LCST xin được giới thiệu cùng quý một bài mới rất hay từ Luật sư Nguyễn Văn Đài. Xưa nay chúng ta nghe nói nhiều về các phiên tòa "Phản Động" nhưng có lẽ ít có ai hỏi vậy thì những người chuyên vu khống người khác thì sẽ phải bị xử lý ra sao?
Vu khống là hành vi bịa đặt, vu cáo, nói
người khác là “phản động” hoặc đưa tin một chuyện xấu xa, không có thật
để làm mất danh dự, uy tín của người khác hoặc gây thiệt hại đến quyền,
lợi ích hợp pháp của người khác.
Hành vi vu khống xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Do tính chất nguy hiểm của hành vi vu
khống gây ra cho người khác và xã hội, nên hành vi vu khống bị coi là
hành vi phạm tội và được qui định tại điều 122 Bộ luật Hình sự.
“1. Người
nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm
danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
hoặc bịa đặt người khác là phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm
quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc
phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a/ Có tổ chức;
b/ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c/ Đối với nhiều người;
d/ Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ/ Đối với người thi hành công vụ;
e/ Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt
tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Mặt khác quan của tội phạm: Vu khống biểu
hiện ở ba loại hành vi: Vu cáo người khác là “phản động”, bịa đặt
chuyện xấu xa cho người khác về vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật, ….
Bịa đặt là hư cấu những câu chuyện không có thật, loan truyền những
chuyện, những điều biết rõ là bịa đặt, vu oan cho người khác là “phản
động”; bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước
cho rằng họ đã phạm một tội nào đó.
Các hình thức vu khống như truyền miệng,
viết bài, thơ ca hò vè, đơn tố giác, thư nặc danh,…. Hậu quả sảy ra là
nạn nhân mất uy tín, danh dự hoặc bị thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp
pháp của họ.
Tội vu khống được coi là hoàn thành từ
khi người phạm tội thực hiện hành vi loan truyền những điều bịa đặt cho
người khác biết, vu cáo người khác là “phản động” hoặc tố cáo với cơ
quan Nhà nước về việc người khác là phạm tội.
Khi vu khống người khác là “phản động”,
thì kẻ phạm tội đã cho rằng người bị vu khống vi phạm vào một trong
những điều luật được qui định trong chương mười một, phần các tội xâm
phạm an ninh quốc gia. Đây là các tội đặc biệt nghiêm trọng do vậy người
thực hiện hành vi vu khống đã phạm vào khoản 2 điều 122 Bộ luật Hình
sự, có khung hình phạt từ một đến bảy năm tù giam.
LS Nguyễn Văn Đài
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét