16/5/12

TẠI PHIÊN TÒA PHÚC THẨM, KIỂM SÁT VIÊN CÓ ĐƯỢC PHÁT BIỂU QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT VỀ NỘI DUNG VỤ ÁN HAY KHÔNG?

VŨ THẮNG – Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012.Kể từ khi có hiệu lực pháp luật, thực tế việc xét xử các loại vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự ở cấp phúc thẩmnảy sinh nhiều quan điểm chưa thống nhất liên quan đến giới hạn phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm.
Ở giai đoạn xét xử sơ thẩm, khoản 1 Điều 234 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm2011 quy định: “Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án”. Như vậy nội dung bài phát biểu của Kiểm sát viên chỉ tập trung vào việc tuân theo pháp luậttố tụng trong quá trình giải quyết vụ án.

Tuy nhiên, ở giai đoạn xét xử phúc thẩm, Điều 273a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sựnăm 2011 quy định việc phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên toà phúc thẩm như sau:“Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm”.
Với quy định như vậy, nội dung phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên toà phúc thẩm chưa rõ ràng, cụ thểnhư tại phiên toà sơ thẩm. Điều này dẫn đến các quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Kiểm sát viên tham gia phiên toà phúc thẩm chỉ được phát biểu ý kiến về việc tuântheo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Tác giả bài viết này đồng ý với quan điểm này, bởi lẽ: Mặcdù Điều 273a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 quy định: Kiểm sát viênphát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạnphúc thẩm, nhưng căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tốtụng dân sự năm 2011 thì: “Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật”. Điều này được hiểu là Viện kiểm sát nhân dân chỉ kiểm sát việc tuân theopháp luật trong hoạt động tố tụng dân sự.

Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng theo quy định tại Điều 273a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luậttố tụng dân sự năm 2011 thì Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trongquá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm. Do không quy định rõ như ở giai đoạn sơ thẩm là Kiểmsát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, nên tại phiên toà phúcthẩm, Kiểm sát viên không chỉ phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ ánmà còn phát biểu ý kiến về đường lối giải quyết vụ án, tức là phát biểu cả về phần nội dung vụ án.
Trên đây là quan điểm cá nhân của tác giả về phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên toà phúc thẩm. Rất mong nhận được các ý kiến trao đổi, đóng góp từ các đồng nghiệp.
SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

0 Lời Bình:

Đăng nhận xét

Facebook Twitter Stumbleupon More