Courtesy vnexpress. 6h sáng 12/5, khi bảo vệ mở cổng, lượng người đến mua đơn quá đông đã làm cánh cổng trường PTCS Thực Nghiệm Hà Nội đổ.
Mặc Lâm,
-
Sự việc cánh cổng sắt của trường PTCS Thực Nghiệm phố Liễu Giai Hà Nội bị sụp đổ do phụ huynh chen lấn nộp đơn xin nhập học cho con đang được người trong và ngoài giới giáo dục lo ngại. Mặc Lâm có bài viết thông qua ý kiến của những người có liên quan
Mỗi năm cứ đến ngày đầu niên khóa cần nộp đơn nhập học cho con trong hạn tuổi mầm non, mẫu giáo hay lớp một tại các trường chuyên hay danh tiếng là một ngày thực sự được xem là ác mộng của nhiều bậc phụ huynh.
Ác mộng của việc xếp hàng
Cảnh phải xếp hàng từ tối để đến sáng sớm hôm sau khi cổng trường vửa mở lập tức hàng ngàn người ào vào lấy đơn, điền vội vã và đóng các loại lệ phí cho con mình kịp nhập học trong năm mới diễn ra lập đi lập lại hàng chục năm nay nhưng chưa có dấu hiệu cải tiến nào nhằm giúp cho phụ huynh bớt gian nan trong ngày đầu con đi học.
Năm nay tình hình xem ra tệ hại hơn khi cánh cổng trường PTCS Thực Nghiệm bị hàng ngàn người chen lấn nhau đến nỗi cánh cổng sắt cứng cáp phải đổ rạp xuống đất vào đêm 12 rạng 13 tháng 5 vừa qua.
Cảnh phải xếp hàng từ tối để đến sáng sớm hôm sau khi cổng trường vửa mở lập tức hàng ngàn người ào vào lấy đơn, điền vội vã và đóng các loại lệ phí cho con mình kịp nhập học trong năm mới diễn ra lập đi lập lại hàng chục năm nay nhưng chưa có dấu hiệu cải tiến
Ngôi trường Thực Nghiệm này nằm tại đường Liễu Giai Hà Nội là nơi mà hàng năm bất cứ người nào có con sắp vào lớp một tại khu vực ấy đều mơ ước cho con mình được vào học. Lý do trước tiên và quan trọng nhất theo nhà giáo Phạm Toàn cho biết là do vị trí cũng như hạ tầng cơ sở của nó rất thuận lợi, ông nói.
Ngay từ 11h đêm 10-5, nhiều người đã đội mưa ngồi trước cổng trường PTCS Thực Nghiệm để chờ mua tờ đăng ký thi cho con em mình. Source tienphong.vn
Cái trường ấy nó rộng nó đẹp nó khang trang. Giáo viên của nó đã quen với công việc không được đánh mắng học sinh rồi cho nên vào đấy học dẫu sao cũng thích hơn ở chỗ khác. Ở đây rộng rãi lắm, hai héc ta giữa trung tâm thủ đô, cây cối trồng rất đẹp, trẻ con chơi đùa vui vẻ vì vậy riêng về một nhà giữ trẻ thôi thì đã là một nhà giữ trẻ tử tế rồi.
Trường thực nghiệm và Giáo sư Hồ Ngọc Đại
Bên cạnh thuận lợi của cơ sở hạ tầng, phụ huynh còn tin tưởng vào chương trình mà trường thực nghiệm dành cho con mình vào những giờ học đầu tiên trong suốt cuộc đời của trẻ. Mô hình trường thực nghiệm đã có từ lâu mà người cha đẻ ra nó là giáo sư Hồ Ngọc Đại với chương trình Công nghệ Giáo Dục. Khi ông thực hiện mô hình trường thực nghiệm tại Trường Tiểu học Thực Nghiệm Giảng Võ đã thu hút được một lượng lớn học sinh thời bấy giờ. Mô hình này tuy được đón nhận từ phụ huynh học sinh nhưng cũng là mối tranh cãi giữa những người làm giáo dục.
Bên cạnh thuận lợi của cơ sở hạ tầng, phụ huynh còn tin tưởng vào chương trình mà trường thực nghiệm dành cho con mình vào những giờ học đầu tiên trong suốt cuộc đời của trẻ. Mô hình trường thực nghiệm đã có từ lâu mà người cha đẻ ra nó là giáo sư Hồ Ngọc Đại với chương trình Công nghệ Giáo Dục. Khi ông thực hiện mô hình trường thực nghiệm tại Trường Tiểu học Thực Nghiệm Giảng Võ đã thu hút được một lượng lớn học sinh thời bấy giờ. Mô hình này tuy được đón nhận từ phụ huynh học sinh nhưng cũng là mối tranh cãi giữa những người làm giáo dục.
Từ ngày thực hiện cho đến năm 2.000 đã có 43 tỉnh thành khắp nước áp dụng mô hình “Một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa” trong đó bộ Công Nghệ Giáo Dục do giáo sư Hồ Ngọc Đại soạn thảo được chấp nhận mang vào giảng dạy.
Nói chung về cơ bản thì được. Ban đầu thời tôi làm thì những ý tưởng cơ bản đều thực hiện được cả và hai nữa cái hiệu quả thực tế thì nó có thật. Nó có theo ý tưởng của mình chứ không phải có do may rủi. Cái đó rất lý thuyết.
Giáo sư Hồ Ngọc Đại
Tuy nhiên đến năm 2.000-2001 thì bộ sách Công nghệ Giáo Dục đã bị ép chết bằng Nghị quyết 40 của Quốc hội, khi ra lệnh cả nước chỉ dùng chung một bộ sách giáo khoa! Khi đó ra đời một chương trình mới gọi là CT2000. Chương trình này ngay lập tức bị nhiều sự chống đối dữ dội vì sự luộm thuộm, bất cập của nó.
Giáo sư Hồ Ngọc Đại cha đẻ của chương trình Thực Nghiệm nhận định hiệu quả của công trình này như sau:
Nói chung về cơ bản thì được. Ban đầu thời tôi làm thì những ý tưởng cơ bản đều thực hiện được cả và hai
Chưa đến 6 giờ sáng cổng trường PTCS Thực Nghiệm phố Liễu Giai Hà Nội đã bị vây kín. Source tin247.com
nữa cái hiệu quả thực tế thì nó có thật. Nó có theo ý tưởng của mình chứ không phải có do may rủi. Cái đó rất lý thuyết. Tức là thực tiễn thì nó thực tiển rồi nhưng nó phù hợp với lý thuyết chứ nó không hy sinh ý tưởng cũng như lý thuyết. Trong thực tiễn rất nhiều khó khăn, rất nhiều vấp váp và nhiều cái không bằng lòng nhưng nghĩ lại thì tin cậy được. Tin cậy được về mặt lý thuyết và nó cũng thuyết phục về mặt thực tiễn.
Chương trình thực nghiệm và bộ giáo dục
Nhà giáo Phạm Toàn với tư cách là người sáng lập ra nhóm Cánh Buồm, đã và đang theo đuổi việc soạn sách giáo khoa theo khuynh hướng mới cho biết nhận xét của ông giữa chương trình của Bộ giáo dục và chương trình thực nghiệm:
Nhà giáo Phạm Toàn với tư cách là người sáng lập ra nhóm Cánh Buồm, đã và đang theo đuổi việc soạn sách giáo khoa theo khuynh hướng mới cho biết nhận xét của ông giữa chương trình của Bộ giáo dục và chương trình thực nghiệm:
…cho điểm thì chương trình của Bộ Giáo dục là zero chương trình thực nghiệm là 4 điểm. Tại sao nhé? Tôi là người trong chăn tôi biết, chương trình thực nghiệm còn nhiều chỗ nghiên cứu còn để lổ hổng thế nhưng nó vẫn còn hơn chương trình của Bộ giáo dục năm 2.000, Chương trình năm 2.000 là một chương trình ngu xuẩn
Nhà giáo Phạm Toàn
Nếu mà cho điểm thì chương trình của Bộ Giáo dục là zero chương trình thực nghiệm là 4 điểm. Tại sao nhé? Tôi là người trong chăn tôi biết, chương trình thực nghiệm còn nhiều chỗ nghiên cứu còn để lổ hổng thế nhưng nó vẫn còn hơn chương trình của Bộ giáo dục năm 2.000, Chương trình năm 2.000 là một chương trình ngu xuẩn. Chương trình thực nghiệm là chương trình chưa đủ tầm để vươn lên cao. Muốn vươn lên nhưng chưa vươn được nhưng mà có ý thức vươn lên.
Theo Giáo sư Hồ Ngọc Đại những trường Thực nghiệm hiện nay không làm cho ông hài lòng lắm bởi nhiều nguyên nhân ông nói:
Nói chung thì nó phải đối phó nhiều thứ quá và nó cũng lai căng nhiều thứ quá. Tôi có nói đùa thời kỳ tôi còn làm tôi xây được cái base, tôi không cho những cái bên ngoài nó tràn vào. Bây giờ nó rò rỉ nhiều lắm. Bây giờ thật sự mà nói thì tôi không bằng lòng lắm nhưng cũng chịu thôi.
Văn hóa xếp hàng
Quay lại với sự việc cánh cổng trường Thực Nghiệm bị sụp đổ giáo sư Văn Như Cương hiệu trưởng trường Trung học tư thục Lương Thế Vinh cho biết:
Quay lại với sự việc cánh cổng trường Thực Nghiệm bị sụp đổ giáo sư Văn Như Cương hiệu trưởng trường Trung học tư thục Lương Thế Vinh cho biết:
Việc xô đẩy mà làm sập cổng trường là một chuyện đáng buồn về văn hóa ứng xử. Bời vì các vị phụ huynh cho con vào học mà thiếu thái độ văn hóa ít nhất là văn hóa xếp hàng. Thời bao cấp hồi xưa cái gì cũng phải xếp hàng. Xếp hàng rồng rắn nhưng người đến sau tôn trọng người đến trước
GS.Văn Như Cương
Cũng không có gì đáng ngạc nhiên bởi vì một số phụ huynh đưa nhau chọn một trường mà họ cho là tốt đối với con em mình là chuyện bình thường mặc dù chuyện ấy có đúng hay không thì mình chưa phải bàn. Nhưng chuyện không bình thường trong trường hợp này là trường thực nghiệm ấy mọi năm thì người ghi danh học cũng vừa đủ nhưng năm nay con số tăng đột xuất làm cho ban giám hiệu cũng bất ngờ không kịp trở tay, đó là chuyện tôi cho là không bình thường do một tâm lý đám đông như thế là không tốt.
Việc xô đẩy mà làm sập cổng trường là một chuyện đáng buồn về văn hóa ứng xử. Bời vì các vị phụ huynh cho con vào học mà thiếu thái độ văn hóa ít nhất là văn hóa xếp hàng. Thời bao cấp hồi xưa cái gì cũng phải xếp hàng. Xếp hàng rồng rắn nhưng người đến sau tôn trọng người đến trước nhưng ở đây không có văn hóa xếp hàng thì là điều đáng buồn.
Cái việc lật đổ cái cổng ấy thì nhà nước phải nhận trách nhiệm chứ! Bao nhiêu tiền thì đổ vào Vinashin, Vinalines và tất cả các thứ. Đáng lẽ phải làm trường chứ? Dân người ta khôn lắm thế mà báo chí cứ nói phụ huynh không ý thức lật đổ cửa trường. Họ xô nhau thì nó đổ chứ có phải họ xô cái cửa đâu?
nhà giáo Phạm Toàn
Tuy nhiên ngược lại với ý kiến của Giáo sư Văn Như Cương nhà giáo Phạm Toàn phản bác:
Cái việc lật đổ cái cổng ấy thì nhà nước phải nhận trách nhiệm chứ! Bao nhiêu tiền thì đổ vào Vinashin, Vinalines và tất cả các thứ. Đáng lẽ phải làm trường chứ? Dân người ta khôn lắm thế mà báo chí cứ nói phụ huynh không ý thức lật đổ cửa trường. Họ xô nhau thì nó đổ chứ có phải họ xô cái cửa đâu? tức là vô tình chen nhau mà đổ phụ huynh người ta vô tình thôi.
Cái việc lật đổ cái cổng ấy thì nhà nước phải nhận trách nhiệm chứ! Bao nhiêu tiền thì đổ vào Vinashin, Vinalines và tất cả các thứ. Đáng lẽ phải làm trường chứ? Dân người ta khôn lắm thế mà báo chí cứ nói phụ huynh không ý thức lật đổ cửa trường. Họ xô nhau thì nó đổ chứ có phải họ xô cái cửa đâu? tức là vô tình chen nhau mà đổ phụ huynh người ta vô tình thôi.
Anh phải làm trường ở từng cụm một để bất kỳ trẻ em nào đến 6 tuổi thì phải thống kê đưa vào học thì xã hội nó mới ổn định được. Đàng này có làm trường đâu, có xây trường đâu? Cái đó phải lên án nhà cầm quyền chứ không được lên án phụ huynh. Phụ huynh thì người ta chỉ biết quyền lợi của con em người ta thôi chứ. Người ta đến mua đơn xin học và đông như thế phía sau nó dồn tới chứ không ai đẩy đổ cái cổng ấy cả mà sự bất lực của nhà cầm quyền đã làm đổ cái cổng ấy.
Tâm lý chối bỏ
Với thông tin từ báo giới tập hợp nhiều ý kiến của phụ huynh học sinh, nhà giáo và nhân sĩ trí thức thì sự sụp đổ của cánh cổng trường nói lên hiện trạng chán nản nền giáo dục hiện nay. Trả lời nhận định này giáo sư Văn Như Cương cho biết:
…thành phố Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng hay ở vùng nông thôn thì không thấy tức là đa số phụ huynh vẫn cho con em theo học ở trường gần nhà mình theo đúng tuyến cho nên không thể căn cứ vào đó mà nói rằng bây giờ phụ huynh không tin tưởng vào sự giáo dục ở tất cả các cái trường như thế
GS.Văn Như Cương
Tôi nghĩ rằng hiện tượng vừa rồi cũng hơi đặc biệt chỉ xảy ra tại Hà Nội còn thành phố Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng hay ở vùng nông thôn thì không thấy tức là đa số phụ huynh vẫn cho con em theo học ở trường gần nhà mình theo đúng tuyến cho nên không thể căn cứ vào đó mà nói rằng bây giờ phụ huynh không tin tưởng vào sự giáo dục ở tất cả các cái trường như thế.
Tất nhiên phụ huynh biết rằng nền giáo dục có những khiếm khuyết, có những khó khăn có những cái mà mình không ưng ý nhưng không phải vì thế mà đổ xô vào trường thực nghiệm. Nhiều phụ huynh có nói rằng chẳng qua là vì GS Ngô Bảo Châu trước đã từng học ở trường thực nghiệm này. Tôi rất buồn cười về cái hiện tượng như thế. Đâu phải ai vào trường này đều trở thành Ngô Bảo Châu đâu.
Tuy nhiên nhà giáo Phạm Toàn thì phản biện rằng sự thật trước mắt rất đáng để suy gẫm về hiện tượng cho con em học tại các trường tư hay ngay cả du học nước ngoài. Ông gọi đây là những cuộc đào tẩu nền giáo dục nước nhà, ông nói:… đâu có phải một mình em Kiệt nó bỏ học? Tất cả những người đưa con trốn ra nước ngoài học đấy đều là một cuộc đào tẩu. Những cái trường Việt Úc, Việt Pháp, Việt Mỹ, Việt Đức, Việt X, Việt Z đều là hình thức của sự đào tẩu. Tức là người ta từ chối hệ thống giáo dục chính thống này
nhà giáo Phạm Toàn
Lâu nay có câu chuyện em Kiệt em ấy bỏ học, chín tuổi rồi nhưng từ chối không đi học. Người ta hỏi tôi bình luận về chuyện ấy tôi trả lời rằng đâu có phải một mình em Kiệt nó bỏ học? Tất cả những người đưa con trốn ra nước ngoài học đấy đều là một cuộc đào tẩu. Những cái trường Việt Úc, Việt Pháp, Việt Mỹ, Việt Đức, Việt X, Việt Z đều là hình thức của sự đào tẩu. Tức là người ta từ chối hệ thống giáo dục chính thống này.
Phản ứng tiêu cực của người dân
Nhìn vấn đề ở khía cạnh tích cực người ta có thể chờ đợi một nền văn hóa xếp hàng như nhận định của Giáo sư Văn Như Cương, tuy nhiên nền văn hóa ấy xem ra đã và đang bị xem thường trên khắp hang cùng ngõ hẻm của Việt Nam. Cuộc sống bất chấp pháp luật đã ăn mòn lòng tự trọng của rất nhiều người và quan niệm chụp giựt những gì có lợi nhất cho bản thân, cho gia đình đang là kim chỉ nam cho nhiều thành viên trong xã hội.
Nhìn vấn đề ở khía cạnh tích cực người ta có thể chờ đợi một nền văn hóa xếp hàng như nhận định của Giáo sư Văn Như Cương, tuy nhiên nền văn hóa ấy xem ra đã và đang bị xem thường trên khắp hang cùng ngõ hẻm của Việt Nam. Cuộc sống bất chấp pháp luật đã ăn mòn lòng tự trọng của rất nhiều người và quan niệm chụp giựt những gì có lợi nhất cho bản thân, cho gia đình đang là kim chỉ nam cho nhiều thành viên trong xã hội.
Văn hóa xếp hàng chỉ có ý nghĩa khi mọi người cùng được tôn trọng như nhau. Khó kêu gọi người dân xếp hàng khi những người giàu có, quyền lực, quan chức đã lấy trước những cơ hội mà người dân tha thiết muốn có. Một nền văn hóa giành giật sẽ làm gương mặt đất nước trở nên lem luốc nhưng đó chính là thứ vũ khí tuyệt vọng sau cùng mà người dân mang ra để tranh đấu cho sự sống còn cho gia đình họ.
0 Lời Bình:
Đăng nhận xét