần Sài Gòn.

Phương Uyên được nói đã nhận phân công là ‘chụp ảnh những diễn biến hôm đó’.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/04/130429_phuonguyen_trial.shtml

Trịnh Hội - Tại sao phải trốn chạy hòa bình?



Những người Việt Nam tị nạn đi qua một chiếc tàu Hải quân Mỹ;
Operation Frequent Wind là cuộc rút quân cuối cùng ở
Sài Gòn ngày 29/4/1975. (Ảnh tư liệu của chính phủ liên bang Mỹ)

Ngày 30 Tháng Tư năm 2013 đánh dấu kỷ niệm lần thứ 38 ngày Sài Gòn thất thủ, ngày Miền Nam Việt Nam bị Miền Bắc Cộng Sản tiêu diệt - hay thường được nhiều người gọi là ngày kết thúc cuộc chiến Việt Nam. Nếu không có ngày này, tôi tin rằng đã không có nhiều nhà hàng Việt Nam như hiện nay nơi bạn ở. Và nếu không có ngày này thì chắc chắn tôi cũng đã không có mặt hôm nay tại nơi này để nói cho các bạn rõ về những gì đã xảy ra từ dạo đó.

Vì đã sinh sống qua gần 2 thập niên ở nước ngoài trước khi quyết định trở lại Việt Nam vào năm 2007, tôi thường được những người tôi gặp trong các chuyến đi của tôi trên thế giới hỏi tôi về thời gian tôi sinh sống ở Việt Nam trong thời kỳ hậu chiến sau năm 1975 và về tình hình đất nước hiện nay, 38 năm sau. Điều thường khiến tôi ngạc nhiên nhất là khi tôi hỏi lại họ về những gì họ đã biết về đất nước tôi thì hình như chỉ có 2 phiên bản Việt Nam được nhắc tới.

Phiên bản thứ nhất là một Việt Nam đẩy rẫy những câu chuyện kinh hoàng và những hình ảnh về một đất nước tan nát vì bị cuộc chiến do người Mỹ dẫn đầu tàn phá. Phiên bản thứ hai là một con hổ kinh tế đang trỗi dậy ở Viễn Đông, điểm đến “thời thượng” của những người trẻ trung và danh tiếng.


Những người Việt Nam tị nạn đi qua một chiếc tàu Hải quân Mỹ; Operation Frequent Wind là cuộc rút quân cuối cùng ở Sài Gòn ngày 29/4/1975. (Ảnh tư liệu của chính phủ liên bang Mỹ)
Brad Pitt và Angelina Jolie đã tiếp tục trở lại Việt Nam. À! trước đây không lâu họ còn nhận một em bé Việt Nam làm con nuôi và đặt tên cho em là Pax – Hòa Bình. Trong khi hàng đoàn du khách ba-lô từ Úc, châu Âu và khắp nước Mỹ đã thành tâm làm theo lời khuyên của sách hướng dẩn du lịch Lonely Planet để ghé thăm mọi nơi từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh, tên mới của Sài Gòn, để sững sờ trước nền văn hóa và cảnh sắc mỹ tú của đất nước này. Để nếm thữ hương vị một bát “phở” trước khi bắt đầu một ngày rong chơi với một ngân sách tiết kiệm. Họ đã có thể nhìn thấy tận mắt rằng bây giờ mọi thứ đều thanh bình, yên ổn và dân chúng có vẻ hạnh phúc, hài lòng với vận mệnh mới của mình
.
Hay ít ra nó cũng có vẻ như vậy.

Cho đến khi tôi cho họ biết sự thật không hẳn vậy.

Như các bạn thấy, cũng giống như 2 triệu người Việt Nam khác đã rời bỏ đất nước từ cái ngày định mệnh đó 38 năm trước đây, gia đình tôi đã đến nước Úc như những người tỵ nạn, do hậu quả của cuộc chiến Việt Nam. Sự thật chúng tôi là một phần trong cuộc vượt thoát ồ ạt đầu tiên của người Việt Nam rời bỏ quê cha đất tổ.

Mặc dù đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh với nước Trung Hoa láng giềng ở phương bắc, mặc dù đã trải qua một trăm năm đấu tranh giành độc lập chống chủ nghĩa thực dân Pháp, và mặc dù đã là nạn nhân của một nạn đói khủng khiếp do người Nhật gây ra trong Thế chiến thứ II, tiếp theo đó là Chiến tranh Việt Nam kéo dài cho đến năm 1975, người Việt nam đã luôn gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn và chấp nhận chịu đựng tất cả để chọn Việt Nam làm quê cha đất tổ.

Bất chấp mọi cuộc đổ máu. Bất chấp mọi mất mát, thiệt hại.

Nhưng, lần đầu tiên trong lịch sử của đất nước chúng tôi và chẳng bao lâu sau khi chiến tranh chấm dứt, người ta bắt đầu ra đi, thoạt tiên là từng nhóm nhỏ, rồi sau đó là hàng chục ngàn người. Họ đi bằng thuyền và đi bộ. Bất chấp mọi hiểm nguy trên biển cả và những gì đang chờ đợi họ tại bến bờ bên kia. Theo ước tính, từ 10% cho đến 30% tổng số thuyền nhân đã không bao giờ được đặt chân lên đất liền. Từ 1975 đến 1997, khi cuộc vượt thoát ồ ạt chấm dứt, đã có khoảng 1 triệu người Việt Nam đến được các nước lân cận.

Điều này bắt buộc phải đặt ra câu hỏi: Tại sao họ lại phải trốn chạy hòa bình?
Câu trả lời rất đơn giản. Đó là ngay cả sau khi chiến tranh kết thúc và hòa bình được lập lại, sự thật và công lý chưa bao giờ thắng thế trên đất nước tôi. Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền tự do hội họp và lập hội, Ông Maina Kiai, mới đây đã gọi tình trạng này là một “cơn hôn mê hòa bình” (peace coma). Rằng nhân danh hòa bình, chúng ta đã cố tình làm ngơ trước những vi phạm trắng trợn nhất về quyền con người bởi các chế độ áp bức nhất trên thế giới hiện nay, trong đó có chế độ Cộng sản Việt Nam.

Ba tháng sau ngày 30 Tháng Tư 1975, cha tôi, cùng với hàng trăm ngàn quân nhân và trí thức của Miền Nam Việt Nam đã bị tống vào các “trại cải tạo” mà không được xét xử. Ba 3 năm sau đó, ông được thả nhưng không được phép trở lại nghề dạy học; thay vào đó, giống như các gia đình khác bị buộc tội “phản cách mạng”, chúng tôi bị đuổi ra khỏi căn nhà của chúng tôi ở Sài Gòn và cưởng bách dời cư đến những nơi gọi là “các khu kinh tế mới” để nhường chỗ cho một nhà nước không tưởng mới.

Thuyền nhân Việt Nam chờ được cứu vớt.
Thuyền nhân Việt Nam chờ được cứu vớt.

Điều đó đã tạo ra làn sóng đầu tiên của thuyền nhân rời khỏi Việt Nam. Cha tôi là một trong những người này.

Kế tiếp, những người Cộng sản chiến thắng mới bắt tay vào việc quốc hữu hóa mọi doanh nghiệp và khởi sự thực hiện một chương trình kinh tế xã hội chủ nghĩa theo đó mọi tư liệu sản xuất và quyền sở hữu đất đai giờ đây đều thuộc về nhà nước thay vì các cá nhân như trước.

Điều này gây nên làn sóng người tỵ nạn thứ nhì rời bỏ Việt Nam, và đợt vượt thoát này chỉ ngừng lại khi Hà Nội nhận ra rằng việc tiếp tục thực hiện chính sách đó sẽ đưa đển chỗ sụp đổ hoàn toàn của nền kinh tế đất nước. Được hỗ trợ bởi tinh thần của chính sách “perestroika” (cải tổ) ở Liên Xô cũ vào cuối thập niên 1980, các nhà lãnh đạo đảng bắt đầu một loạt cải cách kinh tế và trong 2 thập niên qua những cải cách này đã giúp Việt Nam thoát ra khỏi nạn nghèo khổ cùng cực.

Tuy nhiên chế độ xã hội và chính trị của đất nước này vẫn không có gì thay đổi và cho đến tận hôm nay, tất cả đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước và hàng trăm người bất đồng chính kiến vẫn còn bị giam cầm chỉ vì họ dám thách thức sự cai trị độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự thật là Facebook bị ngăn chặn, không một phương tiện truyền thông độc lập nào được phép hoạt động, các cuộc biểu tình phản đối bị nghiêm cấm, và những người bảo vệ nhân quyền thường xuyên bị sách nhiễu, khủng bố. Để cuối cùng một số nhân vật bất đồng chính kiến phải đào thoát để xin tỵ nạn chính trị ở các nước khác trong khi những người ở lại có thể bị kết án đến 16 năm tù vì những hoạt động ủng hộ nhân quyền của họ.

Như vậy, một sự thật phũ phàng là vẫn còn người tỵ nạn từ Việt Nam và không có hòa bình thật sự hay công lý được thực hiện trên quê hương tôi.

Bởi thế, câu hỏi mà tôi thường đặt ra là:

Tất cả những người có thiện ý từng phản đối cuộc chiến Việt Nam trong những thập niên 60 và 70 ngày nay đang ở đâu?

Phải chăng họ chẳng màng tìm hiểu những gì đã xảy ra sau đó tại Việt Nam?

Quan trọng hơn, giờ đây họ có thể làm gì để góp phần giúp cho Việt Nam trở thành một nơi tốt đẹp hơn, tự do hơn? Như họ đã từng nhiệt tình tuyên bố cách đây 4 thập niên trước.

Đây là bài viết mới nhất của tôi được đăng nguyên bản bằng tiếng Anh trên báo Asia Times tuần này. Trong tuần tới tôi mong là sẽ có những tờ báo khác đăng lại. Riêng hôm nay tôi xin gửi các bạn bài dịch này. Nếu có ý kiến gì xin các bạn cứ email cho tôi biết at: hoitrinh@hotmail.com.

Trịnh Hội
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Hà Sĩ Phu - Dân chủ thụt lùi

clip_image002Không phải đến tận những năm 2012-2013 này cuộc tranh cãi về Hiến pháp và pháp luật nói chung mới bung ra trầm trọng như ta đang thấy. Thật ra, trong quỹ đạo chuyên chính vô sản, Hiến pháp và pháp luật luôn là lĩnh vực điển hình chất chứa những mâu thuẫn nội tại, chỉ chờ dịp để bung ra, bởi cốt lõi vẫn là mâu thuẫn giữa một nền độc tài đảng trị trước những đòi hỏi dân chủ pháp trị.
Xin gợi nhớ lại cuộc tranh luận lịch sử về quan hệ giữa Tư pháp và Hành pháp nổ ra khoảng năm 1948 giữa một bên là báo chí chính thống, lý luận chính thống của Đảng mà đại diện là nhà báo Quang Đạm, cây đại thụ lý luận của Đảng trên báo Sự Thật (và báo Nhân dân sau này), còn phía bên kia là các Luật sư Vũ Trọng Khánh, Vũ Đình Hòe…, cả hai đều từng là Bộ Trưởng Tư pháp, là chức của cựu Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc ngày nay. Riêng LS Vũ Trọng Khánh (1912-1996) chính là người chủ chốt cùng với GS Đặng Thai Mai thảo ra bản Hiền pháp 1946 mà nay đang nhắc tới nhiều.
Nói về Tam quyền phân lập, cuối cùng, Quang Đạm kết luận Mong rằng Tư pháp nên nhận định sự phân phối quyền hạn giữa kháng chiến hành chính (tức Hành pháp) và tư pháp chỉ là sự phân công phụ trách để làm cho khoa học, chứ không thể là một sự phân quyền theo quan niệm lấy quyền ngăn quyền mà đấu tranh giữa quyền này với quyền khác”.


Luận điểm “chỉ do Đảng phân công chứ không phân quyền” này của ông Quang Đạm vẫn được Đảng ta cố thủ cho đến ngày nay, và tất nhiên bị các Luật sư Vũ Trọng Khánh và Vũ Đình Hòe chống lại. Như thế, về nội dung luận điểm cơ bản của hai phái “pháp trị” và “Đảng trị” trước và nay cơ bản là không đổi. Tuy vậy cục diện đấu tranh quan điểm vào năm 1948 ấy và cuộc đấu tranh hiện nay (sau hơn 60 năm) thì khác nhau nhiều:
- Năm 1948 cuộc tranh luận diễn ra bình đẳng, đều cùng đăng trên các báo công khai như báo Sự thật của Đảng CS hoặc báo Độc lập của đảng Dân chủ. Chính tờ Sự thật của ông Quang Đạm cũng đăng bài của ông Vũ Trọng Khánh. Nhưng ngày nay thế nào?
- Năm 1948, sau 8 tháng tranh luận không đi tới một kết luận áp đặt nào từ phía đảng và nhà nước. Mọi ý kiến mặc nhiên được công khai bảo lưu, không bị khẳng định cộc lốc một câu “chế độ ta không chấp nhận Tam quyền phân lập”, miễn bàn, không bị Tổng Bí thư hay Phó thủ tướng lên án là bọn suy thoái tư tưởng, suy thoái đạo đức và cần phải nghiêm trị như bây giờ.
- Cảm động nhất là lời sám hối của phía quyền lực: Chính ông Quang Đạm bốn chục năm sau đã thừa nhận rằng quan điểm pháp lý của ông lúc ấy về lý thuyết “có phần giản đơn và siêu hình” còn trên thực tế phát triển cách mạng đã dẫn đến tình trạng “quyền lực của tư pháp cũng như lập pháp xét cho cùng là hữu danh vô thực” và “bên trên của cả ba quyền lực (tức kể cả trên quyền hành pháp - VĐH) mọi người nghĩ đến một “siêu quyền lực” quyết định tất cả, là cấp ủy đảng lãnh đạo”. Bài viết của ông có người trong giới chuyên môn tư pháp cho là “sám hối”. Ngày nay những kẻ lý sự cùn nói bậy rất nhiều, chẳng thấy một lời sám hối. Chỉ thấy người phản biện, cũng một cựu Bộ trưởng Tư pháp, bị gây sức ép đến mất chủ động , phải nói phản lại ý kiến của mình và bè bạn.
Sau hơn 60 năm, với bao nhiêu xương máu, nền dân chủ lại thụt lùi, cả lý và tình còn thua xa cái thời ấu trĩ chập chững của chính mình, hỏi không buồn sao được?
Hà Sĩ Phu
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

29/4/13

TP. HCM: Đường Cách mạng tháng 8 - Võ Văn Tần: Dân bức xúc khi CSGT và Cơ động đánh người

Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21, chúng ta được học hành và tiếp thu nhiều kiến thức, thông tin đa chiều... Đã đến lúc dân mình phải dũng cảm đấu tranh với bè lũ chúng nó, đừng để chúng mặc sắc phục rồi hỗn láo với nhân dân, hãm hại nhân dân... Hãy dũng cảm làm chứng, quay phim, thu âm, chụp ảnh những hành động dã man, xấc xược của những người mặc sắc phục... Đưa các thông tin lên công chúng, share rộng rãi để mọi người nắm bắt thông tin và bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chính mình... Hãy cận thận vì khi đã vào đồn chúng nó, chúng nó đập các tài sản (điện thoại, máy quay của mình ngay) và chối bay khi phải ra tòa, vì trong các đồn công an, không hề có camera hoạt động nên chúng nó rất manh động và thực sự, khi đối mặt với bè lũ này, chúng ta đang thấy nó đối xử với dân như kẻ thù.

Cảm ơn người dân đã đứng về phía nạn nhân, có người quay phim chụp ảnh tại hiện trường, nơi mà CSGT & cơ động đá túi bụi vào nạn nhân. Khi nào người dân thấy bất bình, sẵn sàng bảo vệ thì chúng ta sẽ không còn cảnh nhân dân bị ức hiếp bởi 'một bộ phận không nhỏ' công bộc của chúng mình.

Em đang cố gắng gặp gỡ người quay clip và nhờ người ta đưa lên, còn 1 số hình ảnh nữa. Sẽ hướng dẫn nạn nhân làm đơn tố cáo đến UBND và CA Quận 3 (nơi sự việc diễn ra) vì nạn nhân có vi phạm hành chính cũng không đường dùng bạo lực với nạn nhân, trong tay chúng có gậy, có súng và có võ, đàn áp dân thường vậy là không đặng lòng người!

Khi vào đồn thì chúng nó không cho quay phim, nếu có chúng nó sẽ giật điện thoại và đập hết, chúng nó rất hùng hổ trong đồn, mọi người tuyệt đối không về đồn mà phải bắt chúng giải quyết tại hiện trường nơi có nhiều dân chúng làm chứng, về đồn là tụi đó không nương tay và lộ bản chất hết!

Khi nạn nhân bị 2 đứa quật ngã và đá vào người, 1 người dân nữa mà có chụp được 1 số ảnh, nhưng nhảy vào cứu nạn nhân nên không thể quay lại lũ chúng nó xuống tay tàn bạo... anh chị em nào có mặt tại hiện trường (đối diện TTĐM Ideas ở CMT8-Võ Văn tần) có quay hay chụp được ảnh thì post lên để tạo ra một chiến dịch chống trả bọn 'cướp ngày' này nhé! Riêng nạn nhân thì chắc chắn sẽ khiếu kiện 2 tên cảnh sát giao thông và cơ động đánh người!

Cơ động trong hình, không mang bảng tên và từ chối
 cung cấp tên, dùng giày đá vào mặt nạn nhân
Tên Lê Xuân Quang xấc xược và khi dẫn nạn nhân vào đồn, ra lệnh đóng cổng lại
và không cho nạn nhân ra ngoài

Họ lấy xe máy của nạn nhân mà không để lại biên bản
Tên Lê Xuân Quang có thể đã uống bia rượu lúc này và hành động rất vô lễ

Mọi người phải tuyệt đối cẩn thận, không về đồn công an mà không có người đi theo và người làm chứng là mình có vào đồn, vì họ có các thủ thuật đánh người dân mà không để lại vết tích bên ngoài, nhiều trường hợp đánh đến chết như chúng ta đã biết. Và chúng sẽ báo cáo là 'nạn nhân có sẵn bệnh, tự nhiên chết'
Khi quật ngã nạn nhân, 2 tên đá tới tấp vào mặt nạn nhân.
Có nhiều người dân vào can ngăn nếu không không biết hậu quả như thế nào
Nếu không dùng tay che mặt và bụng, nạn nhân có lẽ nằm gục tại chỗ và tại đồn
Nếu không có người dân bức xúc và làm chứng đi
theo về đồn, nạn nhân có lẽ không qua khỏi tối qua
Khi vào đồn, nguyên 1 lũ CSGT & cơ động ra lệnh đóng cổng và không cho nạn nhân ra khỏi, dù là xin đi vệ sinh, chúng nói vệ sinh tại chỗ luôn, không cho đi, đồng thời nắm cổ áo nạn nhân và tuyên bố có thể đánh chết ngay tại đồn.

Nếu không dùng tay che mặt và bụng, nạn nhân có lẽ nằm gục tại chỗ và tại đồn


Trang Phung

Minh Văn: Những sự khác biệt

saigon-april3075-305.jpg
Sài Gòn ngày 30-04-1975
Những kẻ lừa đảo trên đời dối lừa người ta bằng cách nào? Ấy là chúng lợi dụng sự giống nhau về hình thức để đánh tráo nội dung, hoặc tạo nên sự hỗn loạn rồi “mập mờ đánh lận con đen”. Đó là cách thức mà chúng vẫn thường sử dụng để dối lừa nhân thế. Cái sai trái và xấu xa không được người đời chấp nhận, vì thế mà phải nương vào cái đúng, cái tốt để tồn tại. Vì vậy mà tạo nên hiện tượng tốt xấu - trắng đen lẫn lộn, để rồi đảo lộn nhân tâm. Một ví dụ không gì sát thực hơn là bản tin thời sự của truyền thông Cộng Sản Việt Nam. Ấy là bao giờ họ cũng đưa những tin tức dàn dựng trong nước, kế đó mới là thời sự quốc tế. Mà tin tức quốc tế thì bao giờ cũng trung thực (vì xã hội người ta thông tin tự do, có sao nói vậy), do đó mà người dân dễ nhầm lẫn rằng tin tức trong nước cũng khách quan như thế. Đó là ý đồ tạo sự trắng đen lẫn lộn của nhà nước Cộng Sản, thực chất tin tức trong nước là do họ tuyên truyền lừa dối.

Hệ thống tuyên truyền của nhà nước Cộng Sản vẫn làm cho người dân Việt Nam hiểu rằng: Các nước dân chủ (có hệ thống chính trị đa đảng) kém an ninh. Hay có đánh bom khủng bố, kinh tế thì thường xuyên khủng hoảng, quan chức thì tham nhũng...; còn Việt Nam chúng ta ( Độc tài độc đảng) thì an ninh tốt, không có khủng bố bao giờ, kinh tế thì ổn định, không bao giờ xảy ra tham nhũng...; họ quên rằng người dân Việt Nam bị đảng tước hết các quyền dân chủ, bị đè đầu cưỡi cổ thì làm sao mà an ninh chả tốt? Kinh tế thì trì trệ tụt hậu, nhưng lúc nào cũng bị đảng tuyên truyền là ổn định phát triển thì sao mà có khủng hoảng? Ti Vi, báo đài của nhà nước rất ít khi đưa tin về tham nhũng, chứ thực chất chế độ độc tài Cộng Sản là thiên đường của tham nhũng. Do đó mà tình hình đất nước bề ngoài được sơn phết và đánh bóng rất đẹp, nhưng bên trong chứa toàn ung nhọt sắp vỡ. Không như xã hội người ta, tin tức tự do nên những điều chưa tốt được nêu ra và giải quyết ngay một cách ổn thỏa. Vì thế mà xã hội luôn được làm mới, làm sạch để tiến lên phía trước với một trạng thái tốt đẹp và khỏe mạnh hơn.

Loài người luôn đi tìm những hình thái xã hội tốt đẹp, tiến bộ để xây dựng và phát triển. Để xã hội được công bằng hạnh phúc, ổn định và bền vững hơn. Vượt lên trên tất cả là sự làm chủ của người dân đối với xã hội mà mình đang sống, để đạt được những giá trị tự do cao đẹp. Tuy nhiên, mô hình xã hội tiến bộ nào cũng có những nhược điểm của nó, vì rằng sự vật trên đời không có cái gì vẹn toàn. Điều quan trọng là chúng ta lựa chọn mô hình dân chủ tiến bộ vì cuộc sống hạnh phúc người dân, vì sự phát triển của đất nước. Tiếc thay, đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn cứ nhắm vào những cái không may của người ta để dè bỉu và lên án, cho rằng xã hội tự do dân chủ là kém cỏi và sai trái. Để rồi từ đó đảng lý luận rằng: Chỉ có chế độ độc tài do đảng Cộng Sản lãnh đạo là ưu việt và hạnh phúc nhất trên đời.

Nghe thì bất bình thật, nhưng quả thực để tồn tại thì đảng Cộng Sản không còn cách giải thích nào khác. Vì rằng để chứng minh cái sai là đúng (Chế độ Cộng Sản) thì người ta phải phủ nhận cái đúng (Chế độ dân chủ).

Để làm được điều đó, đảng Cộng Sản đã trở thành một kẻ siêu lừa đảo bằng cách “Mập mờ đánh lận con đen”, dựa vào sự giống nhau về hình thức để lừa bịp bản chất vấn đề. Đảng bắt chước người ta cái tên gọi, còn nội dung thì đảng chiếm lấy làm của riêng. Ví như đất nước người ta có các hội đoàn thì đảng ta cũng có, chỉ có điều bản chất khác nhau (nếu không muốn nói là trái ngược). Vì rằng trong các xã hội dân chủ thì những hội đoàn đó do người dân tự do thành lập và điều hành. Mục đích là để bảo vệ quyền lợi thành viên, phát triển các lợi ích cộng đồng. Ngược lại, ở xứ ta đảng cũng thành lập các hội đoàn có tên gọi như vậy, nhưng do đảng lãnh đạo. Vậy là, về hình thức thì giống nhau, nhưng nội dung thì đã có sự khác biệt. Một đằng là người dân làm chủ cuộc sống và xã hội, một đằng thì đảng kìm kẹp và quyết định tất cả. Đó chính là bi kịch của dân tộc Việt Nam, chừng nào còn tồn tại thì đảng còn hành động như vậy. Đảng luôn tồn tại và vinh quang bằng cách tạo nên sự khác biệt kỳ dị như thế.

Trong môi trường tự do, sự cạnh tranh lành mạnh khiến con người tiến bộ và lớn hơn lên (Nhờ sự phấn đấu và so sánh). Do đó mà tốc độ phát triển của xã hội được đẩy nhanh, tránh được sự chậm tiến và trì trệ. Cũng trong môi trường đó, người ta chỉ có thể tiến lên bằng cách ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.

 Vừa rồi có mấy người nói lên sự thật mà phải bị ngồi tù. Đó là mấy sinh viên trí thức trích dẫn một câu danh ngôn như vầy: “Chỉ có thể làm cho người ta yêu bạn bằng cách làm cho mình trở nên đáng yêu hơn, chứ không thể bắt người ta yêu bạn”. Câu này nghe qua thì đúng và vô hại, nhưng đã đánh trúng tim đen của đảng Cộng Sản. Cả đời đảng tồn tại bằng cách bắt người ta yêu mình, nay mấy sinh viên kia đi ngược với “chủ trương đường lối” thì bị ngồi tù là đáng, ai bảo học nhiều cho lắm rồi trở nên cuồng chữ mà thách thức đảng độc tài.

Xưa nay chưa thấy ai trở nên giỏi bằng cách chê người khác dốt, bắt người ta yêu mình thay vì làm cho mình trở nên đáng yêu hơn như đảng Cộng Sản. Phải chăng đó là những sự khác biệt mà chế độ Cộng Sản cống hiến cho loài người?
                                                                                                    

 

Hoàng Công Minh; Suy niệm về sự Thống Nhất

thuong-phe-binh-vnch-305.jpg
Thương phế binh QLVNCH đến chùa Liên Trì
ở Sàigòn để nhận quà hôm 13.08/2011
Lịch sử các quốc gia vẫn thường sử dụng khái niệm Thống nhất để chỉ việc chấm dứt sự chia cách đất nước, thu giang sơn về một mối. Sự nhất thống phải đảm bảo bằng độc lập dân tộc và vẹn toàn lãnh thổ. Đó là về hình thức, còn bản chất của nó mới là điều thiết yếu và quan trọng nhất: Thống nhất cho ai, và để làm gì?. Thông thường thì sự thống nhất mang lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho người dân. Nhưng cũng có những kiểu thống nhất chỉ dành riêng cho một đảng phái (sự thắng lợi của một đảng phái), để rồi sau đó họ thiết lập chế độ độc tài toàn trị lên toàn bộ lãnh thổ đất nước. Đó là trường hợp của đất nước Việt Nam chúng ta.

Sự thống nhất đó thì không ai mong muốn (ngoại trừ đảng cầm quyền), rằng đó thực sự là bi kịch cho đất nước và dân tộc. Khái niệm thống nhất và độc lập đã bị lợi dụng để phục vụ cho lợi ích của một đảng cầm quyền, chính xác hơn là một nhóm lợi ích thiểu số. Khái niệm nhân dân đã bị đánh tráo để biện minh cho chế độ độc tài. Nói cách khác, họ đã nhân danh nhân dân để cướp đi tự do và hạnh phúc của nhân dân.

Ngày 30/4/1975, chế độ Cộng Sản miền Bắc Việt Nam đã cưỡng chiếm miền Nam để “thống nhất” đất nước. Điều mà họ gọi là “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Họ tung hô rằng đó là một thắng lợi vĩ đại, là minh chứng hùng hồn cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hàng triệu người miền Nam đã phải vượt biên, vượt biển để chạy trốn chế độ Cộng Sản lúc này lên nắm quyền. Họ trốn chạy cái gọi là “Thiên đường xã hội chủ nghĩa” mà Cộng Sản sắp áp đặt lên toàn bộ miền Nam.

Sự thật là miền Nam tự do đã bị thất thủ, chế độ độc tài Cộng Sản giành được chiến thắng sau 20 năm tiến hành chiến tranh bằng xương máu của nhân dân. Từ lúc này, cả đất nước chìm trong bóng đêm của mùa đông băng giá. Nhưng người Cộng Sản lại gọi đó là mùa xuân dân tộc, hẳn mọi người không quên được bài hát “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh”, ca ngợi về chiến thắng ngày 30/4 này.

Trong bài hát có đoạn “...đã viết nên thiên anh hùng ca, thiên anh hùng ca ngàn năm sáng chói, lưu danh đến muôn đời...”. Về hình thức là vậy, còn nội dung thì sau khi thống nhất đất nước, đảng Cộng Sản thiết lập một xã hội mang định kiến giai cấp và ý thức hệ nặng nề. Nền tảng pháp luật và xã hội lúc này bị lung lay nghiêm trọng. Họ tiến hành cải tạo tư bản ở Miền Nam, xây dựng một nền kinh tế chỉ đạo tự cung tự cấp. Người ta nói rằng “Trước giải phóng thì Hà Nội phải mất 50 năm mới tiến kịp Sài Gòn, sau giải phóng thì chỉ mất 3 năm là Sài Gòn đã bằng Hà Nội”. Vậy là đất nước đã thực sự quay trở về thời kỳ đồ đá bởi sự chiến thắng của chủ nghĩa Cộng Sản.

 Giới sử gia nói rằng: Đó là sự chiến thắng của sự dã man, ngu dốt đối với một chế độ dân chủ văn minh.

Thời gian dần trôi, người Việt cả trong và ngoài nước đã có đủ dữ kiện để đánh giá chính xác vấn đề. Rằng đó không phải là sự thống nhất đất nước như Cộng Sản vẫn hằng tuyên truyền, mà là sự cưỡng chiếm miền Nam tự do. Nhưng bản chất của người Cộng Sản là không bao giờ chịu nhìn nhận sai lầm. Do đó, chúng ta hãy lấy cho họ một ví dụ thuyết phục để minh chứng. Điều này là rất cần thiết, vì nó đập tan cái luận điệu sai trái của người Cộng Sản, và khai mở những hiểu biết đúng đắn cho người dân. Trước năm 1975, hoàn cảnh Việt Nam chúng ta giống hệt như đất nước Triều Tiên bây giờ (nếu không muốn nói là bản sao). Triều tiên bị chia cách thành hai miền với hai chế độ chính trị rõ rệt. Chế độ độc tài Cộng Sản ở miền Bắc (Bắc Hàn), và chế độ tự do dân chủ ở miền Nam (Nam Hàn). Với tính ưu Việt của chế độ tự do dân chủ, Nam Hàn đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á, người dân sống trong tự do và văn minh. Ngược lại, Bắc Hàn chìm đắm trong đói nghèo lạc hậu và mất nhân quyền, chỉ có lãnh tụ của họ là lúc nào cũng vĩ đại, anh minh và sáng suốt. Sự thực là như vậy, nhưng nếu Bắc Hàn chiến thắng Nam Hàn để thống nhất đất nước thì điều gì xảy ra, chắc mọi người cũng đã đoán được. Đó sẽ là một kịch bản như ở Việt Nam chúng ta: Cả đất nước tức thì tràn ngập những bài hát ca ngợi lãnh tụ và đảng Cộng Sản, tượng cố lãnh tụ Kim Nhật Thành sẽ được dựng khắp đất nước. Cả nước tiến lên chủ nghĩa độc tài. Hệt như Việt Nam chúng ta vậy, thưa quý vị. Do đó mà cả nhân loại không ai mong muốn kịch bản đó xẩy ra, chỉ mong cho chế độ độc tài Cộng Sản Bắc Hàn nhanh chóng sụp đổ để người dân được giải thoát.

Thống nhất là một khái niệm đối lập với sự phân chia. Nhưng thống nhất trong hạnh phúc, tự do thì mới là điều mong muốn của con người. Thống nhất để vươn tới văn minh tiến bộ, đó mới là mục đích của nhân loại. Chúng ta cực lực phản đối việc lợi dụng khái niệm thống nhất để phục vụ cho mục đích xấu xa, lừa dối và áp đặt những giá trị phi nhân lên dân tộc như đảng Cộng Sản đã làm.

Đảng Cộng Sản hằng năm vẫn tổ chức kỷ niệm rầm rộ ngày 30/4 như là một chiến thắng vẻ vang của dân tộc, như là sự giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước. Đó chính là hành động để che lấp đi sự sai trái và phi nhân của họ đối với dân tộc Việt Nam chúng ta.

                                                                               

28/4/13

LàmThủ tục nhà đất

lsthachthao
LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO -
ĐÒAN LUẬT SƯ THÀNH
 PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hỏi Luật Sư về thủ tục làm nhà đất

Mảnh đất nhà em đang sinh sống, ngày trước có mua của chủ cũ rồi, nhưng vì thời điểm 1990 chỉ có làm giấy tay (sang nhượng chỉ có 2 bên gia đình và 1 người làm chứng), bây giờ khi mang hồ sơ tới UBND Phường để làm giấy tờ nhà đất thì người hướng dẫn bảo là không hợp lệ ở tờ giấy mua bán tay, vì người đứng tên mảnh đất lúc bán ( bên A, bố của ông chủ đất hiện tại) hiện tại đã mất và người mua (bên B, mẹ của người đứng tên để làm hồ sơ nhà đất hiện tại) hiện tại bây giờ cũng đã mất, như vậy có phải là đòi hỏi vô lý hay không? Và gia đình đã đứng tên đóng thuế nhà đất hơn 10 năm nay rồi, thì theo như tôi được biết thì khi đã đóng thuế trên 10 năm thì gia đình tôi có quyền đứng tên mảnh đất này đúng không ạ (nghĩa là không cần đến tờ giấy mua bán tay vẫn có thể làm hợp thức hóa nhà đất)? Còn lại thì tất cả các giấy tờ khác đều đã thông qua, chỉ còn khúc mắc ở tờ giấy mua bán tay đã nêu trên, xin Luật sư tư vấn hộ tôi ạ?

Xin chân thành cám ơn

 Re: Hỏi Luật Sư về thủ tục làm nhà đất
       
Chào bạn.

LS Thạch Thảo tư vấn cho bạn như sau:

Theo thư trình bày của bạn thì đất nhà bạn đã có hợp đồng mua bán năm 1990, và sử dụng ổn định từ đó cho đến này. Luật đất đai tại Điều 50 khoản 1 quy định : Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liển với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
......
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.
Như vậy, ngoài Giấy chuyển nhượng, bạn cần có đơn xin xác nhận của UBND về thời gian sử dụng đất của bạn, đất không tranh chấp để hoàn tất hồ sơ.

Việc bạn đóng thuế trên 10 năm không phải là căn cứ để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì thuế là nghĩa vụ công dân phải nộp cho nhà nước khi họ sử dụng đất,( nếu bạn không phải là chủ sở hữu nhưng là người sử dụng đất thì bạn cũng phải nộp thuế đất).

Trong trường hợp Hộ gia định, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất ( khoản 4 điều 50 Luật đất đai)

Tùy vào tình hình, thời gian sử dụng đất của gia đình bạn mà UBND sẽ có những hướng dẫn cụ thể hơn.

Thân mến.

Source: http://danluat.thuvienphapluat.vn/hoi-luat-su-ve-thu-tuc-lam-nha-dat-91060.aspx

Hội thảo về Hoàng Sa, Trường Sa

Hội nghị về chủ quyền của Việt Nam đối với
Hoàng Sa, Trường Sa diễn ra hôm 27/4
Tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam được đưa ra thảo luận tại hội nghị quốc tế ở Quảng Ngãi diễn ra ngày 27/4.
 
Hội thảo, với chủ đề "Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - khía cạnh lịch sử và pháp lý” là hội thảo quốc tế đầu tiên về chủ quyền biển đảo của Việt Nam được tổ chức tại tỉnh miền Trung, nơi có nhiều ngư dân gặp rắc rối khi đánh bắt ở quanh hai quần đảo trên.
 
Báo trong nước cho biết hội thảo này có sự góp mặt của nhiều các nhà nghiên cứu từ nhiều nước, trong đó có những nhân vật tên tuổi như Giáo sư Carlyle Thayer, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Giáo sư Renato Cruz DeCastro..., nhưng không có hiện diện của các học giả Trung Quốc.
 
Hội thảo do Đại học Phạm Văn Đồng cùng một số cơ quan khác tổ chức.
Tờ Thanh Niên trong tin đăng ngày 27/4 cho biết luận điểm chung của nhiều học giả có mặt tại hội nghị, là Trung Quốc đã "vi phạm luật pháp quốc tế" khi chiếm Hoàng Sa năm 1974 và một số bãi ngầm ở Trường Sa năm 1988.
'Bất hợp pháp'
Tiến sỹ Nguyễn Nhã, một nghiên cứu gia về Hoàng Sa và Trường Sa nói tại hội thảo: “Chúng ta có nhiệm vụ chứng minh sự thực lịch sử mà Việt Nam đã xác lập chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa”.
Bản tham luận hơn 100 trang của ông Nhã mà BBC tiếng Việt có giữ phiên bản dựa trên nhiều lập luật dựa trên các bằng chứng lịch sử để bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo này.
Tài liệu này ghi nhận Việt Nam đã "chiếm hữu thật sự mang tính nhà nước liên tục và hòa bình qua các thời đại" các quần đảo trên từ "những năm đầu thế kỷ XVII đến thủy quân đi cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền từ năm 1816".
Giáo sư Jonathan London, giảng dạy tại Đại học Hong Kong "Vấn đề hiện nay là Việt Nam nêu rõ cơ sở pháp lý để huy động sự hợp tác của quốc tế nhằm giúp Việt Nam cũng như cả khu vực ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông."
Tập tài liệu của ông Nhã cũng trích dẫn những chứng cứ khác nhau để chứng minh rằng chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là được quốc tế công nhận, đồng thời bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc: "Nghị quyết 2625 ngày 24 tháng 10 năm 1970 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quy định bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp."
Bản tham luận của ông Nhã cũng nhắc đến tuyên bố năm 1958 của Trung Quốc về lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vốn đã được thủ tướng Phạm Văn Đồng chấp thuận qua công hàm, tuy nhiên ông này nhấn mạnh tuyên bố trên "xác định rõ ràng các đảo bị tách biệt với lục địa bởi biển cả, chứ không phải là vùng nước lịch sử."

Đồng ý quan điểm
 
Việc đơn phương thành lập thành phố Tam Sa của Trung Quốc tại Hoàng sa bị các bên yêu sách cho là làm phức tạp tình hình căng thẳng trên Biển Đông
 
Các chuyên gia nước ngoài có mặt tại hội thảo được báo trong nước dẫn lời nói bày tỏ sự đồng ý với quan điểm của Việt Nam về chủ quyền.
 
Theo tờ Thanh Niên, Giáo sư Jonathan London từ Đại học Hong Kong cho rằng quan điểm của Việt Nam về chủ quyền đối với Hoàng Sa - Trường Sa là "hoàn toàn hợp lý."
 
Theo ông, "vấn đề hiện nay là Việt Nam nêu rõ cơ sở pháp lý để huy động sự hợp tác của quốc tế nhằm giúp Việt Nam cũng như cả khu vực ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông”.
 
Tuy nhiên ông London cũng đặt vấn đề Việt Nam cần cải thiện pháp quyền và quyền con người nếu như muốn có sự trợ giúp của quốc tế.
 
Hội nghị đã bế mạc ngày 27/4.

Ngày 28/4, các đại biểu có mặt tại cuộc họp sẽ được mời ra thăm huyện đảo Lý Sơn dự Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, tham quan các di tích lịch sử trên đảo gắn liền với các hoạt động thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

(BBC)/ http://www.tintuchangngayonline.com/2013/04/hoi-thao-ve-hoang-sa-truong-sa.html

Chuẩn Bị Tâm Lý Trước Khi Bị Kêu Lên Thẩm Vấn Hay “Mời Đi Làm Việc.”

DanLuat - Tết Quý Tỵ TNCG - 25.4.2013: (Để đóng góp vào sự chuẩn bị tâm lý cho quảng đại quần chúng nói chung, và cho tuổi trẻ nói riêng, cho các phong trào đấu tranh đòi Công Lý - Sự Thật và Dân Chủ - Nhân Quyền, BBT - TNCG xin giới thiệu đến quý vị bài viết của "Nhóm Tâm Lý Hướng Dương". Hy vọng, nội dung bài viết sẽ giúp đỡ chúng ta ngày càng "giảm bớt sự sợ hãi", thay vào đó bằng sự "can đảm, tự tin và hành động". Xin chân thành cám ơn "Nhóm Tâm Lý Hướng Dương".

Các bạn thân mến, Trước tình hình hiện nay, khi nhân dân mạnh dạn hơn để thực hiện quyền công dân bị nhà nước tước đoạt thì nhà nước càng sợ hãi, do đó việc hù dọa, răn đe, kêu lên làm việc, và bắt bớ gia tăng. Việc bị kêu lên thẩm vấn hay “mời đi làm việc” sẽ dần là chuyện bình thường, có thể nói sẽ như..... cơm bữa. Chúng ta cần chuẩn bị tâm lý để dần quen thuộc điều này và có “cơm bữa” theo đúng ý mình.

Đầu tiên, chúng ta ai cũng muốn là làm sao giữ bình tĩnh trước áp lực của công an. Sự bình tĩnh thường không đến một cách tự nhiên, nhất là nếu chúng ta thường xuyên có khủng hoảng chấn động bất ngờ trong cuộc sống và đưa đến tình trạng dễ bị hồi hộp lo sợ. Dù đây là phản ứng tự vệ tự nhiên nhưng lâu ngày không kiểm soát, dễ thành thói quen sợ. Điều này cộng hưởng với phản ứng tự động sinh tồn của cơ thể dễ làm tăng thêm nỗi sợ khi bị áp lực. Các phản ứng tự nhiên này là tim đễ đập mạnh, thở hụt hơi, chân tay lạnh, đầu óc mất tập trung, không suy nghĩ vững vàng, v.v...Vì vậy để có sự tự tại bình tĩnh, ngay từ bây giờ chúng ta cần thường xuyên tập thói quen tịnh tâm cho chính mình, để khi bị áp lực chúng ta tự động có thói quen bình tĩnh.

Có ba yếu tố gợi ý có thể giúp chúng ta phát huy thói quen bình tĩnh, điều chế cảm xúc, và lựa chọn chính chắn trước áp lực:

I.Tâm Tịnh

Để tâm được tịnh, chúng ta có thể tập từ bây giờ:

1. Cầu nguyện thường xuyên. Thật sự lắng lòng và để tâm vào ý nguyện.

2. Tập hít thở thư giãn hàng ngày. Lúc này ta tập trung vào hít thở sâu, lắng nghe tiếng thở của chính mình hay những âm thanh chung quanh.

3. Thường xuyên lập lại trong đầu những lời hay ý đẹp trong giáo lý hay ngoài đời gìúp định hướng hoặc động viên ta.

4. Hay làm những cách thư giãn hay tịnh tâm khác mà chúng ta học hỏi được và thích hợp cho bản thân.

Nghiên cứu cho thấy những người tập tịnh tâm sâu và thường xuyên trong một thời gian có thể làm thành não của phần tiền não dày hơn và hoạt động tích cực hơn. Tiền não là nơi giúp chúng ta phán đoán, lấy quyền định, tự chế, kiểm soát xúc cảm, điều chế sợ hãi, và kiểm soát lời ăn tiếng nói của bản thân.

II. Mường tượng thường xuyên sự bình tĩnh tự tin của bản thân và những điều chủ động muốn làm khi bị thẩm vấn để dồn năng lượng vào điều ta muốn xảy ra.

Sự mường tượng đưa chính mình vào thực tế trước trong trí não là cơ hội thao dợt để nắm vừng phản ứng (suy nghĩ cảm xúc) của chính bản thân và phần nào trong tư thế sẵn sàng ứng phó trước áp lực. Khi chúng ta chú ý lưu tâm vào đâu thì tâm não của chúng ta sẽ dồn năng lượng vào đó. Chúng ta hướng về những suy nghĩ tích cực và sự tự tin, chúng ta sẽ tự tin.

Bốn điều ta có thể mường tượng và tập trước là:

1. Lắng nghe và quan sát đối phương. Chúng ta cần biết rất rõ những gì đang diễn ra. Họ nói gì, hỏi gì. Quan sát cử chỉ của họ và quan sát điều họ nói.

2. Giữ im lặng. Điều này giúp ta dễ kiểm soát chính mình, có thời gian để lựa chọn đối thoại theo ý muốn, kiểm soát chính bản thân và từ đó thêm tự tin. Như kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh có nhắn nhủ: “Nên nhớ một quyền là chúng ta có quyền im lặng, từ chối trả lời. Không cần thiêt là hỏi gì trả lời đó. Công an có tính cù nhầy và hay nói nhiều câu rất vớ vẩn.”

3. Không sợ hãi: Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh chia sẻ: “....không có gì phải sợ....Nếu pháp trị thì phải có bằng chứng chứ không thể dùng “cảm tính” nghi ngờ được.” Các bạn có thể kham thảo thêm chia sẻ của kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh tại:

http://thanhnienconggiao.blogspot.com.au/2013/02/giay-moi-va-dan-chu.html4. Chủ động đối thoại. Như chia sẻ của TS Nguyễn Quốc Quân sau khi ra tù: “Luôn nói điều mình muốn nói. Không cung cấp điều họ muốn biết.” Hay “Cho họ biết giao ước 3 không, tức không cung cấp con số, không cung cấp nơi chốn, và không cung cấp tên người.” Tập quen những trả lời như: “Tôi không biết.” “Tôi không nhớ” hay “Xin phép tôi không nói.” Hiều là người thẩm vấn chỉ đang làm nhiệm vụ của họ.

III. Thuộc nằm lòng và biết rất rõ QUYỀN của chúng ta theo pháp luật hiện nay và dùng hiểu biết này để đối thoại chỉ ra những sai trái của việc thẩm vấn hay bắt bớ.

Các bạn hãy tham khảo thêm Cẩm Nang Luật- Tập 1 trên blog Luật Của Sự Thật: http://luatcuasuthat.blogspot.com.au/p/tap-1.htmli

Sau là những kiến thức căn bản về luật pháp mà chúng ta cần nắm vững để giúp ta có thêm tự tin, đối thoại chủ động, và định hướng kinh nghiệm bị thẩm vấn.

Khi bị CA đòi bắt đem về đồn, bạn có quyền hỏi lý do và có quyền từ chối không đi cho tới khi có lý do chính đáng không? Nên đi theo CA về đồn hay là không?

Theo qui định tại Điều 71 Hiến pháp 1992 “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”.

Và tại Điều 6 Bộ luật TTHS: “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.”

Như vậy theo qui định tại Hiến pháp và Bộ luật TTHS, thì công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát. Do đó khi bạn tham gia biểu tình mà bị cảnh sát hay an ninh đòi bắt giữ thì bạn có quyền yêu cầu họ nói rõ lý do bắt bạn, yêu cầu họ cho biết họ cho biết bạn vi phạm luật nào và điều bao nhiêu?

Trong trường hợp họ sử dụng vũ lực để cưỡng bức bạn về đồn cảnh sát, bạn nên tạm thời chấp hành để trách việc họ vu khống cho bạn chống người thì hành công vụ. Nhưng khi họ làm việc thì bạn cương quyết yêu cầu họ nói rõ lý do bắt bạn.

CA có quyền tạm giam bạn bao lâu trong tiến trình điều tra? Bạn có quyền yêu cầu để được gặp luật sư của bạn không?

Theo qui định của Bộ luât TTHS tại Điều 87 về thời hạn tạm giữ:

1. Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.

2. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Như vậy thời hạn tạm giữ tối đa là 9 ngày.

Theo qui định của Bộ luật TTHS tại Điều 120 về thời hạn tạm giam để điều tra:

1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá một tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng và lần thứ hai không quá một tháng;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.

Như vậy thời hạn tạm giam tối đa là 16 tháng.

Theo qui định của Bộ luật TTHS tại Điều 11 về việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này.”

Như vậy bạn có quyền yêu cầu gặp luật sư của bạn ngay từ khi bạn bị tạm giữ. Bạn có quyền không trả lời bất cứ câu hỏi nào của cơ quan cảnh sát và bạn cũng có quyền từ chối làm việc với Cơ quan cảnh sát cho đến khi bạn gặp được luật sư của bạn. Bạn có quyền yêu cầu luật sư của bạn có mặt trong mọi cuộc làm việc với Cơ quan cảnh sát, trong mỗi bản lời khai đều phải có chữ ký của luật sư. Lý do của bạn là bạn không có đủ kiến thức pháp luật khi làm việc cũng như khi trả lời câu hỏi của Cơ quan cảnh sát và pháp luật cho bạn có quyền có luật sư từ khi bạn bị tạm giữ. Bạn có quyền không chấp nhận bất cứ lý do nào mà Cơ quan cảnh sát đưa ra để từ chối quyền có luật sư của bạn. Quyền tối cao của bạn là giữ im lặng cho tới khi bị đưa ra Tòa.

Nếu bị CA đánh thì bạn nên làm gì? Nếu bị CA la lối, sỉ nhục thì bạn nên làm sao?

Theo qui định của Bộ luật TTHS tại Điều 7 về việc bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân: “Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật.”

Như vậy khi công an đánh bạn, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của bạn thì họ đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật, và những hành vi đó của họ sẽ bị xử lý theo pháp luật. Bạn cần học thuộc điều này để khi những người công an thực hiện hành vi vi phạm pháp luật với bạn, thì bạn nhắc nhở họ. Bạn yêu cầu gặp cấp trên của họ để khiếu nại. Sau khi được tự do, bạn có quyền làm đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của những công an đó với Viện kiểm sát hoặc kiện họ ra Tòa.

Bạn có quyền yêu cầu liên lạc với gia đình của bạn khi bị CA giam giữ hay không?

Theo qui định của Bộ luật TTHS tại Điều 85: thông báo về việc bắt:

“Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay.”

Như vậy bạn có quyền yêu Cơ quan đang giam giữ bạn phải thông báo cho gia đình bạn biết về việc bạn bị bắt. Tương tự như quyền có luật sư của bạn, bạn có quyền từ chối làm việc cũng như trả lời câu hỏi của Cơ quan cảnh sát cho tới khi bạn biết chính xác rằng gia đình của bạn đã biết được việc bạn bị bắt.

Bạn có nên ký giấy nhận tội hay không? Nếu bị ép phải ký giấy nhận tội thì bạn nên ứng xử ra sao?
Theo qui định của Bộ luật TTHS tại Điều 9:

“Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.” Như vậy chỉ Tòa án mới có quyền phán quyết bạn là người có tội hay không. Bất kỳ người nào ép buộc bạn ký giấy nhận tội là họ đã vi phạm pháp luật. Bạn nhớ thuộc điều này để nhắc nhở những người ép buộc bạn.Bạn cương quyết từ chối việc ký giấy nhận tội.

Bạn có thể làm gì nếu CA áp lực nơi hãng xưởng hoặc công ty nơi bạn làm việc để đuổi bạn?

Nếu bạn có bằng chứng về việc công an gây áp với nơi bạn làm việc để họ đuổi việc bạn thì bạn có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đó với thủ trưởng hoặc cơ quan cấp trên của người công an đó; tố cáo tới cơ quan báo chí. Đồng thời bạn có quyền kiện chủ công ty đã đuổi việc bạn một cách trái pháp luật ra Tòa Lao động.

Nếu như CA đe dọa gia đình bạn thì bạn có thể khiếu nại nơi đâu?

Điều 74 Hiến pháp năm 1992 qui định:

“Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.”

Như vậy khi công an khi công an đe dọa gia đình bạn thì bạn có quyền tố hành vi vi phạm pháp luật đó với thủ trưởng của người công an, hoặc cơ quan cấp trên của họ. Bạn cũng có thể gửi thông tin tới các cơ quan báo chí nhờ họ giúp đỡ. Những người công an có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bạn sẽ bị xử lý. Những thiệt hại mà họ gây ra cho gia đình bạn sẽ được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự.

Một số điều nên và không nên làm hoặc nói trong khi bị CA hỏi cung.

Theo qui định tại Điều 63 Bộ luật TTHS về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự:

“Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải chứng minh:

1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;

2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;”

Như vậy, nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Bạn không có nghĩa vụ phải trả lời các câu hỏi của Cơ quan điều tra. Bạn có quyền giữ im lặng cho đến khi bạn bị đưa ra Tòa án để xét xử.Bạn có quyền yêu cầu luật sư của bạn có mặt trong buổi hỏi cung của Cơ quan điều tra, bạn có quyền tham khảo ý kiến luật sư của bạn về câu trả lời của bạn cho Cơ quan điều tra.

Mến chúc các bạn luôn bình an và vững tin vào lẽ phải trong mọi thử thách các bạn nhé!

27/4/13

Tư vấn về tội sử dụng xe trộm cắp

lsduongmai
Luật sư: Duơng Văn Mai
Tư vấn về tội sử dụng xe trộm cắp

Em tên Chu Văn Trường, sinh năm 1988, tại Hà Nội có thắc mắc cần được tư vấn về tội danh sử dụng xe trộm cắp.

Năm 2010 em là sinh viên mới ra trường nên khả năng tài chính eo hẹp nên mua xe từ 1 người ko quen biết để sử dụng đi làm, qua giới thiệu nên được biết người này nói đây là xe mất giấy tờ nên mua giá 5 tr đồng xe Dream Việt Nam, qua thời gia sử dụng em có làm 1 cái biển số Hà Nội khác để lắp vào xe mình để sử dụng, tại các của hàng có dịch vụ làm biển số xe. hiện giờ em cũng không biết người bán là ai để đi tìm. em chưa từng có 1 vụ việc gì liên quan tới pháp luật từ trước tới nay cả.

Đến này, vào ngày 22/4/2013 thì em có sẩy ra xô sát trên đường nên bị các đồng chí công an tam rữ xe và điều tra, đến ngày 24/04/2013 thì em được cơ quan công an gọi lên để giải quyết và thông báo với em là đây là xe gian của 1 người nghệ an bị mất, lúc này em rất bàng hoàng và sững sờ. Anh công an có giúp tôi làm bản tường trình và nói trả lại xe cho người bị mất. tại đồn công an các anh công an có nói sẽ giúp em để ko phải ở tội danh tại điều 250 và nói với tôi là viết trong biên bản là tôi nhặt được chiếc biển số hiện tại và lắp vào sử dụng vì thấy tôi là 1 người khai báo thành khẩn và tác phong đứng đắn, và nói về đợi để các anh ấy hội ý với lãnh đạo của đồn CA đó xem có giải quyết cho em để ko phải chuyển lên công an Huyện. để mọi thủ tục gọn nhẹ hơn..., hiện em đang làm cho 1 công ty cổ phần tại HN công việc cũng tương đối ổn định, nên em cũng thấy rất lo sợ.

Vậy cho em hỏi nếu như trường hợp của em như vậy có được áp dụng theo điều luật 250 ( tiêu thụ tài sản trộm cắp) không, vì thực sự em rất lo vì từ trước tới nay đây là lần đầu tiên em va chạm với pháp luật, mong Luật Sư tư vấn giúp em.

Em xin chân thành cảm ơn.

Re: Tư vấn về tội sử dụng xe trộm cắp

Chào em!

Liên quan tới trường hợp của em Điều 250 Bộ luật Hình sự quy định:

Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến  bảy năm:

a) Có tổ chức;

b)  Có tính chất chuyên nghiệp ;

c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;

d)  Thu lợi bất chính lớn;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ  năm năm đến mười năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;

b) Thu lợi bất chính rất lớn.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;

b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

Trường hợp cơ quan công an chứng minh được em biết chiếc xe trên là tài sản do trộm cắp mà có nhưng em vẫn tiêu thụ thì em sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Rất tiếc Luật sư chưa có điều kiện trao đổi trực tiếp với em nên chưa thể tư vấn chi tiết hơn được. Nếu còn vướng mắc em có thể hỏi tiếp hoặc liên hệ với Luật sư để được tư vấn.

Luật sư: Duơng Văn Mai

http://danluat.thuvienphapluat.vn/tu-van-ve-toi-su-dung-xe-trom-cap-91403.aspx#257738

 

Phát hiện chấn động: Đặc nhiệm Mỹ sống 45 năm đến nay ở vùng núi Việt Nam?

John Hartley Robertson, ảnh chụp năm 1966
Bộ phim tài liệu Unclaimed (Không đòi hỏi) của nhà làm phim nổi tiếng Michael Jorgensen chính thức công chiếu từ ngày 30/4 tại Mỹ và Canada, nhưng trong những ngày qua đã bắt đầu gây sốc.

Theo thông tin trên báo chí Mỹ, Canada, nhà làm phim Michael Jorgenson phát hiện cựu binh Robertson, năm nay đã 76 tuổi, đang sống trong một ngôi làng nhỏ ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Robertson sinh tại Alabama, gia nhập lực lượng Mũ nồi xanh Mỹ và máy bay của anh bị bắn rơi tại vùng biên giới Lào năm 1968. Theo nhà làm phim Jorgenson và các đoạn phim rò rỉ với báo chí, cựu binh Robertson do sống quá lâu ở vùng núi Việt Nam nên không thể nói được tiếng Anh, nhưng vẫn nhớ ngày sinh của mình, nhớ tên vợ con mình ở Mỹ.

Trong phim, cựu binh Robertson cho biết ông bị bộ đội Việt Nam bắt giữ sau khi máy bay rơi, rồi được trả tự do và kết hôn, có con với nữ y tá người Việt đã chăm sóc mình.

Lính Mỹ trong một chiến dịch trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Larry Burrows/LIFE
Lính Mỹ trong một chiến dịch trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Larry Burrows/LIFE.
Chuyện khó tin

Bộ phim tài liệu Unclaimed bắt đầu với câu chuyện một cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là Tom Faunce, trong chuyến cứu trợ thiên tai tới Đông Nam Á cách đây nhiều năm (2008) đã tình cờ phát hiện ra Robertson.

Phát biểu trên báo chí Canada, nhà làm phim Jorgenson thừa nhận chính mình cũng hoài nghi khi cựu binh Tom Faunce năm 2012 tìm đến gặp mình và kể câu chuyện tình cờ gặp một cựu binh Mỹ khác tưởng đã chết, nhưng hiện vẫn còn sống ở Việt Nam là Robertson.

Tuy nhiên, nhà làm phim này đã tin sau khi trực tiếp sang Việt Nam để gặp người được cho là cựu binh Robertson và hi vọng có thể giúp Robertson tái ngộ với gia đình mình tại Mỹ.

Nhà làm phim cũng đã liên hệ với Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, quân đội Mỹ, người thân của cựu binh Robertson tại Mỹ. Tuy nhiên, bằng chứng đáng tin cậy nhất là xét nghiệm DNA với con của Robertson thì vẫn chưa thực hiện được.

Theo cựu binh Tom Faunce, Robertson năm 2010 đã được lấy dấu vân tay tại Đại sứ quán Mỹ, nhưng điều này chưa đủ để chứng minh người này là John Hartley Robertson và cũng không thể bác bỏ.

Bộ phim tài liệu cung cấp những thước phim xúc động về nơi sinh của Robertson, cảnh một người lính Mỹ từng được Robertson huấn luyện năm 1960 vừa gặp lại ông tại Việt Nam và khẳng định đây đích thị là Robertson. Phim cũng chiếu cảnh về cuộc gặp đầy nước mắt giữa người chị gái duy nhất còn sống của Robertson là bà Jean Robertson-Holly, 80 tuổi. Cuộc hội ngộ diễn ra tháng 12/2012.

“Bà Jean nói … ‘Không có thắc mắc nào. Tôi chắc chắn đó là nó trên video, khi tôi ôm ghì đầu nó và nhìn vào mắt nó tôi không còn nghi ngờ gì về việc nó là em trai mình”, đạo diễn Jorgensen kể với báo chí.

Lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Larry Burrows/LIFE
Lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Larry Burrows/LIFE.
Kiểm chứng

Cũng theo đạo diễn việc xét nghiệm DNA giữa Robertson với bà Jean là không cần thiết vì bà khẳng định chắc chắn đó là em trai mình. Việc xét nghiệm DNA của Robertson với vợ và hai con ở Mỹ đã được đề nghị. Vợ con của Robertson đã đồng ý nhưng gần đây lại đột nhiên từ chối. Theo giải thích của nhà làm phim thì do ám ảnh chiến tranh và sự việc trôi qua quá lâu có thể hai con gái của Robertson nhất thời chưa muốn biết về người cha của mình.

Hugh Tran, sỹ quan cấp cao cảnh sát Mỹ gốc Việt ở Edmonton, đã tháp tùng nhà làm phim Jorgensen và cựu binh Tom Faunce sang Việt Nam gặp cựu binh Robertson để làm phiên dịch. Theo Hugh Tran, cựu binh Robertson nói giọng như một người Việt bản địa, không có dấu hiệu nào của một người Mỹ qua giọng nói. “Để nói với các bạn sự thật, sau khi tôi phỏng vấn ông ấy lần đầu tiên, tôi tin tới 90% rằng ông ấy là cựu binh Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam”, ông Tran chia sẻ. Tuy nhiên, ông Tran thừa nhận mình vẫn còn một chút hoài nghi.

Theo bộ phim, cựu binh Robertson đang sống ở Việt Nam và không muốn rời đi, ông chỉ có một ước nguyện được gặp gia đình Mỹ một lần trước khi chết.

Báo Tiền Phong sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc xung quanh sự kiện này sau khi có thông tin chính thức từ các nguồn liên quan …

Trí Đường
 

Bà Bùi Hằng kiện Chủ tịch Hà Nội

Bà Bùi Thị Minh Hằng
Bà Bùi Thị Minh Hằng đã tham gia
nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc
Bà Bùi Thị Minh Hằng cho biết tòa án Hà Nội đã thụ lý đơn khởi kiện của bà đối với ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.

Bà Hằng, còn được gọi là Bùi Hằng, là người tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội từ năm 2011.

Khi bị tạm giam ở cơ sở Thanh Hà hồi tháng Tư năm 2012, bà đã có ý định kiện Quyết định hành chính số 5225 vào cuối năm 2011 của UBND Hà Nội về áp dụng biện pháp đưa bà Bùi Hằng vào 'cơ sở giáo dục'.

Nội dung đơn kiện nói quyết định câu lưu, cưỡng bức giáo dục của Ủy ban nhân dân thành phố đối với bà Hằng là "hoàn toàn trái với pháp luật" và đưa ra các yêu cầu hủy bỏ quyết định mà người khởi kiện cho là sai trái.

Đến ngày 16/5/2012, bà Hằng gửi đơn kiện chính thức lên Tòa án Nhân dân nhưng cho đến cuối năm 2012 thì vẫn không nhận được phản hồi.

Trả lời phỏng vấn BBC tiếng Việt hôm 26/4, bà Hằng cáo buộc là đã bị gây "nhiều khó khăn."

'Buộc phải xử'

Tòa án thụ lý đơn kiện Chủ tịch Hà Nội

Bà Bùi Thị Minh Hằng cho biết tòa án Hà Nội đã thụ lý đơn khởi kiện của bà đối với ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND thành phố.

Trong tháng 12/2012, đơn đã được bà Hằng nộp trực tiếp lên tòa án này tại Hà Nội, nhưng sau đó vẫn không có phản hồi gì.

"Tôi đã phải in khẩu hiệu, cầm băng-rôn đứng trước Tòa án Nhân dân Hà Nội," bà Hằng nói.

Sau đó, Tòa án Nhân dân Hà Nội đã gọi bà Hằng lên nộp án phí nhưng theo bà, trên đường đi nộp án phí, bà đã bị một lực lượng công an khoảng một chục người bám theo sách nhiễu.
Tuy nhiên bà cũng cho rằng việc tòa án thụ lý đơn khởi kiện của bà, cho thấy "tòa án buộc lòng [sẽ phải] đưa vụ án ra xét xử".

Bà Bùi Thị Minh Hằng là người tích cực tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hồi giữa năm ngoái.

Chính quyền Hà Nội đã đưa bà vào trại cải tạo Thanh Hà mà không thông qua bất kỳ hình thức xét xử nào với lý do bà ‘gây rối trật tự công cộng’.

Hiện chưa biết tiến trình vụ kiện sẽ như thế nào.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/04/130426_buihang_nguyenthethao.shtml

Luật sư Nguyễn Văn Đài: 'Đảng đông nhưng thiếu chính nghĩa'

Luật sư Nguyễn Văn Đài
uật sư Đài nói đang đông nhưng đang suy yếu, còn lực
lượng vì dân chủ nhỏ, lẻ, nhưng có tương lai và chính nghĩa
Nhà hoạt động vì dân chủ, nhân quyền trong nước so sánh tương quan mạnh yếu giữa lực lượng đối lập, đấu tranh vì dân chủ trong nước hiện nay với Đảng cộng sản cầm quyền.

Bình luận với BBC hôm 26/4/2013 về đánh giá của Bấm một Giáo sư từ Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia, ông Bấm Nguyễn Đình Tấn, về các lực lượng đối lập trong nước, luật sư Nguyễn Văn Đài nói:

"Tôi cũng cho rằng đánh giá của ông ấy tương đối là khách quan, và thực tế tôi cho rằng phong trào dân chủ ở Việt Nam vẫn còn rất yếu, mỏng và thực sự chưa có một chương trình hành động dài hạn.
"Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay không phải là mạnh mẽ và cũng không phải là có đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp như là trước đây nữa."

So sánh tương quan giữa lực lượng đấu tranh cho dân chủ và Đảng, ông Đài nói:
"Điểm mạnh của Đảng Cộng sản hiện nay là họ nắm trong tay mọi công cụ sức mạnh từ quân đội, cảnh sát, tòa án rồi toàn bộ hệ thống chính trị của họ đều nằm trong tay của Đảng Cộng sản.
"Điểm yếu của họ là họ đang ở vị trí phi nghĩa, khi họ áp đặt sự cai trị của họ lên cả dân tộc Việt Nam."

Về phong trào đấu tranh dân chủ, ông Đài nói:

"Con đường đấu tranh, sự lựa chọn là con đường chính nghĩa, là quá trình đi đến tất yếu của sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội Việt Nam, đó là một xã hội dân chủ đa đảng, đó là sức mạnh chính nghĩa và được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cũng như người dân ở trong nước,"
"Còn điểm yếu hiện nay là chúng tôi thiếu kinh nghiệm, và thiếu một chương trình để chúng tôi có thể làm việc một cách lâu dài, hướng đến một mục tiêu thành công ở trong tương lai."

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/04/130426_dissident_nguyenvandai.shtml

25/4/13

Báo Thanh Niên gỡ bài về "rửa vàng"

Cửa hàng vàmg
Báo Thanh Niên Online vừa phải gỡ bài viết với luận điểm cho rằng đã có tình trạng trục lợi chính sách để "rửa" số lượng vàng lậu tràn vào Việt Nam sau khi Ngân hàng Nhà nước bác bỏ tin này, đồng thời mời Bộ Công an vào cuộc.

Tờ báo này hôm thứ Năm 25/4 cũng đã đăng lời xin lỗi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng độc giả với lời giải thích "do dịch và hiểu chưa đúng về các thuật ngữ nên phóng viên đã nhầm lẫn, dẫn tới sai sót khi phân tích về giao dịch vàng trong nước."

Trước đó, chiều 24/4, tức ngay trong ngày bài báo ra, Ngân hàng Nhà nước đã ra Thông cáo báo chí bác bỏ các luận điểm của bài báo trên, đồng thời ra công văn gửi Tổng cục An ninh II - Bộ Công an, “về việc báo Thanh Niên đăng tin sai lệch về chính sách quản lý thị trường vàng” và yêu cầu Bộ Công an vào cuộc.

Vàng "lạ"?

Bài viết đăng trên Thanh Niên ngày 24/4 của tác giả Nguyên Hằng đã dựa vào chỉ số Tổng nhu cầu vàng Việt Nam từ Hiệp hội Vàng thế giới để nhận xét Việt Nam đã nhập tổng cộng 25,5 tấn vàng trong năm 2011 và 2012 trong khi Ngân hàng Nhà nước chưa cấp phép cho bất cứ đơn vị nào nhập vàng nữ trang.

"Nếu đúng thì số vàng nữ trang với khối lượng lên tới trên 25,5 tấn này là nhập lậu hoàn toàn," trích bài viết.

Cũng theo bài viết, có 87,8 tấn vàng thỏi nhập vào Việt Nam trong năm 2011 và 75,2 trong năm 2012 trong khi Ngân hàng Nhà nước cũng không cấp phép công ty nào được nhập loại vàng này.

"Muốn hợp pháp hóa số vàng lậu chỉ có con đường duy nhất là "xuất ra rồi nhập trở lại"
Nguyên Hằng, tác giả bài viết "Rửa vàng bằng cơ chế?"

"Thứ nhất là Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại mua trạng thái nước ngoài và thứ hai là vàng thỏi nhập lậu," bài viết nhận xét.

"Ngoài 'chui' vào kênh vàng nữ trang, vàng lậu còn có thể được dập thành vàng miếng giả thương hiệu SJC, vàng nữ trang dưới tên gọi phi SJC."

"Rửa vàng bằng cơ chế?"

Tuy nhiên, theo lập luận của bài viết, "Ngân hàng Nhà nước đã chính thức quản lý việc dập vàng miếng thương hiệu độc quyền SJC" nên nếu muốn hợp pháp hóa số vàng lậu chỉ có con đường duy nhất là "xuất ra rồi nhập trở lại."

Cùng lúc đó, Ngân hàng Nhà nước lại cho phép tạm xuất vàng phi SJC để tái nhập 11 tấn vàng khối về dập vàng miếng SJC, điều mà theo tác giả bài viết là "dễ tạo điều kiện cho vàng lậu được đưa vào diện phi SJC, sau đó xin phép xuất ra để nhập vào để hợp thức hóa thành vàng chính ngạch."

Tiếp tục dựa theo chỉ số Tổng nhu cầu vàng Việt Nam từ Hiệp hội Vàng thế giới, tác giả Nguyên Hằng cho rằng sau khi đợt "tạm xuất, tái nhập" được 11 tấn vàng và đã được Ngân hàng Nhà nước bán hết sau phiên đấu thầu mới nhất", như vậy, còn khoảng "gần 15 tấn vàng lậu đang ẩn trên thị trường chờ cơ hội hợp pháp hóa."

"Nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu đôla," theo bài viết.

Sai về kỹ thuật

Ông Vũ Quan Huy nói số liệu từ Hội đồng Vàng thế giớ "không phải là con số nhập khẩu"

Sau khi bài viết được đăng tải, chiều tối ngày 24/4, kênh VTV đã đăng tải buổi phỏng vấn với ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước.

Ông Huy cho biết Ngân hàng Nhà nước đã liên lạc với đại diện của Hội đồng Vàng thế giới và được khẳng định số liệu họ đưa ra là "số ước tính liên quan đến nhu cầu vàng trong nước trong hai năm 2011, 2012."

"Đây không phải là con số nhập khẩu," ông Huy nói.

Như vậy, nếu lời giải thích của Hội đồng Vàng thế giới được ông Huy dẫn lại là có thật, đã có sự nhầm lẫn giữa khái niệm về cung và cầu trong bài viết của tác giả Nguyên Hằng.

Trả lời trước câu hỏi về khả năng việc tạm xuất, tái nhập bị lợi dụng để hợp thức hóa vàng lậu, ông Huy giải thích lý do của việc tạm xuất, tái nhập là do "quá trình kiểm định vàng miếng SJC diễn ra rất chậm," trong lúc người dân có nhu cầu chuyển vàng miếng phi SJC sang vàng SJC

Vì thế tạm xuất, tái nhập, theo ông Huy là để "đẩy nhanh quá trình chuyển đổi, đáp ứng nhu cầu người dân" và được "áp dụng các biện pháp chặt chẽ để không xảy ra tình trạng trục lợi."

Nhiều chỉ trích

Bài viết của Thanh Niên, mặc dù có điểm sai về kỹ thuật, nhưng không phải là bài viết duy nhất chỉ trích về chính sách quản lý vàng của Ngân hàng Nhà nước được đưa ra gần đây.

Báo Pháp Luật TPHCM cùng ngày cũng có bài “Thị trường vàng: Nguy cấp! Điều hành vàng: Thất bại!” trong khi báo Tuổi Trẻ đặt vấn đề giá vàng trong nước không những không giảm mà ngày càng bỏ xa giá vàng thế giới trong bài “Ai mua hơn 12 tấn vàng đấu thầu?"

Trước đó, trong buổi phỏng vấn với BBC tiếng Việt hồi đầu tháng Tư, kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói cách quản lý vàng của Ngân hàng Nhà nước là thiếu nhất quán và dễ tạo cơ hội cho nạn buôn lậu hoành hành.

Chính sách NHNN dễ tăng buôn lậu vàng?
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói chính sách quản lý vàng của Ngân hàng Nhà nước đầy mâu thuẫn và dễ thúc đẩy tình trạng buôn lậu.

"Ngân hàng Nhà nước nói muốn bình ổn thị trường vàng nhưng lại không quan tâm đến việc giảm giá vàng," ông nói.

"Cách đây ít lâu, thông điệp của Thống đốc đưa ra là muốn kéo giá vàng về với giá thế giới. Nhưng gần đây ông ấy lại nói là không quan tâm tới điều ấy nữa."

"Ngân hàng Nhà nước muốn kiểm soát vàng chấm dứt hiện tượng đầu cơ vàng và tình trạng buôn lậu."

"Nhưng giá vàng càng chênh lệch giữa giá trong nước và giá thế giới thì tạo điều kiện khuyến khích cho việc buôn lậu."

"Trong kinh tế học, người ta đã xác định nếu mức cách biệt giá quá lớn, không có bức tường thành nào của thuế qua hoặc hải quan có thể ngăn chặn được."

Nguồn:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/04/130425_thanhnien_go_bai_gia_vang.shtml
 

Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn Bình và những phiên chợ vàng


Vũ Đông Hà (Danlambao) - Từ quyết định của Nguyễn Tấn Dũng 16/2013/QĐ-TTg sang đến 11 phiên chợ vàng của Nguyễn Văn Bình với 12 tấn vàng tống ra thị trường; Từ việc Ngân Hàng Nhà Nước cho tin đồn "không có đổi tiền vào thời điểm này" chính thức lên sân khấu lề đảng đến chuyện báo Thanh Niên tố cáo có 188.5 tấn vàng "chắc" được nhập lậu vào Việt Nam - chúng ta thấy gì?


Vào ngày 4-3-2013 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định 16/2013/QĐ-TTg (1) về việc mua, bán vàng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Ngắn gọn: Nguyễn Tấn Dũng trao quyền hạn cho Nguyễn Văn Bình, Thống đốc NHNN, người được ông Dũng bổ nhiệm vào chức vụ này, quyết định phương án can thiệp thị trường vàng (điều 3 của quyết định).

Cũng trong văn thư này, Nguyễn Văn Bình/NHNN được toàn quyền mở tài khoản, mua vàng, bán vàng trên tài khoản ở nước ngoài hoặc mua vàng ở nước ngoài để nhập khẩu vàng hoặc bán vàng ra nước ngoài (Điều 3.2), cũng như quyết định việc áp dụng tỷ giá và giá vàng để quy đổi sang đô la Mỹ và đồng Việt Nam (Điều 4.8).
Từ Quyết định 16/2013/QĐ-TTg sang 11 phiên chợ vàng

Được Thủ tướng dọn đường mở lối, ngày 28 tháng 3 - gần 3 tuần sau khi Thủ tướng ký quyết định, - Thống đốc Nguyễn Văn Bình ra quân:

Ngày 28/3, phiên đấu thầu vàng thứ nhất, NHNN bán được 2.000 lượng.
Ngày 4/4, phiên đấu thầu thứ 2, NHNN bán được 25.700 lượng.
Ngày 5/4, phiên đấu thầu thứ 3, NHNN bán được 25.700 lượng.
Ngày 9/4, phiên đấu thầu lần thứ 4, NHNN bán được 25.600 lượng.
Ngày 10/4, phiên đấu thầu lần thứ 5, NHNN bán được 39.200 lượng.
Ngày 12/4, phiên đấu thầu lần thứ 6, NHNN bán được 40.000 lượng.
Ngày 16/4, phiên đấu thầu lần thứ 7, NHNN bán được 25.700 lượng.
Ngày 17/4, phiên đấu thầu lần thứ 8, NHNN bán được 37.900 lượng.
Ngày 18/4, phiên đấu thầu lần thứ 9, NHNN bán được 39.800 lượng.
Ngày 23/4, phiên đấu thầu lần thứ 10, NHNN bán được 26.000 lượng.
Ngày 24/4, phiên đấu thầu lần thứ 11, NHNN bán được 25.600 lượng.

Tổng cộng sau 11 phiên đấu thầu, Nguyễn Văn Bình và NHNN đã bán ra 313.200 lượng vàng - khoảng 12 tấn vàng.

Trong suốt 11 phiên bán, giá vàng trong nước luôn cao hơn giá vàng thế giới tại thời điểm bán. Vào phiên 1, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới trên 3 triệu đồng/lượng. Phiên 2 khoảng 4,4 triệu đồng/lượng. Phiên 3 ở mức 4,1 triệu đồng/lượng. Phiên 6 là 3,6 triệu đồng/lượng. Phiên 7 vọt lên gần 5 triệu đồng/lượng. Phiên 9 tăng tiếp 6,15 triệu đồng/lượng và vẫn giữ ở mức 6 triệu đồng/lượng vào thời điểm của phiên đấu thầu lần thứ 11.

Nếu tính trung bình khác biệt giữa giá vàng mà NHNN bán ra cao hơn giá vàng thế giới khoảng 4.5 triệu thì chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng Nguyễn Văn Bình và NHNN đã thu lợi: 4,5 triệu x 313.200 lượng = 1.409.400.000.000 đồng (1409 tỷ).

Từ 11 phiên chợ vàng sang đến chiêu tung tin "đính chính" đổi tiền:

Ngày 22 tháng 4, ông Nguyễn Chí Thành - Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ NHNN đăng đàn trên truyền thông của đảng và nhà nước tuyên bố "không có chuyện ĐỔI TIỀN ở THỜI ĐIỂM này (2)

Cùng ngày, Thống đốc Nguyễn Văn Bình / NHNN ra thông báo chính thức bác bỏ tin đồn đổi tiền mới cũng như việc phát hành tiền mệnh giá 1 triệu đồng.

Theo NHNN, tin đồn đổi tiền lan đi từ giữa tuần trước, khi có nhiều ý kiến bàn luận xung quanh chủ đề sửa đổi Hiến pháp về việc đổi tên nước trở lại thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - một phương án đề nghị từ phe Nguyễn Tấn Dũng.

Thông tin này được hàng loạt các trang báo lề đảng đăng tải mặc dù trước đó trên toàn hệ thống truyền thông của đảng và nhà nước hoàn toàn không có một rò rỉ, thông tin gì về tin đồn đổi tiền.

Điều gì sẽ xảy ra, người dân sẽ phản ứng ra sao khi NHNN và báo lề đảng phổ biến tràn lan "tin tức... phủ nhận tin đồn" trong bối cảnh Nguyễn Văn Bình cứ vài ngày là rao bán vài chục nghìn lượng vàng?

Và... vàng ở đâu?

Câu hỏi được đặt ra là ông Nguyễn Văn Bình "đào" đâu ra 12 tấn vàng này đem bán? Từ năm trước bước sang năm nay Việt Nam đã không nhập một ký vàng nào chứ đừng nói đến cả tấn theo đường chính thức.

Để giải thích vàng từ đâu ra, Ngày 24/4/2013 báo Thanh Niên đăng bài viết "Từ thống kê về Việt Nam của Hiệp hội Vàng thế giới: "Rửa" vàng bằng cơ chế?" (bài viết này hiện không còn truy cập được nữa, xin xem lại ở đây (3)).

Theo bài báo, với những dữ kiện thông tin từ Hiệp hội Vàng Thế giới:

- Về số lượng vàng nữ trang - Trong năm 2011 VN nhập khẩu 13 tấn; năm 2012 nhập khẩu 12,5 tấn. Tổng cộng khoảng 1,3 tỷ USD nhập khẩu cho 25,5 tấn vàng nữ trang trong 2 năm.

- Về số lượng vàng thỏi - Trong năm 2011 VN nhập khẩu 87,8 tấn; năm 2012, số lượng là 75,2 tấn. Tổng cộng khoảng 8,6 tỷ USD nhập khẩu cho 163 tấn vàng thỏi.

- Và cho đến nay Ngân hàng Nhà nước chưa cấp phép cho bất cứ đơn vị nào nhập vàng nữ trang cũng như vàng thỏi. Do đó tổng cộng 25,5 tấn vàng nữ trang + 163 tấn vàng thỏi = 188.5 tấn vàng này là nhập lậu hoàn toàn.

Nhưng những cá nhân nào, tập thể mà không phải là cơ chế tổ chức có thể nhập lậu 188.5 tấn vàng trị giá 9.9 tỷ đô la trong một thời gian ngắn ngủi của 2 năm qua?

Ngay sau đó, NHNN đã ra Thông cáo báo chí phản hồi về bài báo của Thanh Niên. Lý do giải thích chính: con số vàng của Hội đồng Vàng Thế giới đưa ra chỉ là "ước tính nhu cầu vàng tiêu dùng" tại Việt Nam và "tác giả bài báo đã cố tình suy diễn, bóp méo hàng loạt chủ trương chính sách của Nhà nước về quản lý thị trường vàng, chuyển tải tới người đọc thông điệp sai về cơ chế, chính sách của Chính phủ, NHNN, tạo ra sự hoài nghi đối với các chủ trương, chính sách quản lý thị trường vàng và các nỗ lực phối hợp phòng, chống buôn lậu của các cơ quan Nhà nước."

NHNN cũng không thông báo minh bạch về tình trạng nhập vàng chính thức hay 12 tấn vàng đã bán (và những tấn vàng sẽ bán tiếp theo phiên chợ vàng thứ 11) là vàng nhập chính thức (nhập lúc nào?), hay vàng... tồn kho (từ lúc nào?).
Vàng nhập lậu hay "nhu cầu tiêu dùng vàng" hãy để hạ hồi phân giải. Trước mắt chỉ biết ông Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định cho đàn em Nguyễn Văn Bình, và ông Thống đốc đàn em này đã "rửa" được 12 tấn vàng, thu về khoảng 1409 tỷ đồng.

11 phiên vàng đã qua, còn bao nhiêu phiên sẽ đến sau khi Nguyễn Văn Bình gửi đến toàn dân thông điệp "Không có đổi tiền ở THỜI ĐIỂM NÀY"?


Facebook Twitter Stumbleupon More