Cựu thủ tướng Nhật Naoto Kan
Đức Tâm
-
Ngày hôm nay, 28/05/2012, ông Naoto Kan, người đảm trách chức vụ thủ tướng khi xẩy ra thảm họa hạt nhân Fukushima, đã ra điều trần trước một ủy ban điều tra độc lập của Nghị viện. Cựu thủ tướng Nhật Bản thừa nhận trách nhiệm của Nhà nước trong thảm kịch này và cho rằng giải pháp an toàn nhất là từ bỏ điện hạt nhân.
Thảm họa hạt nhân Fukushima đã xẩy ra, sau khi nước Nhật phải hứng chịu một trận động đất và sóng thần kinh hoàng, ngày 11/03/2011. Ủy ban điều tra của Nghị viện muốn làm rõ trách nhiệm của thủ tướng Naoto Kan và chính phủ của ông trong việc kiểm soát, xử lý cuộc khủng hoảng này.
Cựu thủ tướng Nhật tuyên bố: « Tai nạn hạt nhân xẩy ra trong một nhà máy điện nguyên tử mà hoạt động của nó thuộc phạm vi chính sách quốc gia. Do vậy, trách nhiệm trước tiên là thuộc về Nhà nước ». Ông nói thêm: "Là người lãnh đạo đất nước lúc xẩy ra tai nạn, tôi thành thật xin lỗi vì đã không ngăn chặn được tai nạn này". Sau khi nhận lỗi, cựu thủ tướng Nhật cũng cố gắng giải thích, biện minh cho các quyết định của mình, nhưng ông cũng phải thừa nhận là nhiều biện pháp đã được đưa ra chậm trễ.
Ủy ban điều tra đã đặt ra nhiều câu hỏi như về chuyến thăm nhà máy điện hạt nhân Fukushima của thủ tướng Kan vào ngày 12/03, về việc thông gió khu lò hạt nhân chậm trễ, phun nước biển làm nguội lò, về ý định của tập đoàn khai thác TEPCO muốn bỏ mặc nhà máy đang lâm nạn và có nguy cơ bị nổ, về thông tin nói rằng Nhật Bản từ chối sự trợ giúp kỹ thuật của Mỹ v.v...
Các câu trả lời, giải thích của ông Naoto Kan cho thấy một sự thật phũ phàng: Trong những giờ đầu, ngày đầu xẩy ra tai nạn, thủ tướng không có thông tin chi tiết và rõ ràng. Ông phải đến hiện trường thì mới có thể ra các quyết định đối phó với khủng hoảng. Thủ tướng hỏi vì sao tiến độ xử lý chậm, ai cũng trả lời là không biết. Đích thân thủ tướng Nhật phải ra lệnh cho lãnh đạo TEPCO không cho phép rút hết nhân viên ra khỏi hiện trường và do vậy, đến ngày 15/03, tức là 4 ngày sau thảm họa, chính phủ mới thành lập một bộ phận chuyên trách chỉ đạo giải quyết tai nạn.
Liên quan đến việc sơ tán người dân trong vòng bán kính 3km, rồi 10 km và cuối cùng là 20km, cựu thủ tướng Nhật khẳng định rằng các quyết định của ông dựa theo ý kiến của nhóm chuyên gia mà những người này lại thường không đồng ý với nhau.
Sự rối loạn trong quản lý tai nạn còn thể hiện rõ khi cựu thủ tướng Nhật thừa nhận là cho đến khi từ chức vào tháng Tám năm ngoái, ông vẫn không có được đầy đủ thông tin, các ý kiến và đề xuất. Ông Naoto Kan nêu ví dụ là hôm qua, lần đầu tiên, ông nghe thấy cựu phát ngôn viên chính phủ, khi ra điều trần, nói rằng Cơ quan An toàn Hạt nhân từ chối sự trợ giúp kỹ thuật của Mỹ, trong khi ông lại là người chủ trương đón nhận mọi hình thức giúp đỡ.
Một năm sau thảm họa Fukushima, tất cả 54 lò phản ứng nguyên tử của Nhật Bản đều ngừng hoạt động và xứ hoa anh đào đang xem xét lại chính sách điện hạt nhân.
Chính vì vậy, cuộc điều trần của cựu thủ tướng Nhật Bản biến thành một diễn đàn chống điện hạt nhân. Mở đầu, ông Naoto Kan nói: « Với kinh nghiệm vụ 11 tháng 3, tôi đã hiểu rằng cách tư duy của tôi, lòng tin của tôi đối với việc khai thác năng lượng nguyên tử là không đúng ». Kết thúc phần trình bày, cựu thủ tướng Nhật Bản tuyên bố: « Năng lượng hạt nhân an toàn nhất khi chúng ta không phụ thuộc vào nó. Nói một cách khác, cần phải tống khứ năng lượng nguyên tử đi ».
Theo RFI
Thảm họa hạt nhân Fukushima đã xẩy ra, sau khi nước Nhật phải hứng chịu một trận động đất và sóng thần kinh hoàng, ngày 11/03/2011. Ủy ban điều tra của Nghị viện muốn làm rõ trách nhiệm của thủ tướng Naoto Kan và chính phủ của ông trong việc kiểm soát, xử lý cuộc khủng hoảng này.
Cựu thủ tướng Nhật tuyên bố: « Tai nạn hạt nhân xẩy ra trong một nhà máy điện nguyên tử mà hoạt động của nó thuộc phạm vi chính sách quốc gia. Do vậy, trách nhiệm trước tiên là thuộc về Nhà nước ». Ông nói thêm: "Là người lãnh đạo đất nước lúc xẩy ra tai nạn, tôi thành thật xin lỗi vì đã không ngăn chặn được tai nạn này". Sau khi nhận lỗi, cựu thủ tướng Nhật cũng cố gắng giải thích, biện minh cho các quyết định của mình, nhưng ông cũng phải thừa nhận là nhiều biện pháp đã được đưa ra chậm trễ.
Ủy ban điều tra đã đặt ra nhiều câu hỏi như về chuyến thăm nhà máy điện hạt nhân Fukushima của thủ tướng Kan vào ngày 12/03, về việc thông gió khu lò hạt nhân chậm trễ, phun nước biển làm nguội lò, về ý định của tập đoàn khai thác TEPCO muốn bỏ mặc nhà máy đang lâm nạn và có nguy cơ bị nổ, về thông tin nói rằng Nhật Bản từ chối sự trợ giúp kỹ thuật của Mỹ v.v...
Các câu trả lời, giải thích của ông Naoto Kan cho thấy một sự thật phũ phàng: Trong những giờ đầu, ngày đầu xẩy ra tai nạn, thủ tướng không có thông tin chi tiết và rõ ràng. Ông phải đến hiện trường thì mới có thể ra các quyết định đối phó với khủng hoảng. Thủ tướng hỏi vì sao tiến độ xử lý chậm, ai cũng trả lời là không biết. Đích thân thủ tướng Nhật phải ra lệnh cho lãnh đạo TEPCO không cho phép rút hết nhân viên ra khỏi hiện trường và do vậy, đến ngày 15/03, tức là 4 ngày sau thảm họa, chính phủ mới thành lập một bộ phận chuyên trách chỉ đạo giải quyết tai nạn.
Liên quan đến việc sơ tán người dân trong vòng bán kính 3km, rồi 10 km và cuối cùng là 20km, cựu thủ tướng Nhật khẳng định rằng các quyết định của ông dựa theo ý kiến của nhóm chuyên gia mà những người này lại thường không đồng ý với nhau.
Sự rối loạn trong quản lý tai nạn còn thể hiện rõ khi cựu thủ tướng Nhật thừa nhận là cho đến khi từ chức vào tháng Tám năm ngoái, ông vẫn không có được đầy đủ thông tin, các ý kiến và đề xuất. Ông Naoto Kan nêu ví dụ là hôm qua, lần đầu tiên, ông nghe thấy cựu phát ngôn viên chính phủ, khi ra điều trần, nói rằng Cơ quan An toàn Hạt nhân từ chối sự trợ giúp kỹ thuật của Mỹ, trong khi ông lại là người chủ trương đón nhận mọi hình thức giúp đỡ.
Một năm sau thảm họa Fukushima, tất cả 54 lò phản ứng nguyên tử của Nhật Bản đều ngừng hoạt động và xứ hoa anh đào đang xem xét lại chính sách điện hạt nhân.
Chính vì vậy, cuộc điều trần của cựu thủ tướng Nhật Bản biến thành một diễn đàn chống điện hạt nhân. Mở đầu, ông Naoto Kan nói: « Với kinh nghiệm vụ 11 tháng 3, tôi đã hiểu rằng cách tư duy của tôi, lòng tin của tôi đối với việc khai thác năng lượng nguyên tử là không đúng ». Kết thúc phần trình bày, cựu thủ tướng Nhật Bản tuyên bố: « Năng lượng hạt nhân an toàn nhất khi chúng ta không phụ thuộc vào nó. Nói một cách khác, cần phải tống khứ năng lượng nguyên tử đi ».
Theo RFI
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét