Có lẽ, là người dân nhưng chỉ những người cần đến sự trợ giúp của Công an mới thấy được thái độ thờ ơ lảnh đạm của một bộ phận không nhỏ cán bộ công an mang trách nhiệm giữ gìn an ninh trật tự, đêm lại bình yên cho nhân dân.
Khi bạn rơi vào tình huống nguy hiểm, có nguy cơ mất mạng; hoặc bạn chứng kiến một vụ ẩu đả, bạn gọi công an; và sau bao lâu thì họ mới đến? Có thể rất lâu, hoặc không bao giờ!
Tại sao như vậy? Không ít người cho rằng, công an chỉ đến khi họ có lợi lộc gì đó, hoặc họ chỉ đến khi mọi chuyện đã xảy ra. Đến khi mọi chuyện đã xong, vậy thì chỉ có trách nhiệm “giải quyết hậu quả” chứ không thể “ngăn chặn kịp thời hậu quả”.
Chị Hằng và Khuyến yêu nhau, sau thời gian tìm hiểu, chị Hằng quyết định chia tay nhưng Khuyến không chịu. Khuyến thường xuyên dọa giết chị Hằng, có các hành vi như mang xăng định đốt phòng trọ, hành hung chị Hằng, dùng kéo cắt quần áo, thường xuyên theo dõi trước công ty, chặn đầu xe, chửi bới… đã khiến chị Hằng thật sự lo sợ rằng Khuyến sẽ giết mình. Nhiều lần trình báo công an, nhưng sự việc vẫn không thay đổi. Hậu quả, ngày 13/4/2013, Khuyến giết chết chị Hằng ngay sau khi chị Hằng đến trình báo Công an một phường của Q.Bình Thạnh.
Trước đó, ngày 27/02/2011, cái chết tức tưởi và đau đớn của một cháu bé - con gái của vợ chồng GS-TS Vũ Đình Huy trước bàn tay tội ác của Nguyễn Đăng Thành.
Cháu bé bị Thành, sinh viên tại trường nơi GS-TS Huy dạy học, yêu đơn phương và có nhiều hành động hung bạo, săn đuổi, tỏ tình, thậm chí ngăn cản việc đi lại, quan hệ bạn bè hay sinh hoạt bình thường của cháu. Mặc dù gia đình GS-TS Huy đã phải di chuyển chỗ ở nhưng Thành vẫn xuất hiện và lặp lại hành động thô bạo với cháu như trước, rồi còn dùng những lời lẽ đe dọa giết chết cháu ngay tại nhà hoặc tại công ty, giết cả những người nào muốn đến với cháu nữa. GS-TS Huy đã phải nhiều lần gọi điện thoại cho cảnh sát 113 nhưng không nhận được sự hỗ trợ can thiệp.
Qua hai sự việc đau lòng trong nhiều sự việc thực tế hiện nay, để nói lên rằng ở đâu đó ngành công an còn quá thờ ơ, thiếu trách nhiệm đối với an toàn tính mạng, sự bình yên của nhân dân. Cả hai trường hợp đều có dấu hiệu tội đe dọa giết người theo quy định của Điều 103 BLHS; nhưng hoặc họ vô cảm, hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc vì lý do chuyên môn nghiệp vụ nào đó mà họ để mặc hậu quả xảy ra.
Công an nên nhìn lại trách nhiệm của mình trước nhân dân; đừng quá vô cảm, thờ ơ trước sự lo lắng của dân.
Không biết các bạn nghĩ sao về việc này, riêng bản thân tôi, cần xem xét dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự của những Công an để xảy ra sự việc đau lòng này:
Điều 102. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 285. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
thật buồn cho lối làm việc của công an việt nam mình.
có hậu quả rồi mới khắc phục thì đã qua muộn với những người cần giúp đỡ.
Nguyễn Khánh Chinh
http://danluat.thuvienphapluat.vn/khoi-to-cong-an-de-xay-ra-an-mang-90668.aspx
Khi bạn rơi vào tình huống nguy hiểm, có nguy cơ mất mạng; hoặc bạn chứng kiến một vụ ẩu đả, bạn gọi công an; và sau bao lâu thì họ mới đến? Có thể rất lâu, hoặc không bao giờ!
Tại sao như vậy? Không ít người cho rằng, công an chỉ đến khi họ có lợi lộc gì đó, hoặc họ chỉ đến khi mọi chuyện đã xảy ra. Đến khi mọi chuyện đã xong, vậy thì chỉ có trách nhiệm “giải quyết hậu quả” chứ không thể “ngăn chặn kịp thời hậu quả”.
Chị Hằng và Khuyến yêu nhau, sau thời gian tìm hiểu, chị Hằng quyết định chia tay nhưng Khuyến không chịu. Khuyến thường xuyên dọa giết chị Hằng, có các hành vi như mang xăng định đốt phòng trọ, hành hung chị Hằng, dùng kéo cắt quần áo, thường xuyên theo dõi trước công ty, chặn đầu xe, chửi bới… đã khiến chị Hằng thật sự lo sợ rằng Khuyến sẽ giết mình. Nhiều lần trình báo công an, nhưng sự việc vẫn không thay đổi. Hậu quả, ngày 13/4/2013, Khuyến giết chết chị Hằng ngay sau khi chị Hằng đến trình báo Công an một phường của Q.Bình Thạnh.
Trước đó, ngày 27/02/2011, cái chết tức tưởi và đau đớn của một cháu bé - con gái của vợ chồng GS-TS Vũ Đình Huy trước bàn tay tội ác của Nguyễn Đăng Thành.
Cháu bé bị Thành, sinh viên tại trường nơi GS-TS Huy dạy học, yêu đơn phương và có nhiều hành động hung bạo, săn đuổi, tỏ tình, thậm chí ngăn cản việc đi lại, quan hệ bạn bè hay sinh hoạt bình thường của cháu. Mặc dù gia đình GS-TS Huy đã phải di chuyển chỗ ở nhưng Thành vẫn xuất hiện và lặp lại hành động thô bạo với cháu như trước, rồi còn dùng những lời lẽ đe dọa giết chết cháu ngay tại nhà hoặc tại công ty, giết cả những người nào muốn đến với cháu nữa. GS-TS Huy đã phải nhiều lần gọi điện thoại cho cảnh sát 113 nhưng không nhận được sự hỗ trợ can thiệp.
Qua hai sự việc đau lòng trong nhiều sự việc thực tế hiện nay, để nói lên rằng ở đâu đó ngành công an còn quá thờ ơ, thiếu trách nhiệm đối với an toàn tính mạng, sự bình yên của nhân dân. Cả hai trường hợp đều có dấu hiệu tội đe dọa giết người theo quy định của Điều 103 BLHS; nhưng hoặc họ vô cảm, hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc vì lý do chuyên môn nghiệp vụ nào đó mà họ để mặc hậu quả xảy ra.
Công an nên nhìn lại trách nhiệm của mình trước nhân dân; đừng quá vô cảm, thờ ơ trước sự lo lắng của dân.
Không biết các bạn nghĩ sao về việc này, riêng bản thân tôi, cần xem xét dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự của những Công an để xảy ra sự việc đau lòng này:
Điều 102. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 285. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
thật buồn cho lối làm việc của công an việt nam mình.
có hậu quả rồi mới khắc phục thì đã qua muộn với những người cần giúp đỡ.
Nguyễn Khánh Chinh
http://danluat.thuvienphapluat.vn/khoi-to-cong-an-de-xay-ra-an-mang-90668.aspx
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét