Hoàng Công Minh (LCST) - Xin gửi đến cùng quý bạn bài phân tích Luật Khiếu Nại - Tố Cáo của Hoàng Công Minh để thấy được sự bất nhất và cô lý của luật pháp nước ta hiện nay.
Trước đây ở Việt Nam đã có “Luật khiếu nại và tố cáo”, nhưng để sáng tỏ
hơn nữa vấn đề này, trong năm 2011 đã nhất loạt ra đời “Luật khiếu nại” và
“Luật tố cáo” để thay thế. Nếu vậy, quyền hạn của người dân trong việc chống
lại những bất công do bộ máy công quyền gây ra có được gia tăng? Liệu bộ máy
nhà nước sẽ được trong sạch hơn? Và làm sao để có thể bảo vệ được người dân
trong một nỗ lực không cân sức là chống lại những bất công của một bộ máy nhà
nước độc tài toàn trị để đảm bảo quyền lợi của chính mình? Liệu điều này có bất
khả thi?
Luật khiếu nại quy định về việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối
với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước,
của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước; khiếu nại và giải
quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, tiếp công dân; quản lý và
giám sát công tác giải quyết khiêu nại. Tương tự, Luật Tố cáo quy định về tố
cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công
chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; tố cáo và giải quyết tố
cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân về quản lý
nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo và quản lý công tác giải quyết
tố cáo.
Ở Việt Nam, ai cũng hiểu rõ hành trình gian nan và nguy hiểm của người
dân khi khiếu kiện. Đó là một cuộc chiến không cân sức giữa họ và bộ máy công
quyền nhà nước, nhưng họ vẫn phải chiến đâu vì đó là con đường đi tìm chân lý
và quyền lợi của bản thân mình. Bao hiểm nguy và nhục nhằn cho những người dân
khi thực hiện hành vi khiếu nại, tố cáo đã được pháp luật quy định. Họ phải đối
mặt với sự trả thù của những kẻ có quyền chức, sự phân biệt đối xử của một bộ
máy nhà nước độc tài toàn trị. Có thể nói, những người đi bảo vệ công lý, đòi
quyền và lợi ích chính đáng của bản thân đều bị tiền mất tật mang, nhiều người
trong số đó đã phải mất mạng.
Vậy thì vai trò của “Luật khiếu nại” và “Luật tố cáo” ở đâu?
Mấy mươi năm sống trong chế độ độc tài Cộng Sản, người dân Việt Nam có
câu rằng: “Đánh trống bỏ dùi”. Câu
này ám chỉ những chủ trương chính sách, hay pháp luật của nhà nước. Chủ trương
chính sách thì họ cứ lên kế hoạch, hô khẩu hiệu xong rồi bỏ đó, mặc cho đám
quan chức tham nhũng hoành hành. Kết cục bao giờ cũng là một sản phẩm “Đầu Ngô
mình Sở”, giở khóc giở cười, chỉ có người dân là phải gánh chịu hậu quả. Luật
thì họ cứ ra rồi thây kệ, vì với một chế độ độc tài toàn trị thì chẳng ai làm
theo pháp luật cả. Chỉ khi nào trừng phạt những kẻ động chạm đến lợi ích hay sự
tồn vong của chế độ thì họ mới áp dụng pháp luật.
Chủ thể của “Luật khiếu nại” và “Luật tố cáo” là cán bộ, công chức,
quan chức nhà nước – những kẻ đang làm chủ bộ máy công quyền. Khi người dân
muốn khiếu nại và tố cáo thì phải đến gặp và nộp đơn cho họ, rồi đến khi giải
quyết cũng một tay họ. Vậy thử hỏi làm sao mà sự việc được giải quyết công bằng
và thấu đáo, làm sao người dân có thể đòi được quyền lợi của mình? Làm gì có ai
mời người khác đi khiếu nại và tố cáo mình? Làm gì có ai tự buộc tội và trừng
phạt mình? Chuyện vừa đá bóng vừa thổi còi như vậy, chúng ta ai cũng biết được
kết quả tất yếu của nó.
Với một chế độ độc tài toàn trị như vậy, nếu nhân dân có quyền lợi thì
kẻ cầm quyền sẽ mất quyền lợi. Vì vậy mà đó là cuộc chiến một mất một còn giữa
một bên là người dân, và bên kia là bộ máy nhà nước độc tài tham nhũng. Đó là
một cuộc chiến không cân sức vì nhà nước có quân đội, công an, tòa án, và “cả
hệ thống chính trị” độc tài của họ. Phần thắng bao giờ cũng thuộc về nhà nước,
về kẻ mạnh. Bất công chồng chất bất công, nước mắt oan trái và khổ đau của
người dân nhiều như biển cả.
Công dân đối mặt với “Luật khiếu nại” và “Luật tố cáo” như đứng trước
một nghịch lý trớ trêu. Họ được trang bị vũ khí nhưng không có áo giáp, và họ
quá lẻ loi đơn chiếc trước sức mạnh khổng lồ của kẻ cầm quyền. Và bao giờ họ
cũng thất bại, đó là kết quả được báo trước. Nhà nước Cộng sản sử dụng bộ máy
nhà nước do nhân dân nuôi dưỡng để bóc lột và chống lại nhân dân, thử hỏi có ai
chấp nhận được nghịch lý đó? Nhưng đây lại là sự thực đang hiện hữu trên đất
nước Việt Nam chúng ta. Người dân không thể sử dụng pháp luật do nhà nước làm
ra để chống lại những bất công của họ. Dù bị tuyên truyền lừa mị nhưng người
dân chắc hẳn cũng hiểu được điều đó, điều mà họ băn khoăn là làm cách nào để
thoát khỏi cái chế độ cầm quyền toàn trị này.
Một chế độ xã hội nghịch lý thì không thể nào tồn tại được lâu. Những
phi lý và bất công mà chế độ đó gây ra cho người dân là nhiều không kể xiết, nó
triệt tiêu các quyền và lợi ích của công dân. Chúng ta không chấp nhận cái gọi
là “Luật khiếu nại” và “Luật tố cáo” của nhà nước Việt Nam. Vì rằng nó như một
trò hề lừa đảo người dân mà thôi.
Trên đời này chẳng có ai mời kẻ khác tố cáo và khiếu nại mình cả. Và
cũng chẳng ai tin vào một kẻ vừa đá bóng vừa thổi còi, thưa ông nhà nước Cộng
Sản.
Hà Nội, 3 tháng 4 năm 2013
Hoàng Công Minh
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét